Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
390 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) LẼ SỐNG. cách đây 9 năm, 10 tháng #16366

  • Thanha
  • không trực tuyến
Chào Tre Xanh và Đức Chánh,

Mỗi bài sưu tầm của các em TC đều đọc,mỗi lần như thế thấy lòng se lại và tay quệt nước mắt. Cảm động không phải chỉ vi bài hay mà con ở tấm lòng của các em biết san sẻ với thầy cô và bạn bè những cái các em có được dù sưu tầm hay sáng tác cho mái nhà chung này.

Cám ơn hai em.


TC 2.6.15

└(≣) LẼ SỐNG. cách đây 9 năm, 10 tháng #16470

Chào Thầy Cô, và Đức Chánh.

Cám ơn Thầy Cô và Chánh động viên, em cũng đang học trong những bài em sưu tầm . Chúc Thầy Cô và chánh một mùa hè thật vui, an lành.

em
Tre Xanh CA 18-06-2015

└(≣) LẼ SỐNG. cách đây 9 năm, 10 tháng #16471

Giọt nước mắt ngọt ngào.


Để lại nơi chôn nhau cắt rốn, nó theo gia đình lên vùng kinh tế mới tìm kế sinh nhai. Các gia đình thời ấy rất vất vả gian nan trong việc kiếm sống. Nó nhớ, nhiều khi giới gia trưởng họp bàn với nhau để tìm cách thoát nghèo. Bác Năm đề nghị: “Xóm ta nên khai hoang thêm rừng để bà con có đất trồng cây công nghiệp.” Chú Tư tiếp lời: “Mình nên xen canh hoa màu để lấy ngắn nuôi dài.” Cứ thế câu chuyện kiếm kế sinh nhai được luận bàn mà chẳng ai để ý đến tụi nhỏ chúng nó.

Ngày ấy, cũng như lũ nhóc trong xóm, nó hồn nhiên lắm! Ngoài giờ bắt phải vào rẫy phụ giúp chút việc be bé, là tụi nó chỉ có đi học và rong chơi. Việc học thời ấy cũng đơn giản với bọn trẻ lắm. Nó chẳng biết học để làm gì! “Thôi thì chúng bạn đi học mình cũng cắp sắch tới trường. Chẳng lẽ tụi bạn đi học, rồi mình ở nhà chơi với ai?” Vả lại sau giờ học, bọn nó tha hồ bày những trò chơi vui thích; nào là trốn tìm, nhảy dây, tạt thun, bắn bi, chơi đồ hàng hay chơi u, thả diều, chạy đua hoặc rong chơi nơi bìa rừng ven suối. Tuy không được sung túc như các bạn thành phố, nhưng tuổi thơ của nó lại là khoảng thời gian đi vào vùng ký ức khó phai.

Lớn lên một chút, nó nhận thấy bạn bè rời trường nhiều hơn. Vì gia cảnh túng nghèo nên vài đứa phải rời trường sớm; rồi những đứa khác tất bật việc giúp đỡ gia đình cũng đành rời xa bạn bè, thầy cô; hay tệ hơn, cũng có những đứa vì quá mê chơi mà quên cả học hành. Dù lý do nào đi nữa, vào cái tuổi ăn tuổi học, vào lứa tuổi được tung tăng đến trường xây đắp ước mơ thì nghỉ học là điều không nên chút nào! Nhưng đó là lý luận của người lớn, của bậc cha mẹ, thầy cô! Như nhiều bạn khác, nó thấy đi chơi nhàn rỗi và vui vẻ hơn đến trường; vui chơi ai không thích, nhàn rỗi ai chẳng mong. Do đó nhiều bạn cứ bị sức thu hút ấy quyễn rũ rời xa mái trường.

Trong hoàn cảnh ấy, nó đã bị tác động ghê ngớm. Nhìn quanh ngoẳn lại, chỉ còn vài đứa trong xóm là đến lớp. Sáng ra, nó thấy đứa lên nương, đứa ngủ trương mới dậy, chiều về nó lại thấy đứa rong chơi thoả thích, lại còn kẻ tươi cười với chú sóc vừa bẫy được. Nó muốn bắt chước. Lại nữa, nhìn cảnh ba mẹ vất vả sớm hôm chăm lo cho anh chị em nó ăn học, bôn ba chuyện cơm áo gạo tiền, nó thật lòng muốn làm điều gì đó giúp cha đỡ mẹ. Nhiều lần nó muốn trình bày với ba má để được phụ một tay trong công việc làm ăn, hay ít ra là nhà cũng có thêm một nhân công nhí. Không biết tương lai có thành ông này bà nọ không, hay giàu sang thế nào, chứ hiện tại thì nó vất vả với việc học và cha mẹ cũng nhọc nhằn lo toan.

Sau khi suy nghĩ đắn đo, nó tìm cơ hội để bày tỏ ý định nghỉ học. Vừa tan lớp, nó vào rẫy với đầy quyết tâm là thuyết phục ba má để cho nó nghỉ học. Nó chuẩn bị hàng loạt những lý do với hy vọng ba má chấp thuận. Vào tới căn chòi lụp xụp, nó thấy ba đang ngồi cặm cụi đan cái bu gà. Nó lân la tỏ bày với ba:

– Thưa ba con mới đi học về. Con có chuyện này muốn….

– Con cứ nói xem nào.– Ba như tiếp lời trong giọng điệu ấp úng của nó.

– Thưa ba con muốn… nghỉ… học…, vì con thấy nhà mình khổ cực quá và…. Nó muốn nói thật nhiều, nhưng nhìn thấy ba run run và đang thay đổi cảm xúc, nên nó ngập ngừng chẳng thể nói nhiều như dự tính.

Sau khoảng lặng hồi hộp của nó và nặng sâu suy nghĩ nơi ánh mắt của ba:

– “Ba má dù có khổ cực đến mấy cũng có thể chịu được để chăm lo cho các con ăn học. Ba má xin lỗi vì không thể dành nhiều giờ với các con, và có khi phải bắt các con phụ chuyện này, giúp việc nọ. Tuy nhiên, ba má không cho phép các con nghỉ học. Cho dù phải bán rẫy để lo cho các con đến trường ba má cũng sẵn lòng. Miễn là các con chăm học để lo cho tương lai của chính mình. Nếu con muốn có nhiều giờ để học, thì con cứ cho ba má biết. Còn nghỉ học thì ba và má không muốn…”

Ba nó thủ thỉ nhưng cương quyết, rồi nghẹn ngào dừng lại trong nước mắt lưng tròng.

Nó như bị ai đó thức tỉnh khỏi cơn mê và nhận được một dòng cảm xúc ấm áp tình cha con. Từng giọt nước mắt ngọt ngào lăn dài trên gò má của nó. Ngọt ngào vì nó nhận ra những suy nghĩ nông cạn nhất thời. Ngọt ngào vì sau đó tương lai của nó tiếp tục được thắp sáng lớn dần. Được như ngày hôm nay, nó luôn thầm cảm tạ giọt nước mắt ngọt ngào của thời khắc ba nó quyết định: “Ba không cho con nghỉ học!”

St

Tre Xanh CA 18-06-2015

└(≣) LẼ SỐNG. cách đây 9 năm, 9 tháng #16614

Khoảng cách ơi là khoảng cách!


Khi nói về1 khoảng cách, người ta thường nghĩ ngay tới khoảng cách về địa lý. Thế nhưng, xã hội hiện đại đã mang đến nhiều khoảng cách hơn ta nghĩ!

Khoảng cách trong tình yêu: Ở bên nhau mà vẫn xa vời vợi…

Khoảng cách của công nghệ: Ngồi cạnh nhau mà chẳng thể chuyện trò chia sẻ, khi mọi sự quan tâm đặt hết vào chiếc điện thoại trên tay.

Khoảng cách giàu nghèo: Người ăn không hết, kẻ lần không ra.

Khoảng cách vì áp lực kinh tế gia đình: bữa cơm chung gia đình tưởng chừng rất giản đơn, lại khó biết chừng nào.

Khoảng cách vì hận thù: Ở bên nhau mà chẳng thể chia sẻ, cảm thông và tha thứ.

Khoảng cách giữa nói và làm: Nói trên “mây”, nhưng làm ở dưới “đất”.

Khoảng cách của thế giới ảo: Tưởng hiểu nhau và biết nhiều về nhau, nhưng thực tế chỉ là những “chiếc mặt nạ” trên Internet mà thôi.

Nếu suy nghĩ và liệt kê thì danh sách về khoảng cách sẽ còn dài vô tận. Đôi lúc tôi tự hỏi: “Tại sao khi xã hội và kinh tế phát triển, lại khiến cho mối tương quan giữa người với người có khoảng cách lớn đến vậy? Để trả lời cho câu hỏi này quả là chuyện không đơn giản, nhất là khi con người luôn xây cho mình một “không gian rất riêng”. Đôi khi đi xe buýt, bạn muốn bắt chuyện với ai đó ngồi ngay bên cạnh cũng không hề đơn giản, khi người ta chỉ thích chăm chú vào chiếc điện thoại trên tay. Có bao giờ bạn thắc mắc, có điều gì đó thú vị nơi chiếc điện thoại khiến nhiều người bị thu hút đến mức lệ thuộc như vậy? Tôi thiết nghĩ, mỗi người hãy tự trả lời cho mình những câu hỏi này.

Vâng! có thể nói, khoảng cách đã làm cho những điều tưởng chừng như giản đơn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khoảng cách… cách khoảng… chia cắt con người ta với nhau.

Cầu mong sao những khoảng cách ấy ngày càng được thu hẹp, để mọi người có thể đến gần nhau hơn, sự gần gũi và ấm áp tình người. Và có lẽ, một trong những điều quan trọng là mỗi người biết trải lòng mình ra và quảng đại làm cho “thế giới riêng” của mình nhỏ lại. Có như vậy, ta mới có thể quan sát được những điều tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, và những con người thân thương đang ở quanh mình. Mong thay!

St


Tre Xanh CA 7-7-15

└(≣) LẼ SỐNG. cách đây 9 năm, 9 tháng #16697

Học người xưa đối diện với những thị phi.


Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

(st)

Tre Xanh CA 25-07-2015

└(≣) LẼ SỐNG. cách đây 9 năm, 8 tháng #16775

Hũ bạc của người cha.


Ngày xưa có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già ông để dành được một hũ bạc lớn. Tuy vậy ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.

Một hôm ông bảo con:

– Trước khi nhắm mắt cha muốn thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và kiếm tiền mang về đây !

Bà mẹ sợ con vất vả, bèn giúi cho ít tiền. Anh ta cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

– Đây không phải tiền con làm ra.

Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám đưa cho chút ít tiền ăn đường. Khi hết tiền anh ta đành phải tìm vào làng để xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ ăn một bát, còn một bát để dành. Suốt ba tháng dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

Hôm đó ông lão đang ngồi sưởi lửa thì anh con trai về, anh đưa tiền cho ông. Không nói gì, ông ném luôn chỗ tiền đó vào bếp lửa. Người con trai vội thọc tay vào bếp lửa để lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, mới biết quý đồng tiền.

Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:

– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

(Truyện cổ dân tộc Chăm)


Tre Xanh CA 09-08-2015
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.14 giây
   
© maitruongxuath.org