Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
21 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 11 tháng #16475





Hát lý và những điệu lý dễ thương của Nam bộ


Trên hầu khắc đất nước ta, nơi nào cũng có xuất hiện, định hình những làn điệu dân ca trữ tình rất ngọt ngào, đáng yêu. Có không ít làn điệu đã trở thành đặc sản của địa phương, khu vực, như hát ả đào, hát nói, hát đám, hát quan họ, hát huê tình, nói thơ, hò lờ… Nhưng chung nhất và phổ cập nhất của thời trước là “Nam lý, Bắc thơ, Huế hò”.

Giúp ta hiểu rõ thêm câu tục ngữ này, ông Trương Vĩnh Ký giải thích trong “Giáo trình Hát, lý, hò An Nam” (in thạch bản, 1886): “Người trong Nam (từ Đồng Nai ra tới Quảng Nam) thì hát lý hay hơn cả; còn ca, phú, thơ, vịnh thì người miền Bắc; còn về việc hò thì tại nơi kinh kỳ (Huế)”. Lẽ dĩ nhiên từ “hát” nói ở đây không mang hình thức diễn xướng như hát bội, hát cải lương… nó đích thực là một thể loại dân ca đặc hữu của những người thôn dân chân chất. Hát lý không chỉ đã đi vào sinh hoạt đời sống nhân dân ta từ hàng nghìn năm trước mà di sản văn hóa phi vật thể này còn biểu thị tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của dân tộc. Chính vì thế nên khi xua quân xâm lược nước ta, vua Minh (Thành Tổ) ban chỉ dụ: “Một binh lính vào nước Nam… hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến những loại ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ nhỏ… một mảnh, một chữ đều phải đốt hết…” (đạo dụ ngày 21/8/1406). Rồi không đầy 9 tháng sau, ngày 16/5/1407 Minh Thành Tổ lại ban thêm một đạo chỉ dụ nữa, nội dung nhắc lại tinh thần chỉ dụ trước, đồng thời quở trách các tướng sĩ, khi bắt gặp “những thứ ấy” thì phải ra lệnh đốt ngay chứ không được xem rồi mới đốt, tức phải y lịnh thi hành cho nhanh, cho triệt để! Song như chúng ta đều đã biết, chẳng những họ đã không làm được điều đó mà còn bị nghĩa quân của Lê Lợi quét sạch ra khỏi cõi bờ! Nước nhà độc lập, tự chủ. Thế là giọng lý lại được tôn vinh, cất cao lên khắp các thôn làng! Nhân dân hát lý ở bất cứ nơi đâu, bất cứ vào dịp nào: một mình lúc đang làm đồng, chèo ghe, nghỉ lưng trên cánh võng; hoặc cùng bạn bè trong những cuộc hội hè, tết nhứt, giỗ quải…, có kẻ xướng người xô càng thêm hứng khởi. Ở miền Nam xưa được các nghệ sĩ xếp đứng đầu trong các điệu hát: “Nhứt lý, nhị ngâm, tam Nam, tức oán…”.

Ta biết, lý là quê mùa, là điệu hát mà ca từ chính là những câu phong dao, ca dao được đệm lót thêm một số nhóm từ, cụm từ, tuy là “hư từ”, sáo rỗng và vô nghĩa nhưng lại rất cần để nhằm ngâm nga, đẩy đưa, hỗ trợ làn hơi, đồng thời nghệ nhân cũng hát xen những tiếng láy, điệp ngữ – chính là điệp khúc… làm cho tiết điệu thêm mượt mà, khúc chiết, khi thì tình tứ thiết tha, khi thì buồn thảm nảo nùng, khi thì nhẹ nhàng phấn khởi… Chính nhờ đề tài và nội dung phản ánh mọi hiện tượng xảy ra trong sinh hoạt đời thường của ca dao, nói được những góc cạnh tình cảm trong cuộc sống, và cũng nhờ ca từ giản dị tươi vui, dí dỏm nên lý dễ đi vào lòng người, rất được người bình dân ưa chuộng.

Về lý, ông Huỳnh Tịnh Của có giải thích và phân biệt rõ trong Đại Nam quốc âm tự vị (Imp, Rey Curiol & Cie Saigon, 1895):

Hát lý: Hát bắt nhịp, giọng cao giọng thấp, lặp đi lặp lại.

Lý hát: Và kể và hát có mau có chậm (hiểu là vừa kể vừa hát… và “hát theo điệu ca ngâm”).

Mà ca ngâm thì “muôn màu muôn vẻ”, thành ra hát lý phong phú đến mức có đến hàng trăm điệu (gần như mỗi bài là một điệu). Hiện người ta đã sưu tầm được ngót 160 bài! Con số này sẽ không dừng lại nếu các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian có điều kiện thực hiện thêm những chuyến điền dã tâm huyết.

Trong khẩu ngữ thông thường, dân gian ít phân biệt ca lý và hát lý, vì vậy ở khía cạnh này ta có thể hiểu ca hát là một. Về điệu lý, theo Lư Nhất Vũ – Lê Giang tác giả Tìm hiểu dân ca Nam Bộ thì, cũng như ở Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ, ông bà ta ở Nam Bộ có mấy cách đặt tên cho nhiều điệu lý, đại thể:

a) Lấy nội dung lời hát (ca dao) mà đặt: lý con cúm núm, lý con sam, lý con sáo, lý ngựa ô, lý cây bần, lý cây gòn, lý trái bắp, lý trái mướp, lý dầu dừa, lý mù u, lý bình vôi, lý cái phảng, lý chúc rượu, lý qua cầu, lý cấy, lý đương đệm, lý cảnh chùa, lý vọng phu v.v.

b) Lấy mấy chữ đầu câu hát mà đặt: lý con cua, lý con chuột, lý con mèo, lý chim chi, lý chim sắc, lý chim chuyền, lý cây xanh, lý cây bông, lý cây ớt, lý mạ non, lý dừa tơ, lý trồng hường, lý chẻ tre, lý chiếu bông, lý chiều chiều, lý bánh canh, lý dĩa bánh bò, lý ông hương, lý nàng dâu, lý ba xa kéo chỉ, lý xăm xăm, lý liễn vũ v.v.

c) Lấy tiếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi mà đặt: lý í a, lý băng rù, lý bằng lưu thủy, lý bằng rằng, lý cống xê xang, lý giọng ứ, lý hố khoan, lý hố mơi, lý kỳ hợi, lý lu là, lý tú lý tiên, lý rị đa (hoặc lý đu đê), lý rường ơ, lý tang tình, lý ợ, lý yến ảnh v.v.

Ngoài ra người ta còn dựa vào xuất xứ của loại hình ca bóng rỗi mà đặt tên các điệu lý giọng bông; dựa vào đặc tính của nhóm tiếng đệm mô phỏng các bậc âm của “chữ đờn” dân tộc; hoặc tiếng tụng niệm kinh kệ mà đặt tên như: lý bản đờn, lý cống chùa v.v.

Cũng có trường hợp lấy địa danh để đặt cho: lý Ba Tri, lý Cái Mơn… Điều này ít thấy phổ biến trong dân gian. Tất nhiên vẫn có trường hợp cùng một làn điệu nhưng mang tên lý khác nhau, và ngược lại. Việc phân loại chỉ mang tính tương đối bởi “định danh” như vậy không thể tránh được tình trạng nhập nhằng – nhập nhằng cả về việc “định lượng” nữa.

Theo chiều dài lịch sử và tiến trình mở nước, ca dao dân ca lan toả khắp nơi, tuỳ theo hình thái địa lý, hoàn cảnh xã hội, và nhất là do cách phát âm từng nơi mà dân ca nói chung, điệu lý nói riêng có sắc thái mang dấu ấn của vùng miền, chung nhất là dân ca ba miền. Rồi do giao lưu, tiếp xúc mà âm điệu, thanh điệu và cả những tiếng đưa hơi cũng được biến hóa, co giản, làm cho làn điệu thêm phong phú, đồng thời cũng làm bật lên nét đặc thù ngôn ngữ âm nhạc. Thí dụ như điệu lý con sáo, chỉ với câu ca dao Ai đem con sáo sang sông, Cho nên con sáo sổ lồng bay xa, các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, sơ bộ đã ghi nhận có tới 30 bài, trong đó có 4 bài lý con sáo trung du Bắc Bộ trong hát ghẹo, 3 bài lý con sáo Bắc trong hát quan họ Hà Bắc và hát trống quân, 1 bài lý con sáo Thanh Hóa, 4 bài lý con sáo Huế, Nam Bình Trị Thiên, 2 bài lý con sáo Quảng vùng Nam Trung Bộ, và hơn 10 bài lý con sáo Nam Bộ. Tác giả cuốn sách chuyên khảo về dân ca Nam Bộ đã dẫn có nhận xét: Trong lịch sử âm nhạc chắc chưa có hiện tượng nào cùng một đề tài xuất xứ, từ hai câu ca dao mà có tới hàng chục làn điệu với sắc thái khác nhau và muôn màu muôn vẻ!

Vì sao lý “con sáo sang sông – con sáo sổ lồng – con sáo bay xa” được các nghệ nhân dân gian ưa chuộng đến vậy?

Lý, ngoài sức cuốn hút nhất định của âm điệu, nội dung của câu ca dao này đã phản ánh trung tâm tư, ước vọng của tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân: truyền thống đấu tranh bất khuất, không chấp nhận làm nô lệ, luôn tìm mọi cách để “sổ lồng”, “sang sông”, “bay xa” tìm đến chân trời hạnh phúc. Và, thật kỳ diệu, dân tộc Việt Nam đã làm được điều đó!

Với hàng chục điệu lý như vừa nói, tưởng đã quá đủ để minh chứng tình cảm, cá tính người Nam Bộ – cũng là biểu tượng của sự hiên ngang, phóng khoáng của nhân dân. Nhưng nếu có chút tinh tế, ta sẽ thấy ở vùng miền nào cũng bật lên rất rõ nét sự tôn vinh điệu lý! Nếu lý ngựa ô đã có cuộc hành trình khắp nước thì lý con sáo cũng là bài lý thuộc loại dân ca ba miền, được các soạn giả dựa theo các làn điệu của lý mà sáng tác lời mới để mồi cho một làn điệu, một lớp, hay chuyển sang một ý khác đang diễn trên sân khấu nhằm làm thay đổi “thính vị” người nghe. Nó thường được đưa xen vào những bài vọng cổ, ca nhạc cải lương vì trước hết, đó là một điệu thức quen thuộc, dễ ca, có vui, có buồn nên dễ cảm nhận (nhưng dùng điệu lý trong những trường hợp vui dễ thành công hơn) như lý con sáo, lý giao duyên, lý vọng phu, lý ngựa ô, lý Phước Kiến, lý thập tình…

Trong khuôn khổ của một bài viết nhỏ, chúng ta chỉ có thể cảm nhận về lý một cách khái quát và mang tính chung nhất mà thôi. Việc tìm hiểu, phân tích sâu hơn tất nhiên đòi hỏi phải có công trình chuyên khảo dày công của các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, ở đó không thể thiếu phần ký âm từng điệu, giọng của các lão nghệ nhân.

Dưới đây là vài làn điệu lý “cùng lời khác nhạc” mà các nghệ nhân dân gian đã khéo xử lý những tiếng đệm lót, đệm phụ nghĩa, tiếng lý, tiếng đưa hơi, điệp ngữ… để nhằm hoàn chỉnh cấu trúc âm nhạc. Chúng tôi muốn giới thiệu một số làn điệu bài lý con sáo.

Trước tiên là bài được hát với tốc độ nhanh, nhịp điệu “nhát gừng”, khoẻ khoắn:

- Ai đem con sáo (ký) qua sông (ký) qua sông. Cho nên con sáo (ơ sáo) sổ lồng (à xa mà) bay xa. Cho nên con sáo (á sáo) sổ lồng (ờ xa mà) bay xa (Ai… xa).

Bài khác, hát theo giọng “ợ”, xử lý nhóm tiếng đệm “ừ vậy phải đó thê” với cơ cấu giai điệu cũng như cơ cấu điệu thức rất mượt mà, có duyên (do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm):

- Ai đem con sáo (này ơ ợ là sông cái) qua sông (bớ em ôi! Dạ ừ vậy phải đó thê). Cho nên con sáo sổ lồng bay xa (đồn rằng tang tình bớ mà… bay xa).

Và một bài nữa với giọng “bằng”, sử dụng cụm từ “ưng ứng ưng” (do Hoàng lê và Trần Kiết Tường ghi):

- Ai, ai đem, ai đem bằng chim sáo, ưng ưng ứng ưng ưng.

Sang sang sang sang sang sông ai đem chim sáo sang sông.

Tình bằng sang sông ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.

Tình bằng sang sông ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.

Cho, cho nên, cho nên bằng chim sáo, ưng ưng, ứng ưng ưng.

Sổ sổ sổ sổ sổ lồng cho nên chim sáo sổ lồng.

Tình bằng bay xa, ưng ứng ưng ưng ưng ưng.

Tình bằng bay xa, ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.

Đúng như câu tục ngữ “Nam lý, Bắc thơ, Huế hò”, một thời hát lý từng được thế nhân coi là một thể loại dân ca trội bật ở miền Nam. Đặc biệt, ở Nam Bộ hát lý có sức cuốn hút rất mãnh liệt, đến mức:

Con cua quậy ở dưới hang,

Nó nghe giọng lý kềnh càng bò lên!

(Lý con cua quầy)

“Nam lý, Bắc thơ, Huế hò”, rõ ràng Nam Bộ không chỉ đã kế thừa cái vốn văn hóa cổ truyền có cội nguồn từ miền Bắc mà còn phát triển mạnh mẽ, làm tôn vinh cái vốn chung của dân tộc n

Nguyễn Hữu Hiệp


Tre Xanh CA 18-06-2015

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 10 tháng #16618





CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ




Nam bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng bông ra chợ... họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong những câu ca dao, hò, vè dù thể hiện chủ đề nào, tâm trạng nào thì ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiển hiện trong đó. Người Nam bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình ảnh quen thuộc của đời thường gần gũi để thông qua đó nêu lên chủ đề mình định nói. Và các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, để khi có dịp thì tự động bật ra. Như: khi có khách ở xa đến thăm mình thì người Nam bộ nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe đò hay xe Hon-đa. Hay từ "quá giang" vốn dùng cho việc đi nhờ ghe cộ lại dùng cho việc đi nhờ xe hay đi cùng đường. Tất cả đó phải chăng là dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của họ.
Đi liền với hình ảnh sông nước là các hình ảnh: chiếc ghe, con đò, con cá, con cua, cần câu, đăng, đó, nò... Đây là hình ảnh mà ta thường gặp trong ca dao dân ca Nam bộ. Ngay cả việc trông ngóng người yêu, người Nam bộ cũng mượn hình ảnh chiếc ghe để nói lên nỗi lòng của mình, nói lên sự trông ngóng, khấp khởi chờ mong người yêu đến thăm mình:

Ghe ai đỏ mũi xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em.


Ở đây người con gái nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình. Chiếc ghe của người yêu cô có đặc điểm: "đỏ mũi, xanh lườn" nên khi thấy chiếc ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm, đinh ninh là ghe của người yêu xuống thăm mình. Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn trọng, không hấp tấp vội vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có cùng đặc điểm đó, không khéo sẽ bị hớ. Nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi. Từ "phải" là một từ để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người đáp. Hỏi để rào trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi mà đến. Còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua. Câu ca dao này còn có một dị bản khác:

Ghe ai nhỏ mũi trảng lườn,
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.


Chiếc ghe cũng là hình ảnh của cuộc sống thương hồ, trên đó có chức năng như một ngôi nhà di động. Phía sau là cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình. Phía trước là dùng để chất hàng hóa bán. Cứ thế, chiếc ghe vào từng con kinh, con rạch, hết nơi này đến nơi khác. Hết hàng thì quay ra chợ bổ hàng rồi đi bán tiếp. Con người cũng sống trôi nổi cùng chiếc ghe. Nhưng đôi khi chiếc ghe chở hàng chỉ có người chồng đảm nhận. Vợ con ở nhà, người chồng đi buôn bán xa, vài ba ngày mới về một lần. Cho nên trông chồng cũng là hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe cũng là nhớ chồng:

Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền,
Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi.


Vì cuộc sống mưu sinh mà vợ chồng phải xa cách, vắng nhau bao ngày là bao nỗi lòng nhung nhớ. Về nhà chưa được bao lâu, lửa nồng chưa ấm anh đã vội ra đi. Nhưng vì cuộc sống không thể khác được nên ghe người chồng vừa đi thì người vợ cũng vừa "thọ bịnh". Quả là một tấm tình son sắt, thủy chung.
Hay giữa một đêm trăng thanh gió mát, một chiếc xuồng câu đang lờ lững giữa dòng, bắt gặp chiếc xuồng của cô gái chở hàng bông ra chợ đang chèo tới ở phía sau anh ta liền buông mấy lời chọc ghẹo:

Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm.


Cách chọc ghẹo của chàng trai ở đây rất có lý, đồng thời thể hiện được sự quan tâm lo lắng của mình. Giữa trời nước bao la mà chỉ có một mình cô gái chèo ghe chở hàng ra chợ. Anh lo lắng cho cô gái bảo cô chèo mau lên, anh đợi, nếu không giông đến thổi tắt đèn mà cô thì có môt mình biết phải làm sao. Cô gái cũng cảm thấy ấm lòng khi giữa đêm khuya thanh vắng mà lại có người quan tâm đến mình, nên cô cũng hò đáp lại:

Nhứt nhựt tiểu thân chứ nhà của anh đâu mà em không biết,
Chứ gặp anh giữa đường, cái quyết chí mà thương anh.

Có khi họ nên duyên cũng từ đó. Chiếc ghe, chiếc xuồng, dòng sông cũng là những hình ảnh được người dân Nam bộ gởi gắm vào đó những nỗi niềm tâm sự, những cảm nhận của cuộc đời, than thân trách phận, nói lên cuộc sống nghèo khó của mình:

Không xuồng nên phải lội sông,
Đói lòng nên phải ăn ròng bè môn.


Như đã nói, Nam bộ có hê thống sông ngòi chằng chịt cho nên phương tiện đi lại của cư dân nơi đây trước kia chủ yếu là ghe, xuồng. Ghe, xuồng là chân đi là phương tiện vận chuyển chủ yếu, nên dù nghèo thiếu đến đâu người ta cũng cố dành dụm sắm cho mình một chiếc xuồng để làm phương tiện đi lại. Tác giả của câu ca dao này có lẽ do quá nghèo túng, nghèo đến nỗi không có chiếc xuồng để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông. Mà không có xuồng cũng có nghĩa là thiếu phương tiện đánh bắt, mà thiếu phương tiện đánh bắt thì làm sao có nhiều cá, tôm cho được. Mà không có nhiều cá, tôm có nghĩa là không có tiền nên phải ăn " ròng bè môn".

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi !
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.


Đây cũng là lời than, than cho việc buôn bán ế ẩm. Không có người mua nên phải chèo mãi, chèo đến mỏi mêt mà vẫn không bán được hàng. Bìm bịp là loài chim rất quen thuộc ở Nam bộ, hễ nó kêu là nước lớn, cho nên tiếng bìm bịp kêu cũng là lời dự báo cho con nước sắp lên. Ngoài ra tiếng bìm bịp cũng là dùng để chỉ thời gian, thời gian của con nước lớn, nước ròng, cũng là thời gian trong ngày. Lời than của cô gái ở đây phải chăng ngụ ý trong từng tiếng kêu của con bìm bịp. Bìm bịp kêu nước lớn rồi nước ròng, rồi bìm bịp kêu : nước lớn... cứ thế hết ngày mà bán buôn chẳng được gì. Sự ngao ngán của cô gái phải chăng là thế.

Dời chưn bước xuống ghe buôn,
Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu.


Lại một tâm trạng buồn cho những kiếp thương hồ. Bước xuống ghe buồn cũng đồng nghĩa với việc xa nhà, phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình mình đối diện với sông nước đêm đen. Ngoài ra trong chuyến đi này, không biết buôn bán ra sao, lời lãi thế nào. Nhưng trên hết là nỗi nhớ nhà da diết, nhớ vợ, nhớ con... còn buồn nào hơn nỗi buồn chia ly. Ở đây tác giả so sánh nỗi lòng của mình với sóng nước. Sóng có bao nhiêu gợn thì lòng mình cũng buồn bấy nhiêu, nhưng gợn sóng là vô vàn, không sao đếm được. Cho nên tấm lòng của họ nhớ nhà, đau đáu chờ mong, buồn man mác cũng bấy nhiêu, không sao nói hết được.

Bên cạnh đó hình ảnh của cầu ván, cầu tre, các phương tiện đánh bắt cũng được người dân ở đây mượn làm phương tiện để nói nên nỗi lòng của mình:

Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
Ví dầu mẹ chẳng có chi,
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn.


Cầu tre, cầu ván là hai hình ảnh rất quen thuộc đối với người dân Nam bộ. Nó thường được bắc qua những con kinh, con rạch, sông nhỏ. Ở đây, người phụ nữ mở đầu bằng một hình ảnh rất quen thuộc này như là một lời tâm sự của mình đối với con về tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể người phụ nữ này đã bị chồng phụ bạc nên cô rất đau buồn, coi như là mất tất cả, cô chẳng còn thiết sống nữa. nhưng may còn được đứa con, nó là nguồn an ủi vô giá đối với cô, níu chân cô lại trên cõi đời này. Vì vậy, mọi tình yêu cô đều dành cho nó, xem như là nguồn an ủi duy nhất trong cuôc đời mình.
Không chỉ là lời than thân trách phận, không chỉ là tình mẫu tử bao la, lời tỏ tình dễ thương, sông nước Nam bộ còn phản ánh những nếp sinh hoạt, những buổi lao động hết sức đời thường của họ. Thể hiện được một cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng đầm ấm tình người, tình mẹ con, vợ chồng:

Cha chài mẹ lưới con câu,
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò.


Đây là một bức tranh sinh hoạt đời thường, đầm ấm không khí gia đình ở Nam bộ gắn chặt cuộc sống của mình với sông nước bao la. Không ai nạnh ai, mỗi người một việc, từ cha, mẹ đến rể dâu ai cũng phải lao động, lao động với một tinh thần hăng say, yêu thích, thể hiện được sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình.
Hay:

Chiều chiều ông Lữ đi câu,
Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò.


Cảnh mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay thiên hạ đã nói nhiều. Nhưng ở đây, ta thấy: mẹ chồng nàng dâu hết sức "ăn ý", mặc dù không nói ra, nhưng qua cảnh sinh hoạt ta vẫn thấy được nàng dâu và mẹ chồng rất hợp ý với nhau, ngay cả cha chồng cũng thế. Cả nhà cùng lao động, không khí gia đình thật đầm ấm vui tươi.

Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của Nam bộ, mà gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới, câu, hò, cầu tre, cầu ván... tất cả đã trở thành rất quen thuôc với người dân Nam bộ. Cho nên trong ca dao dân ca Nam bộ, để bộc lộ tâm trạng của mình thì người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành thị hiếu của người dân nơi đây.

Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hương, đất nước, ca dao dân ca Nam bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc biệt là của nguời dân vùng đồng bằng Nam bộ, góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc.

TRẦN PHỎNG DIỀU



Tre Xanh CA 7-7-15

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 9 tháng #16700





CHẤT HÓM HỈNH TRONG CA DAO TÌNH YÊU NAM BỘ

Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây.

Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành "liều mạng":

"Dao phay kề cổ, máu đổ không màng
Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông"


Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình "hú vía" vì kịp thời nhận ra "chân tướng" đối tượng:

"May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng cao ly sâm bên Tàu"


Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:

"Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền"


Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.

Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:

"Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này"


Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái "thật thà tội nghiệp".

Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:

"Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên"


Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:

"Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!"


Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:

"Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều"


Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng "xạo" cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.

Lại có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:

"Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương".


Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen "mình dễ thương" mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên - trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời - tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ - rồi mới bước qua thế giới của loài người - trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính - "mình". Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết "chuyện gì đây", cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ… Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh!

Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:

"Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái "quệt", biểu ưng cho rồi"


Những người nghe câu "xúi bẩy" này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.

Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi "rầu thúi ruột" mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:

"Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em"


Quả là "khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan", nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!

Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:

"Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se"


Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy ấn tượng. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!

"Chẳng thà lăn xuống giếng cái "chũm"
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?"


Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:

"Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu"


Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:

"Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa"


Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng - "Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường" - đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu - "Mà có chắc là tu được không đấy?".

Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.

"Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao anh mang về"


Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ… sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại "nhát gan" đến bật cười:

"Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô"


Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là vũ khí tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ - Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người "Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu"...


TS. ĐOÀN THỊ THU V N

Tre Xanh CA 25-07-2015 <

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 9 tháng #16778



NHỚ MÙI KHÓI MÙA ĐỐT ĐỒNG


Cái mùi khói đốt đồng đang trở về đông đầy trong kí ức tôi, khi bỗng dưng, cái nắng tháng ba vừa oi vừa đầy mùi cỏ ngọt của miền Tây tràn về.


Cái mùi khói ám màu rơm rạ ấy đã ăn sâu vào ký ức tôi thành một vệt dài nổi nhớ, nên dù có xa đồng cách mấy, xa quê cách mấy tôi vẫn không nguôi đi nỗi nhớ.

Trên chuyên xe chiều từ Sài Gòn về quê, lòng bỗng nghe xốn xang biết bao khi thấy những vệt khói dài mờ mờ ảo ảo còn sót lại trên những mảnh ruộng còn trơ gốc rạ đen sì.

Vậy là mùa đốt đồng đã đi qua mảnh ruộng ấy. ..

Ai là người con vùng Tây nam bộ thân thương. Ai là đã có một thời “trẻ trâu” hay ho trên những cánh đồng vàng ngút mắt của nắng và màu lúa chín. Thì chắc hẳn sẽ hạnh phúc biết bao khi thấy nụ cười phơi phơi của người lớn, tay nặng trĩu với từng bó lúa chuyền vào máy đập. Điều mà bọn trẻ con chờ đợi nhất là từng ụ rơm vàng ươm. Đó sẽ là những lúc bạn được chạy nhảy, lăn lộn trên những ụ rơm ấy, mặc tình người lớn cằn nhằn.

Thiệt ra, tập quán đốt đồng đã có từ rất lâu đời. Theo các cụ già thì ngày trước, người dân quê mình muốn gieo trồng vụ sau thì phải tốn công sức và thời gian cho việc thu dọn rơm để lên bờ. Thấy bất tiện, bà con nảy ra sáng kiến đốt rơm. Khói đốt đồng vì thế có dịp trở thành ca từ của một bài hát “coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng…”.

Rơm được đốt, lửa cháy, những làn khói nghi ngút cuộn trắng bay lên không trung. Rơm cứ thế cháy dần, cháy dần, làm thành hình ảnh rất đặc trưng của đồng quê Nam Bộ – khói đốt đồng.

Có người nói, khói đốt đồng âm ỉ cháy không chịu tắt dù trời có mưa như thể tính cần mẫn và nhẫn nại trong công việc đồng áng của cư dân vùng đất có cây ngọt, trái lành trĩu quả quanh năm.Khi khói đốt đồng tàn, tro đọng lại để rửa phèn cho đất. Và rồi một vụ mùa mới được sinh ra cho cây lúa tốt tươi.

Nắng trong, gió vi vu thổi, khói đốt đồng ngun ngút trắng đục một vạt đồng toàn những chân rạ vàng ong mới cắt bởi tay người. Khói đốt đồng vào mắt thì cay mà mùi khói thì thơm lừng mùi đất mẹ pha lẫn trong hương lúa nổ lép bép khi đốt rơm. Những hạt lúa theo rơm bay ra gặp lửa đốt cháy thành những hạt cốm trắng tinh. Trẻ con đợi lửa tắt, sẽ lấy cây khều ra những hột gạo thơm nở bung trắng xóa nổi bật giữa đám tro đen ngòm, cứ vậy mà đưa luôn lên miệng nhấm nháp rất hể hả.Thuở ấy, đã bao lần tôi mê món ăn tại ruộng này. Mãi khi lớn lên, tôi mới hiểu đó là thứ kỷ niệm ngọt ngào nhất của đời người do quê hương mình tặng tưởng.

Cực nhọc đấy, vất vả đấy nhưng vui. Cái vui của người nông dân khi thấy khói đốt đồng là cái vui của người làm ra hạt gạo. Điều đặc biệt là sau khi đốt đồng, một ít rơm còn lại thành đống sau một thời gian sẽ mọc ra nấm rơm đồng tự nhiên ăn ngọt đến vô cùng.

Khói đốt đồng làm mùa mưa trôi đi trong nỗi nhớ nghẹn ngào về làng quê có con trâu gặm cỏ. Khói đốt đồng ngấm sâu vào ráng chiều cũng là lúc cánh cò trắng bạt gió bay về.

Sưu tầm


Tre Xanh CA 09-08-2015

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 8 tháng #16985

HƯƠNG LÚA MIỀN TÂY








Mỗi lần về quê thăm nhà, xe bon bon trên những cung đường băng qua những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát lòng tôi lân lân một cảm giác khó tả như quê hương đang dang rộng vòng tay chào đón một người con xa xứ mới về. Bao kỷ niệm tuổi thơ như chập chờn bay qua đầu những con sóng lúa nhấp nhô bất tận, ngạt ngào hương thơm mùi lúa sữa, mùi rạ mới...


Những rặng trâm bầu xa xa, những bông lúa no tròn xanh tươi đang căng mình ngậm những dòng sữa ngọt của phù sa đất mẹ Miền Tây. Mỗi khi cơn gió từ xa lùa về những thảm lúa xanh mơn mởn cũng uốn mình dập dờn theo gió tạo thành những con sóng trên đầu ngọn lúa mà tôi gọi là "sóng lúa". Sóng lúa từng con từng con rượt đuổi nhau như nô đùa không ngơi nghỉ.


Lúa mang đến cho tâm hồn người Miền Tây hai màu đặc trưng xanh khi còn nhỏ và vàng khi đã ngậm đồng đồng sắp chín rộ. Lúa nuôi nấng thể xác và tâm hồn những người con Miền Tây từ thuở xa xưa cho đến ngày nay, vì vậy lúa đã đi và ký ức, đi vào tâm hồn, đi vào thơ ca, âm nhạc và cả văn chương.

Chính những cảm xúc về lúa như thế. Nên đôi khi tôi tự hoài niệm và tự vấn mình rằng "không biết lúa có từ bao giờ và chất lúa đã hình thành trong con người mình khi nào?" mà khi xa lúa thì thấy nhớ (nhớ những cánh đồng), khi gần lúa thì thấy vui vui đến thế?

Trong mơ hồ suy tưởng, trong mớ kiến thức ít oi về lúa tôi có đôi điều muốn nói về lúa với những người Miền Tây như sau: Theo tôi được biết ngày xa xưa lắm lắm, ĐBSCL được hình thành từ sự bồi tụ phù sa củng những con sông đến từ thượng nguồn, đặc biệt là những con sông đến từ dòng Mêkông vĩ đại. Nước từ thượng nguồn mang những hạt đất, cát, đá, bụi của đất liền, núi, rừng ... đã bị phong hóa theo dòng nước mang về những vùng hạ nguồn để bồi đắp mãi qua hàng triệu năm mà hình thành nên những dãi đất phù sa mầu mở như ĐBSCL. Trong quá trình vận chuyển phù sa về hạ nguồn, các con sông cũng mang theo vô vàn những mầm sống thực vật reo rắc khắp nơi và thế là rừng sinh sôi nẩy nở, rừng già rừng chết đi lại làm phân cho đất. Hệ sinh thái cũng bắt đầu hình thành muôn thú di cư về sinh sống và phát triển, tạo ra hệ động thực vật nước ngọt vô cùng phong phú trước đây.


Trong số những mầm sống mà dòng Mêkông mang đến cho hạ nguồn trong đó có những hạt lúa. Thế là lúa cũng bắt đầu phát triển sinh sôi khắp nơi trên vùng đất này. Những con người có mặt đầu tiên trên vùng đất này cũng lấy lúa làm nguồn thức ăn chính trong bửa ăn của mình. Hệ sinh thái lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa rất đa dạng, phong phú. Mãi cho đến thập niên 50 gần đây hệ sinh thái lúa cũng còn rất phong phú và đa dạng (lúa trời, lúa chim, lúa mùa, lúa nàng Bân, lúa sạ...)


Trước năm 1950 lúa ở Miền Nam chủ yếu là lúa ma, còn gọi là "lúa mùa" vì mỗi năm chỉ có một mùa vụ duy nhất. Người thuần hóa giống lúa tự nhiên này và canh tác. Mỗi khi mùa mưa sắp đến nông dân cho trâu cài xới đất lên cho tơi xốp, sau đó rãi lúa giống xuống (không cần ngâm giống ủ mộng). Nhưng lúa sau khi rãi xong cũng nằm đó mà không lên mộng, chưa phát triển thành cây ngay. Giống lúa này không lên giống theo kiểu nhân tạo mà lên giống nẩy mầm theo kiểu tự nhiên, khi trời chuẩn bị đổ mưa nhiều, nước lũ cuồn cuộn chảy về đồng ruộng thì nó tự nẩy mầm và phát triển thành cây. Sau đó nước lên tới đâu cây lúa sẽ lên theo đến đấy, nước ngập càng sâu thân cây lúa càng dài, thả theo nước, gốc bám dưới mặt đất, thân trong nước và ngọn thì ở trên mặt nước.


Mỗi mùa lúa sạ, lúa ma (lúa mùa kéo dài đến 9 tháng mới thu hoạch), khi nước bắt đầu rút từ đồng ra các con sông thì lúa cũng bắt đầu chín rộ. Khi nước rút cạn đồng thân lúa rất dài và nằm trên mặt đất, người nông dân chỉ việc đi cắt lấy phần ngọn có bông lúa chín mang về gom lại thành đống rất lớn, để cho nắng hông khô và giòn. Sau đó cho trâu dậm đạp rụng hạt, người ra tách bỏ rơm rạ, lấy hạt đem rê trước gió để tách buội và lúa hạt lép ra và thu hoạch lấy hạt chắc đem phơi khô và dự trữ để ăn.


Lúa sạ (lúa mùa) gạo có màu đỏ bầm rất đẹp, khi nấu cơm chín dậy mùi thơm giống bắp tẻ nấu chín vậy. Nấu cơm gạo lúa mùa phải nấu bằng nồi gang, nấu bằng bếp củi thì mới ngon, đặc biệt là lớp cơm cháy giòn thơm, phải chắt lấy nước cơm có vị béo béo thơm lừng để làm canh ăn với cá kho quẹt thì tuyệt vời. Ngày xưa lũ trẻ chúng tôi thường xin mẹ tô nước cơm gạo lúa mùa rồi chia nhau pha với chút đường sắt, đường tán hay đường thốt nốt cho ngọt ngọt rồi húp sồn sột thật ngon lành.


Hiện nay vùng bảo tồn Chàm Chim Tam Nông, rừng U Minh... vẫn còn giống lúa mùa hoang dã này. Chúng vẫn duy trì và sinh sôi theo cách mà chúng đã tiến hóa và thích nghi riêng với hệ sinh thái hoang dã vùng ĐBSCL. Giống lúa này đặc biệt có khả năng đề kháng sâu bệnh tự nhiên rất tốt, là một nguồn gen quý cho nông nghiệp nước ta trong tương lai. Sau này, khi đến thập niên 70 do phong trào an ninh lương thực của cuộc cách mạng xanh, nên lúa cao sản (hay gọi là lúa Thần Nông) du nhập vào nước ta, năng suất cao, mùa vụ ngắn ngày hơn (3 tháng) nên bà con nông dân chuộng và từ từ không còn canh tác giống lúa mùa năng suất thấp và dài ngày nữa.


Trước cách mạng tháng 8/1945 bà con ở vùng ĐBSCL những người không có đất canh tác sống nhờ lúa hoang (lúa trời trong đó có lúa mùa) rất nhiều. Đến mùa lúa trời chín, chim trời kéo về ăn lúa rất nhiều (có khi bay thành đàn như một cục mây đen khổng lồ trên bầu trời vậy). Mạnh chim chim ăn, mạnh người người thu hoạch. Họ thu hoạch bằng cách bơi xuồng vào giữa đám lúa trời mộc giữa đồng nước bao la, người ngồi sau xuồng thì bơi xuồng lướt tới, người ngồi giữa xuồng dùng 2 thanh tre đập cho lúa rụng vào khoan xuồng cho đến khi đầy thì bơi về. Có người thì cắt thu hoạch về tách lấy hột. Lúa còn lại trên đồng phần thì chim, cá ăn, những hạt còn lại rụng xuống nằm dưới mùn thì mùa sau trời sa mưa thì nẩy mầm theo nước lũ lên tiếp. Cứ thế tiếp nối mùa này qua mùa khác vậy.


Bà con Khơme vùng 7 Núi hiện nay vẫn còn canh tác một số giống lúa truyền thống lâu đời, gạo làm ra rất có giá trị. Những giống lúa này lại thích nghi tốt với vùng đất cát ven các chân núi vùng Thất Sơn.

Miệt Long An, ở vùng chợ Đào có giống lúa nàng thơm chợ Đào. Giống này gạo ăn rất ngon nhưng chỉ có vùng đất ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Giuộc, Long An trồng lúa này mới đạt. Nhiều người đem giống này trồng ở vùng khác nhưng gạo không thơm ngon như ở chợ Đào.


Ngày xưa những công cụ và phương pháp thu hoạch lúa và chế biến ra thành gạo cũng rất độc đáo. Bây giờ tuy không còn nữa nhưng chúng đã trở thành văn hóa và di sản của người ĐBSCL.


Và đây tình yêu cũng ươm mầm trên những cánh đồng bất tận




Và đây "cô Thắm về làng" các anh bạn Miền Tây nhé....


Ngày nay tuy năng suất lúa cao, lương thực đầy đủ nhưng những giá trị xưa cũ trong đời sống sinh hoạt nông nghiệp luôn là một phần ký ức đẹp của bà con ĐBSCL.

Vì sự trù phú của lúa, cá nên ĐBSCL có câu "trên cơm, dưới cá". Người ĐBSCL xưa cũng có cuộc sống khá an nhàn nhờ sự trù phú ấy mà không phải lo xa, nghỉ nhiều như người Miền Trung và Miền Bắc, lâu đời thành thói quen sống ngày nào hay ngày đó "trời sinh voi sinh cỏ", tính cách ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Hết mùa vụ là rảnh rang, ăn chơi thoải mái vì ngoài đồng đã có lúa, dưới ao đã có cá. Tính cách ấy đôi khi bất lợi trong xã hội hiện nay. Tại sao người Miền Trung, Miền Bắc họ vào tận ĐBSCL lập nghiệp họ vẫn giàu và khá hơn người Miền Tây là vì họ biết lo xa, không ỷ lại, biết tích cốc phòng cơ nên họ giàu là vậy.

Ngẫm lại cái chất "lúa" có nhiều cái cũng hay hay nhưng cũng có mặt dỡ trong đó. Sau này tôi mới thấy chất "lúa" đã đi vào huyền thoại rồi. Nếu không làm sao có bài hát Anh Hai Lúa, quán Hai Lúa, nhân vật Hai Lúa cũng xuất hiện trong phim ảnh... Tôi cũng thấy người ta khai thác hình ảnh Anh Hai Lúa thật hết sức đáng thương, đáng thương ở chỗ Anh Hai Lúa là anh nhà nghèo, quê mùa, ít học, ngây ngô, ngón chân chưa sạch màu phèn, thật thà đến mức gần như hóa ngu, thích ăn chơi ... Nhưng riêng tôi hình ảnh Anh Hai Lúa không đơn giãn như vậy. Vì không có Anh Hai Lúa coi chừng an ninh lương thực không đạt, Anh Hai Lúa dầm mưa dãi nắng để ta có hạt gạo để ăn đấy, có Anh Hai Lúa đất mới sạch phèn, đất mới nở hoa....



Tôi mong sao vai trò của Anh Hai Lúa được công nhận như một di sản của nền văn minh lúa nước mới xứng tầm. Anh Hai Lúa ngày nay ở ĐBSCL đa số còn nghèo, có người còn không sống nổi trên quê cha đất tổ của mình. Bán ruộng vười để đi làm thuê, làm công nhân.

Hy vọng thật nhiều một ngày nào đó Anh Hai Lúa, Chị Hai Lúa, các Cô Em Gái Hai Lúa Miền Tây không chỉ sống được mà còn giàu có trên mãnh đất quê hương mình, không phải bôn ba, lận đận nơi xứ người nữa.

ST


Tre Xanh CA 4-9-2015

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 7 tháng #17175








Về miền gái đẹp bậc nhất miệt Cửu Long



Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 30km, Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) từ lâu đã nổi tiếng với câu ca dao: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” để chỉ miền gái đẹp bậc nhất ở miệt sông nước Cửu Long. Vậy điều gì đã khiến con gái Nha Mân hầu hết đều “sắc nước, hương trời” đến vậy?

Yếu tố lai giữa 3 dân tộc?

Những ngày cuối tháng 7 vừa rồi, tôi có dịp trở lại Nha Mân trong một chuyến công tác. Ở đây, hỏi bất kỳ ai về gốc tích nhan sắc con gái Nha Mân, bà con đều kể giống như in về cuộc binh biến thời Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Đó là trận Rạch Gầm - Xoài Mút đêm 19 rạng 20.01.1785, Nguyễn Huệ đánh tan hai vạn quân Xiêm - Nguyễn. Sau khi thua trận thì bầu đoàn thê tử của Nguyễn Ánh chạy về lánh nạn ở rạch Nha Mân (nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).


Trên đường tháo thân, vì bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao. Nguyễn Ánh đã gạt nước mắt, bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đường, cho lên tá túc ở các làng bên bờ sông Tiền, trong đó có vùng Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp). Những mỹ nhân này sau đó lấy chồng là người địa phương, sinh con đẻ cái. Chính nhờ “nguồn gen cung phi mỹ nữ”, xứ Nha Mân mới có nhiều thiếu nữ đẹp như vậy.

Thế nhưng, chúng tôi tìm mãi trong sử sách của triều Nguyễn không hề ghi chép chi tiết này. Một lần gặp được thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu - Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp, ông cho biết: “Theo sách Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (gia phả nhà Nguyễn), thì năm lên 13 tuổi (1774), Nguyễn Ánh đã bắt đầu “chạy giặc” vào miền Nam khi quân Trịnh tấn công vào Thuận Hóa.

Những năm sau đó, cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và quân Tây Sơn diễn ra ngày càng khốc liệt, nhiều lần thua trận, ông bị quân Tây Sơn truy đuổi ráo riết, sống lưu lạc khắp nơi, trong đó có lần cầu viện quân Xiêm như đã nói. Nếu tính từ lúc Nguyễn Ánh vào Gia Định (1775) cho đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), thì đây là khoảng thời gian Nguyễn Ánh phải bôn ba khắp nơi, lúc thì trốn chạy, lúc lo gây dựng binh lực để đánh quân Tây Sơn.

Trong hoàn cảnh như vậy, liệu ông có thể lập cho mình “năm thê bảy thiếp”? Mặt khác, nhiều câu chuyện trong dân gian kể rằng, có thời điểm, Nguyễn Ánh phải bôn tẩu một thân một mình, không nhà không cửa, sống nhờ sự đùm bọc của người dân. Vậy, nếu lập bầu đoàn thê tử thì họ sống ở đâu?... Ngày nay khoa học cũng đã chứng minh rồi, cha mẹ đẹp chưa chắc gì sinh con ra đã đẹp”. Ông Hiếu nói.


Nếu gái đẹp Nha Mân không phải di truyền từ cung tần mỹ nữ của Nguyễn Ánh, thì bắt nguồn từ đâu? Hàng trăm năm qua, ở vùng đất Nha Mân, dân gian vẫn còn kể về sự tích cô Hai Hiên với màu sắc huyền bí.

Chuyện xảy ra vào năm Mậu Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 11, tức năm 1858 tại thôn Phú Nhuận, tổng An Mỹ, huyện An Xuyên, tỉnh An Giang, nay là ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (từ năm 1967 - 1975 khu vực này thuộc tỉnh Sa Đéc, bên bờ sông Tiền, cách chân cầu Mỹ Thuận 8km, bờ Nam, phía thượng nguồn, địa danh dân gian gọi là Nha Mân, bởi có con rạch cùng tên chảy qua).

Ông Hương Cả làng Phú Nhuận tên Phạm Văn Cần cưới người vợ tên Võ Thị Niên và sinh được một người con gái tên Phạm Thị Liên (thường gọi là cô hai Hiên). Cô hai Hiên càng lớn càng xinh đẹp nhất vùng, nhiều người danh gia, thế phiệt đem trầu cau dạm hỏi nhưng đều bị cô từ chối. Vào ngày 25 tháng 8, năm Mậu Thìn (1858), cô hai Hiên tròn đôi tám, một buổi chiều dạo chơi trên bờ sông Nha Mân, bỗng nghe tiếng gọi đò. Người đưa đò đi vắng, tiếng bà lão gọi hối hả bên kia sông như có chuyện cần kíp. Động lòng, cô Hai nhảy xuống chèo đò rước bà lão.

Đò ra giữa dòng Nha Mân chảy xiết, khiến cô chới với té nhào xuống sông. Mọi người tri hô lên, ông Cả hay tin chạy ra vớt con lên thì cô đã tắt hơi. Đau lòng trước cái chết của cô con gái, ông cả Cần oán trách cao xanh. Trong nhà ông từ lâu có thờ bức tượng Quan Công, biểu trưng cho lòng trung cang nghĩa khí.

Nghĩ rằng, ngài Quan Công đáng ra phải soi xét công minh không để ông phải mất đi đứa con gái mà ông yêu quý nhất trên đời, nên trong cơn quẫn trí, ông Cần nghĩ rằng ngài Quan Công phải được chôn theo con ông để còn phân giải khi Diêm vương phán xét. Thế là ông lấy bức tượng Quan Vân Trường đắp lên thi hài con gái. Kỳ lạ thay, mấy ngày sau, người trong làng hằng ngày cứ đến nhà kể cho ông nghe chuyện thường xuyên gặp cô Hai đi chợ, thậm chí là chuyện cô Hai “quá giang” ghe bầu ra Huế. Những lúc gặp nạn, chỉ có ghe mà cô quá giang là an toàn. Từ đó, người Nha Mân lập miếu thờ cô Hai với tên gọi “Cô Hai Hiên” - giống như tín ngưỡng bà Liễu Hạnh.

Câu chuyện trên cho thấy rằng, trong truyền thuyết về cô Hai Hiên có xuất hiện giao thoa tín ngưỡng người Hoa và người Việt. Chuyện ông Cả Cần thờ Quan Thánh Đế Quân chứng tỏ đó là tín ngưỡng người Hoa. Chuyện cô Hai Hiên độ trì ghe bầu đi biển ra Huế giống y chang tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa. Cuối cùng thì dân đồng bằng tín ngưỡng cô Hai Hiên như Bà Liễu Hạnh người Việt.

Từ những luận cứ trên, có thể đưa ra một giả thuyết vùng đất Nha Mân là vùng đất có cả 3 dân tộc: Việt-Hoa từ xa đến cộng cư với người Khmer bản địa. Cách Nha Mân 3km về phía hạ nguồn sông Tiền là rạch Cái Tàu hạ, chứng minh có người Tàu sinh sống. Chính sự quần cư này đã tạo điều kiện sinh ra những cô gái lai 3 dòng máu nên rất đẹp.

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, cũng chắc chắn một điều rằng rằng, Nha Mân là một miền gái đẹp bậc nhất ở miệt sông nước Cửu Long. Hôm tôi trở lại Nha Mân, cụ Phan Thị Lợi (82 tuổi) là một trong những mỹ nhân của miền gái đẹp ngày trước. Theo lời cụ Lợi, ngày xưa, con gái Nha Mân, không chỉ đẹp nết mà còn đẹp người.

Cuộc sống của họ cũng đơn giản như bao cô gái ở những vùng quê khác: Ra đồng, làm vườn… Nhà ông Quản Chức thì có chị Tám Ngự, chị Mười Xinh đẹp người đẹp nết. Hay nhà thầy giáo Chữ cũng có con gái đẹp. Chị Bảy Nhẫy, cô Tư Nga là những người mà phụ nữ nhìn cũng mê…


Hằng năm, cứ tết đến, đám trai làng thường kiếm cớ đi chợ tết để nhìn đám con gái làng mình. Cũng theo lời bà, hồi đầu thế kỷ 20, vua Cao Miên cũng tìm sang đây cưới vợ. “Thời xưa, con gái tụi tui chỉ đua nhau may đồ bà ba, tóc dài cả thước. Mỗi lúc đi ruộng là khăn rằn quấn không muốn hết búi tóc trên đầu. Tối về gội đầu là má hay chị em phải phụ. Mà không hiểu sao hồi đó đi mần ruộng cứ phơi cái mặt ra chứ có bịt khăn như giờ đâu, vậy mà da đứa nào cũng trắng”.

Nức tiếng với gái Nha Mân ai ai cũng đẹp, theo người dân, người được mang danh hoa khôi ở đây là bà Nguyễn Ngọc Tiết, con gái ông cả Trọng giàu có nhất vùng. Được sự hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà bà Tiết. Ông Trần Văn Mão, 82 tuổi (chồng bà Tiết) cho biết một tai nạn cách đây mười năm đã lấy đi sinh mạng của bà. Ông kể với vợ với nỗi buồn nhưng xen lẫn tự hào: “Xưa vợ tôi là hoa khôi xứ này đó, nhiều người hỏi cưới bả không chịu, ưng phải tôi nên cuộc đời bà ấy khổ lúc về già”.

Ông nhớ lại, cô gái thứ 11 của ông Cả Trọng (thường gọi cô Mười Một) vốn nổi tiếng là hoa khôi trong vùng. Khi tốt nghiệp tú tài, cô lên Sài Gòn học và quen ông Ba Nhẫn (lúc đó là nhân viên văn thư cho một công ty nhỏ), để lại sự nuối tiết cho nhiều chàng trai nơi đây. Lấy nhau và sinh được hai người con thì giặc Pháp càn vào, ông bà dắt dìu nhau về quê vợ sinh sống.

Cứ tưởng cuộc sống thế là an nhàn, vợ chồng ông sinh thêm 5 người con nữa. Sau giải phóng, vợ chồng ông phải làm thuê làm mướn để mưu sinh. “Nói ngay, gái Nha Mân đẹp người lại đẹp nết, công việc nội trợ giỏi lắm. Nói không phải “mèo khen mèo dài đuôi”, như vợ tôi là một tiểu thư nhưng tháo vác mọi thứ.

Khi gia sản không còn gì, hằng ngày tôi đạp xích lô, vợ tôi ngoài việc đồng án còn nội trợ ở nhà để phụ chồng nuôi con ăn học. Nay 7 đứa con của tôi đều có nghề nghiệp ổn định thì bà ấy bỏ tôi mà đi. Nhưng gái Nha Mân giỏi giang, đó là chuyện của 60 chục năm về trước. Còn con gái bây giờ “loãng” hết rồi. Họ chê công việc ở đây chân lấm tay bùn, bỏ đi xứ khác làm ăn hoặc lấy chồng nước ngoài hết rồi…”.

Theo Hào Hiệp



Tre Xanh CA 07-10-2015
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.16 giây
   
© maitruongxuath.org