Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
92 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 10 năm #13618



Trại Galang Phần 2





Một trong những quán Cafe tại trại Galang I



NHẬP GIA TÙY TỤC


Sáng nay tôi thức dậy sớm vì những tiếng ồn ào sinh hoạt của trại , sau khi rửa mặt xong tôi thấy những người trong barrack họ đã dậy và ăn mặt gọn gàng như chuẩn bị đi đâu , tôi hỏi anh T

- Mấy anh chị chuẩn bị đi đâu vậy?

Anh T trả lời.

- Tụi anh đi học anh văn , em ở đây ít hôm rồi cũng ghi danh đi học để có số vốn anh văn đi định cư chứ.

Tôi trả lời.

- Dạ

Nói xong Anh T cầm chiếc dù đen dài rồi anh rời barrack , tôi đi theo anh ra cửa , khi vừa đến cửa tôi ngạc nhiên thấy được một nếp sống mới cũng như sự nhộn nhịp sinh hoạt của trại Galang này. Vì barrack tôi ở nằm ngay trên con lộ chính, người qua lại rất đông , họ đi lễ , đi chùa, đi chợ , đi học , đi khám sức khỏe , đi nhà thương , v..v..v.

Mới có ngày thứ hai ờ đây nhưng tôi đã thấy được sức sống của trại , sức sống mới của những người xa quê , họ đang cố gắng quên đi những mất mát đau thương , họ đang tìm đường vươn lên xây dựng một cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người, họ đang chuẩn bị hành trang cho cuộc hành trình trên đất nước thứ ba.

Đang ngồi ngó người đi qua đi lại thì mấy anh chị đi cùng ghe hỏi tôi .

- Ngồi đây làm gì, đi rảo bộ cho khuây khỏa và cho biết sinh hoạt trong trại.

Tôi trả lời

- Dạ

Tôi đứng lên đi theo họ, nơi đầu tiên chúng tôi đi thăm đó là nhà thờ Galang 1, từ barrack tôi nhìn lên trên đồi là thấy nhà thờ rồi , nhưng phải đi một quãng đường xa và phải leo lên đồi mới tới nhà thờ.



Nhà Thờ Galang I


Trên đường đi có nhiều điều thú vị lắm , chúng tôi đi ngang qua một quán Cafe, nhìn bên trong người ngồi uống Cafe và hút thuốc thật đông, tôi nói với mấy anh chị trong nhóm .

- Ở đây vui quá , có tiền thì không thiếu gì cả.

Tôi chợt nhận ra rằng trong người mình không có một xu dính túi lấy đâu mà mơ mộng ngồi quán uống cà phê.

Qua quán Cafe là con đường bán hàng rong , nào lá trái cây , nào là giò cháo quẩy , bánh tiêu , Mì hủ tiếu không thiếu món gì , thật đậm đà hương vị quê nhà , đi qua khu buôn bán nhỏ này bên trái là văn phòng ban đại diên , bên phài là con đường lên nhà thờ.

Chúng tôi phải leo dốc để lên nhà thờ , khi lên tới nơi việc đầu tiên là chúng tôi vào cầu nguyện sau đó ra đài Đức Mẹ tạ ơn , từ đài Đức Mẹ nhìn xuống là có thể nhìn thấy toàn cảnh của trại Galang 1, bên kia đồi là ngôi Chùa, chợt tôi lại nhớ đến thầy T , tôi nói với V.

- Mấy hôm nữa công việc ổn định mình lên Chùa thăm thầy T nhá.

V trả lời.

- Không biết mình có sức để leo hay không?

V nói đúng sau những ngày tháng đói khác trên biển , chỉ có 8 ngày ở Kuku để phục hồi sức khỏe, chúng tôi lại tốn gần 1 ngày trên biển để tới đây. Hôm nay mới leo dốc có một chút thôi , mà ai cũng thở hổn hển rồi.

Đối với những người xa quê tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống họ, qua cuộc hành trình vượt biển mỗi một người đều có một cảm nghiệm riêng về đời sống tâm linh cho mình. Vì vậy Nhà thờ Công Giáo, Tin Lành , Chùa chiềng được xây dựng để có nơi cho họ đến cầu nguyện tạ ơn .

Trời một lúc một nóng, thời tiết trên hòn đảo này khắc nghiệt quá , chúng tôi trở về hướng chợ , thay vì đi đường nhựa ,chúng tôi đi đường tắc ngang qua mấy dãy lớp dạy anh văn , tôi nhìn vào một lớp học, học trò trong lớp này đủ mọi thành phần , cụ già có, các ông bà lớn tuổi có, trung niên có, cỡ tuổi tôi có , tất cả đến lớp học để kiếm thêm chút vốn anh ngữ , chuẩn bị cho cuộc hội nhập nơi đất nước thứ ba mà họ sẽ đến. Một lớp học thật đặc biệt lần đầu tiên tôi gặp và đã cho tôi nhiều cảm xúc .

Không bao lâu qua dãy trường học là chúng tôi xuống đến chợ , lại một ngạc nhiên đến với tôi , bước qua hàng rau , nhìn những trái bầu trái bí xanh ngon, những bó rau muống , rau khoai không thua gì quê nhà , tôi mới hỏi thăm chị bán rau.

- Rau ở đâu mà trông xanh ngon quá vậy chị.

Chị trả lời

- Những người đến đây trước họ trồng , phần người dân Lào họ từ Thái Lan sang , họ mang theo hạt giống, họ rất cần cù , khai hoang rừng và họ trồng rau và bầu bí , họ mang ra chợ này họ bán.

Chúng tôi rảo bước qua hàng cá tươi , nhìn cá tươi tôi lại nhớ về KuKu , nhớ những ngư phủ nơi đó , họ đã để lại trong ký ức tôi biết bao kỷ niệm, nhất là những buổi sáng đi đổi cá ngoài cầu tàu.

Qua dãy hàng thực phẩm là những gian hàng tạp hóa , sạp bán quần áo , vải vóc rất sầm uất .

Trời cũng về trưa chúng tôi trở ngược về barrack, đi ngang qua văn phòng phát thơ và văn phòng đổi tiền , thấy rất đông người xếp hàng chờ lảnh thơ và đổi tiền, giờ tôi mới hiểu tại sao những người xa quê nơi đây có tiền mua sắm , vì họ có người thân ruột thịt hay bạn bè đang sống ở nước thứ ba gởi tiền viện trợ cho họ trong thời gian ở đây , còn một số người mang theo ít vốn khi rời Việt Nam trên đường đi không bị cướp , nên họ còn đồ qúy bán đi để tiêu dùng.

Chúng tôi trở về Barrack trời đã trưa , bác P đã nấu xong cơm, khi gặp chúng tôi bác hỏ.

- Đi đâu mà lâu thế , có gì lạ không? ngày mai đi cho bác đi theo nhé.

Tôi trả lời bác.

- Ngày mai cháu sẽ dẫn bác đi tham quan cho biết .

Chúng tôi ăn cơm xong thì trời đổ mưa , mưa ở đây lớn quá , anh T nằm kế tôi nói .

- Mưa trên đảo này có lúc liền tù tì đến 7 ngày mới tạnh , tạnh xong thì trời lại nóng khủng khiếp.

Tôi hỏi tiếp.

- Như vậy ai cũng cần có một chiếc dù phải không anh?

Anh T trả lời.

- Em mới đến chưa có dù , ở vài hôm có người đi định cư , xin họ một cái để che nắng che mưa.

Chúng tôi nằm nghe anh T kể chuyện trong trại mà ngủ hồi nào không hay. Đến khi thức dậy thì trời đã xế chiều , ngoài trời những cơn mưa nặng hạt vẫn tiếp tục đổ xuống .

Tôi nói với V và bác phá .

- Mưa kiểu này chỉ có ăn xong rồi trùm mền ngủ thôi , chờ sáng mai xem sao.

Cơm tối xong ai nấy đều chui vào mùng trùm mền, đọc kinh tối xong tôi nằm nhớ lại những sinh hoạt mà chúng tôi đã thấy hôm nay , một cuộc sống mới. Khác với quê nhà , khác với đảo KuKu , cuộc sống của trại Galang , chúng tôi lại bắt đầu học và tập làm quen với nếp sống nơi đây.

Tôi nói với bác P

- Bác ơi không gì bằng thổ địa của mình.

Bác P nói với tôi.

- Đúng rồi nhưng nhập gia thì phải tùy tục chứ.

Chợt một bài hát quen thuộc được phát lên trên đài phát thạnh .




- Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa...

Ngoài trời vẫn mưa , nằm trùm mền nghe nhạc tôi lại chạnh lòng nhớ nhà , đây là tâm trạng không phải của riêng tôi, mà là tâm trạng chung của những người xa quê , và rồi tôi lại thiếp đi trong tiếng nhạc và tiếng mưa rơi .

Galang 4 tháng 12 năm 1981



Tre Xanh CA 08-11-2014

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 10 năm #13786




GALANG 1 ĐẾN GALANG 2 VỀ GALANG 3



Hôm nay tôi và bác P đi lễ sáng như thường lệ , sau khi rước lễ xong tôi đang đứng cầu nguyện , thì đằng sau lưng tôi có tiếng gọi nhỏ.

- Thế D , Thế D

Khi nghe đến hai tiếng Thế D tôi hơi bàng hoàng vì ở đảo này ngoài những người đi cùng ghe ra thì tôi không có quen biết ai cả . Tôi cố giữ bình tĩnh quay lại theo tiếng gọi phát ra , thật là một xúc động khi nhận ra người gọi tôi là người bạn học cũ hồi trước năm 75 ở Sài Gòn , lễ vừa xong chúng tôi chạy ra ngoài. T vỗ vai lên vai tôi và nói.

- Kỳ này mày trổ mã ra rồi , tao nhìn mãi mới dám nhận , may mà còn nhớ cái miệng và nụ cười của mày.

Tôi cười và nhìn T , nói

- T không khác xưa chút nào , vẫn vậy dễ nhận ra lắm.

Đang lúc chúng tôi hỏi nhau làm sao đến được đảo này và kể cho nhau chuyến đi định mệnh của mình thì có tiếng bác P gọi.

- Tớ mới gặp người Kb cũ cho hay là ở Galang 2 có vài người quen từ Thái Lan đưa sang .

Bác rủ tôi đi sang Galang 2 ngay để thăm và nhờ xem có ai đi Mỹ để gởi thơ về cho gia đình ở VN hay là chúng tôi đã đến bờ bằng an. Tôi từ giã T sau khi xin số barrack của T.

Đường từ Galang 1 sang Galang 2 chúng tôi phải đi qua Galang 3 , may mà khi mới tới tôi tìm hiểu được sao lại chia ra các trại như vây.

Galang 1 là nơi dành cho người mới tới , và cho những người đi định cư các quốc gia khác trừ đi Mỹ.

Galang 2 là nơi dành riêng cho những người đã được nhận đi Mỹ họ từ Galng 1 vào, từ Thái lan sang và sau này từ Mã Lai sang để học anh văn và đời sống văn hóa Mỹ.

Galang 3 là nghĩa trang nơi định cư vĩnh viễn của những người quá cố mất trên đảo Galang này.

Con đường tráng nhựa nhỏ nối liền từ Galang 1 sang Galang 2 thật đẹp và mát vì nó năm ở giữa rừng , có lúc lên dốc , có lúc xuống dốc , đường hơi quanh co một chút nhưng nhờ có bóng cây rừng đôi lúc người thấy mát lạnh. Đi được một lúc bác P nói với tôi .

- Tớ thấy bên trái có mấy cái mộ kìa. Nhìn buồn quá.

Tôi không trả lời bác , nhưng không hiểu sao chân tôi làm như bước nhanh hơn và da gà nổi cùng mình. Bác P biết tôi sợ bác nói.

- Đằng ấy ban ngày ban mặt mà sợ ma à , nhát thế.

Tôi nhìn bác nhưng vẫn không nói , và hình như chân bác lại bước nhanh hơn chân tôi thì phải ? tôi nghĩ thầm trong bụng.

- Hình như bác cũng sợ ma như cháu.

Nhờ sợ ma mà hai bác cháu đi tới Galang 2 hồi nào không hay, nhìn khung cảnh ờ đây khác với Galang 1 . Barrack ở đây dựng theo kiểu nhà sàn , hai tầng trên là phòng ngủ , dưới là bếp chổ ăn và bàn sinh hoạt ban ngày , nhìn khang trang lắm , nói chung là cuộc sống có phần riêng tư một chút.

Đi qua mấy barrack chúng tôi lại hỏi thăm, mấy lần như vậy, cuối cùng cũng đến được barrack người quen , trời đã vào trưa hai bác cháu ngồi nghỉ dưới chân cầu thang cho đỡ mệt , khí hậu nóng quá , bác P bảo tôi lên gõ cửa , tôi ngần ngại nhưng vẫn nhè nhẹ bước lên. khi vừa tới cửa tôi hồi hộp và sợ gõ lộn nhà và người trong phòng không phải là anh Q chúng tôi muốn gặp .

Nghe lời bác P tôi gõ cửa phòng vài cái , nhưng bên trong im re không có ai trả lời cả, tôi chuẩn bị gõ lần thứ hai thì cánh cửa tự động mở ra , Anh Q nhìn tôi như là nhìn thấy ma mới hiện hình vậy , mắt anh trợn to và hỏi tôi.

- Chú mày làm gì ở đây?

Tôi cười thật lớn và hỏi lại anh .

- Anh làm gì ở đây ? sao nói là ở Thái Lan mà.

Anh Q cũng không ngờ trái đất tròn , chúng tôi lại gặp nhau trên hòn đảo Galang này. Anh Chào Bác P và hỏi.

- Hai ông cháu ăn gì chưa?

Bác P trả lời.

- Chưa . lễ xong chúng tôi đi thẳng vào đây.

Anh Q lấy mấy gói mì gói và đi xuống bếp , anh nấu ba tô mì. chúng tôi ăn trưa bằng mì gói. Đã lâu lắm rồi từ ngày rời cái đất Sài Gòn tôi chưa có dịp nào ăn lại món ăn mì ăn liền như hôm nay. Ngon miệng lắm , vì vui gặp lại người thân quen, cùng quê trên xứ người này.

Anh Q làm trợ giáo đáng lẽ anh phải đi phụ giáo trưa nay , nhưng vì có khách anh bỏ phụ hôm nay. Ăn xong anh mặc quần dài dắt tôi và bác P ra một quán Cà Phê gần đó.

Lần đầu được vào quán uống nước tôi thích lắm , vì những người không tiền như chúng tôi được vào quán thì thật là một việc khó, anh Q nói.

- Bác và em uống gì cứ gọi.

Anh nói tiếp.

- Cũng may khi sang tới đây biết chút tiếng anh , đi phụ giáo và dạy thêm cũng có tiền sài vặt.

Bác P thì uống Xí muội soda còn tôi thì ly milo. uống nước xong , phần trời nóng anh Q lại dắt chúng tôi về barrack anh. Chúng tôi vào phòng nói chuyện , hỏi nhau chuyện Việt Nam , Thái lan và chuyện trong trại , căn phòng anh gần góc rừng nhờ vậy mà có gió mát thổi vào, tôi ngã lưng và ngủ hồi nào không hay.

Khoảng hơn 4 giờ chiều thì loa phóng thanh phát lên như báo động vậy.

- Xin thông báo đồng bào nào đã uống rượu hôm nay , mau ra bệnh viện để được rửa ruột.

Nghe thông báo xong bác phá gọi tôi .

- Dậy D ơi trong trại có chuyện lớn rồi.

Tôi tỉnh giấc và ngồi nghe thông báo , đài phát thanh phát lên liên tục, và thông báo lần này như một tiếng sét đánh vào tai chúng tôi , những người đang sống tại đây

- Xin đồng bào không được uống rượu , vì đã có 5 người đã chết hôm nay vì uống rượu .

Tin 5 người uống rượu chết đã làm cho cả hai trại buồn, điều đáng buồn hầu hết họ là trợ giáo , trên đường đi dạy về ngang Barrack học trò đang nhậu , gặp các thầy nên trò mời Thầy uống vài ly cho vui , không ngờ những ly rượu tình nghĩa này đã lấy đi 5 mạng người cả thầy lẫn trò.

Anh Q nói với chúng tôi.

- Họ là bạn của anh , hên là hôm nay ở nhà , chứ không là toi mạng rồi.

Trời đã chiều phần luật trong trại không cho phép người ở trại này sang trại kia ngủ qua đêm, tôi và bác P cho anh Q số barrack ngoài Galang 1 rồi xin phép ra về.




Nghĩa Trang Galang ( Galang 3 )

Trên đường về vừa tới nghĩa trang , nơi mà người gọi là Galang 3 tôi nói với bác P.

- Nơi đây sắp đón nhận năm người xa quê nữa rồi bác ạ.

Lần này tôi không cảm thấy sợ như ban sáng , nhưng tôi lại cảm thấy xót xa cho một kiếp người , một cuộc sống chóng qua , có ai biết được sáng này tôi ngang qua đây chưa có gì , mà lúc tôi trở về thì 5 người chuẩn bị chôn vùi nơi đây.

Tôi và bác P không nói chuyện , hai bác cháu cứ tội nghiệp cho những người mất hôm nay , mãi nghĩ mông lung về cái chết , chúng tôi đã về đến barrack. Tôi vôi lấy quần chạy đi tắm , rồi phụ bác P làm cơm tối. Trong bữa cơm V hỏi tôi.

- Mày có thấy mấy ông chết đó không?

Tôi trả lời

- Không chỉ có nghe trên loa thôi.

Cơm tối xong. Tôi , V và bác P đọc kinh đi ngủ. Tôi cũng đã thấm mệt sau một ngày đi Galang 2. Nằm trùm mền thiu thiu ngủ, thì lao phát thanh lại phát nhạc lên .

- Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi cát bụi tuyệt vời. Mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài .Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi .......

Nằm nghe bài nhạc buồn quá , nghĩ lại thân phận của người xa quê khi rời Việt Nam may mắn đến được Galang 1 , sau thời gian chờ đợi được Mỹ nhận và vào Galang 2 để học , tưởng rằng sau vài tháng sẽ định cư ở Mỹ nào ngờ lại chôn xác ở Galang 3 này . Và rồi sau này những người xa quê đi hết , họ nằm lại nơi đây một mình . Không bạn bè không người thân.

Nằm miên man cảm nhận thân phận mỏng dòn của kiếp người kèm theo tiếng nhạc trên loa phát thanh đã ru tôi ngủ hồi nào không hay.

Galang 5 tháng 12 năm 1981

Tre Xanh CA 16-11-2014

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 9 năm, 10 tháng #14738

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC.


Thấm thoát chúng tôi đã đến đảo được hai tuần rồi , những thủ tục nhập trại đã xong , giờ chỉ chờ một nước nào đó họ nhận, làm thủ tục, khám sức khỏe là đi định cư , những người đi theo diện này chúng tôi gọi là diện chùa , còn những người có thân nhân đang ổ nước thứ ba trong tương lai họ sẽ đoàn tụ với người thân họ , diện này gọi là diện đoàn tụ.

Thời gian sống nơi đây đối với chúng tôi là một thời gian chiến đấu không ngừng , làm sao quên được nổi nhớ quê hương , gia đình người thân? kế đến là lo không biết tương lai mình sẽ về đâu? Úc châu? Mỹ Châu hay u châu? , cuộc sống trong một trại lớn như vậy thật là xô bồ , chúng tôi không có thân nhân nên sinh hoạt hàng ngày chật vật , thiếu thốn nhiều thứ , như quần áo , đồ dùng cá nhân. Nhưng vấn đề này không quan trọng với chúng tôi. Điều mà chúng tôi phải làm trước mắt là trao giồi anh ngữ cho thật khá để khi đến nước thứ ba tạo lập cuộc sống mơi. Chúng tôi như một đứa trẻ bập bẹ học nói.

Rất may mắn trong trại có mở rất nhiều lớp ESL , vào phòng lab đề nghe. Chúng tôi đã ghi danh tuần trước , hôm nay là ngày đầu tiên đi học.

Ngày đầu tiên đi học hồi bé thì còn có Mẹ cùng đi đến trường , tập đọc abc bằng tiếng mẹ đẻ của mình , còn hôm nay ngày đầu tiên đi học không có Mẹ nhưng ngôn ngữ là của người ta. phần ai cũng lớn tuổi học ngôn ngữ mới thật là khó . Đây chính là khó khăn của những người xa quê.

Trong lớp tôi hôm nay có đầy đủ mọi lớp người , ông bà già có, những người lớn tuổi như cha mẹ chú bác mình cũng có và chúng tôi là nhỏ nhất , vì các em dưới 18 đã có lớp và chương trình học riêng.

Ngày đầu tiên đi học anh văn chúng tôi bắt đầu bằng những bài căn bản như : tập đọc abc , tập đếm số 1234 và tập trả lời họ tên , tuổi , ngày sinh ..v..v

Hôm nay có một kỷ niệm khó quên với chúng tôi đó là giờ tập trả lời họ tên, tuổi tác, có một anh được cô giáo hỏi :

- How are you? ( có nghỉa là anh có khỏe không )

Nhưng vì ngày đầu nghe chưa quen nên anh tưởng hỏi anh là bao nhiêu tuổi ( How old are you?. thay vì trả lời I am fine thanks ( Cám ơn anh tôi khỏe ) thì anh lại trả lời thế này :

- I am dirty , my wife dirty too ( tôi dơ vợ tôi cũng dơ luôn )

Ý của anh là :

- I am thirty and my wife thirty too ( tôi 30 tuổi vợ tôi cũng 30 tuổi )

Nhưng vì chưa quen nên phát âm ra như vậy, rất là dể hiểu lầm , cả lớp đựợc cười một mẻ thật vui, sau đó cô giáo lại hỏi một bác trai khoảng hơn 50 câu như thế này.

- Who do you sleep with ?

Bác rất nhanh trả lời ngay , bác chỉ tay vào cô giáo và trả lời :

- I slept with your wife ( tôi ngủ với vơ anh )

Thay vì bác trả lời :

- I slept with my wife ( tôi ngủ với vợ tôi )

Cả lớp lại oà lên cười , lúc này chúng tôi chưa phân biệt rỏ ràng về hai chữ your và my ( có nghĩa là sở hữu anh và tôi ) không khí trong lớp học thật là vui nhộn , chúng tôi vui cười và tập trả lời những câu hỏi một cách hồn nhiên , mọi người đã quên đi tuổi tác và hoàn cảnh của mình , giờ chỉ còn là những học trò ngày đầu tiên đến lớp tập đọc , tập nói .

Ngày đầu tiên đi học của những người xa quê như chúng tôi là một cố gắng đầu tiên của những chuổi ngày tha hương trên xứ người, nhưng đây mới chỉ là một trong những khó khăn ban đầu chúng tôi phải vượt qua đó là hàng rào ngôn ngữ.

Mải mê học trong lớp mà trời đã điểm 12 giờ trưa hồi nào không hay, tiếng kẻng báo buổi học sáng đã kết thúc , chúng tôi chào cô giáo ra về , trên đường về chúng tôi cứ lập đi lập lại chuyện trong lớp ai nấy đều cười thật vui , quên mất cái nóng của hòn đảo Galang này.

Galang 14 tháng 12 năm 1981



Tre Xanh
CA 31-01-2015

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 9 năm, 9 tháng #14938



CHIẾC QUẦN TÀ LỎN ÂN TÌNH.


Thời gian ở đảo đã gần 2 tháng , hầu hết những người trong ghe chúng tôi tạm ổn định cuộc sống , từ cái ăn cái ở , còn cái mặc các anh em đàn ông chúng tôi đang gặp khó khăn , số là khi rời Việt Nam sang đến đảo chỉ còn có một cái quần tà lỏn mẹ may năm nào mà thôi.

Trong trại có kho quần áo cũ nhưng phần đông quần áo trong kho xã hội dành cho phụ nữ , do đó quần áo dành riêng cho anh em chúng tôi thì không , phần vì sợ và ngại nên những anh em mới lớn như chúng tôi không vào kho quần áo để lựa.

Mỗi một đứa có một cái quần tà lỏn mặc trên mình , nó cũng tả tơi theo năm tháng rồi , nhưng vì không có nhu cầu nên chúng tôi phải mặc , hàng ngày đi tắm , anh em chúng tôi lần ra suối để tắm , khi đến nơi tất cả cởi chiếc quần tà lỏn vắt trên hàng rào rồi xuống suối tắm sexy trăm phần trăm, một đứa đứng canh gác không cho phụ nữ đến gần, sau khi tắm xong bọn tôi lại mặc nó rồi đi về .

Có hôm xui có phụ nữ đi qua thì cả đám phải ngâm mình dưới suối đến nhạt cả môi mới dám về .

Hôm nay sau khi đi học về đến Barrack thì biết Chị H đi cùng ghe vừa liên lạc được với anh chị đang ở Mỹ và anh có gởi ít tiền cho chị tiêu dùng trong trại. Chị H là chị ruột của Ch bạn học cùng khối với tôi tại Trường cấp III Tân hiệp, nhưng số mạng ngắn ngủi Ch đã chết trên đường vượt biển , tôi mới biết chị khi chúng tôi đến đảo mặc dù chị đi cùng ghe và ở KuKu với tôi .

Hôm nay Thấy chị vui lắm vì chẳng bao lâu chị sẽ rời xa hòn đảo này. Còn chúng tôi những đứa con mồ côi thì buồn năm phút , không biết khi nào chúng tôi sẽ đi định cư , mãi thẩn thơ ngớ ngẩn mà trời tồi hồi nào không hay.

Sáng hôm sau chị H ra chợ sớm để đồi tiền , khi về tôi thấy chị mua một sấp vải màu xanh dương , ban đầu ai cũng nghĩ chị may quần áo cho chị và đứa em trai đi cùng. Một lúc sau khi chị về , tôi thấy chị và chị T lấy kéo thước ra bày trên phản , rồi chị gọi tôi

- Dũng em đi gọi mấy đứa về đây chị nhờ.

Tôi trả lời

- Dạ

Sau đó chạy đi tìm V, H, K , D về gặp chị.

Sau khi về đến nơi chị gọi tên từng đứa và lấy số đo , sau khi đo xong chúng tôi mạnh ai nấy đi , để mình chị và chị T làm gì thì làm.

Chiều về chúng tôi lại ra suối tắm như mọi ngày vẫn như cũ , một cái quần tà lỏn tả tơi , khi về đến nhà cơm tối xong , chị H gọi chúng tôi lại và nói.

- Chị chờ ngày này lâu rồi , hôm nay chị có tiền , chị may cho mỗi đứa một cái quần đùi , để mà thay đổi , chứ ai mà ra suối tắm hoài như vậy , rồi còn đi tắm biển thì sao? , các em lớn hết rồi cũng cần kín đáo một chút.

Nói xong chị trao cho mỗi đứa một cái quần tàn lỏn mới may , đến phiên tôi nhận cái quần thì nước mắt tôi chảy ròng vì cảm động.

Nơi xứ lạ quê người , trong trại tiền rất cần thiết cho cuộc sống nhất là đối với chị là con gái nhu cầu cần hơn chúng tôi, nhưng chị đã không dành riêng cho chị, chị chia sẻ cho chúng tôi , chị dã dành phần tiền ít ỏi này để may quần cho chúng tôi , một hy sinh thật đáng trân trọng.

Suốt đêm tôi cầm cái quần mới mà nhớ đến Mẹ và gia đình thật nhiều, Tôi thầm tạ ơn Trên cho chúng tôi gặp chị , để chúng tôi cảm nhận và học được bài học tình người nơi đây.

Chiều hôm sau chúng tôi ra suối tắm như mọi ngày nhưng lần này khác với những lần trước , chúng tôi không cần phải cho người canh phụ nữ nữa vì đứa nào cũng có cái quần thứ hai để thay đổi , tắm xong đứa nào cũng mặc cái quần xanh dương mới mà về Barrack , trông đều như nhau, nếu người ngoài nhìn vào tưởng chúng tôi là anh em ruột.

Khi về đến nhà tôi thấy chi H , Chị T , Bác P và mấy người trong barrack nhìn chúng tôi rồi cười thật tươi, nhất là thấy mấy anh em chúng tôi ai cũng mặc chiếc quần tà lỏn mới may từ suối về.

Đêm hôm nay tôi trằn trọc không ngủ được , mặc chiếc quần tà lỏn mới mà nước mắt tôi chảy hoài , tôi cảm động ân tình mà chị H đã dành cho chúng tôi , tuy chỉ là một cái quần tà lỏn thôi, nhưng trong lúc này , hoàn cảnh này nó rất quý .

Cho dù chúng tôi sau này sống nơi đâu , làm ông này bà nọ đi nữa CHIẾC QUẦN TÀ LỎN ÂN TÌNH này sẽ mãi theo và sống trong tâm thức mỗi người chúng tôi.

Chúng em xin tri ân tấm chân tình chị H đã dành cho chúng em nơi hòn đảo Galang này.

Galang ngày 2 tháng 2 năm 1982


Tre Xanh CA 13-2-2015

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 9 năm, 7 tháng #16028

  • Thanha
  • không trực tuyến
Chào Tre Xanh,

Nhớ bài " Hồi ký người xa quê" của Tre Xanh quá!

Hồi ký này rất có giá trị đó Tre Xanh, luôn là kỷ niệm khó quên đi theo mãi những người con nơi hải ngoại. Cách viết không thua gì một nhà văn thật thụ, có cả hình ảnh thật sự và minh họa thêm những bài hát hợp tình làm tăng thêm cảm xúc.

Để kỷ niêm 40 năm, Tre Xanh cầm bút lên nhé, thầy cô và các bạn chờ.

Cám ơn em lần nữa về bài hồi ký.


TC 27.4.15

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 9 năm, 7 tháng #16060

Chào TC , chị Thanh Cẩm .

Cám ơn TC và chị Thanh Cẩm đánh thức người Xa Quê . Bận quá hôm nay mới dám trả lời , mong TC anh chị em thông cảm cho .

Kính
em

Tre Xanh CA 30-04-2015
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.15 giây
   
© maitruongxuath.org