Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
82 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 6 năm, 11 tháng #20975

GIA ĐÌNH MỚI BARRACK 86
(Hồi Ký Người Xa Quê)

Thời gian trôi qua mau quá, mới đó chúng tôi đã ở trên đảo này 5 tháng rồi, cuộc sống tạm ổn định thì hôm nay anh Barrack Trưởng đi họp về anh nói:

- Barrack 94 chúng ta Cao Ủy sẽ dùng cho nhà trẻ do đó chúng ta sẽ phân tán số người ra nhiều barrack khác nhau.

Cả đám chúng tôi nghe xong ai cũng buồn vì anh em cùng tàu sẽ không còn sống chung một mái nhà nữa, phần lo là mình sẽ về Barrack nào? đang bâng khuâng thì anh Barrack Trưởng lấy danh sách và cho chúng tôi biết là ai sẽ đi đâu, anh gọi tôi lại và nói:

- Em bác P, K và V ( 4 người cùng Phố KB ) sẽ về barrack 86, ngày mai thu xếp hành lý sang Barrack 86 nha.

Tôi trả lời một cách nhanh chóng.

-Dạ

Đêm đó chúng tôi không ngủ được vì phải thu xếp cho ngày mai về nhà mới, hành lý thì cũng chẳng có gì ngoài cái mền cái mùng của Cao Ủy cho và bộ quần áo rách từ quê nhà mang theo. Nằm nói chuyện với Bác P rồi thiếp đi hồi nào không hay. Đang mơ mơ màng màng thì có tiếng bac P gọi.

- Dũng dậy mau , còn dọn nhà cho sớm.

Tôi tỉnh giấc thì ra trời đã sáng hồi nào không hay, nhưng trong người mệt vì mất ngủ đêm qua, tôi trả lời bác P.

-Dạ

Sau khi thu xếp xong, tôi, V, K và bác Phá từ dã anh em trong Barrack, lần này ra đi không buồn lắm vì anh em còn thấy nhau chỉ ở khác nhà thôi,

Chúng tôi đi thẳng về hướng đường ra biển, qua mấy quán Cafe thì Barrack 86 nằm bên phải , mấy bác cháu đi vào cửa gặp anh Barrack trưởng chờ sẳn ở đó, anh hỏi chúng tôi với giọng miền nam.

- Mấy người từ Barrack 94 đến hả.?

Tôi trả lời.

-Dạ

Anh lấy danh sách và dẩn chúng tôi vào trong Barrack rồi nói tiếp.

- Barrack này chỉ còn 6 gia đình tất cả đều có bà con với nhau, họ là dân làm biển quê ở Bãi Giá Sóc Trăng. Mấy người coi chổ nào trống thì vào chổ đó tuỳ ý, Tôi trả lời

-Dạ

Sau khi chọn chổ xong, bỏ mùng mền vào góc nhà Bác Phá bảo tôi.

- Cậu phụ làm cái bếp rồi nấu cơm ăn, trưa rồi.

Tôi trả lời

-Dạ

Bữa cơm trưa hôm nay đơn giản chỉ có cơm trắng và mấy miếng Ba tê chiên mặn với muối, ăn xong mấy bác cháu nằm lăn ra ngủ trưa , vì đêm hôm qua mất ngủ.

Sau vài tiếng ngủ trưa chúng tôi thức giấc và nhìn chung quanh mới biết 6 gia đình trong Barrack đang nhìn chúng tôi, có mấy ông bà già cười mỉm chi, mấy đứa trẻ thì vô tư không để ý , thấy vậy tôi đứng dậy đi tới từng gia đình giới thiệu tên mình, quê quán, ai cũng niềm nở đón chào có phần bốn bác cháu chúng tôi thì nói giọng Bắc còn những người trong Barrack nói tiếng Địa Phương, do đó khi nói chuyện có lúc Bác P không hiểu họ nói cái gì thế là tôi làm người thông dịch cho bác P .

Tối đó Barrack họp lại và anh Barrack Trưởng nói.

- Trong tương lai Barrack sẽ đón nhiều người mới do đó cần một Barrack phó để phụ làm giấy tờ phân phát lương thực, dầu đốt v.v.

Anh Barrack trưởng vừa nói xong thì có tiếng phía góc đầu Barrack nói vọng ra của một Bác lớn tuổi.

-Tụi Tụi dân mần chài , không biết chữ , sấp nhỏ cũng không có đi học.

lúc này tay bác chỉ thẳng vào tôi nói

-Chú em đó mần dùm đi

Tôi hơi bối rối vì sợ, nhưng nhìn họ tôi lại cảm thông hoàn cảnh của họ, không do dự Tôi đồng ý ngay. Thế là tôi làm Barrack Phó Barrack 86 ngay ngày đầu tiên dọn vào.

Mấy hôm sau, cuộc sống trong Barrack mới ổn định , chiều đến tôi thường đến hỏi thăm những gia đình trong Barrack, phụ giúp điền giấy tờ, vui đùa với mấy em, có lúc tôi làm ông thẩm phán của phái đoàn Hoa Kỳ tập phỏng vấn họ, để họ chuẩn bị khi được gọi lên phỏng vấn.

Tuy mới có mấy hôm sống trong Barrack mới tôi cảm thấy họ rất gần gủi và dể mến. Một buổi chiều như thường lệ tôi ghé thăm đang lúc cả nhà đang quây quần trò chuyện, một anh có nhã ý nhờ tôi dạy các em học chữ anh nói.

-Chú làm ơn dạy mấy sấp nhỏ biết chữ dùm tụi Tui, mấy bửa rầy Tui thấy sấp nhỏ chơi và mến chú nên Tui mới dám nhờ.

Tôi trả lời.

-Dạ

Thực sự mà nói khi vào đây thấy các em không biết chữ, tôi cũng muốn dạy các em lắm nhưng chưa dám, hôm nay chính bố mẹ các em nhờ , tôi đồng ý ngay thế là sau mấy ngày ở đây tôi có thêm nghề dạy học.

Hàng ngày ngoài việc trao dồi Anh ngữ tôi bận rộn với công việc mới, làm Barrack phó, ông toà, thầy giáo, có lúc tôi cảm thấy mình đang có một gia đình mới. Tôi đưọc mời ăn cơm với nhà này , hôm thì bên kia, và có hôm mấy nhỏ mang sang cho miếng bánh bông lan nướng và gói thuốc từ bố mẹ , ông bà các em cho tôi, có hôm mấy con cá tươi, cuộc sống tôi tốt hơn trước, mặc dù không có tiền trong túi nhưng với tôi thật hạnh phúc , mọi người coi tôi như con cháu, anh em trong nhà.

Một kỷ niêm khó quên khi tôi tập làm thẩm phán phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn bà Sáu, hôm đó tôi giả làm ông thẩm phán Mỹ phỏng vấn bà Sáu Tôi hỏi bà;

- Bà tên gì ? quê quán ở đâu?

Bà trà lời

- Tui tên Bùi thị Lái quê Bải giá Sóc Trăng

Tôi hỏi tiếp.

- Bà có mấy con, hiện giờ ở đâu?

Bà trả lời

- Có một đứa con gái , hiện đang ở Mã lai.

Mỗi lần trả lời câu hỏi này xong, bà bắt đầu khóc vì nhớ con, phần bà không biết khi nào hai mẹ con được đoàn tụ, tôi an ủi trấn an bà, tôi nói.

- Mấy tháng nữa sẽ gặp thôi, quan trọng bà Sáu phải bình tĩnh trả lời cho đúng khi phái đoàn phỏng vấn bà.

Bà gật đầu nói.

-lần sau bà không khóc để cháu tập cho bà rồi họ cho bà đi mỹ.

Tôi cười thầm trong bụng nhưng không biết những gì mình làm có ứng dụng hay không?

Thời gian thấm thoát đã một tháng, nhưng một tháng qua cuộc sống tôi tốt hơn, tinh thần vui và yêu đời hơn vì bên cạnh có những người thân mới, tối nay sau giờ kinh tối tôi trò chuyện với bác Phá

- Bố già mình sang bên nay tưởng buồn nhưng nào ngờ gặp những con người xứ biển chất phát dể thương phải không bác?

Bác Phá trả lời

- Chứ còn gì , Tớ thấy họ thích cậu lắm.

Tôi cười thầm trong bụng và Tạ ơn Chúa cho tôi có dịp gặp họ nơi đây, tuy không cùng quê, không cùng tôn giáo nhưng chúng tôi đã đối xử với nhau thật chân tình, như người thân trong gia đình, đang lúc trò chuyện thì bên kia tôi nghe tiếng ngáy của Bác Phá, tôi lắc đầu cười thầm, chợt cơn gió lạnh thổi vào thêm vài hạt mưa, tôi ngồi dậy đóng cửa xổ cho mưa khỏi hắt vào, kéo cái mền trùm kín người mắt nhắm lại cười thầm và thiếp đi lúc nào cũng không biết. Ngoài trời cơn mưa lớn lại về với hòn đảo nhỏ bé này. Hòn đảo mang tên" Tự Do và Tình Người"

Galang tháng 5, 1982
Tre Xanh.

TB.Xin lỗi cả nhà vì bận rộn công việc mới mãi đến hôm nay Hồi Ký Người Xa Quê mới tiếp tục.

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 6 năm, 10 tháng #21072

BÀI HỌC CẢM THÔNG
( Hồi Ký Người Xa Quê )




Thấm thoát đã 6 tháng sống trong trại Galang này rồi, tôi rất sợ chờ đợi và lo không biết mình sẽ về đâu? ngoài việc học thêm anh ngữ chúng tôi có rất nhiều thơi gian rảnh trong ngày , có lúc tôi cảm thấy chán và sợ cái rảnh rỗi này lắm, nhưng rất may khi về Barrack mới tôi gia nhập Đoàn Thanh Niên Công Giáo, ngoài giờ họp chia sẽ hàng tuần với anh chị em trong khu ra tôi cũng tham gia vào rừng mở suối cho đồng bào có nước tắm, thời gian gần đây có một em bé gái bị đau màng óc rất nặng người thân duy nhất là ba em, vì phải chăm sóc em trong phòng lạnh chờ ngày làm thủ tục rời trại ba em đã mệt mõi ngày đêm trong nhà thương, thấy hoàn cảnh đó Đoàn Thanh Niên Công Giáo nhận gởi Đoàn viên hàng đêm đến phòng lạnh ở nhà thương để phụ ba em, cho dù gia đình em không Công Giáo.

Tôi cũng không ngoại lệ, sáng nay anh nhóm trưởng gọi tôi và nói.

- Tối nay đến phiên em trực trong bệnh viện, nhớ mang theo mền nha.

Tôi trả lời.

-Dạ

Không biết tại sao tôi mau mắn dạ liền? Sau khi cơm tối xong tôi nói với Bác Phá:

- Tối nay cháu vào nhà thương trực bác ngủ trước nhá.

Bác trả lời

- Được rồi

Bác hỏi tôi

- Đằng ấy không sợ à?

Tôi trả lời

- Không.

Bác vừa nói vừa đùa

- Tớ sợ ma lắm

Tôi cười thầm trong bụng rồi ôm cái mền bước ra cửa đi về hướng bệnh viện. Khi đến nơi tôi hỏi thăm người trong bệnh viện

- Chú ơi , chú biết phòng lạnh ở đâu không ?

Chú ấy chỉ vào sau và nói.

- Đàng kía kìa.

Nhìn theo hướng phòng lạnh sao mà mờ mờ ảo ảo, con đường thì tối tối, tôi bắt đầu sợ ma, hai chân đi hình như chéo qua chéo lại, tôi lấy bình tĩnh hít một hơi thở rồi nhắm mắt một mạch đi tới phòng lạnh, khi vào tới cửa tôi mở nhẹ cửa đi vào.

Chợt có tiếng đàn ông hỏi tôi.

- Đêm nay chú trực hả?

Tôi trả lời

-Dạ

Anh ta đứng dậy vào hỏi thăm tôi, lúc này tôi mới biết anh là Ba bé gái nằm trong đó, nhìn anh thật tiều tụy trong bụng tôi thấy tôi nghiệp, tôi nói

- Anh ra ngoài ngủ đi , em trong này coi em cho.

Anh ấy nói

- Trong này lạnh lắm có mang mền theo không?

Tôi trả lời

- Dạ có.

Anh vừa nói vừa chỉ vào cái giường nhỏ gần cái giường nhiều giây và nước biển nói.

- Chú nằm đó phụ Tui khi nào mệt ra gọi, Tui vào thay ca.

Tôi trả lời

-Dạ

Sau khi anh ra ngoài tôi nhìn xung quanh rồi trải mền xuống, lúc đầu tôi ngồi nhìn về cái giường bệnh em bé đang nằm như mình đang coi bệnh, dần dần thân hình tôi cảm thấy lạnh quá, vội lấy cái mền quấn vào người cho đỡ lạnh, ngoài kia có lẽ ba em đã ngủ rổi, không khí im lặng và lạnh, lâu lâu có tiếng động, người tôi nổi da gà vì sợ ma, lúc này tôi nhớ lời Bác Phá hỏi tôi

-Đằng ấy không sợ à?

Nếu giờ Bác Phá hỏi câu ấy lần nữa tôi sẽ trả lời

- Sợ lắm Bác ơi.

Sau hai tiếng trong phòng lạnh người tôi đã thấm mệt và sợ cái lạnh rợn người nơi đây rồi, chỉ mong sao cho trời mau sáng, để tôi xong ca trực có một không hai này.

Lúc đầu tôi ngồi sau mấy tiếng người tôi ngã nghiêng vào sau cùng là nằm co ro vời cái mền con mắt hướng về giường bé gái , nhìn thấy hơi thở em hoi hóp, tôi cầu xin cho em qua khỏi đêm nay.

Mới có mấy tiếng mà con mắt tôi hóp lại, hai môi thâm vì lạnh, da gà thì khỏi bàn nó cứ tự do nổi lên, ớn cả người, lần đầu tiên trong đời nằm trong phòng lạnh nhà thương thấy sợ thật, vì muốn cho ba em có một đêm ngon giấc tôi cố không kêu anh, nhưng một lúc sau tôi ngủ hồi nào cũng không hay.

Và rồi tôi bỗng giật mình vì có bàn tay lay người tôi và nó.

- Sáng rồi chú em.

Tôi giật mình , trong bụng lo thôi chết mình ngủ quên không biết Bé gái có sao không? tôi hỏi

- Em bé có sao không anh?

Anh Trả lời

-Đêm nào cũng vậy thôi sống nhờ thuốc và sống trong phòng lạnh như vậy

Anh thở dài và nói,

-Cám ơn Chú nhiều , Chú thu dọn mền về Barrack rồi ngủ cho khỏe.

Tôi xếp mền lại, trả lời rất mau

-Dạ

Tôi chào anh và đi một mạch về Barrack, khi về tới gặp Bác Phá, bác hỏi.

- Sao đêm qua thế nào?

Tôi vừa nằm xuống vừa trả lời bác

- lạnh run người, sợ quá.

tôi tâm sự với bác.

- Cháu mới có một đêm trong phòng lạnh mà môi thâm mắt hóp như thế này, huống chi là ba của em đã mấy tháng ròng rã vật lộn trong bệnh viện rồi.

lúc này Tôi mệt và từ từ ngủ thiếp đi, trong bụng thì thầm Tạ ơn Chúa cho tôi có cơ hội chứng kiến và thực tập bài học " Biết Cảm Thông " với người gặp khó khăn, tôi ngủ trong tiếng chuyện trò của bác Phá và những người trong Barrack.


Galang 8 tháng 6 năm 1982



Tre Xanh

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 6 năm #21666

GIẤC MƠ THÀNH SỰ THẬT ( DREAM COME TRUE )
(Hồi Ký Người Xa Quê )


Thấm thoát tôi ở trại đã hơn 8 tháng rồi, các anh chị đi cùng tàu đã lần lượt định cư, có một số đã được Mỹ nhận vào Galng II để học anh Anh văn và nếp sống của Mỹ, còn Tôi vẫn dậm chân tại chổ, có lúc tinh thần Tôi khủng hoảng lắm, không biết mình sẽ về đâu, Úc Châu? Âu Châu? hay Châu Mỹ? thực sự khó diễn tả nổi tâm trạng của sự chờ đợi, cuối cùng Tôi chấp nhận phó thác cho sự an bài của Chúa. Có những đêm tôi nằm tự nhủ mình:

- Sang tới đây rồi đi đâu cũng được, ai nhận thì đi.

Đây là câu tự an ủi mình để sống, nhiều lần tôi nghe người ta chọc nhau:

- Chúa đảo.

hay có người còn gọi:

- Con Cao uỷ

thoạt đầu cũng chưa hiểu sau này mới biết là người không có nước nào nhận ở lâu nên làm Chúa đảo nói cho khách sáo là: Sống lâu nên lão làng.

Cứ mỗi lần ra cầu tàu tiễn anh chị em trong ghe đi định cư về là tôi buồn 5 phút, buồn cho số phận, cho giấc mơ chưa tròn của mình, giấc mơ mà bất cứ một thuyền nhân nào cũng ấp ủ đó là : được định cư ở nước thứ ba.

Hôm nay thứ bảy 14 tháng 8 trên đường từ nhà thờ về chợt nghe thông báo trên loa phóng thanh:

- Thông báo của phái đoàn Hoa Kỳ, Thông báo của phái đoàn Hoa Kỳ,

Khi nghe đến phái đoàn Hoa Kỳ thì tôi cứ nhớ đến những câu chuyện của những người bị từ chối đi Mỹ họ nói:

- Mỹ điên.

Và hôm nay tôi thầm trong bụng đúng là Mỹ điên vì rất ít khi phái đoàn Hoa Kỳ kêu người phóng vấn vào chiều ngày thứ bảy vào buổi chiều như vậy, sau phút suy tư mông lung thì tôi lại nghe thông báo phát lên:

- Phái đoàn Hoa Kỳ xin mời hai đồng bào có tên sau đây lên gặp phái đoàn Hoa Kỳ để được phỏng vấn.

Tên đầu tiên là chú Kỳ người thông dịch cho phái đoàn Hoa Kỳ còn tên thứ hai tôi nghe tiếp:

- Phái đoàn Hoa Kỳ xin mời đồng bào tên Hoàng Thế Dũng sinh ngày 10 tháng 4 năm ....đi tàu AG184 số INS ... đúng 3g chiều có mặc tại văn phòng Cao Ủy để được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn.

Sau khi nghe tên mình trên loa phóng thanh, tôi không tin là sự thật cố nghe lại một lần nữa:

Chúng tôi xin lập lại:

- Phái đoàn Hoa Kỳ xin mời đồng bào tên Hoàng Thế Dũng sinh ngày 10 tháng 4 năm ....đi tàu AG184 số INS ... đúng 3g chiều có mặc tại văn phòng Cao Ủy để được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn.

Lần này thì không sai, tên tôi, đúng rồi, tôi chạy về Barrack cho thật nhanh để chuẩn bị cho kịp phỏng vấn. Khi về đến nhà Bác Phá bà Sáu và mọi người trong Barrack ngồi chờ ngoài cửa khí thấy tôi về ai cũng cười và mừng cho tôi, tôi cảm động lắm, không phải một mình tôi mong, nhưng những người xung quanh cũng quan tâm cho việc định cư của tôi. Tôi cười chạy vội vào chổ tôi nằm lấy cái quần tây dài ống loe của mẹ may cho trước lúc đi và cái áo Polo cũ màu nâu của một người bạn để lại trước khi họ đi định cư, ngoài bộ đồ này còn giấy ID( chứng minh ) của Cao ủy làm khi nhập trại tôi không có gì để mang theo đi phỏng vấn cả.

Trước khi đi tôi ngồi rất yên tịnh, thầm đọc kinh cầu nguyện. Ngày mai là ngày Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

- Xin Mẹ , Chúa Thánh Thần soi sáng cho con để trả lời.
- Xin Mẹ cho họ nhận con.

Sau khi cầu nguyện xong tôi đi tắm và bắt đầu lên bộ, nói lên bộ cho sang, chứ thực ra đó là cái quần rách đít và cái áo thung củ kỷ, nhưng không hiểu sao hôm nay mặc nó đẹp lạ thường, tôi tự an ủi mình.

Gần đến giờ Bác Phá cũng chuẩn bị đi với tôi, sau khi chuẩn bị xong, hai bác cháu rời Barrack vừa đi vừa nói chuyện trên tay mỗi người một cái dù đen, lần này con đường lên văn phòng Cao ủy sao mà ngắn thế? tôi tự hỏi mới có vài câu chuyện đã đến rồi.

Khi tới nơi tôi gặp Chú Kỳ người thông dịch cho phái đoàn tủm tĩm cười , Chú hỏi tôi:

- Em đến chờ phỏng vấn phải không?

Tôi trả lời :

-Dạ.

Tôi hỏi Chú:

- Chú phỏng vấn xong rồi hả?

Chú cười gật đầu, tôi hỏi tiếp:

- Chú được nhận rồi phải không?

Chú trả lời:

- Lần này thì được rồi.

Tôi cười và mừng cho chú, nhưng lại lo cho mình, vì kêu có 2 hộ, nhận một hộ rồi còn mình? thật la hồi hộp quá. Đang suy nghĩ thì anh thư ký kêu tên tôi:

Anh nói;

- Đến phiên em rồi.

Tôi trả lời

- Dạ.

Tôi đi thẳng đến bàn có ông Mỹ già, Ông là thẩm phán chuyên phỏng vấn người đi định cư tại Hoa Kỳ, quyền sinh sát trong tay ông này, bên cạnh ông là chú Kỳ thông dịch viên, người mới được ông nhận. Khi tới trước bàn tôi cuối đầu chào và đứng yên chờ mời ngồi, vì tôi nghe những người đi phỏng vấn trước kể lại, có người bị đánh rớt vì chưa mời mà kê đít ngồi rồi. Sau khi chào xong tôi thấy Ông thẩm phán giơ tay mời ngồi, Chú kỳ nói:

- Ông mời em ngồi.

Tôi trả lời:

- Dạ

Sau khi ngồi ông ấy hỏi tên tuổi và những thông tin cá nhân xem có đúng là tôi không, sau khi chứng minh là tôi ông hỏi.

- Ba tôi làm gì? sao lại mất tích?

Sau khi trả lời ông hỏi tiếp.

- Tôi có nhớ số quân và đơn vị Ba tôi làm không?

Tôi trả lời rất rỏ vì trước khi rời Quê tôi thường xếp giấy tờ giúp Mẹ nên những thông tin này tôi thuộc làu, tôi thầm nghĩ mình trúng tủ rồi, Sau khi trả lời xong, Ông hỏi tiếp:

- Tại sao tôi lại chọn đi Mỹ chứ không chọn đi Úc hay các nước khác.?

Tôi thật thà trả lời.

- Khi bước chân xuống thuyền vượt biển tôi nói tôi đi Mỹ chưa bao giờ nghĩ đến đi nuớc khác.

Ông cười thật to , làm tôi sợ run lên, không biết câu trả lời của mình có làm ông bực hay không?

Ông nói :

- Câu hỏi cuối cùng:

- Nếu được sang Mỹ tôi sẽ làm gì?

Tôi từ từ trả lời.

- Tôi còn trẻ, nếu được sang Mỹ tôi sẽ tiếp tục học, ra trường kiếm một việc làm nuôi bản thân.

Sau khi trả lời xong tôi thấy ông cười và gật đầu nhìn sang Chú Kỳ nói cái gì đó tôi không hiểu, tôi thấy vậy run quá, thầm trong bụng giờ là giây phút quyết định cuộc đời của tôi, tôi nhìn Chú Kỳ , Chú cười và nói.

- Chúc mừng em, Phái Đoàn Hoa Kỳ chấp nhận cho em vào Hoa Kỳ. Đây là Số IN của em.

Tôi mừng quá cuối đầu cám ơn sau đó ông thẩm Phàn mời tôi đứng lên giơ tay tuyên thệ, tuyên thệ xong ông bắt tay tôi và nói:

- Good Luck.

Tôi trả lời

- Thank you.

Ông thu xếp túi sách và rời văn phòng để trở về Singapore cho kịp. Còn tôi sau khi cám ơn Chú Kỳ xong cầm tờ giấy số IN mừng qúa chạy ra gặp Bác Phá, hai bác cháu ôm nhau nhảy, Tôi và Bác không về nhà đi thẳng lên Đài Đức Mẹ, tạ ơn, sau khi tạ ơn xong, có ông chụp hình Bác Phá bảo:

- Chụp Phô hình kỷ niệm Tớ trả tiền cho.

Tôi cũng chụp một Phô kỷ niệm ngày

GIẤC MƠ THÀNH SỰ THẬT ( DREAM COME TRUE )

Sau khi chụp hình xong hai bác cháu đi thật nhanh về Barrack , khi tới cửa mọi người trong Barrack ùa ra hỏi tới tấp,

- Sao rồi?

Có người hỏi:

- Đậu rồi hả?

Có người hỏi

- Rớt hay đậu?

Những câu hỏi này tôi nghe đã thuộc lòng , những câu hỏi của những người sống trong chờ đợi, của những người Xa Quê mong có một nơi an cư lạc nghiệp sau khi rời bỏ Cố Hương.

Tôi cười giơ tấm giấy có số IN lên ai cũng nhảy mừng cho tôi, cảm động lắm, tôi nhìn quanh có vài ánh mắt buồn , ánh mắt đó giống tôi của những lần nghe người khác được nhận đi định cư, ánh mắt cũng những thuyền nhân, ánh mắt của những ngừơi di tản buồn.

Đêm đó sau khi đọc kinh tối xong, tôi vừa vui, vừa mệt nằm không ngủ được, nước mắt lại tràn ra vì mừng, nếu Mẹ và anh chị em tôi biết đưọc tin này chắc vui lắm. mơ ước của Tôi đã thành sự thật. Tôi thì thầm Tạ ơn Đức Mẹ, Ngày 15 tháng 8 sẽ không bao giờ tôi quên được ngày :

GIẤC MƠ THÀNH SỰ THẬT ( DREAM COME TRUE )

Hồi Ký Người Xa Quê
Galang CN 15 tháng 8, 1982
Tre Xanh

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 6 năm #21669

  • Thanha
  • không trực tuyến
Một hồi ký rất có giá trị và trân trọng.

Cám ơn em đã chia sẻ cho thầy cô và các bạn.. Thầy cô tin chắc trong đời các bạn cũng có những hồi ký như thế nhưng viết được hay không đó mới là điều đáng nói. Vì khả năng cũng như tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
Như thầy cô đây cũng muốn viết cho mình, để sau nầy khi nhìn lại .Quí lắm các em ạ, nhưng lần lựa mãi rồi cũng không thể.


TC 25.11.18

└(≣) HỒI KÝ NGƯỜI XA QUÊ cách đây 5 năm, 11 tháng #21695

Em Cám ơn Thầy Cô luôn động viên em. Nhờ trang MTX em mới bắt đầu viết hồi ký và làm thơ.
Em

Tre Xanh
CA 16-12-18
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.15 giây
   
© maitruongxuath.org