Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12499
|
CHÍNH KHÍ
Người học võ trọng tinh thần thượng võ. Chính khí là một trong những yếu tố làm nên thượng võ. Người thượng võ có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, bất khuất, kiên cường, uy dũng, liêm sỉ, chính trực… Khoa học quân sự nhận định: Hỏa lực, quân số, kỹ thuật tác chiến chỉ giữ được nửa phần quyết định chiến trường, phân nửa còn lại thuộc về chính khí, có dám quyết chiến và làm chủ trận đánh hay không. Võ thuật cũng như khoa học quân sự: Thể lực, kỹ chiến thuật là một nửa, phân nửa còn lại là tinh thần bất khuất. Lịch sử chứng minh những võ tướng trung kiên, chân thực đều là người chính khí. Đặng Đức Siêu (1751 - 1810) trong bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu có viết: “…Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí…” (tân khổ là cay đắng, có nghĩa là thuốc độc. Uống thuốc độc chết để bảo toàn chính khí). Võ thuật tồn tại qua bao thời kỳ, bao thế hệ, có lúc mưa dồn sóng dập nhưng vẫn uy vũ trường tồn giữa trời cao, biển rộng, đất dày bởi trong võ có chính khí. Để được chính khí người học võ tinh tấn rèn luyện, sửa thân tâm chính trực, có ý chí và lý tưởng. 1. VÕ TƯỚNG TRẦN BÌNH TRỌNG: TINH THẦN BẤT KHUẤT Trần Bình Trọng (1259 - 1285), danh tướng đời Trần, sinh tại xã Bảo Thái, nay là huyện Thanh Xuân tỉnh Thanh Hóa, có lòng dũng liệt hơn người. Ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (Trùng Hưng thứ I), ông cầm quân đánh giặc, bị bắt rồi hy sinh khi chặn giặc ở bãi Thiên Mạc trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, được truy phong tước Bảo Nghĩa Vương. Sử chép: Trần Bình Trọng bị bắt, tướng Nguyên là Thoát Hoan biết ông là tướng tài, tìm mọi cách khai thác, dụ hàng nhưng ông kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng đã khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Trần Bình Trọng bị quân Nguyên giết, năm đó ông 26 tuổi. Phan Kế Bính trong “Truyện Hưng Đạo” có thơ vịnh tinh thần bất khuất của danh tướng Trần Bình Trọng như sau: Giỏi thay Trần Bình Trọng! Dòng dõi Lê Đại Hành, Đánh giặc dư tài mạnh, Thờ vua một tiết trung, Bắc vương sống mà nhục, Nam quỷ thác cũng vinh, Cứng cỏi lòng trung nghĩa, Ngàn thu tỏ đại danh. 2. VÕ TƯỚNG HOÀNG DIỆU: QUYẾT TỬ VỚI HÀ THÀNH Hoàng Diệu (1828 - 1882), người quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị Pháp tấn công năm 1882. Tên thật của ông là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày mồng 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ X (1828) tại làng Quang Đài, huyện Diên Phước (sau đổi là huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Mậu Thân, nhằm niên hiệu Tự Đức nguyên niên năm 20 tuổi. Khoa Quý Sửu niên hiệu Tự Đức thứ VI, ông đỗ Phó bảng. Sau khi chiếm được Nam bộ, Pháp chuẩn bị tấn công Bắc bộ. Vua Tự Đức giao cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình - 1880) với chức hàm Binh bộ thượng thư kiêm cả việc Thương chính. Từ năm 1880 - 1882 ông đã ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế. Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882 tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, Đại tá Henri Rivière cho 4 tàu chiến áp sát thành Hà Nội, hạ tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giải giới binh linh, và hẹn 8 giờ sáng hôm ấy các quan văn võ, Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát, Đề đốc và chánh phó Lãnh binh trong thành Hà Nội phải đến nộp mình tại dinh của Henri Rivière nhưng Hoàng Diệu không nghe theo. 8 giờ 15 phút quân Pháp bắt đầu tấn công, tàu chiến bắn yểm trợ cho 450 quân và thân binh đổ bộ chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu và quân dân trong thành chống giữ rất anh dũng, quyết tâm sống chết với Hà thành. Sự kháng cự quyết liệt đó đã gây nhiều thiệt hại nặng cho đối phương, Từ sự việc kho thuốc súng trong thành bị nổ gây nhiều đám cháy lớn, làm quân sĩ hoang mang cùng với sự chênh lệch về tương quan lực lượng, hỏa lực giữa đôi bên nên chỉ hơn hai giờ sau thì thành Hà Nội bị chiếm. Trong tình thế tuyệt vọng, dù lực lượng binh lính trong thành ngày càng yếu đi nhưng Tổng đốc Hoàng Diệu vẫn cùng quân sĩ chống lại đến giây phút cuối cùng. Khi không còn khả năng chống trả, Hoàng Diệu ra lệnh cho binh sĩ giải tán để tránh thương vong, một mình ông vào hành cung cắn ngón tay lấy máu thảo tờ di biểu tạ tội với Vua Tự Đức, rồi ra trước Võ miếu nơi cửa Bắc dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi. Di biểu viết: “Tướng lược phi trường, tử quí sanh nhi vô ích. Thành vong mạc cứu, túng nhiên tử hữu dư cô… Cô trung nhi thệ dữ Long thành, nguyện trùng tiên thần Nguyễn Tri Phương ư địa hạ. Sổ hàng huyết lệ, vạn lý quân môn, nguyện nhật nguyệt chi chi chiêu minh, biểu thần xích tâm nhi dĩ”. Có nghĩa là: “Làm tướng bất tài, thần tự nghĩ sống cũng vô ích, dẫu biết rằng thành mất mà có chết cũng còn có tội… Một mình thề với Long thành, thần nguyện theo gương Nguyễn Tri Phương ngày trước mà xuống nơi suối vàng. Vài dòng huyết lệ, cửa rồng muôn dặm, xin mặt trời mặt trăng soi tỏ tấm lòng son”. Tổng đốc Hoàng Diệu chết theo thành Hà Nội, người dân Bắc Hà và cả nước vô cùng khâm phục cảm thương; ông được thờ trong miếu Trung Nghĩa ở Huế và miếu Tam Trung ở Hà Nội. Để tưởng nhớ Hoàng Diệu, tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa cùng với Nguyễn Tri Phương có câu đối hai bên cổng: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên (Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất, Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh) Đương thời, trước tấm gương trung nghĩa sáng chói của Hoàng Diệu, danh sĩ Ba Giai tức Nguyễn Văn Giai ở Bắc Hà đã ví Hoàng Diệu với vị đại thần Nam Tống bên Trung Hoa là Văn Thiên Tường, và hết lời tán dương công nghiệp của Hoàng Diệu trong tác phẩm “Hà thành thất thủ chính khí ca”, có lời lẽ đau buồn thống thiết. Một cơn gió thảm mưa sầu, Nấu nung gan sắt, dãi dầu lòng son. Chữ trung còn chút cỏn con, Quyết đem gửi cái tàn hồn gốc cây. Trời cao, biển rộng, đất dày, Núi Nùng, Sông Nhị, chốn này làm ghi. Hình ảnh Võ cổ truyền trong lịch sử Việt Nam ngàn đời soi bóng, thiên cổ lưu danh; dẫu có phải trải qua bao nhiêu cơn gió thảm mưa sầu, bao nhiêu lần bị vong tình bội nghĩa nhưng vẫn là hồn thiêng của tổ quốc, là máu xương của dân tộc. Chính khí không thể vay mượn, không thể giả danh, không thể cưỡng dụng. Võ sư Trương Văn Bảo Tre Xanh CA 20-04-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12500
|
CỬU ÂM CHÂN KINH! (tiếp theo)
... Lão Ngoan Đồng trên đường đi giấu sách Bị đánh lừa bởi vợ Hoàng Dược Sư Nàng Phụng Hành thiệt thông minh hết sức Đọc một lần là nhớ cả Chân kinh Đang thai nghén nàng chẳng nề khó nhọc Vận dụng nhiều trí não viết Chân kinh Nhưng than ui vì hao tâm quá đỗi Sau khi sanh nàng kiệt sức qua đời Lão Đông Tà Hoàng Dược Sư mất vợ Đang buồn đau chưa kịp luyện Chân kinh Thì xui xẻo đệ tử cưng đánh cắp Mai Xuân Phong cuỗm sách trốn mất tiêu Quá điên tiết Hoàng Dược Sư nổi giận Quánh gãy giò hết đệ tử bổn môn Chẳng những dzậy ổng đuổi đi hết thảy Cấm từ đây hổng còn được trở dzià Mai Xuân Phong cùng chồng vì ân oán Bị Giang Nam Thất Quái quánh tan tành Chồng của nàng thất cơ nên uổng mạng Để lại nàng trơ trọi với thù sâu Khổ một nổi nàng nóng lòng báo hận Mà chân kinh chỉ chôm được quyển sau Nàng hiểu sai nguyên lý của trảo công Giết bừa bãi lấy sọ người luyện võ Số là dzậy Chân kinh gồm hai quyển Quyển Thượng thì dạy cách luyện nội công Còn quyển hạ chỉ chuyên về chiêu thức Nàng Xuân Phong vì gấp đã luyện sai... Trong bí kiếp có một câu như dzậy Nếu luyện thành năm ngón sẽ phát kình Chụp dzô óc như xuyên qua đậu hủ Vì hiểu lầm nàng lấy sọ luyện công Chiêu Âm độc "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" Đã ra đời tàn độc thấy mà kinh Luyện sai trật lòng lại đầy oán hận Nàng Xuân Phong gây thảm trạng não nùng...(còn tiếp) TB: Các sư huynh, tỉ, muội nhớ nha (nói chung là cả bổn phái hihi..) nếu có đi hành hiệp giang hồ (hay là các sư tỉ, muội có đi ăn hàng hihi...) mà lỡ gặp Mai Xuân Phong ngoài chợ với môn "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" quá dữ dằn... thì nhớ cầu cứu Sư tỉ Trăng Thanh (vì Sư tỉ Trăng Thanh có môn "Lăng Ba Vi Bộ") sẽ kéo cả đám... chạy trốn... hehehe... Pb474 CA 04/20/2013 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12501
|
CỬU ÂM THẦN TRẢO - CỬU ÂM BẠCH CỐT TRẢO
Trong hang đá Chu Bá Thông Truyền Thụ Cho Quách Tĩnh là Cửu âm Thần trảo Dùng tay đánh vào vách đá là xong Nhưng hổng ngờ quyển hạ bị mất cắp Mai Siêu Phong cùng Huyền Phong lấy mất Lén tập luyện nhưng khẩu khuyết mù tăm Dùng bàn tay đánh vào sọ người sống Nên gọi là Cửu âm bạch cốt trảo Chu Bá Thông có lòng ngay giải thích Mai Siêu Phong lòng ngờ vực hổng tin Quyển hạ viết dùng Năm ngón phát kình Không gì cứng mà không hề phá được Chụp đầu óc như xuyên vào đậu hũ Có ý là tấn công vào chỗ yếu Mai Siêu Phong tưởng phải chụp đầu người Nên luyện công cũng làm theo lời đó Yếu chỉ của bộ Cửu âm chân kinh Là học theo đường lối của Ðạo gia Xua quỷ trừ tà , trường sinh dưỡng mệnh Nhưng hổng ngờ thành võ công hung ác Mấy ai biết Cửu âm bạch cốt trảo ? Mai Siêu Phong còn Dương Khang đệ tử Đồ long đao Chu Chỉ Nhược Nga Mi Và truyền nhân phái cổ mộ Cô Long Tre Xanh 22-04-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12502
|
Đôi điều về Văn võ - Võ văn
Văn không võ, văn thành nhu nhược; Võ không văn, võ thuộc bạo tàn… Cách nói ấy của người xưa mục đích giáo dục người học hoàn thiện mình trên tinh thần nhân văn - thượng võ. Sự học xưa nay là tỏ rõ đức, hoàn thiện nhân cách (Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại chỉ ư chí thiện). Nhân, Nghĩa là sức mạnh. Trong lòng nhân từ có sức mạnh (Nhân tất hữu dũng). Thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng lược (Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã). Không khuất phục trước quyền uy bạo lực (Uy vũ bất năng khuất). Tinh thần người học võ là thượng võ, nhân văn. Người thượng võ hòa ái, khiêm tốn, khoan dung, độ lượng, xả thân vì đại nghĩa, chính đại quang minh… Người học văn, kẻ sĩ, tinh thần bất khuất, thà chết không chịu nhục, không làm nô lệ (Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục); Điều không ngay thẳng không làm (Tịch bất chính bất tọa). Những người học văn hành xử đúng đạo, sức mạnh có thừa. (Văn dĩ tải đạo). Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Nguyễn Đình Chiểu) Người học võ đạt đỉnh cao, thái độ ung dung, tao nhã, tinh thần an nhiên tự tại, chí cực điềm đạm, như con tuấn mã phi hằng ngàn dặm đường không biết mỏi, như chim bằng bay từ biển Bắc sang biển Nam, không gặp hạt ngô đồng không ăn, không gặp giếng nước ngọt không uống. Những người ấy tinh thần vô úy và hành xử rất khiêm cung, văn hóa. “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) Song, cuộc đời dâu bể khôn lường (Thế sự phù trầm nan tri liệu). Có những việc người đời không nhịn được, bởi vậy kẻ thất phu gặp nhục, tuốt gươm đứng dậy vươn mình xốc đánh (Thất phu kiến nhục, bạt kiếm nhi khởi, đỉnh thân nhi đấu). Đấng trượng phu thì hóa giải như dùng nước khử lửa, nước thì làm lợi cho vạn vật mà không tranh…(Thiện thượng nhược thủy; Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh…) Vì vậy, học là một việc mà làm theo được những điều hay lẽ phải đã học là một việc khác. Từ đó, trần thế có kẻ tiểu nhân, có người quân tử; có kẻ phản tặc, có người ái quốc; có kẻ vong tình bội nghĩa, có người son sắt thủy chung. Có người học văn nhưng khiếp nhược bán rẻ lương tâm; có người học võ mà làm đạo tặc, học võ đạo nhưng hành xử vô đạo. Bởi vậy, các bậc chân sư trưởng thượng mới giáo huấn môn đệ mình bằng ý tưởng: Văn không võ, văn thành nhu nhược; Võ không văn, võ thuộc bạo tàn… Nhưng cũng chỉ là quan niệm tương đối mà thôi. Võ sư Trương Văn Bảo Tre Xanh CA 25-04-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12503
|
HUYỀN THOẠI CÁI BANG Cái Bang đã có tự bao giờ Danh xưng “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang” Nhờ số đông ,quật cường sẳn có Đứng nhất nhì bang phái Trung Nguyên. Trăm năm Danh tiếng chốn Giang hồ Ngọa hổ tàng long người tài có Ăn mày nhưng luôn phò chính nghĩa Lấy yêu thương chia sẻ làm đầu Ăn mày cũng chia theo đẳng cấp Lính mới sẽ tặng cho một túi Thăng cấp theo thời gian công cán Người cao nhất gọi là Bang chủ Là Bang Chủ được quần hào trọng vọng Nắm trong tay cả hàng vạn sinh linh Cùng Thiếu Lâm Tự oai trấn giang hồ Nên gọi là Thái Sơn và Bắc Đẩu Võ công trấn phái có hai môn Đứng đầu Hàng Long Thập Bát Chưởng Môn kế tiếp Đả Cẩu Bổng Pháp Chấp chưởng đại quyền đều phải biết Hàng Long chưởng có thể là không biết 36 chiêu Đả Cẩu Bổng ắt phải thông Cái Bang bang chủ Hồng Thất Công Thành công cảnh giới trấn phái môn (Còn Tiếp ) Tre Xanh 28-04-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12504
|
CỬU ÂM CHÂN KINH! (tiếp theo)
Cuốn Chân kinh cửu âm mang mầm họa Bởi luyện sai di hại cả mấy đời Mai xuân phong nhận Dương Khang truyền nghệ Anh chàng này kết cục cũng thê lương Rùi kế đến ... Âu Dương Phong Tây Độc Cũng mấy lần định cướp lấy Chân kinh Lần thứ nhất lúc Trùng Dương sắp chết Lần thứ hai bắt cóc nàng Hoàng Dung Cả hai lần Âu Dương Phong thảm bại Nhưng lần sau thì thê thảm dzô cùng Bị Hoàng Dung đọc ngược luôn khẩu quyết Ổng tập sai bị Tẩu Hỏa Nhập Ma Các kinh mạch âm dương đều đảo lộn Khi triển khai chiêu thức cũng ngược luôn Chân lên trời còn đầu thì xuống đất Thành độc chiêu được gọi Hàm Mô Công Đâu những dzậy... vì âm dương đảo lộn Âu Dương Phong hổng biết mình là ai Suốt cả ngày ổng ngơ ngơ ngáo ngáo Thiệt thảm thương tâm trí hỗn loạn rùi Thêm người nữa là nàng Chu Chỉ Nhược Vốn hiền ngoan đệ tử phái Nga mi Theo huấn dụ của Tuyệt Diệt Sư Thái Đã đánh lừa Trương Vô Kỵ đoạt kinh Số là dzậy Hoàng Dung cùng Quách Tĩnh Trấn thủ thành chống Mông Cổ xâm lăng Cả hai vị trước khi thành thất thủ Đã giấu đi Bí kiếp lẫn Di thư Cuốn Chân kinh giấu trong Ỷ Thiên Kiếm Còn Di thư giấu vào Đồ Long Đao Chu Chỉ Nhược nghe theo lời Sư phụ Cướp cả Đao lẫn Kiếm đoạt Chân kinh Từ hiền ngoan nàng biến thành độc ác Luyện trảo công âm độc thiệt hãi hùng Cũng may là nàng cuối cùng hối hận Nếu không thì thảm họa thiệt khó lường Nói túm lại "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" Đã ra đời vì nhầm lẫn luyện công Ai dính dzô cũng thân tàn ma dại Thế mới hay "học chữ" là chắc ăn ... TB: Kính thưa đồng đạo võ lâm, huynh đệ của bổn môn đã viết xong chuyện "Cửu Âm Chân Kinh"... hình như chân kinh nào có chữ "Âm" cũng đem lại kết quả hổng được tốt lắm... dzậy thì lần tới bổn bôn sẽ viết về "Cửu Dương Chân Kinh"... để coi thử "Dương Kinh" có khá hơn "Âm Kinh" một chút nào hông... Pb474 CA 05/02/2013 |
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.13 giây