Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
91 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 4 tháng #19363



Sự hờn dỗi thời học cấp III Tân Hiệp

Ở tuổi học cấp I thì học trò hay ghen ghét, ở tuổi học cấp II thì học trò hay giận dữ, còn ở tuổi học cấp III có lẽ học trò hay hờn dỗi là chính.

Hờn dỗi mà được hiện ra bên ngoài thì ai cũng thấy cũng biết, còn hờn dỗi cứ âm ỷ trong ruột trong gan thì ít ai biết lắm!

Hờn dỗi có thể chỉ vu vơ, nhưng cũng có khi rất dai dẳng…
Hờn dỗi thầy cô khi bị “ăn” những điểm mà không vừa ý, hờn dỗi bạn bè khi bị cho là lemon question…

Trong giờ ra chơi, ai mà chịu khó đứng ở tầng một của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy, rồi nhìn xuống sân trường là thấy ngay có sự tách nhóm, sự tách nhóm của những người từng thân thiết với nhau chỉ vì hờn dỗi.

Học trò ở trọ thì tách ra nấu cơm riêng vì hờn dỗi nhau, hờn dỗi nhau vì có bạn bè hay bồ bịch thường đến quấy rày “hàng xóm”…

Ba thằng một gường, một thằng hờn dỗi đã ôm mền xuống nền gạch nằm ngủ. Hai thằng còn lại nằm tủm tỉm cười vì được rộng rãi hơn, nhưng khoảng nửa đêm cái thằng hờn dỗi kia lại trở về vị trí cũ, vì nó không kham nổi sự hoành hành của muỗi…

Nam hay Nữ đều biết hờn dỗi, nhưng có lẽ trời đã ban cho Bên Nữ có “tay nghề” hờn dỗi cao hơn Bên Nam nhiều lần, nhất là sự hờn dỗi của đôi lứa đang yêu nhau ở tuổi học cấp III.


NHT. 12/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 4 tháng #19369

Ngủ Nướng thời học cấp III Tân Hiệp

Trong “Tứ Khoái” thì Ngủ được xếp hàng thứ nhì. Không biết vì Ngủ làm cho người ta “Khoái” hạng nhì, hay là Ngủ được xếp thứ nhì cho nó có vần.

Ngủ đã “Khoái” rồi, nhưng Ngủ Nướng lại “Khoái” hơn bội phần. Vì phải thức khuya dậy sớm nên khi được Ngủ Nướng thì không có gì bằng, học trò thỉnh thoảng được nghỉ học mà Ngủ Nướng thì cũng không còn gì hơn.

Ngủ Nướng rất “Khoái” nhưng cũng không ít phiền toái. Vì Ngủ Nướng có hình thù giống như một cái đống vô hình dạng, lẫn lộn với đống mùng mền, cái đống ấy thỉnh thoảng lại nhúc nhích rồi thay đổi hình dạng, cái đống ấy có khi lại phát ra những tiếng ngáy phì phò… Nên Ngủ Nướng thường làm cho người chung quanh “Ngứa tai gai mắt”.

“Ngứa tai gai mắt” sẽ sinh ra trò ngoái lỗ mũi người Ngủ Nướng bằng các sợi tóc, trò quăng một chiếc dép có cột sẵn cọng dây lên bụng người Ngủ Nướng, còn đầu dây bên kia là cái thòng lọng được đặt vào chỗ “hiểm”… Nhưng thú vị hơn cả là trò trát lọ nghẹ vào mặt người Ngủ Nướng, nhất là lọ nghẹ ở cái chảo dính mỡ.

Ngủ Nướng rất “Khoái” nhưng cũng không ít phiền toái, nhất là học trò ở trọ thời học cấp III Tân Hiệp.


NHT. 13/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 4 tháng #19377

Chuyển hàng “lậu” thời học cấp III Tân Hiệp

Việt Nam có thời ngăn sông cấm chợ, Miền Bắc bị “hưởng” trên 30 năm, còn Miền Nam thì từ năm 1975 đến năm 1986.

Ngăn sông cấm chợ bằng các trạm kiểm soát. Ở Miền Tây có hai trạm nổi tiếng là trạm kiểm soát Kinh B và trạm Tân Hương, ngoài ra còn rất nhiều trạm như Lộ Tẽ, Cái Bè…, và rất nhiều các trạm lưu động… Ở đầu và cuối các con Kinh của vùng Cái Sắn đều có du kích ấp xã hoặc công an hay quản lý thị trường kiểm soát lưu động.

Những chuyến xe khách Sài Gòn-Rạch giá khởi hành từ 7 giờ sáng, nhưng khoảng 12 giờ khuya mới về tới bến, vì bị ngừng lại ở các trạm kiểm soát.
Qua các trạm nổi tiếng, có xe khách phải mất đến vài ba giờ để kiểm soát.

Các nhân viên kiểm soát trong đồng phục xanh đậm, lục lọi từng hang hốc trong xe. Họ khám xét vô cùng kỹ lưỡng hàng hóa trên mui xe, họ thọc tay vào hành lý xách tay để mò mẫm…, cũng có những người bị khám xét cả cơ thể…

Hàng “lậu” lúc ấy thường là nhu yếu phẩm. Ai đó mà chỉ cần mang theo hai đôi dép lào, vài ký đường, vài bịch bột ngọt, vài ký cà-phê…, là bị bắt.
Những người bị bắt thường phải “bỏ của chạy lấy người”, vì tiền phạt cao hơn giá trị hiện vật nhiều lần.

Hàng hóa chỉ cần đi qua một trạm kiểm soát, là giá trị của nó sẽ tăng lên nhiều lần. Các cô bác đi buôn chuyến hay nhờ người chuyển hàng hóa qua các trạm, trong đó có trạm Kinh B và có học trò của trường cấp III Tân Hiệp thời bấy giờ tham gia chuyển hàng “lậu”.
Chuyển hàng “lậu”. Mang một đôi dép lào mới tinh đi qua trạm kiểm soát là xong, bỏ một bịch bột ngọt vào cặp đi qua trạm kiểm soát là xong…

Tiền công chuyển hàng hóa. Sau các chuyến buôn, các cô bác thường cho học trò, có khi là trái soài tượng, có khi là ít tép khô…, nhiều lần chẳng có gì cả vì các cô bác ấy chỉ thoát được trạm Kinh B nhưng đã bị mất hết ở các trạm khác.

Chuyển hàng “lậu” thời học cấp III Tân Hiệp. Ngồi suy gẫm, chuyển hàng “lậu” đã có tội với tổ quốc với dân tộc, hay đã góp phần làm cho chính sách được thay đổi để xã hội công bằng hơn!
Thời ngăn sông cấm chợ, nhân viên kiểm soát và những người quyền chức có của ăn của để, còn dân nghèo thì đói rách, trong khi thị trường chợ đen lại có hàng hóa đủ các loại!

NHT. 15/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 4 tháng #19383

Cháo khuya thời học cấp III Tân Hiệp

Thức khuya thì hay bị đói bụng, mà đói bụng thì phải ăn. Ngày xưa, ăn khuya thì món cháo là phổ biến, nên nó mới có tên là cháo khuya.

Thức khuya để học bài, cũng có khi chỉ để bình luận về Đông-Tây Kim-Cổ, về Thiên-Văn Địa-lý…

Cháo khuya thời học cấp III Tân Hiệp, được nấu bằng dụng cụ tự chế là cái kẹp lưỡi lam. Kẹp lưỡi lam được làm bằng một chiếc đũa tre, chẻ thành hai đường song song cách nhau 2 hay 3mm vào nửa chiều dài của chiếc đũa, mỗi bên gắn vào 3 hay 4 cái lưỡi lam và nối với hai cực của dòng điện. Khi sử dụng thì phải ngâm cái kẹp lưỡi lam chìm hẳn trong nước, nếu không nó sẽ phát nổ và lưỡi lam sẽ bị cháy hết.

Cháo khuya thời học cấp III Tân Hiệp, được nấu bằng cái ấm thường để nấu nước, và ăn bằng những cái ly cà-phê đá giống như ăn chè.

Tối nào cũng vậy, trong hành trang vào trường luôn phải có cái ấm để nấu nước và mấy cái ly cà-phê đá để uống nước. Nếu muốn ăn cháo khuya thì mang theo nửa ly gạo, nửa ly đường chảy và ít cái muỗng là xong.

Hôm nay, có nhiều món ngon vật lạ. Nhưng cái món cháo khuya thời học cấp III Tân Hiệp không thể nào quên!


NHT. 17/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 4 tháng #19388

Thằng bạn bị bệnh

“Sinh Lão Bệnh Tử” hay là “Sinh Bệnh Lão Tử”. Trong cuộc đời này ai cũng bị bệnh, nhưng bị bệnh vào cái thời học cấp III Tân Hiệp ngày ấy, nhất là phải trọ học thì khốn khó lắm!

Thằng bạn bị bệnh, cái thằng to béo nhất nhà, cái thằng ăn to nói lớn nhất nhà…, nhìn chung cái gì của nó cũng to lớn nhất trong nhà trọ ấy.

Thằng bạn bị bệnh, cái thằng xộc xệch nhất nhà, cái thằng lề mề nhất nhà…, nên cái tên của nó được gắn thêm từ “Hôi” ở đằng sau. Nó chẳng có gì là hôi hám cả, mùi đặc trưng của nó cũng hoi hoi giống như bao người ở tuổi mới lớn.

Thằng bạn bị bệnh, cái thằng mà hôm ấy nó cứ nằm lỳ, nên cả nhà tưởng là nó đang ngủ nướng. Mãi đến lúc tiếng rên rỉ được phát ra từ miệng nó, nghe giông giống như tiếng rên rỉ ở những nơi mờ ảo...

Thằng bạn đã bị bệnh thật rồi! Cơ thể nó nóng ran, khuân mặt của nó như bị méo xệch xuống, đôi môi mà hằng ngày luôn mấp máy, nhưng hôm ấy thì héo hắt lắm!...

Thằng bạn đã bị bệnh thật rồi! Người thì đi mua cho nó hai lọ thuốc Tiêu Ban Lộ từ tiền chợ, người thì lấy nửa chén cơm nguội để nấu nhanh cho nó tô cháo, người thì viết hộ nó cái đơn xin phép nghỉ học…

Thằng bạn bị bệnh năm xưa, đã trên 33 năm không gặp lại mày!
Giờ này, mày đang ở nơi nào vậy?

NHT. 19/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 4 tháng #19411

Thịt chó thời học cấp III Tân Hiệp

“Sống trên đời ăn miếng dồi chó, xuống âm phủ biết có hay không”.
Ở Ta thì “treo đầu dê bán thịt chó”, còn ở Tây thì người Việt mình lại “giả cầy” bằng thịt dê.

Thịt chó, nhiều địa phương là món ăn phổ thông mỗi khi có tiệc tùng. Có nhiều thực khách thì chó lớn, ít thì chó nhỏ. Người ta hay mua thêm ruột heo để làm món dồi được nhiều hơn…

Sát vách nhà trọ là quán Lá Mơ, nhưng quanh năm cả nhà chỉ thường thức các món của cái quán ấy bằng mũi là chính.
Sát vách phía bên còn lại, là nhà bác đạp xe lôi từ sau 1975, nhà bác ấy cũng cho học sinh cấp III Tân Hiệp ở trọ.

Bác đạp xe lôi đã nuôi chín người con ăn học với một chiếc xe lôi đạp cọc cạch, cọc cạch là vì mỗi tuần bác phải tự sửa chữa nó vài ba lần.

Bác ấy có một con cho rất khôn và bác quý nó lắm! Một hôm anh con trai thứ ba bả ruồi bằng mắm tôm trộn với thuốc chuột, con chó vô tình ăn trúng cái bả kia nên nó đã chết.
Vì sợ bác ấy la rầy, nên con chó được chôn xác ở phía sau trường cấp III Tân Hiệp để phi tang.

Cái mùi đặc trưng của quán Lá Mơ bay qua, vào đúng cái lúc cả đám chôn cất con chó chết vừa về tới. Khánh, học trò cấp III Tân Hiệp 81-84 nhà Kinh 5B đang trọ ở đó, đã đưa ra ý kiến: “Ai muốn ăn thịt chó thì nấu nước sôi rồi đúng một tiếng nữa đi theo Khánh”.
Thì ra Khánh có cái chiêu, khi con vật nào mà chết vì trúng thuốc độc, phải “hạ thổ” một giờ là thịt của nó không còn nhiễm độc.
Khánh là người thông minh và hài hước, nhưng đã bị nhóm thanh niên, trong đó có cả du kích ấp Tân Quới - Tân Hiệp A, nhậu say gây chuyện đánh hội đồng vào cuối năm 1983, Khánh bị chấn thương não nằm ở khu thần kinh bệnh viện Rạch Giá cả tháng nhưng không hết bệnh cho đến nay. Trieu nguyen và Vũ Đình Tuyến 12C nhà ở kinh 7B, có đến bệnh viện Rạch Giá thăm Khánh, lúc đó Khánh cứ nói lảm nhảm tội nghiệp lắm!

Nồi nước sôi được khiêng ra đến tận huyệt, con chó được đào lên cạo lông và thui tại chỗ. Mấy bạn nữ ở trọ trong nhà thờ thấy lạ, đến xem và được anh em “biếu” nguyên một đùi thịt chó để ăn lấy thảo.
Ba cái đùi còn lại được lóc hết phần thịt, đầu lòng xương xẩu được chôn lại chỗ cũ.

Nhất món luộc, quây quần bên rổ thịt chó. Bốc bằng tay, xé lấy phần nạc và da chấm muối tiêu chanh. Cũng có chai lít rượu đế, khoảng mười người, nhưng chỉ uống giật xuống khỏi năm ông sao bảy tám phân. Như bây giờ người ta gọi là “chưa đủ thấm ướt chân răng”.

Bác trai đang ngủ ở nhà dưới, còn bà ngoại và bác gái ở nhà trên cứ thì thầm cầu kinh cho mấy thằng đang ăn thịt chó. Vì thuốc độc sẽ gây chết ba đời, có nghĩa là đời nhất: Con chó ăn trúng thuốc rồi lăn ra chết, đời nhì: Mấy thằng ăn thịt chó sẽ chết vì thịt còn nhiễm thuốc độc, đời ba: Con cọp nào mà ăn nhằm thịt mấy thằng đang ăn thịt chó thì con cọp ấy cũng sẽ bị chết.

Nhờ phước đức ông bà để lại, cũng nhờ lời cầu khấn của bà ngoại và bác gái mà sáng hôm sau anh em vẫn được bình an.

Trưa hôm ấy, bác trai để chiếc xe lôi đạp ngoài cổng và đi thẳng sang nhà bên này: “Các cháu có thấy con chó của bác qua đây không”, lác đác và lý nhí trả lời: “Dạ không bác ạ!”, bác nói tiếp: “Bốn giờ sáng, lúc đi đạp xe bác còn thấy nó nằm ở cửa trước”. Nghĩ thầm, Lạy Chúa, có lẽ bác nhìn lộn cái gì hoặc có khi là cái “hồn” của con chó không chừng, nó đã bị tan xác từ tối hôm trước rồi!

34 năm đã qua, bác đạp xe lôi năm xưa, nay già yếu lắm! Cầu Trời cho bác được mạnh khỏe và bình an, để khi nào về Việt Nam Trieu Nguyen sẽ phải đến thăm bác, cũng để xin bác thứ lỗi vì đã tham gia vào cái vụ “phi tang” con chó yêu quý của bác. Thịt chó thời học cấp III Tân Hiệp!


NHT. 22/11/2016
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.13 giây
   
© maitruongxuath.org