Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
8 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM cách đây 1 năm, 1 tháng #23190

  • Thanha
  • không trực tuyến
GIẤC NGỦ VỀ ĐÊM

Bước qua tuổi 70, bỗng dưng ngủ ít lại và hay thức nữa đêm…Một đêm chỉ ngủ 6 tiếng ( cho cả 2 lần), và đến 5 giờ sáng là thức dậy luôn !
Giấc ngủ của tuổi này không như hồi trẻ, nhất là những ngày nóng bức hay lạnh quá …khi chuyển mùa, Trời chuyển mưa giông sấm chớp…!
Mà khi đã thức rồi, muốn ngủ trở lại cũng khó, nên nhiều khi mới 4giờ sáng đã dậy hẳn …!
HT có bài thơ tặng các bạn :


TIẾNG CỦA ĐÊM !
Vẫn đa đoan, vẫn cứ cười
Vẫn đùa số phận, vẫn trêu ngươi
Ừ thôi, trả hết cho người
Trả câu thơ viết, biếng lười nữa đêm…

Tay run, khép cửa thật êm
Để còn nghe vọng giọt mềm của tim
Bình minh ơi hãy lặng im
Cho ta ru tiếng thở chìm thiên thu

Tìm chi giữa chốn sa mù
Giọt tình đọng lại gió ru lời chào
Vừa ra khỏi giấc chiêm bao
Trần gian vẫn mãi hư hao dáng hình

Nhiều đêm trôi lạc bến tình
Mênh mang cõi mộng, cho mình ngủ say
Tỉnh giấc đêm vẫn xa ngày
Dỗ dành chi nữa, ngất ngây đêm dài

Trả thời gian có tàn phai
Thôi đành ngóng đợi ngày mai nắng tràn
Bốn màu xanh, đỏ, trắng, vàng
Mắt như chưa tỏ bàng hoàng đêm sâu…

Tình trao gửi mãi về đâu
Nữa câu thơ bỗng dứt sầu cố nhân
Biết rằng đêm vẫn bần thần
Bình minh dù có chưa gần bên ta...!

(HÀN TUẤN)

└(≣) TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM cách đây 11 tháng, 2 tuần #23218

  • Thanha
  • không trực tuyến

TÌNH GIÀ

Vừa rồi tui đi Nha Trang dự một đám cưới. Đám cưới thì là chuyện bình thường thôi có chi mà kể. Nhưng đây là một lễ cưới khá đặc biệt nên cũng ghi ra đây cho vui. Trước tiên phải nói tới là cô dâu đã 66 tuổi Tây, 67 tuổi ta và cũng đã qua mấy lần đò. Chú rể 68 tuổi và cũng đôi lần lở dở. Hai người là bạn học cũ thời trung học. Tình cờ cô dâu từ Mỹ về chơi, gặp lại nhau, đổ cái rầm và quyết định làm lễ cưới. Gia đình chú rể có 16 anh chị em, bố mẹ mất rồi nên anh trai quyền huynh thế phụ, đứng làm chủ hôn bên họ đàng trai. Cô dâu một thân một mình, nhờ tui đứng chủ hôn đại diện cho họ nhà gái. Tui với anh đại diện nhà trai vốn cũng là bạn học với nhau từ hồi mới lớn, giờ trở thành “sui gia” với nhau nên chẳng có chi e dè kkkk. Nghe nói trước khi quyết định về với nhau, cô dâu và gia đình đã đến thắp nhang và xin keo trước mộ bố chú rể. Ok ngay, thế là tiến hành thôi.
Đây là lần thứ hai tui làm chủ hôn cho cô bạn này. Thôi thì người ta có ý nhờ làm sao mà từ chối dù chân cẳng tui mấy hôm rày cứ sưng liên tục. Thế là chống gậy lên đường. Bên nhà trai đông quá, anh chị em từ Sài gòn ra, từ Buôn Mê Thuột xuống và nhiều người ở Nha Trang. Ngày mai làm lễ mà hôm trước còn chưa đặt tiệc. Các nhà hàng tiệc cưới thường phải đăng ký trước vài tháng. Đằng này chỉ còn có một ngày. Bởi thế quyết định chọn một nhà hàng hơi xa và tổ chức tiệc buffet. Tất cả mọi chuyện từ chọn món ăn, trang trí sân khấu, ca nhạc, MC chỉ quyết định trong vòng một nốt nhạc. Chỗ này sông nước hữu tình, hơi quê một chút nhưng được cái thoáng đãng và nhiều cây xanh. Giờ chót được thế cũng tốt rồi.
Buổi sáng làm lễ gia tiên bên nhà gia đình chú rể, đến phút cuối mới phát hiện chưa sắm nhẫn, vòng vàng. Thế là cô dâu, chú rể lật đật chạy ra tiệm vàng mua ngay cặp nhẫn. Hôm bay ra, tui nghĩ dự đám cưới nên mang theo giày và cái áo vest. Giờ chót tui bỏ quên áo ở nhà, định đi thuê cho nó trang trọng. Nào ngờ tất cả mọi người đều mặc áo chemise. Thế cũng đỡ chứ trời nóng như lò lửa thế này mà chơi thêm cái áo vest chắc mồ hôi như tắm. Chú rể phút thứ 89 mới đi thuê cái áo nửa giống Philippines, nửa như Malaysia. Cô dâu thì đã chuẩn bị hai chiếc áo dài cưới nhờ tui mang từ Sài Gòn ra. Lúng túng thế nhưng buổi lễ cũng diễn ra suôn sẻ và đầy tiếng cười. Chỉ có tui là nhăn nhó vì mang đôi giày cấn cái cục topi vì gout, đau muốn khóc. Đau và mệt nhưng thấy bạn vui là mình vui.
Tiệc cưới buổi tối đông vui, cũng champagne, bánh cưới, pháo hoa. Cô dâu chú rể hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt, bà con hai họ vui tươi. Thế cũng được rồi. Cũng thi nhau lên ca hát ì xèo dù ban nhạc chỉ có một cây guitar và một violon. Cô bé kéo violon cứ nhìn tui cười chào, tui cứ suy nghĩ cô bé con ai mà cứ chào mình. Hoá ra khi hết show, cô bé xuống xin chụp cùng tui tấm hình mới biết là fan Facebook. Ở đây tui cũng gặp nhiều người có quan tâm đến những bài viết của tui, do vậy dù mới gặp nhưng cũng thấy thân tình.
Từ nhà hàng về, tui đang tính kiếm phòng khác ngủ để nhường phòng cho cô dâu chú rể vì trước đó tui ở chung phòng với chú rể. Chưa biết tính sao nhưng rồi mệt quá tui lơ mơ ngủ. Một lát mở mắt ra thấy chú rể vẫn nằm chèo queo giường bên cạnh ngáy khò khò. Tui hỏi thế không động phòng à? Chú rể khoác tay bảo: mệt! Kkkk. Thế là đêm tân hôn, chú rể cô dâu phòng ai nấy ngủ. Có lẽ tình già nó vậy he..he.
Thấy người ta làm đám cưới cũng vui ra phết. Nhưng tui nghĩ hổng có ham, tui già rồi, cổ lai hy rồi, trứng hết, tinh khô còn cưới nhau làm chi nữa hè? Nhưng thấy bạn hạnh phúc cũng mừng vì được vậy tuổi già cũng bớt cô quạnh.
Mấy hôm đi bộ nhiều, sáng nay đầu gối sưng vù, không cựa quậy chi được, đành nằm một chỗ mà khóc hu hu.


Nha Trang 10.5.2022
Sài Gòn 12.5.2022
DODUYNGOC

└(≣) TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM cách đây 10 tháng #23247

  • Thanha
  • không trực tuyến
.KHÓI BẾP


Người ta nói vợ chồng lấy được nhau là phải có duyên có nợ. Duyên còn - nợ hết, thì ắt phải chia ly. Nếu còn duyên - còn nợ, thì có buông rồi cũng lại tìm về với nhau.

Chị sinh ra ở một xóm nghèo thành phố. Khi chị 10 tuổi thì ba má bị tai nạn qua đời. Bà ngoại nấu xôi, lọ mọ ra đầu đường bán, nuôi đứa cháu côi cút ăn học. Tốt nghiệp Đại học, chị xin vào làm trong Thư viện của thành phố. Lương ít, bổng lộc chẳng có, hai bà cháu sống nhín nhút cho qua ngày đoạn tháng. Niềm vui duy nhất của cả hai là những cuốn sách, tờ báo chị mượn về mỗi ngày. Tính chị vốn trầm lặng, ít nói nên cũng chả quen biết ai. Ngoảnh đi ngoảnh lại chị đã 32 tuổi.
Năm ngoái bà ngoại bệnh nặng, không qua khỏi. Trước khi nhắm mắt, nước mắt bà cứ chảy dài, vì thương cháu còn có một mình.
Anh thì cao to, đen cháy. 35 tuổi chưa vợ, không phải vì anh không tốt, mà vì mẹ anh nổi tiếng khó tính ở quê.
Bữa đó anh lên Sài Gòn đi dự đám cưới nhà bà con. Mượn xe máy người quen chạy không rành đường nên bị công an phạt. Nộp phạt xong thì hỡi ôi, xe bị cán đinh. Trời nắng chang chang, anh thất thểu dắt xe đi tìm chỗ vá, thì gặp chị đi chợ về. Anh thích chị ngay từ cái nhìn đầu tiên, chị nhiệt tình chỉ chỗ vá xe ở ngay đầu hẻm, rồi về nhà pha lấy ca trà đá mang ra mời anh uống.
Ở dưới quê quen ăn to, nói lớn, anh nghe giọng nói ngọt ngào, dịu dàng của chị giống như được uống nguyên trái dừa xiêm ngọt lịm vậy. Ông thợ vừa vá xe, vừa nhẩn nha kể cho anh nghe hoàn cảnh của chị. Anh lấy cớ vô nhà chị trả ca nước, và xin số điện thoại của chị.

Chị tính ở vậy, không lấy chồng, hàng ngày thắp nhang thờ cúng cho ông bà, ba má. Nhưng trước sự nhiệt tình của anh, qua một khoảng thời gian ngắn, rốt cuộc chị cũng nhận lời lấy anh, và theo chồng về quê. Nhà ở thành phố chị cho thuê mỗi tháng cũng được vài triệu.

Mẹ anh ngán ngẩm nhìn cô con dâu gầy gò, trắng xanh rồi nhìn sang chuồng bò và chuồng heo. Bao nhiêu năm nay bà chỉ mơ ước cưới được nàng dâu khỏe mạnh, mắn đẻ, xốc vác để phụ việc nhà và sanh cho bà đàn cháu mập mạp. Giờ thì hay rồi. Nhìn là biết trói gà không chặt, lại còn đem về mấy bao tải sách báo giăng đầy nhà. Bà gắt gỏng suốt ngày nhưng chị vẫn vui vẻ, nhẹ nhàng nên bà cũng không giận lâu được. Anh trước khi cưới chị về đã nói hết hoàn cảnh của chị và năn nỉ bà, thương anh thì thương luôn chị, cho chị một mái ấm gia đình. Tính chị hiền lành, thương người nên dần dần mẹ anh và bà con hàng xóm ai ai cũng quý mến. Anh sợ chị vất vả nên xây thêm cái kệ trong bếp, mua cái bếp ga về cho vợ nấu cơm mặc dù anh chỉ thích ăn cơm cháy nồi gang với cá kho tộ. Thương chồng, ngày nào chị cũng nhóm lửa nấu cơm, chị nhớ có lần anh nói anh thích nhất là nhìn thấy khói bếp bay lên, nó ấm cúng làm sao.
Cưới về một năm thì chị sinh thằng Cò. Chị sinh khó rồi lại bị băng huyết, nên sinh xong người rũ xuống như tàu lá chuối. Anh luôn tay luôn chân vừa lo bò, heo, mấy công vườn, vừa cơm cháo cho chị, cho thằng Cò... Thằng Cò lớn dần chị cũng khỏe trở lại. Anh thương vợ nên kiêng cữ cho chị rất lâu.
Mẹ anh cứ làu bàu đàn bà ai chẳng đẻ, tao ngày xưa 10 ngày là đã ra sông giặt đồ rồi.
Đến khi thằng Cò lên 3 tuổi chị bị bệnh phụ nữ, cứ gần chồng là đau đớn, khó chịu. Ở quê chuyện tế nhị chả biết hỏi ai, chị âm thầm chịu đựng rồi trở nên lãnh cảm, tìm mọi cách tránh chồng. Anh thương vợ, nhưng là người đàn ông khỏe mạnh anh chỉ biết tìm niềm vui bằng những bữa rượu. Rồi anh đi nhậu qua đêm không về. Sau đó là thường xuyên đi qua đêm. Chị thiếu vắng hơi chồng cũng trở nên mất ngủ. Chị cứ nghĩ đơn giản vợ chồng chỉ cần nằm bên nhau hủ hỉ, chuyện trò là được rồi, nên mỗi khi thấy anh lầm lì trở về, chị không biết mở lời ra sao.

Rồi hàng xóm đồn đến tai chị, anh cặp bồ với gái bia ôm. Tiền bán heo, bán bò lúc trước anh đưa chị giữ, giờ anh lấy sạch.

Cho đến một ngày anh về thông báo
-- Con Thắm (bồ anh) nó sanh con trai rồi, giờ tôi sẽ phải ở hai nơi.

Chị trân trối nhìn anh, nước mắt từng giọt thi nhau chảy xuống.
Sau bữa đầy tháng của con trai anh, chị lẳng lặng đưa anh tờ đơn ly hôn. Anh dứt khoát không kí
-- Cứ sống như thế này tốt mà!
Chị bảo
-- Khi em theo anh về quê, em đã nghĩ sẽ sống với anh trọn đời, nhưng giờ em không thể chung chồng được. Anh kí vào rồi em đưa thằng Cò đi, anh đưa mẹ con cô ta về đây cho thằng bé có cả ba và mẹ.
-- Anh khóc! Em thừa biết là tôi chỉ thương mình em nhưng tôi là người đàn ông bình thường mà, tôi có phải sư trên chùa đâu?
Cha, Mẹ chồng cũng xúm vào khuyên can hết lời nhưng chị vẫn nhất quyết bồng con ra đi.

Thật may cho hai mẹ con là căn nhà trong hẻm giờ mở đường thành nhà mặt tiền, nên cho thuê được giá. Chị đi thuê phòng trọ nhỏ, còn tiền dư ra hai mẹ con sống cũng ổn. Anh thường xuyên gửi thịt, rau, gạo lên cho hai mẹ con. Vài tháng anh lại lên thăm con một lần và đưa tiền phụ chị nuôi con.
Nhờ người quen giới thiệu chị đi khám bác sĩ đông y cắt thuốc bồi bổ sức khỏe, đi bác sĩ Tây y chữa bệnh phụ nữ nên dạo này chị có da, có thịt ưa nhìn lắm. Mỗi lần lên thăm con anh cứ nhìn chị đăm đắm.
Đầu xóm có ông Việt kiều goá vợ, rất mến chị, đã nhờ người đánh tiếng mấy lần. Chị chỉ cần đồng ý là ông làm đám cưới, rồi lo thủ tục cho hai mẹ con đi sang Mỹ.

Không hiểu có chuyện gì mà hơn nửa năm rồi anh không lên thăm con.
Chị nghĩ là thôi thì anh có gia đình riêng, anh cũng phải chăm lo cho nó chứ. Sáng hôm nay chị đi khám ở bệnh viện, run rủi thế nào gặp dì Ba hàng xóm gần nhà của anh cũng đi bệnh viện.

Dì mau miệng:

-- Mày về Sài Gòn mấy năm rồi mà ai cũng vẫn nhớ. Cái con bia ôm thằng Thành đưa về chỉ có ăn với phá, lại còn cặp bồ nữa. Mấy tháng trước thằng con trai bị bệnh gì mang đi khám, bác sĩ bảo cần lấy máu của người thân để truyền. Xét nghiệm ra mới biết thằng nhỏ không phải con của nó. Nó điên lên đuổi con kia đi, rồi uống rượu say mèm hết ngày nọ đến ngày kia, hai tháng trước nó bị xe tông gãy một chân rồi. Mẹ nó buồn quá bị tai biến nằm một chỗ. Nhà nó giờ như cái nhà hoang vậy. Chòm xóm bảo nhau từ ngày mày ôm con đi là nhà cửa nó sa sút liền.

Chị nghe như sét đánh ngang tai. Cả đêm chị không ngủ được. Anh là người đàn ông duy nhất trong cuộc đời chị. Sẽ mãi mãi không có ai cưng chiều chị như anh. Vì không muốn chị bị mẹ soi mói, mà anh xây riêng một căn nhà cho hai vợ chồng ở góc vườn. Mọi việc trong nhà một tay anh làm, chỉ khi nghe tiếng dép của mẹ, anh mới buông ra để cho chị làm lấy điểm với mẹ chồng. Những ngày chị đến tháng là anh kiêng cho chị từng chút một. Có miếng gì ngon anh cũng nhường hai mẹ con. Sau này, nhiều lúc chị rất buồn vì sự dốt nát của mình mà đã để mất anh. Giá như lúc trước chị đi bệnh viện khám, được nghe bác sĩ tư vấn và chữa trị thì vợ chồng chị đâu có đến mức như vậy.

Anh ngồi trên xe lăn. Trước mặt là chai rượu đế, chẳng cần biết là mấy giờ rồi. Anh cứ say triền miên như vậy. Mọi việc nhà bây giờ đổ hết lên đầu người Cha già hơn 70 tuổi. Trong cơn say anh thấy thấp thoáng khuôn mặt chị.

Anh gào lên:
-- Cô về đây cười nhạo tôi phải không? Tôi cấm cô nói cho thằng Cò biết!...

Ơ! rõ ràng là chị thật rồi! Chị cười rõ tươi, giọng ngọt ngào.

-- Thằng Cò nó nhớ ba! em cho nó về thăm Ông Bà và Anh.
Chiều hôm đó khói bếp lại vương vấn bay lên trên nóc nhà của anh chị.
C.T.H.H


HAI MẢNH ĐỜI!

Sáng sớm nào tui cũng chạy ra ngoài đầu đường gần nhà, sề vào hàng rau trên lề đường của một bà cụ chắc đã phải trên 80. Lưng bà còng, miệng bà móm mém, bà luôn có cái khăn vắt trên đầu và đội kèm cái nón che nắng. Hàng rau của bà đơn sơ, chỉ vài bó rau muống, rau lang, rau dền, và dăm quả mướp, ít hành ngò... Tất cả chỉ có nhiêu đó nhưng là hàng sạch do tự tay bà trồng. Tui thương bà lắm, cứ lẩm bẩm nghĩ sao mà tội quá, già cả thế này mà còn đi bán rau vỉa hè, thế nên tui chỉ mua rau của bà và dù ngán muốn chớt do ít loại quá mà tui vẫn mua, rồi thỉnh thoảng đưa thêm bà vài đồng, dạng như thôi bà khỏi thối tiền lẻ...
Rùi mới hôm qua thui nè, tui chạy ào về cái xóm có cái nhà tui mới đến ở ít thời gian, còn chưa kịp nhận biết hết hàng xóm thì ơ kìa:
Tui thấy bà cụ lòm khòm bán rau cho tui mỗi ngày đang quét sân. Tui giật nảy người bảo ơ bà, bà ở gần sát nhà con mà con hông hay vậy? Thấy tui bà liền cười xòa, bà bảo tổ cha mi, bà cũng đâu ngờ mi ở sát bà thế này. Thôi mai mốt bà ngặt rau giúp rồi đưa qua tận nhà. Nói thế xong bà chỉ tui xem cái mảnh vườn con con gần đó, đó là nơi bà trồng và hái rau mỗi ngày. Sau giây phút ngỡ ngàng gặp bà thì tui ngước mặt lên dòm nhà bà, căn nhà không đến nỗi, thì ra là bà ở đó, thì ra bà đi bán rau chỉ vì thích, vui và khỏe. Tui bỗng thấy trong người lâng lâng, ít ra là tui nhẹ lòng lắm, tui không phải lo và xót cho bà cụ tần tuổi này mà còn đi bán rau. Nhưng tui chưa được hưởng niềm vui trọn vẹn thì mới sáng nay thôi:

Khi tui đang đứng đợi bà hàng cá làm cá cho mình thì có ai đó khều vai tui một cái. Quay lại tui thấy 1 ông lão chắc cũng gần 80. Ông chột 1 mắt, đầu bạc trắng và miệng chỉ còn lưa thưa ít răng. Ông đang dắt chiếc xe đạp trên bày vài món linh tinh như tăm bông, tăm xỉa răng, chìa khóa đi bán dạo. Ông gần như nói không ra hơi, ông bảo:

"Con ơi, ông xin con, sáng giờ ông chưa ăn gì, con cho ông 5k ông mua ổ bánh mì không ăn sáng, con ơi làm ơn!"

Tôi giật nảy người thẫn thờ, có lẽ tôi đã "đứng hình" trong ít giây. Tôi hỏi con cái ông đâu, nhà ông ở đâu, sao lại thế này?... Ông bảo ông vừa từ Thanh Hóa đến đây, thuê nhà trọ ở chung với những người cùng khổ khác, cũng phải ráng kiếm chút đồng bạc lo cho đứa cháu gái nhỏ ở quê vì con cái đứa nào cũng nghèo khổ đi làm thuê tứ xứ. Sáng giờ ông chưa ăn và chưa bán được gì cả, con mở hàng giúp ông đi, ông đội ơn con!

Tôi chỉ có thể giúp ông được chút tiền mọn, chẳng đáng là bao nhưng tâm tư tôi thì nặng trĩu, trái tim tôi muộn phiền đến mức bỏ tất cả việc chưa kịp làm để viết bài viết này và vẫn là đưa ra những câu hỏi rất cũ:
Đất nước chúng ta còn bao nhiêu mảnh đời như ông cụ ở trên? Đất nước này có bao nhiêu tượng đài ngàn, ngàn tỷ? Bao dự án hàng chục triệu đô nhưng để đắp chiếu, hoang tàn? Bao "rừng vàng, biển bạc" đã chạy vào nhà quan tham để rồi sau gần 48 năm "Giải phóng", người dân vẫn cùng cực và đói khổ đến nhường này?!

Đây là câu chuyện có thật vừa xảy ra tức thì, tôi ghi lại trong tích tắc và không muốn viết thêm một lời bàn nào nữa, xin để các bạn tự suy gẫm!


Truyện ngắn gia đình: “Giọt Nước Mắt Muộn Màng”
“Tình trạng của mẹ xấu lắm, chuyển vào phòng đặc biệt rồi, anh tranh thủ về nhanh lên!”. Tiếng cô Út rít réo trong điện thoại.
Sau phút giây bần thần, tay anh Hai run run bấm điện thoại, đặt vé máy bay. Mắt anh nhòa đi. Nhớ trước Tết, gọi điện cho mẹ, anh còn than thở: “Năm nay làm ăn khó khăn lại lu bu nhiều việc, tụi con không về thăm mẹ được! Thôi mẹ ráng đợi năm sau…”.
Mẹ anh vừa búi lại mái tóc bạc, chỉ còn lưa thưa một lọn nhỏ, cứ hả hử hỏi lại. Tai lãng nên bà cụ nghe tiếng được, tiếng mất. Hai mắt mẹ nhấp nhem, cố mở thật to, nhìn vào màn hình điện thoại để thấy rõ gương mặt cậu con trai cả. Mẹ già như chuối chín cây, anh không ngờ mẹ đã không thể đợi… anh về được nữa.
Mấy anh em, ai cũng chạy đua với thời gian để kịp về gặp mẹ, mong nghe mẹ trăn trối một lời, trước khi đi xa. “Nhanh lên! Đi lối này!”. Cô Út đi trước dẫn đường, giọng hối thúc anh, chị.
“Mỗi ngày, mỗi người chỉ được 15 phút thăm bệnh nhân thôi!”. Nghe bác sỹ dặn dò, họ đứng xếp hàng rồng rắn, nhìn mẹ qua ô cửa kính kín bưng.
Cô Út vừa nhìn điện thoại, vừa càu nhàu trách cứ anh Hai: “Sao giờ này còn chưa thấy đâu? Lo kiếm tiền mà không về nhìn mặt mẹ lúc hấp hối hay sao?”. Chị Tư vội đưa tay lên môi, ra dấu im lặng. Vài cánh tay, vội vàng đưa lên vẫy. “Đây anh Hai ơi!”, giọng cô Út nói to như thét.
Bên trong căn phòng im phăng phắc, khoác một màu trắng lạnh toát. Những chiếc giường bệnh nhân đặt sát nhau, ống thở, dây nhựa chằng chịt người bệnh nhân.
Anh Hai đứng trước giường bệnh, nhìn mẹ thật lâu. Người mẹ rút lại chỉ còn trơ trọi da bọc xương. Hai bàn chân mẹ đã chuyển sang màu tím ngắt.
Anh nắm chặt tay mẹ, lay gọi: “Mẹ ơi! Con là thằng Hai! Con về thăm mẹ đây… . Mẹ mở mắt ra, nhìn con một lần đi mẹ!”. Đôi mắt mẹ vẫn nhắm chặt lại, toàn thân không động đậy. Bàn tay mẹ lạnh ngắt, không còn chút ấm áp nào như thuở xưa, anh hay nắm níu.
“Mẹ! Tha lỗi cho con… đã không về thăm mẹ sớm hơn!”. Những giọt nước mắt ân hận chảy tràn xuống má anh.
Bên ngoài căn phòng đặc biệt, anh Ba và chị Tư đang lớn tiếng với nhau. Chị Tư phân bua: “Anh Hai lớn… nên em phải nhường. Lẽ ra, em về trước phải để em vào trước…”. Anh Ba cũng dùng dằng, không chịu nhường: “Tháng trước, em còn về gặp mẹ. Anh từ Tết đến giờ chưa gặp mẹ lần nào… !".
Thấy mặt anh chị, ai cũng căng thẳng, cô Út vội can ngăn: “Vô trước hay sau cũng như nhau thôi! Giờ mẹ hôn mê bất tỉnh… nằm một chỗ… còn nhận biết được đứa con nào đâu!”.
Chị Tư vẫn cố cãi: “Nhưng ít gì… cũng được gặp mặt mẹ lần cuối… trước khi mẹ nhắm mắt, xuôi tay…”.
Bỗng cánh cửa căn phòng đặc biệt bật mở, một chiếc giường bệnh nhân đẩy sượt qua nhanh, vừa chạy theo sau là anh Hai, mặt nhợt nhạt, giọng thảng thốt: “Mẹ mất rồi các em ơi!”. Một thoáng lặng như tờ, sau đó là tiếng khóc nỉ non, xen lẫn tiếng bước chân dồn dập theo chiếc giường bệnh nhân, khuất dần cuối hành lang bệnh viện…

└(≣) TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM cách đây 8 tháng, 2 tuần #23267

  • Thanha
  • không trực tuyến
THỐNG BẤT THÔNG...

Trong y lý của Đông y có nhiều lý luận về bệnh lý, trong đó có một lý luận cơ bản là "Thống bất thông, thông bất thống", đây là từ Hán Việt, dùng trong sách vở của nền Y học cổ truyền từ xưa đến giờ, gốc gác của chữ nghĩa Trung Hoa, hồi xưa là phải trải qua sự học về "Nho - Y - Lý - Bốc", học chữ Nho tức chữ Hán, rồi mới học được Y thuật, rồi học về Lý số, rồi mới học được về Bói toán. Cả một rừng chữ nghĩa, bầu trời kiến thức xa xưa, có thầy giỏi dạy truyền, học nhừ tử luôn mới gọi là có chữ nghĩa một chút.

Thiệt ra cũng không có gì ghê gớm nếu chịu khó học hỏi ý nghĩa chữ Hán đọc theo âm Việt, 'thông bất thống' nghĩa là thông suốt, trôi chảy,... thì chẳng có đau đớn, 'thống bất thông', nghĩa là đau đớn do không được thông suốt, lưu thông trôi chảy khí huyết trong cơ thể, tức là sự bế tắc, ứ trệ sinh ra đau bệnh.
Vậy thì, một nguyên tắc cơ bản để phòng chữa bệnh là làm cho mọi thứ trong cơ thể được lưu thông, không bế tắc, trì trệ,...thì không bị đau bệnh.
Làm cho khí huyết, âm dương, mọi thứ trong cơ thể lưu thông là phải vận động, vận hành, là phải tập luyện các môn thể dục, thể thao, là phải xoa bóp, vỗ đấm,... theo cách thức, bài bản phù hợp cho mỗi người, người đang già, già lần lần càng phải quan tâm thực hành việc này.
Ngày tháng trôi qua, tuổi già lết tới, càng ngày càng già lớn mà không quan tâm tập luyện nọ kia để rèn luyện, giữ gìn sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật,...thì bệnh nọ, bệnh kia ập đến đỡ không kịp, chữa trị tốn kém, có khi... hy sinh không kịp trối trăng...

Có nhiều phương pháp, cách thức luyện tập được phổ biến, hướng dẫn qua sách vở, báo đài, lớp học,... Từ bài thể dục buổi sáng đơn giản, rồi phất thủ Dịch cân kinh, Yoga, tắm biển, xoa vỗ, dây bấm huyệt, thở thiền,...rất là nhiều thứ, nhiều môn giúp chúng ta rèn luyện giữ gìn sức khỏe, phòng chữa bệnh thông thường. Chẳng hạn như đau mỏi nơi nào thì xoa bóp nơi đó, sáng sáng đi tắm biển, đi thể dục trong công viên,...do ta chủ động chọn lựa phương thức rèn luyện sức khoẻ cho phù hợp.

"Nhơn sinh thất thập cổ lai hy", đó là cái lý xưa, giờ thì khác xa rồi, có người tám, chín chục tuổi vẫn minh mẫn, mọi sinh hoạt hàng ngày bình thường, không khổ thân tâm, không làm khổ người thân,...Khi ra đi thở cái phào là xong...hi hi. Ước gì ai ai cũng được như vậy! Sung sướng như Tiên!


TC (st) 2.9.23

└(≣) TÔI THA THỨ, NHƯNG TÔI KHÔNG THỂ QUÊN! cách đây 5 tháng, 4 tuần #23319

  • Thanha
  • không trực tuyến
TÔI THA THỨ, NHƯNG TÔI KHÔNG THỂ QUÊN!

Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt.

Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu: “Thưa quý vị, tôi là Thủy sư Đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được...".
Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, ông xin phép được bày tỏ:

"Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam cả 20 năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách...

Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập... Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác..."

Giáo sư Trần Văn Khê tiếp tục chia sẻ với giọng nói đanh thép: "Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm.

Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài:

Việt Nam có câu: “Đêm qua mận mới hỏi đào/Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm.

Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”.

Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Khi Giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông Thủy sư Đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam".

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ.
Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh.

Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.

Giáo sư Trần Văn Khê.

└(≣) TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM cách đây 5 tháng #23336

  • Thanha
  • không trực tuyến
TÌNH THƯƠNG NGƯỜI MẸ

Đây là câu chuyện cảm động có thật đã xảy ra trong một trận động đất ở Nhật Bản.

......

Sau khi trận động đất qua đi, khi các nhân viên cứu hộ đến ngôi nhà đổ nát của một phụ nữ trẻ, họ nhìn thấy thân thể cô ấy qua các vết nứt. Nhưng dáng người chị ấy có gì đó rất lạ, tựa như đang quỳ gối cầu nguyện, cơ thể nghiêng về phía trước, và đôi tay chị đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sụp xuống đổ ập lên lưng và đầu phụ nữ đó.

Người đội trưởng đội cứu hộ rất khó khăn luồn tay qua khe nứt trên tường để chạm tới phụ nữ đó. Anh hy vọng rằng phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Nhưng cơ thể lạnh cứng của chị cho anh biết rằng chị chắc chắn đã tắt thở.

Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tìm kiếm ở những toà nhà sụp đổ khác. Nhưng người đội trưởng như bị một sức hút trở lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đã chết kia. Người đội trưởng quỳ xuống và lần tìm qua những khe nứt hẹp bên dưới thi thể người phụ nữ.

Đột nhiên, anh vui mừng hét lên: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”. Cả đội đều cẩn thận bỏ từng cái cọc trong đống đổ nát xung quanh thi thể người phụ nữ. Có một bé trai 3 tháng tuổi được bọc trong một tấm chăn hoa ngay bên dưới xác người mẹ. Rõ ràng người phụ nữ kia đã thực hiện sự hi sinh cuối cùng để cứu con trai mình. Khi ngôi nhà sụp xuống, chị đã dùng cơ thể của mình để làm tấm chắn bảo vệ con trai mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng cứu hộ nhấc nó lên.

Bác sĩ mau chóng kiểm tra sức khoẻ cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một chiếc điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn hiện ra trên màn hình…
Chiếc điện thoại chuyền tay hết người này tới người khác.

Ai cũng khóc khi đọc tin nhắn này: “Nếu con sống sót, con phải nhớ rằng Mẹ yêu con”. Tình thương người mẹ dành cho đứa con là như thế đó!
Sưu tầm
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.19 giây
   
© maitruongxuath.org