Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
152 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12493

Dung...con ! ừh Dung...con !

Mau theo Cha dzìa đảo đào hoa
Sống yên vui phong cảnh hữu tình
Mần cái chi con theo thằng ngốc
Nhìn mặt hắn ta hổng ưa rùi

Còn cái giọng cà lâm thấy chán
Thua thằng cháu của ông Tây Độc
Âu Dương khắc bảnh bao giỏi võ
Ta Đông Tà làm sui Tây Độc

Môn đăng hộ đối chốn giang hồ
Con coi hắn cà lâm mắt chớp
Một câu đảo chủ thưa Đảo chủ
Thôi dẹp đi phép tắc người đời

Nó hổng có cái gì ta thích
Mau theo Ta dzìa đảo cho rùi
Làm ăn mày hổng tốt đâu con
Ta lên tàu rời bến cho mau

Nhổ neo....

Đảo chủ đảo Đào Hoa Hoàng Dược Sư

HOÀNG LÃO TÀ ( Tre Xanh )
09-04-13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12494

ĐẠI DŨNG

Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người quân tử, vì vậy tiêu chí của người học võ là trọng nghĩa.

Dũng không phải là thấy việc bất bình thì “động thủ”, liều chết xông lên. Khi bị binh lính hành hình trên thập tự giá, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, Đức Chúa Giê Su nói: “Xin Cha hãy tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”. Tinh thần điềm đạm và nhân ái ấy chính là đại dũng.

Người dụng võ đại dũng chân chính, chiếu không thẳng không ngồi (tịch bất chính bất tọa), việc phi nghĩa không nhúng tay. Nhưng, được mấy người như vậy? Thế sự phù trầm trên con đường tu học, người giác ngộ thì ít, kẻ giả vờ giác ngộ thì nhiều. Vì vậy, lời hát hay không lọt được vào tai chúng nhân, hát líu lo bậy bạ thì chúng lại cùng nhau vỗ tay khen hay.

Trong Lục tài tử thư (1), Nam Hoa Kinh của Trang tử là bộ sách xếp hàng thứ nhất. Để miêu tả tinh thần đại dũng của một hiền sĩ qua hình ảnh loài chim Uyên Sồ; Thiên Thu Thủy trong Nam Hoa Kinh có đoạn chép:

Huệ tử làm quan nước Lương, Trang tử tính qua nước Lương thăm. Nhưng, có kẻ nói với Huệ tử: “Trang tử mà qua đây là để cùng ông tranh ngôi tướng quốc”. Huệ tử sợ, cho kẻ canh chừng suốt ba ngày ba đêm, đợi Trang tử đến thì bắt.”

Trang tử hay chuyện, không đi. Sau rồi lại đến. Gặp Huệ tử ,Trang tử bảo: “Phương Nam có con chim tên là Uyên Sồ, ông có biết không? Uyên Sồ bay từ biển Nam qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không chịu đậu; nếu không gặp hột luyện thì không ăn; nếu không gặp giếng nước ngọt thì không uống”.

Có con chim ụt đang rỉa xác chuột chết giữa cánh đồng, thấy Uyên Sồ bay ngang, sợ nó giành miếng ăn nên kêu to lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống.

Nay vì sợ cái ngôi tướng quốc của ông ở nước Lương nên ông kêu to lên để dọa tôi sao?”

Chiến Quốc Sách viết chuyện Yêu Ly và Khánh Kỵ: Yêu Ly vì cảm cái nghĩa của Hạp Lư mà hứa giúp cho để lừa giết Khánh Kỵ. Một hôm Khánh Kỵ ngồi ở mũi thuyền chỉ huy binh sĩ, thì Yêu Ly cầm kích đứng sau lưng mà hầu, thừa lúc thuận chiều, đâm kích suốt qua bụng Khánh Kỵ. Khánh Kỵ sức khỏe phi thường, liền trở tay với bắt Yêu Ly, xách ngược lên, dìm đầu xuống nước ba lần, nhưng rồi lại ẵm lên để trong lòng, cúi nhìn cười và bảo: “Thiên hạ lại còn có kẻ dũng sĩ này có gan đâm ta chớ!”

Các tướng sĩ toan đâm chết Yêu Ly, nhưng Khánh Kỵ gạt đi, bảo: “Người này là một bậc đại dũng. Trong một ngày chớ nên để chết hai người dũng sĩ của thiên hạ. Các ngươi nên tha hắn, để hắn về Ngô tỏ lòng trung”.

Khánh Kỵ tha Yêu Ly rồi rút ngọn kích trong bụng ra mà chết. Sau đó, Yêu Ly cảm tinh thần đại dũng của Khánh Kỵ liền rút gươm tự sát.

Yêu Ly là người đại dũng. Khánh Kỵ lại còn là người trên người đại dũng.

Lạn Tương Như, một bậc đại dũng, người đời Chiến Quốc, môn hạ của vua Triệu. Qua việc dâng ngọc cho vua Tần mà tỏ dũng khí buộc vua Tần phải giữ lời hứa giao thành đổi ngọc cho Triệu. Cảm nghĩa khí ấy, vua Triệu ban tặng lời khen ngợi và phong chức Thượng tướng trước quần thần cho Lạn Tương Như.

Cũng vì lời khen và phong chức cho Lạn Tương Như của vua Triệu mà tướng quốc Liêm Pha của Triệu đem lòng ganh tị, bất mãn. Lạn Tương Như biết được nên tìm đường lánh Liêm Pha không cho gặp mặt.

Có lần Lạn Tương Như ra đường gặp Liêm Pha trước sau tả hữu quân lính ồ ạt theo hầu. Tương Như thấy vậy bảo người đánh xe tránh vào ngõ hẻm, chờ Liêm Pha qua khỏi mới đi. Kẻ thủ hạ thấy vậy muốn biết nguyên nhân.

Lạn Tương Như hỏi: “Các ngươi xem Liêm tướng quân uy lực có bằng vua Tần không?”. Bọn xá nhân đáp: “Không bằng”. Lạn Tương Như nói: “Lấy cái uy lực của vua Tần trong thiên hạ không ai dám chống, thế mà ta dám đương nhiên mắng vào mặt vua Tần và làm nhục cả quần thần. Ta dẫu hèn, há sợ Liêm Pha sao? Tuy nhiên ta nghĩ sở dĩ nước Tần không dám đánh Triệu là vì có ta và Liêm Pha. Nay nếu ta và Liêm Pha vì hiềm khích hại nhau, Tần sẽ thừa cơ đem quân đánh Triệu. Ta nghĩ đến sự tồn vong của đất nước mà bỏ chuyện hiềm khích vì ganh tị cá nhân của Liêm Pha đó thôi.”

“Nhân tất hữu dũng”, nghĩa là người có lòng nhân ái là người có dũng. Người đời ngưỡng mộ võ, vì thấy những tấm gương đại dũng của người dụng võ. Người đời khinh rẻ võ, bởi thấy nhiều ngừời dụng võ tham tài (tiền) bỏ ngãi (nghĩa).

Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ. Người đại dũng khiêm cung, hòa ái, can đảm, bất khuất, kiên cường…lấy nhân, nghĩa làm đường tiến thủ.

Võ sư Trương Văn Bảo


Tre Xanh Ca 10-04-13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12495

HOÀNG DUNG MUỘI MUỘI!

Dung muội ui... Tĩnh ca nơi đại mạc
Suốt cả ngày làm bạn với trừu, dê
Vừa gặp muội nhìn hàm răng trắng bốc...
Cười bebe... là huynh mết muội liền

Muội biết hông Má huynh cho ít bạc
Đặng đi đường đớp hủ tiếu lai rai
Nhưng gặp muội giả ăn mày ốm nhách
Thấy mà thương nên kết bạn tâm tình

Hổng ngờ đâu muội phá làng phá xóm
Thiệt đúng là con gái lão Đông Tà
Làm huynh đây bị nhiều phen mắng dzốn
Sạch túi tiền con ngựa cũng mất tiêu

Bởi "dại gái" nên thui đành chịu trận...
Suốt cả ngày bị thọt lét lia chia
Nhưng hổng sao... do Tĩnh ca tự nguyện
"Thú thương đau" huynh đã lỡ ghiền rùi...hihi...


TB:
Dung muội à... mấy bữa rầy Tĩnh ca phải vừa cày, vừa phải chép lại mấy pho bí kiếp... thấy woải wá... muội nhớ bỏ chút "an thân thần đơn" dzô nồi cháo cá lóc nghen... đặng mà huynh có sức để... khò... hihi... mà muội nhớ cẩn thận nghen.. tránh cái lọ thuốc xanh xanh của Tía muội là lão Đào hoa đảo chủ... Đông Tà Hoàng Dược Sư... mấy viên xanh xanh đó mà muội bỏ lộn dzô nồi cháo cá lóc là có môn huynh đành xách chiếu.... à quên... xách gói theo muội ra chòi.... chăn dzịt...hehehe...

Pb474 CA 04/11/2013

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12496

QUÁCH CA CA!

Quách ca ca! ta ghét ngươi lắm.
Làm gì mà nhìn ta trân trân
Từ đầu đến chân không chớp mắt
Thằng bé ăn mày, lạ lắm sao?!

Hồn vía ngươi đang ở trên cao
Hay đi chơi mãi tận xứ nào
Ta no rồi...mau trả tiền hủ tiếu
Tại sao cứ líu ríu theo ta?

Mẹ ta mất sớm khi ta còn nhỏ
Ở với cha tập luyện võ công
Nên tính tình có phần giống ổng
Điều tất nhiên ngươi biết ổng rồi!

Ta thông minh tài trí hơn người
Thêm dung mạo làm ngươi phải" mết"
Thật ra ta đây cũng chết mệt!
Tính khù khờ, ngốc nghếch của ngươi.

Lại tốt bụng, thật thà, chất phát
Làm tim ta loạn nhảy Rumba
Để trừ tiền ngươi trả cho ta
Vậy thì ta cùng ngươi kết bạn.


TS 13.04.13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12497

HOÀNG DUNG ĐỆ ĐỆ!

Nhớ lần đầu gặp nhau nơi tửu quán
Đệ tong teo rách rưới thiệt thảm thương
Ngoài cửa quán Đệ cãi nhau ủm tỏi
Chôm bánh bao làm lắm kẻ điên đầu

Nhưng thiệt loạ mặt mày thì lem luốc
Mắt đen tuyền hàm răng trắng dễ thương
Huynh thấy tội kêu Đệ vô trong quán
Đãi một chầu cơm rượu thiệt no say

Còn nhớ hông Đệ kêu mười hai món
Toàn cao lương mỹ vị loại khẳm tiền
Đồ ăn chơi Đệ kêu thêm tám món
Thấy mà kinh đám tiểu nhị lắc đầu

Nghe giọng Đệ làm Huynh thiệt nhớ Má
Giọng ngọt ngào ui lắm chuyện huyên thuyên
Nghe càng thích càng thấy thương chi lạ
Nhìn càng hay càng thấy mến dzô cùng

Nhớ những năm Huynh sống nơi Đại mạc
Kết bạn bè với hoàng tử Đà Lôi
Có Hoa Tranh công chúa con Đại Hãn
Nàng cũng xinh... nhưng hơi có mùi dê

Còn phần Đệ thì ui thui khỏi nói
Tướng ăn mày nhưng thơm quá chừng luôn
Chẳng những dzậy mà khi Huynh dzui quá
Lỡ cầm tay... sao mềm mại dzậy cà

Lúc chia tay thiệt là Huynh hổng nở
Áo lông Điêu, ngựa quí cũng tặng luôn
Mong là Đệ được sớm hôm dzui dẻ
Quay dzià nhà được ấm áp bên cha...


Pb474 CA 04/14/2013

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12498

HỌC VÕ - DẠY VÕ

Học võ.

Người xưa dạy rằng: “Tập võ chi đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn.” Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, có tính khoa học, nghệ thuật, giáo dục văn hoá truyền thống…

Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người phương pháp rèn luyện sức khoẻ, phát triển sức mạnh, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất trong một nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh - khí - thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự…Đặc biệt là triết học Đông phương.


Võ là giáo dục văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính và sống theo đạo lý trong một tôn chỉ rèn luyện nhân cách làm người.

Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, đưa con người đến sự giản dị, điềm đạm, khiêm tốn, đạt đến chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch. Trong tập sách Từ sinh lý đến dưỡng sinh, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết: “Tập vận động cho thân thể có nhiều cách, có những vận động tự nhiên như chạy, nhảy, bơi lội…thì ai cũng nên tập. Ngoài ra còn có các môn thể dục, thể thao tay không hay dụng cụ nhưng muốn rèn luyện để có các vận động điêu luyện thì tập võ là phương pháp hay nhất.”

Thật vậy, tuy võ thuật có đặc thù là chiến đấu nhưng tập võ còn là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe, qua đó con người có thể rèn luyện được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là ở đỉnh cao người học võ thì khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha và nhân ái. Thuật làm cho thân thể được khoẻ mạnh có rất nhiều. Biết được một thuật đủ để cho thân thể khoẻ mạnh và sống lâu. Võ thuật là một trong các nghệ thuật đó. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một hiện tượng văn hoá thần kỳ với những thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái… những công phu đặc dị, khí công, âm dương, ngũ hành, điểm huyệt, giải huyệt…

Do vậy cổ nhân thường ví võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ thuật là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích. Đức Phật Thích Ca dạy các đệ tử rằng: “Đánh thắng vạn quân không bằng tự thắng chính mình, tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

Tứ thư, Ngũ kinh là những bộ sách lớn, có giá trị trên nhiều phương diện, nhất là giáo dục. Chương thứ I, sách Đại học, bộ Tứ thư, luận về sự học viết:

Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện.

Tri chỉ, nhi hậu hữu định. Định, nhi hậu năng tĩnh. Tĩnh, nhi hậu năng an. An, nhi hậu năng lự. Lự, nhi hậu năng đắc.

Vật hữu bổn mạt; sự hữu chung, thuỷ. Tri sở tiên, hậu, tắc cận đạo hỹ.

Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên tri kỳ tri. Trí tri tại cách vật.

Vật cách, nhi hậu tri chí. Tri chí, nhi hậu ý thành. Ý thành, nhi hậu tâm chính. Tâm chính, nhi hậu thân tu. Thân tu, nhi hậu gia tề. Gia tề, nhi hậu quốc trị. Quốc trị, nhi hậu thiên hạ bình.
Tự Thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn, nhi mạt trị giả, phủ hỹ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu giã.

Khang Cáo viết: “ Khắc minh đức”.
Thái Giáp viết: “Cố thị Thiên chi minh mệnh”.
Đế Diễn viết: “Khắc minh tuấn đức”. Giai tự minh giã.

Dịch nghĩa

Cái đạo của đại học là ở tỏ đức sáng, ở mới dân và ở chỗ chỉ ư chí thiện.

Trước hết phải biết mục đích, rồi sau mới quyết định, quyết định rồi bình tĩnh, bình tĩnh rồi sau mới vững được tinh thần. Tinh thần có vững mới nghĩ được những công việc cho đi đến kết quả.
Vật có gốc ngọn, việc có trước sau. Biết phân biệt thứ tự là gần với đạo vậy.

Người đời xưa muốn tỏ đức sáng cho thiên hạ biết thì trước khi trị nước phải lo cho yên nhà. Muốn lo cho yên nhà, trước hết phải sửa mình. Muốn sửa mình thì tâm phải ngay thẳng, ý chí phải thành thật. Muốn cho tâm được ngay thẳng, ý chí đươc thành thật, thì trước hết phải thông suốt vấn đề, phải hiểu lẽ sự vật.

Hiểu lẽ sự vật rồi sau mới thông suốt vấn đề, rồi ý chí mới thành thật. Ý chí thành thật rồi tâm mới ngay thẳng. Tâm ngay thẳng rồi thân mới sửa. Thân sửa rồi nhà mới yên. Nhà yên rồi sau nước mới trị. Nước có trị rồi thiên hạ mới bình được.

Từ Thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng lấy sửa mình làm gốc cả. Gốc loạn mà ngọn yên không bao giờ có vậy. Cũng như chưa có ai đối với người hậu với mình mà xử bạc, đối với người bạc mà xử hậu.

Thiên Khang Cáo nói: Phải làm cho sáng đức.
Thiên Thái Giáp nói: Bao giờ cũng phải xét kỹ cái mệnh sáng của trời.
Thiên Đế Diễn nói: Phải sáng đức lớn.
Tất cả đều nói phải tự làm sáng đức mình vậy.
(Tạ Thanh Bạch dịch chú)

"Học võ là học đạo, trước tiên là đạo làm người, học võ còn để rèn luyện thân thể, lấy "dục thể, dục trí, dục đức" làm mục đích phấn đấu, bất luận trong hoàn cảnh nào, tinh thần thượng võ phải được tôn trọng. Người biết võ nên đóng góp công sức vào những việc ích nước lợi dân. Người giỏi võ mà kém trí đức chỉ là hạng võ biền hại người hại mình." (Võ sư Hoắc Nguyên Giáp - Tinh võ môn)

Dạy võ

Thầy: tiếng gọi thiêng liêng, như tiếng gọi cha, gọi mẹ. Thầy là “sư phụ”, xưa quan niệm thầy là thiên chức không phải là nghề, thầy dạy chữ là giáo sư, thầy dạy võ là võ sư. Thầy là người có công ơn dạy dỗ, trau giồi, truyền đạt kiến thức, hun đúc ý chí, làm tấm gương soi rọi về nhân phẩm, đạo đức cho học trò noi theo mà nên người. Thành nhân là tôn chỉ của giáo dục. Dân gian có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

Người xưa quan niệm truyền thụ võ công là việc trang nghiêm, người học đến võ đường phải làm lễ nhập môn, bái tổ, bái sư. Nghi thức ấy xem ra cổ mà kính, đó là khởi nguồn của lễ. Võ thuật bắt đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Chính từ những quan niệm xưa ấy mà thầy trò giữ lễ với nhau, lấy nhân nghĩa làm tiêu chí hành xử. Thầy sẽ là tấm gương soi trong sáng cho hậu thế, lời nói đi đôi với việc làm, tri hành hợp nhất. Ngoài khả năng chuyên môn, tư cách đạo đức, người thầy còn làm sáng lên nhân cách xử thế, người học nhìn vào mà noi theo.

Người xưa trọng tinh thần hơn vật chất, do vậy ít nghe chuyện khoe khoang, quảng cáo, công nghệ đánh phấn tô hồng chữ tôi, mà tâm niệm học võ là để phát huy chữ đức. Thầy quang minh lỗi lạc, chính trực công minh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người thầy liêm sỉ. Thầy trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đón đưa đôi bờ, bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn. Văn hóa võ thuật như rừng cây có nhiều gỗ quý.

Thầy là sự mẫu mực, từ tri thức đến đạo hạnh. Dạy môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêu thương, tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy thật khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Ngày nay kinh tế thị trường, quảng cáo tiếp thị là phương tiện giúp con người tìm đến nhau, nên có thầy đã tìm trò. Chính vì vậy mà nảy sinh chênh lệch đạo lý thầy trò, xã hội nhìn hình ảnh người thầy bằng một góc khác. Võ thuật là môn học đặc thù, trọng võ đức, nêu cao tinh thần thượng võ, thuyền trưởng chết theo tàu, tướng lãnh chết theo thành.

Dạy võ là dạy nhân cách sống, nhân cách hành xử:

- Điều thứ nhất là trong võ có đạo, đạo ở đây là đạo đức thuợng võ, đạo làm người, vì vậy người dụng võ trước tiên phải trọng võ đức, khi hành xử phải tự chủ, tự thắng chính mình để tránh được tối đa các kết quả xấu, ngoài ý muốn.

- Điều thứ hai là võ không chỉ đơn thuần là quyền cước, binh khí chiến đấu mà đỉnh cao của võ là trí tuệ, mưu lược, khôn ngoan, uyển chuyển, khi cần thì lên cao, lúc không cần thì xuống thấp, linh hoạt ẩn hiện như con rồng. Người đánh trăm trận trăm thắng chưa phải là người giỏi nhất, không đánh mà buộc đối phương phải hàng, tâm phục khẩu phục mới thật là người giỏi nhất.

- Điều thứ ba khi cần thiết phải dụng võ để chiến đấu tự tồn, mưu sinh thoát hiểm thì như mãnh hổ chốn rừng sâu, uy nghi, dũng cảm, cương quyết, tỉnh táo làm chủ trong mọi tình huống.

- Điều thứ tư là văn ôn võ luyện, võ là hơi thở hằng ngày, là hành trang vạn dặm, có như vậy thì sự học võ mới không hoài công vô ích.

- Điều thứ năm, là Thiên Mưu Công trong Tôn Tử Binh Pháp viết:
Biết người biết ta trăm trận không nguy;
Không biết người chỉ biết ta một được một thua;
Không biết người không biết ta hễ đánh là nguy.

Nhưng dù sao đi nữa thì: “Trong thế gian không có hương thơm nào bay ngược được chiều gió, chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. (Kinh Pháp cú).

Thầy dạy võ là:

“Sổ hàng di biểu lưu thiên địa.
Nhất phiến đan tâm phó sử thi”.

Có nghĩa là:

Đôi hàng soi dấu lưu muôn thuở.
Một tấm lòng son tạc sử xanh.

(Cổ thi)


Võ sư Trương Văn Bảo


Tre Xanh
CA 17-04-13
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.14 giây
   
© maitruongxuath.org