Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
3 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 6 năm, 3 tháng #20980



VÕ THUẬT & KHOA HỌC

Yoga sẽ giúp cải thiện khả năng võ thuật của bạn như thế nào?


Yoga và võ thuật có thể không có nhiều điểm chung ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, thực hành yoga có thể làm điều kỳ diệu cho việc đào tạo võ thuật của bạn.

1. Yoga giúp bạn linh hoạt hơn

Yoga của nhiều tư thế cho phép người tập có được sự linh hoạt, kéo căng cơ bắp và làm cho các chất dinh dưỡng di chuyển tốt hơn. Sự linh hoạt không chỉ giúp các võ sinh trong từng bước di chuyển, những cú đá cao mà còn làm giảm nguy cơ thương tích.

2. Yoga cải thiện sự cân bằng

Hãy nhìn vào một tư thế yoga như Natarajasana, hay Lord of the Dance, và rõ ràng là yoga có thể giúp bạn cân bằng. Sự cân bằng là hữu ích trong tất cả các khía cạnh của võ thuật, đặc biệt là trong các đòn chân.

3. Yoga tăng sức mạnh cơ bắp

Các tư thế của yoga nhấn mạnh đến cốt lõi của cơ bắp, điều này có nghĩa là các cú đấm và đá sẽ mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho mọi hoạt động khác.

4. Yoga kích thích độ bền

Thực hiện tốt các tư thế, tập trung tốt hơn, các bài tập hít thở của Yoga sẽ dẫn đến sự tuần hoàn oxy tốt hơn, yoga có thể tạo ra một sự gia tăng độ bền, cả thể chất và tinh thần. Không nghi ngờ gì nữa, điều này là hoàn toàn tốt cho các võ sinh.

5. Yoga có thể giúp các võ sinh phục hồi nhanh hơn

Thực hành yoga có thể cải thiện việc kiểm soát các cơ, dẫn đến giảm các vết thương. Thực hành yoga sau một lớp học võ thuật cũng có thể thư giãn cơ bắp và giúp chữa bệnh.

Đây là một số trong số nhiều cách vật lý mà yoga có thể giúp cải thiện khả năng võ thuật chưa kể đến các lợi ích tinh thần mà Yoga mang lại cho những người tập võ thuật.
St

Tre Xanh
CA 1-1-18

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 6 năm, 3 tháng #21003

4 THANH KIẾM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ NHẬT.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, Nhật Bản lại có những loại kiếm khác nhau với nhiều mục đích sử dụng. Kiếm Nhật gắn liền với hình ảnh các chiến binh Samurai dũng mãnh. Dưới đây là 4 thanh kiếm nổi tiếng theo dòng lịch sử Nhật Bản.

CHOKUTO




Những thanh gươm cổ nhất ở Nhật Bản được tìm thấy trong các lăng mộ có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm. Những năm gần đây, thanh gươm cổ nhất được phát hiện có tên là Jokogatana, nghĩa là “Sư tổ kiếm” (thanh kiếm của một vị sư tổ). Chủ yếu các thanh gươm do thợ rèn từ Trung Quốc và Triều Tiên chế tác, làm bằng thép luyện, có dáng thẳng, hai lưỡi.

Sau đó người Nhật cũng học theo các mẫu này. Quan chức và chỉ huy thường đeo các loại gươm quý tượng trưng cho quyền lực và sự uy nghiêm của tầng lớp thống trị phong kiến.

KOTO



Xã hội Nhật Bản bị chiến tranh làm phân hóa sâu sắc. Đàn ông khỏe mạnh biết võ nghệ, đặc biệt là kiếm thuật, trở thành đối tượng cả xã hội tôn sùng. Đương nhiên, thanh kiếm Samurai cũng được lên ngôi. Nó trở thành vật bất ly thân của các võ sỹ Nhật Bản.

Gươm Nhật lúc này rất dài, khoảng 1,22m (chỉ tính phần lưỡi), có dáng cong và lưỡi đơn thay cho kiểu Trung Quốc cũ. Khoảng đầu thế kỉ thứ X, nhà luyện kiếm Yasutsana ở Hoki đã chế ra những thanh gươm Samurai có chất lượng tuyệt hảo nhất, được cả thế giới biết tiếng.

SHINTO



Gươm mất đi dần giá trị sử dụng và sự ưu ái trên đất Nhật so với thời kỳ trước vì nội chiến đã chấm dứt. Chiều dài kiếm giảm đi, phần lưỡi chỉ còn 60cm. Tính nghệ thuật được đặt lên hàng đầu. Thanh gươm trở thành vật trang trí, trưng bày, tôn lên vẻ đẹp oai phong và sức mạnh quyền lực của đẳng cấp Samurai.

Người ta trang trí lên đó đủ thứ hoa văn rồng phượng, thậm chí cả hình phong cảnh núi Phú Sỹ – biểu tượng của xứ sở Phù Tang. Hơn một nửa số gươm Samurai của Nhật được ra đời trong thời kỳ này.

SHIN – SHINTO



Sức mạnh phong kiến và quyền uy đẳng cấp Samurai đã đến hồi kết. Quá khứ huy hoàng của gươm võ sỹ đạo cũng chỉ còn là “vang bóng một thời”. Các thợ rèn gươm xưa chuyển sang làm cuốc xẻng, dao kéo để kiếm kế sinh nhai. Gươm Nhật trở thành biểu tượng quyền uy của lực lượng quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản.

Đồng thời gươm Nhật cũng trở thành món hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu như một thứ của lạ của quốc đảo hoa anh đào. Mặc dù sách vở đề cập nhiều đến chế tác kiếm và văn hóa dùng kiếm của Nhật nhưng chẳng có ông thợ rèn nào “đơn phương” nổi tiếng. Vì công nghệ hiện đại đã được áp dụng để sản xuất đại trà thay cho kiểu thủ công trước đây. Chúng không phải là những thanh gươm báu. Và cũng chẳng ai công nhận đó là những thanh gươm võ sỹ đạo thực thụ.

Theo truyền thuyết, Amakumi – người thợ rèn nổi tiếng vùng Yamato, đã chế tạo ra thanh gươm võ sỹ đạo đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ VII. Amakumi và con trai chuyên rèn gươm (theo kiểu mẫu Trung Quốc) cho các chiến binh trong vùng. Nhận thấy gần một nửa số gươm mang về từ chiến trận đã bị gãy, họ làm lễ cầu nguyện các thần Shinto 7 ngày đêm.

Sau đó Amakumi họ chọn ra loại quặng tốt nhất để đưa vào tôi luyện. Cuối cùng họ cho ra sản phẩm là một thanh gươm cong lưỡi đơn. Hiệu quả chiến đấu của thanh gươm này đã mạnh lên rất nhiều. Các chiến binh trong vùng đã trở về trong chiến thắng với những thanh gươm nguyên vẹn.

St. Kiếm Nhật.


Tre Xanh
CA 7-1-18

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 6 năm, 3 tháng #21042






Tìm hiểu về những Ninja ẩn sĩ Nhật Bản sát thủ giỏi nhất

ninja 0207 Tìm hiểu về Ninja Nhật Bản Ninja là những nguời chuyên luyện môn võ Ninjutsu. Chúng ta thường nghe mọi người kể Ninja chính là những sát thủ của các vị vương tước Nhật năm xưa. Những vị chúa ở Nhật thường sai sát thủ (Ninja) đi ám sát các đối thủ. Đích của Ninja là vô hình, và quả thật họ là những sát thủ giỏi nhất.

Lịch sử

Tương truyền phái võ này ra đời tại Nhật Bản dưới triều hoàng đế Heian (794-1185) vào thời kỳ chiến tranh giữa các lãnh chúa để tranh giành lãnh địa. Để bảo vệ mình và ám sát địch thủ, các lãnh chúa tập hợp dưới trướng các võ sĩ tinh thông võ nghệ và sẵn sàng hy sinh bất cứ lúc nào.

Thời điểm ấy, phái võ Ninjitsu (một trong những tiền thân của võ Ninja sau này) với các đòn tay bộ pháp linh hoạt, kết hợp với việc sử dụng những võ khí kỳ lạ có tầm sát thương cao – rất phổ biến tại Nhật Bản.

Cuối thế kỷ thứ IX, đất nước Trung Hoa rơi vào cuộc chiến khốc liệt, rất nhiều tướng tài trốn chạy sang Nhật Bản và ẩn náu tại vùng đồi núi chập chùng Kyoto. Tại đây họ gặp võ sư phái Ninjitsu tên là Yamabushi và được ông truyền bí kíp môn võ công cực kỳ lợi hại này để quay về khởi nghĩa.

Các võ tướng tha hương và sư phụ Yamabushi đã cùng đưa tuyệt kỹ phi thân, ném phi tiêu, đu dây, kiếm pháp của Trung Hoa và Nhật Bản lên đến hàng tuyệt kỹ. Ninja bắt đầu xuất hiện từ đó. Dưới thời triều đại dòng họ Ashikaga (1333-1568), Ninja phát triển cực thịnh.

Những thứ vũ khí quan trọng nhất của Ninja:
Hanbojutsu (phép đánh – côn dài 90cm)
Kenjutsu (phép đánh trường kiếm)
Bojutsu (phép đánh côn – côn dài 1,8m)
Kusari-Fundo-Jutsu (phép đánh bằng dây xích)
Tantojutsu (phép đánh bằng đoản đao)

Ngoài ra Ninja còn có nhiều thứ vũ khí phụ khác như giáo, cung, phi tiêu (hình ngôi sao), câu liêm…vv….

Ninja mặc áo đen,che kín mặt,chỉ để hở đôi mắt. Họ mặc áo đen đơn giản là để hành hiệp vào buổi tối, khi đó kẻ thù sẽ khó mà phát hiện được.Ninja chỉ khéo léo vận dụng những vải màu trùng với cây cối hay mái nhà để ẩn núp khi kẻ thù truy đuổi và họ đã thành công trong chuyện này.

Ninja có thuật ẩn hình là dùng cho việc mưu sát các đại thần Nhật Bản thời xưa. Thuật độn thổ thì không có nhưng Ninja thường đào “đường hầm” đặt ván dưới mặt đất khoảng 20 phân, sau đó khi tẩu thoát chỉ cần chui dưới ván mà chạy thoát.

Nhìn lại các môn võ của Ninja hầu hết là phục vụ cho việc ám sát, dùng phi tiêu ngôi sao, và phi tiêu ống thổi, có thể ẩn mình cả ngày mà không có bất cứ cử động nào, di chuyển không phát ra tiếng động, leo trèo nhanh như sóc,…vv…

Điểm đặc biệt nhất của Ninja là thuật ẩn hình và khinh công. Nếu chú ý sẽ thấy Ninja luôn chạy từng bước rất ngắn, như vậy họ điều khiển được trọng lượng và không gây ra tiếng động…..không khác gì bước chân của mèo. Lúc ẩn hình thì họ chỉ cần lôi ra một mảnh khăn có màu giống thân cây và ôm vào thân cây thì bạn dù có đứng gần ngay bên cạnh cũng chưa chắc nhận ra.

Người ta bảo các bà mẹ đào tạo con mình từ khi mới sinh ra, họ để con mình vào nôi rồi đu thật cao để cho quen với những cú va chạm. Các Ninja tập luyện rất khắt khe, đến năm 16 tuổi phải trải qua một trận thi đấu sinh tử, nếu qua được mới được phát vũ khí và chính thức gia nhập vào đội quân Ninja xuất quỷ nhập thần.

Ninja cũng thường có hai loại :Ninja trắng và Ninja đen, mỗi Ninja đều chỉ thờ một chủ mà thôi ,và Ninja cũng chia làm nhiều phái khác nhau ,và mỗi phái đều có những sở trường riêng ,như Ninja phái gió có khinh công rất nhanh , Ninja lửa chuyên dùng hoả pháo hoặc những vật gây nổ v.v….và còn nhiều phái Ninja lẻ tẻ khác. Ninja có rất nhiều vũ khí ,đa phần là tự sáng tạo thích hợp với mỗi người .Khi đi Ninja bước tréo chân và nhanh ,tạo cảm giác như đứng yên một chỗ vậy .Khi tập Ninja rất mệt ,luyện tập rất gắt gao ,chỉ có đúng 5 tiếng để ngủ ,còn lại là tập luyện . Ninja dựa vào các điều kiện thiên nhiên để luyện tập ,nên các vũ khí của họ cũng đều dựa vào thiên nhiên mà tạo ra ,khoảng hơn 200 loại vũ khí khác nhau.

Tổ chức Ninja có nhiều môn phái, trường phái khác nhau. Tuy vậy, họ vẫn sử dụng chung những món nghề “thủ thuật” giống nhau.

Thứ nhất, họ dùng những bộ quần áo “đánh lừa” , tức là ban ngày họ mặc bình thường, nhưng khi đêm tối hoặc khi làm nhiệm vụ thì họ lại mặc mặt kia của áo, màu áo thường trùng với màu đêm, tức là màu đen hoặc màu nâu sẫm.

Thứ hai, vũ khí của họ thì vô cùng tiện lợi, mọi vũ khí luôn được giấu bí mật trong người, khi cần có thể mang ra bất cứ lúc nào, môn võ mà họ sử dụng chủ yếu là đánh kiếm, và dùng ám khí. Đặc biệt trình độ phi thân của họ, họ có thể chạy trên bờ tường nghiêng 90 độ, khi chạy họ có thể không cần chạm chân xuống đất mà chỉ chạm nhẹ lên những ngọn cỏ, khi nhảy, họ có thể nhảy cao tối thiểu sau 2 năm luyện tập là 3m so với mặt đất.

Thứ ba, mọi thủ thuật khi ẩn nấp hoặc chạy chốn gồm có :

Độn thổ: tức là họ chuẩn bị những hố đất, rãnh đất sâu hoặc những mảnh vải trùng với màu đất . Khi nguy hiểm , họ có thể núp dưới hố đất , rãnh đất, hoặc trùm vải lên người. Đối thủ rất khó phát hiện.

Độn thuỷ: tức là lặn dưới nuớc để chốn kẻ thù, vào 2 tuổi, mỗi người luyện Ninja phải bắt buộc lặn được dưới nước tối thiểu 2 giờ đồng hồ. Nếu cần ở dưới trong thời gian lâu hơn 2 tiếng, họ sử dụng những ống thở (luôn mang theo bên mình) họ có thể nằm sâu dưới đáy sông hay hồ và dùng ống rất nhỏ để thở.

Độn mộc: tức là họ dùng những cành cây, gốc cây để làm nơi ẩn nấp, cũng giống như độn thổ, họ phải có sự nhanh nhẹn trong khi tìm chỗ nấp, họ cũng có thể sử dụng những tấm vải trùng với màu cây cối, hoặc chốn trong những tán lá dày đặc.

Độn hoả: có nghĩa là dùng lửa để chạy trốn, phương pháp này chỉ dùng khi Ninja tấn công vào mục tiêu là những ngôi nhà đông người và khi cần chạy trốn, họ sẽ phóng hoả ngôi nhà hoặc bất cứ vật gì dễ cháy để làm rối loạn quân địch, phuơng pháp này cũng có thể hiểu theo cách, họ sẽ dùng vật dễ gây cháy nổ ( thuờng là một loại mìn có hình như quả trứng gà) khi cần họ sẽ phóng ra để làm lui đường tiến của địch sau đó dùng thuật khinh công hoặc phi thân để chạy trốn, nếu không họ sẽ dùng các thuật Đôn thổ, độn thuỷ, độn mộc để ẩn núp, đánh lừa đối phuơng.

Cuối cùng là Độn kim: thuật này Ninja rất ít dùng vì nó phát huy tác dụng rất ít. Thuật này rất đơn giản, trong khi bị rất nhiều người truy kich tấn công, Ninja sẽ bỏ lại rất nhiều tiền bạc trên đường họ vừa chạy, mục đích là để những kẻ truy đuổi nổi lòng tham, sinh ra tự hạ sát lẫn nhau và làm chậm tiến độ truy đuổi. Phương pháp này chỉ sử dụng có hiệu quả khi Ninja bị truy kích bởi một đám người tham lam, đám quan quân hỗn loạn hoặc người làm trong nhà của đối tượng Ninja cần xâm nhập.

Muốn làm được Ninja phải có được sự chú tâm đào tạo từ nhỏ, khi mới sinh ra được vài tháng, các bà mẹ đã phải đặt con mình lên nôi và cho va chạm rất mạnh để quen với các va chạm sau này. dù chưa biết đi, họ cũng có thể đã lặn được dưới nước tối thiểu 2h đồng hồ. sau khi biết đi họ đã phải học phi thân, mỗi sáng họ phải tự đào đất rồi nhảy xuống đó rồi lại tiếp tục nhảy lên,lúc đầu hố đất chỉ sâu khoảng 0,5m , dần dần hố đất có thể sâu tới hơn 3m. Hố đất chỉ được đào có chiều rộng vừa đủ người nhảy lên nhảy xuống. Sau khi học phi thân, họ tiếp tục học khinh công hoặc leo trèo.

Ngoài ra, một số truờng phái Ninja còn sử dụng một số thuật pháp. Có những thuật pháp rất đáng sợ như : Phân thân, thế thân…

Với thuật thế thân và phân thân phải là những Ninja có trình độ thượng thừa mới có thể sử dụng mà không bao giờ bị phát hiện. Khi đối phương mạnh hơn mình, Ninja dùng một loại bùa chú để nhân đôi hoặc nhân ba con người của mình, với phương pháp này đối thủ dù mạnh cũng không thể chống đỡ nỗi cùng lúc với nhiều người có trình độ võ thuật giống hệt nhau, một thuật nữa , đó cũng gọi là phân thân nhưng Ninja không dùng bùa chú mà chỉ dựa vào khả năng nhanh nhẹn của mình, với chiêu thức làm hoa mắt đối phương, đối phương sẽ không thể nào phân biệt đâu là ảo ảnh họ tạo ra và đâu là hình ảnh thật sự của họ.

Thế thân cũng gần giống như phân thân, Ninja dựa vào sự nhanh nhẹn của mình để thoát thân trong gang tấc, vật thế thân họ sử dụng thường là một khúc gỗ hoặc một tấm vải. Khi đối phương tấn công, cảm thấy nguy hiểm, ninja lập tức sử dụng thuật này, họ nhanh chóng chuyển đổi vị trí, vật mà đối phương đánh trúng chỉ là một khúc gỗ còn người thật của Ninja thì đã ngay sau lưng để tấn công đối phương rồi.

Đồ nghề của Ninja

Ngày xưa, một Ninja được đào tạo tinh thông 4 loại võ khí nhưng rất nhiều người sử dụng thành thạo đến hơn 20 loại

Phi tiêu (shuriken) : đây là vũ khí đáng sợ nhất của Ninja. Một bộ phi tiêu thường có 9 cái. Đôi khi được tẩm độc

Dây xích (Kasari Fundo) : Hai đầu tròn bằng kim loại, dễ dàng khống chế đao, kiếm…

Dây leo (Kyoketsu Shogei) : dây dài khoảng 5m gồm một đầu lưỡi có ngạnh rất sắc sử dụng như dao cắt, đầu còn lại có vòng sắt để móc đu mình leo hoặc thoát hiểm.

Trang phục Ninja

Bộ quần áo Ninja (Shinobi Shozuku) gồm áo quần và khăn trùm đầu toàn màu đen, riêng giày rất đặc biệt có khe hở giữa các ngón chân để dễ phi thân lên cây hoặc vách đá.

Bộ quần áo này có nhiều túi để giấu vũ khí, thuốc uống, nước, lương thực đủ để Ninja dùng trong 5 ngày.

Một số vũ khí khác của Ninja

Ashiko : đây là vật có đinh nhọn, được đeo ở dưới chân, gắn vào đế giày. Vũ khí này giúp Ninja có thể leo trèo nhanh và hiệu quả hơn khi làm nhiệm vụ. Nó cũng được sử dụng khi chiến đấu, tung những cú đá chết người.

Chigikiri : được làm từ 1 cây gậy dài khoảng 2 foot (hơn 60cm), với một sợi dây xích gắn ở đầu gậy. Và đầu dây xích được gắn với một quả chuỳ. Chigikiri được xem như một “ngôi sao sáng” của Nhật Bản.

Darts (ám khí, phi tiêu, thường là kim châm) : Ninja thường sử dụng những ám khí có tẩm độc khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Việc Ninja hay giấu ám khí độc ở trong… miệng là không hiếm, như vậy họ có thể thổi chúng vào mặt đối phương khi cận chiến. Nếu họ cần phải giết một ai đó mà khó phát hiện vết tích, thì ám khí là vũ khí hàng đầu, vì một khi bắn vào kẻ thù, ám khí không để lại dấu vết trên cơ thể.
Với khoảng cách xa, ám khí có thể được bắn từ ống xì.

Cung tên : cũng giống như các samurai, ninja hay sử dụng thứ vũ khí này. Có 2 loại : ngắn và dài. Các mũi tên có lúc được tẩm độc. Kunoichi (ninja nữ) thì expert về khoảng này

Những mũi kim độc được thổi ra bằng ống tiêu đó tên gọi là “Fukiya”, đây cũng là một trong những ám khí nguy hiểm nhất được các Shinobi sử dụng. Thường thường nó được làm bằng dây kẽm và giấy: giấy được xếp lại thành hình phễu, dây kẽm tẩm độc gắn ở góc nhọn.


St
Tre Xanh
CA 20-01-18

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 6 năm, 2 tháng #21100



Aikido – Môn võ nhằm vào mục đích tự chiến thắng bản thân mình

Trong võ thuật, khi đạt đến mức thượng thừa, không mấy khi người ta muốn động đến đao kiếm cũng như quyền cước gây thương vong cho người khác mà thường chỉ cần vận dụng đến khí thế bên ngoài cũng đủ để uy hiếp đối phương. Đó chính là võ thuật của môn phái Aikido.

Aikido và con đường phát triển

Aikido là môn võ quý tộc vốn ở Nhật Bản mà từ chiến tranh thế giới thứ 2 về trước, chỉ có người ở trong Hoàng tộc mới được luyện tập. Sau chiến tranh kết thúc, Aikido mới công khai truyền dạy ngoài dân gian. Aikido được truyền đến Đài Loan là nhờ công của Lý Thanh Nam, một võ sinh đã tốt nghiệp môn võ này ở Nhật.

Aikido rất coi trọng nghi thức hành lễ.

Trong lúc còn học ở trung học, Lý Thanh Nam đã nổi tiếng về võ thuật. Buổi đầu ông ta là võ sinh Nhu đạo. Năm 1958, ông đã tham dự cuộc thi đấu Nhu đạo tại Á vận hội lần thứ 3 và đoạt HC vàng cũng là lúc ông bắt đầu tiếp xúc với Aikido vì phát hiện ra rằng môn võ này có công dụng hộ thân tuyệt diệu, lại là môn võ rất hợp với người Trung Quốc. Thế rồi, ông bỏ ra hơn 20 năm đem hết sức lực nghiên cứu và tụ tập Aikido cùng ra sức phát triển môn võ này tại Đài Loan.

Lý Thanh Nam tiên sinh từng phát biểu rằng, trong giai đoạn huấn luyện Aikido có thể học được nhiều điều về đạo lý và phép tắc làm người. Cơ bản của Aikido là nghi thức hành lễ. Khởi đầu là hành lễ, học tập hay giao đấu xong cũng hành lễ, cho nên luyện tập Aikido trước sau tối thiểu là phải ít nhất 500 lần hành lễ.

So với nhiều bộ môn võ thuật khác, Aikido có những ưu thế đặc biệt. Theo đó, phần đông các môn võ khác đều nhắm vào mục đích đánh ngã đối phương, trong khi Aikido lại nhằm vào mục đích tự thắng mình, vì thắng người là dễ, chính sự thắng mình mới là khó.

Aikido là môn võ nhưng lại đặt nặng hay đúng hơn nó mang tính chất văn hóa, nó giúp chúng ta rèn luyện và tu dưỡng về mặt tinh thần nhiều hơn là rèn luyện về kỹ thuật.

Điểm đặc biệt nữa của Aikido là nguyên lý vòng cầu. Nguyên lý này hóa giải mọi sự công kích của đối phương, nghĩa là nó có thể áp dụng đủ mọi phương hướng, tránh được sự đối diện xung đột và ngay trong tâm tư cũng không có ý niệm đối kháng. Điểm khác biệt lớn nhất của Aikido là dung nguyên lý tĩnh để chế ngự động. Kỹ thuật và nguyên tắc chủ yếu là không đối kháng với lực của đối phương mà thường đưa chiêu thế, công thế của đối phương thâm nhập vào động tác của chính họ rồi hướng vào đó mà chế phục nó.

Cảnh giới trong Aikido

Cảnh giới cao nhất trong binh pháp là không cần chiến đấu mà khuất phục được quân binh của đối phương, quyết định được sự chiến thắng từ nghìn dặm xa. Còn cảnh giới cao nhất trong Aikido là gì? Trong Aikido, kỹ thuật và phương pháp dù biến hóa nhiều nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề khí. Khí vốn là cội rễ nguồn gốc của sự sống con người, hay nói cách khác khí là bản thể của vũ trụ. Dựa vào kỷ pháp luyện tập để cho khí lực phát sinh dồi dào sống động, tiến lên một bậc nữa, Aikido đỏi hỏi phải thống nhất ba yếu tố: tâm, khí, thể. Để rồi ba yếu tố đó hợp nhất với khí vũ trụ làm một và đạt đến trạng thái: “Ngô tâm tức vũ trụ, vũ trụ tức ngô tâm (tạm gọi là: tâm ta là vũ trụ, mà vũ trụ cũng là tâm ta). Thoạt nghe, Aikido có vẻ hơi giống Thiền. Có lẽ không quá khi nói Aikido là Thiền, có điều nó mang tính chất động, khác với Thiền có tính chất tĩnh.

Tóm lại, Aikido mang tính chất hòa bình, phát triển cơ thể nhưng lại khai sáng tinh thần đạo lý, đang được phổ biến rộng rãi trong đời sống ngày nay.


St
Tre Xanh
CA 02-02-18

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 6 năm #21263



Cùng khám phá những “vũ khí bí mật” nằm trên cơ thể người võ Karate

Cái tên Karate bao gồm 2 từ “kara” – trống không và “te” – tay, vì thế ở Việt Nam ta thường được nghe nói đến Karate với một cái tên khác: Không thủ đạo – đạo sử dụng tay không trong võ thuật.

Xuất thân là bộ môn võ thuật của những người nông dân Okinawa tay không tấc sắt, điều kiện trang bị vũ khí hạn chế, Karate ngay từ những mầm mống đầu tiên đã đặt mục tiêu quan trọng nhất là rèn luyện chính cơ thể con người thành vũ khí đáng sợ nhất.

Trên quan điểm của Karate, vũ khí dù lợi hại thế nào vẫn là vật ngoài thân. Chỉ có các thành phần trên cơ thể là luôn bên cạnh người võ sĩ, chịu sự điều khiển trực tiếp của thần kinh, khiến nó trở thành vũ khí chuẩn xác và dễ điều khiển nhất. Nhắc đến công phá, Karate sẽ là bộ môn đầu tiên được nhắc đến. Điều đó càng chứng tỏ rằng sức mạnh của vũ khí cơ thể không hề thua kém các vũ khí ngoài thân.

Karate chú trọng tính hoàn mĩ trong từng động tác. Từ đầu ngón tay, cạnh bàn tay cho đến ức bàn chân, một khi đã được sử dụng vào đòn đánh như một loại vũ khí thì đều phải được thực hiện dưới một kĩ thuật chuẩn xác, thoải mái nhất cho việc điều khiển và phát lực, hoặc chặn đỡ các đòn thế tấn công của đối thủ. Sau hàng trăm năm phát triển, tôn chỉ “không thủ đạo” của Karate vẫn luôn được giữ nguyên và phát triển.

Nếu như những điểm yếu trên bàn tay mà bạn có thể dễ dàng bị tổn thương như các khớp ngón tay, thì đó lại là vũ khí của những người võ sinh Karate. Nếu bạn không phải một Karate-ka, hãy đếm xem bạn có thể dùng được bao nhiêu trong số những vị trí dưới đây làm vũ khí?




St
Tre Xanh
CA 24-03-18

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 5 năm, 10 tháng #21419



TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN.

Nhắc đến Samurai người ta nghĩ ngay đến những chiến binh dũng mãnh, không lùi bước trước bất kì một trận chiến nào. Samurai nổi tiếng với “tinh thần võ sĩ đạo”, sự trung thành tuyệt đối với lãnh chúa, ý chí chiến đấu của một chiến binh vĩ đại.

Ngày nay, những chiến binh Samurai đã không còn nữa nhưng tinh thần ấy vẫn không hề bị mai một mà ngược lại nó vẫn tồn tại trong mỗi người đàn ông Nhật Bản. Nó dường như đã thấm nhuần trong văn hóa của người Nhật.

Thật ra, cái tên Samurai được hiểu theo nghĩa là “những người phục vụ thân cận với giới quý tộc” dùng để chỉ một người đàn ông dòng dõi cao quý, được chỉ định để bảo vệ các thành viên Hoàng tộc. Chỉ một vài thập kỷ sau khi giai cấp chiến binh Nhật Bản bị bãi bỏ và sau đó là “cái chết” của những chiến binh Smurai, nhưng những phẩm chất đặc trưng của “tinh thần võ sĩ đạo ấy vẫn được giữ lại và lưu truyền ngàn đời sau.

CHÍNH TRỰC - CÔNG BẰNG

Là đức tính mạnh nhất của võ sĩ. Một Samurai nổi tiếng đã định nghĩa như thế này: “Chính trực là khả năng đưa ra quyết định vói một lý do thích hợp và không suy chuyển; hi sinh nếu như hi sinh là đúng, đánh nếu như đánh là đúng.” Một định nghĩa khác: “Chính trực giống như xương sống giúp định hình cơ thể và phát triển. Không có xương, cái đầu không thể nằm trên cổ, tay không thể cử động, hay chân không thể đứng vũng. Cũng như thế, không có sự chính trực thì dù có tài năng hay cố gắng học hỏi đến mấy, cũng không thể trở thành một Samurai được.”

CAN ĐẢM

Can đảm là khả năng đối diện với sợ hãi, đau đớn, nguy hiểm, biến cố, và mối đe dọa. Can đảm chia làm hai loại: can đảm mang tính vật lý, là khả năng đối đầu với sự đau đớn về thể xác, với cái chết; can đảm trong đạo đức là dám hành động đúng khi đối diện với những vấn đề đạo đức hay lối sống. Trong tinh thần võ sĩ đạo, can đảm chỉ được coi là một đức tính khi nó là chính đáng. Hành động can đảm là thực thi những điều đúng đắn.

NHÂN ÁI

Là tự nguyện cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Những người có quyền sinh sát như Samurai luôn được mọi người kỳ vọng có cả đức tính nhân ái: biết yêu thương, cao thượng, có lòng cảm thông và thương hại. Nhân ái là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. Không có nó, võ sĩ sẽ trở thành những kẻ tàn bạo.

LỄ ĐỘ

Với người Nhật, có sự khác biệt rõ rệt giữa thái độ khúm núm và lễ độ. Họ cho rằng sự nhã nhặn có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Sự lễ độ là biểu hiện của sự quan tâm một cách khoan dung đến cảm giác của người khác, chứ không phải bắt nguồn từ sự sợ hãi.

LƯƠNG THIỆN

Những Samurai chân chính không coi trọng tiền bạc. Họ tâm niệm rằng: “Đàn ông phải coi thường đồng tiền, để có được sự giàu có về tri thức”. Võ sĩ luôn khuyến khích tính tiết kiệm, không phải vì lý do kinh tế, mà là để thực hành những sự tiết chế. Sự xa xỉ được coi là mối đe dọa lớn nhất đến nhân cách.

TỰ TRỌNG

Tự trọng là có ý thức về danh dự, nhận thức mạnh mẽ về nhân phẩm và giá trị. Samurai sinh ra đã mang sứ mệnh làm rạng rỡ nghĩa vụ và đặc ân của riêng họ. Nỗi sợ bị ô nhục giống thanh gươm luôn kề bên cổ tất cả các Samurai.

TRUNG THÀNH

Trung thành với thượng cấp là đức tính đặc biệt nhất của con người trong thời kỳ phong kiến, có trong mọi loại người, ngay cả những kẻ móc túi cũng luôn giữ lòng trung thành với đàn anh của họ. Samurai được coi là những người đặc biệt trung thành và đây là đức tính điển hình của họ.

Sưu Tầm

Ngày nay, võ sĩ đạo còn dùng để chỉ bản sắc của người Nhật hiện đại. Đó là trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất.

Người dân xứ Phù Tang đã áp dụng tinh thần Võ Sinh Đạo vào đời sống để xây dựng một nước Nhật hùng mạnh như ngày nay.

CHÚNG TA CÓ NÊN HỌC HỎI NƠI HỌ KHÔNG ?


Tre Xanh
CA 5 tháng 6, 2018
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 1.44 giây
   
© maitruongxuath.org