Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
42 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12505

CẢM NHẬN VỀ VÕ ĐỨC

Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn.” Võ thuật là môn học của khoa học, nghệ thuật, văn hoá truyền thống…

Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người pháp luyện thân tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất, cùng nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh, khí, thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự…, đặc biệt là triết học Đông phương.

Võ là văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, trên tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo. Đó là võ đức. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch.

Tuy đặc thù võ thuật là chiến đấu nhưng tập võ còn là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe, qua đó học được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là đỉnh cao người học võ khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha, nhân ái. Có rất nhiều thuật làm cho thân thể khỏe mạnh, biết được một thuật đủ để khỏe mạnh và sống lâu. Võ thuật là một trong các nghệ thuật đó.

Các môn phái võ cổ truyền có mục đích, tôn chỉ, môn qui, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo. Không bất hiếu, bất trung. Không bất nhân, bất nghĩa. Võ thuật khởi đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Khi diễn quyền, bắt đầu bằng bái tổ (Tam bộ bái tổ, nhị bộ kính sư, hồi thân lập trụ…) và kết thúc cũng bằng bái tổ (Thối hồi đơn phụng quang châu; Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư). Đó là thông điệp mà các bậc chân sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật.

Người học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì khiêm hư hiếu học, tôn kính sư trưởng, phát huy võ đức. Lòng tâm niệm: “Một chữ truyền trao cũng là thầy mà nửa chữ truyền trao cũng là thầy”. Nếu làm được những điều cao đẹp ấy thì thật là tôn quý biết chừng nào. Nhưng thực tế cuộc sống và tôn chỉ võ đức đôi khi bị vùi dập bởi dòng sống cuộc đời như dòng sông cuồn cuộn, lôi cuốn những lý tưởng cao đẹp nhận chìm lẫn trong hôi tanh của bùn đất. Bởi vậy mới thấy những cảnh tranh giành quyền lợi, thủ đoạn luồn cúi bất minh mưu cầu một chút hư danh, ảo giác, vọng ngữ khoe khoang những điều không đúng với thực chất của mình, xa rời liêm sỉ, bỏ thực cầu hư.

Trong binh pháp cũng đề cao võ đức “Bổn đức tôn đạo - dùng đức làm nền gốc, lấy đạo làm cao quý: An mục an ư nhẫn nhục; tiên mạc tiên ư tu đức; lạc mạc lạc ư hiếu thiện; thần mạc thần ư chí thành… nghĩa là chẳng có gì yên bằng nhẫn nhục, chẳng có gì cần trước hơn là tu đức, chẳng gì vui bằng mến điều lành, chẳng có gì mầu nhiệm hơn lòng chí thành…” (Thái Công Binh pháp)

“Dùng mưu trí hàng phục thiên hạ mà thiên hạ chịu khuất phục mưu trí của mình thì mưu trí ấy cũng chưa phải là tối thắng. Dùng hình pháp để chế ngự thiên hạ mà thiên hạ chịu theo hình pháp của mình thì hình pháp ấy cũng chẳng có gì hay. Dùng mưu trí hay hình pháp đều chẳng phải là điều hay nhất trong những điều hay. Ngày xưa Thánh Võ giữ thế mà chẳng vây thành, chẳng đánh lũy, chẳng bày trận, đó là nhờ nương náu ở chỗ hư không. Un đúc trong thế không tranh mà được vậy”. (Binh Thư Yếu Lược - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)

Tài năng của tướng súy là “Đạo chi dĩ đức; tề chi dĩ lễ; tri kỳ cơ hàn; sát kỳ lao khổ; thử chi vị nhân tướng… Dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ nghi để sắp đặt yên ổn cho người, hiểu biết việc đói rét của họ, đó là hạng tướng có lòng nhân ái…” (Binh pháp - Khổng Minh Gia Cát Lượng)

Sách Luận ngữ chép: “Làm việc chánh dùng lấy đức ví như sao Bắc Thần đứng một chỗ mà các vì sao khác đều qui chầu tất cả” và Trương Cửu Thành thì: “Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không tham, người biết đức tất không thích tiếng tăm lừng lẫy”.

Với võ thuật cổ truyền, giữ được lòng tự trọng dân tộc Việt Nam là giữ được tinh thần võ đức cao cả.

Sưu tầm

Tre Xanh
CA 04-05-13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12506

CỬU ÂM CHÂN KINH! ( Pb474 )

Xưa Hoàng Thường làm quan Nhà Tống
Theo lệnh Vua gom sách đạo gia
Ổng đọc qua cả hơn ngàn cuốn
Ngộ ra nhiều nguyên lý võ công

Nhờ kiên trì, thông minh sẵn có
Ổng luyện thành cao thủ võ lâm
Vua sai đi diệt trừ Minh giáo
Phe ổng thua bị quánh tan tành

Lính chết sạch nhưng Hoàng Thường thoát nạn
Chạy dzô rừng tham cứu võ công
Sau nhiều năm luyện công chí khú
Ổng thấy mình dư sức báo thù

Nhưng hỡi ui thời gian hờ hững
Đã vô tình tàn phá hết trơn
Kẻ thù ổng giờ già khú đế
Ổng hổng còn lòng dạ phục thù

Thế là ổng chán chường gác kiếm
Nhưng lo là võ nghệ thất truyền
Nên viết lại một pho bí kiếp
Cuốn "Chân kinh" được gọi "Cửu âm"

Kể từ đó giang hồ lộn xộn
Giành giựt nhau bí kiếp "Cửu âm"
Vương Trùng Dương sau Hoa sơn luận kiếm
Ổng một mình độc chiếm Chân kinh

Vương Trùng Dương võ công quá dữ
Hổng mống nào hó hé giựt giành
Nhưng dẫu dzậy giang hồ Hắc Bạch
Vẫn ngăm nghe dòm ngó Chân kinh

Ổng có lúc tính đem đốt bỏ...
Cuốn Chân kinh để được ngủ ngon
Nhưng nghĩ lại thiệt là hổng nỡ...
Phụ công trình, tâm ý người xưa

Qua bao bận tỏ mờ bóng nguyệt
Vương Trùng Dương tuổi hạc chất chồng
Lúc sắp chết ổng đòi Sư đệ...
Châu Bá Thông tức Lão Ngoan Đồng

"Sư đệ ui.. đèn huynh sắp tắt
Đệ giấu giùm hai quyển Chân Kinh" (quyển thuợng và quyển hạ)
Và từ đó võ lâm đại loạn...
Quánh ì xèo... tranh đoạt Chân kinh... (còn tiếp)

TB:
Kính thưa đồng đạo võ lâm, tại hạ từ từ sẽ phụ với Sư huynh TX của bổn môn viết lại mấy cuốn bí kiếp võ lâm ... Sư huynh Sư tỉ nào có hứng thú và có quởn thì xin giúp tay cho dzui nhà dzui cửa hihi.. bi chừ sư đệ đói bụng rùi... vô xin Xí muội TS vài chén cơm rau... chút thuốc rê (kéo bậy vài điếu hihi...)... cũng xin vài ổ nhền nhện (hổng dám xin vải mùng vì sợ muỗi mòng chui dzô cắn Xí muội... tội nghiệp hihi...) đặng băng cái tay vì bị sư huynh TX quánh nhằm (xin nói nhỏ là Sư huynh TX hình như đang tò mò muốn luyện "Tịch Tà Kiếm Phổ"... nhưng Huynh chém sai chỗ làm đệ bị đứt tay hehehe...)

CA 04/07/2013


CỬU ÂM CHÂN KINH! (tiếp theo)

...
Lão Ngoan Đồng trên đường đi giấu sách
Bị đánh lừa bởi vợ Hoàng Dược Sư
Nàng Phụng Hành thiệt thông minh hết sức
Đọc một lần là nhớ cả Chân kinh

Đang thai nghén nàng chẳng nề khó nhọc
Vận dụng nhiều trí não viết Chân kinh
Nhưng than ui vì hao tâm quá đỗi
Sau khi sanh nàng kiệt sức qua đời

Lão Đông Tà Hoàng Dược Sư mất vợ
Đang buồn đau chưa kịp luyện Chân kinh
Thì xui xẻo đệ tử cưng đánh cắp
Mai Xuân Phong cuỗm sách trốn mất tiêu

Quá điên tiết Hoàng Dược Sư nổi giận
Quánh gãy giò hết đệ tử bổn môn
Chẳng những dzậy ổng đuổi đi hết thảy
Cấm từ đây hổng còn được trở dzià

Mai Xuân Phong cùng chồng vì ân oán
Bị Giang Nam Thất Quái quánh tan tành
Chồng của nàng thất cơ nên uổng mạng
Để lại nàng trơ trọi với thù sâu

Khổ một nổi nàng nóng lòng báo hận
Mà chân kinh chỉ chôm được quyển sau
Nàng hiểu sai nguyên lý của trảo công
Giết bừa bãi lấy sọ người luyện võ

Số là dzậy Chân kinh gồm hai quyển
Quyển Thượng thì dạy cách luyện nội công
Còn quyển hạ chỉ chuyên về chiêu thức
Nàng Xuân Phong vì gấp đã luyện sai...

Trong bí kiếp có một câu như dzậy
Nếu luyện thành năm ngón sẽ phát kình
Chụp dzô óc như xuyên qua đậu hủ
Vì hiểu lầm nàng lấy sọ luyện công

Chiêu Âm độc "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo"
Đã ra đời tàn độc thấy mà kinh
Luyện sai trật lòng lại đầy oán hận
Nàng Xuân Phong gây thảm trạng não nùng...(còn tiếp)

TB:
Các sư huynh, tỉ, muội nhớ nha (nói chung là cả bổn phái hihi..) nếu có đi hành hiệp giang hồ (hay là các sư tỉ, muội có đi ăn hàng hihi...) mà lỡ gặp Mai Xuân Phong ngoài chợ với môn "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" quá dữ dằn... thì nhớ cầu cứu Sư tỉ Trăng Thanh (vì Sư tỉ Trăng Thanh có môn "Lăng Ba Vi Bộ") sẽ kéo cả đám... chạy trốn... hehehe...


CỬU ÂM CHÂN KINH! (tiếp theo)

Cuốn Chân kinh cửu âm mang mầm họa
Bởi luyện sai di hại cả mấy đời
Mai xuân phong nhận Dương Khang truyền nghệ
Anh chàng này kết cục cũng thê lương

Rùi kế đến ... Âu Dương Phong Tây Độc
Cũng mấy lần định cướp lấy Chân kinh
Lần thứ nhất lúc Trùng Dương sắp chết
Lần thứ hai bắt cóc nàng Hoàng Dung

Cả hai lần Âu Dương Phong thảm bại
Nhưng lần sau thì thê thảm dzô cùng
Bị Hoàng Dung đọc ngược luôn khẩu quyết
Ổng tập sai bị Tẩu Hỏa Nhập Ma

Các kinh mạch âm dương đều đảo lộn
Khi triển khai chiêu thức cũng ngược luôn
Chân lên trời còn đầu thì xuống đất
Thành độc chiêu được gọi Hàm Mô Công

Đâu những dzậy... vì âm dương đảo lộn
Âu Dương Phong hổng biết mình là ai
Suốt cả ngày ổng ngơ ngơ ngáo ngáo
Thiệt thảm thương tâm trí hỗn loạn rùi

Thêm người nữa là nàng Chu Chỉ Nhược
Vốn hiền ngoan đệ tử phái Nga mi
Theo huấn dụ của Tuyệt Diệt Sư Thái
Đã đánh lừa Trương Vô Kỵ đoạt kinh

Số là dzậy Hoàng Dung cùng Quách Tĩnh
Trấn thủ thành chống Mông Cổ xâm lăng
Cả hai vị trước khi thành thất thủ
Đã giấu đi Bí kiếp lẫn Di thư

Cuốn Chân kinh giấu trong Ỷ Thiên Kiếm
Còn Di thư giấu vào Đồ Long Đao
Chu Chỉ Nhược nghe theo lời Sư phụ
Cướp cả Đao lẫn Kiếm đoạt Chân kinh

Từ hiền ngoan nàng biến thành độc ác
Luyện trảo công âm độc thiệt hãi hùng
Cũng may là nàng cuối cùng hối hận
Nếu không thì thảm họa thiệt khó lường

Nói túm lại "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo"
Đã ra đời vì nhầm lẫn luyện công
Ai dính dzô cũng thân tàn ma dại
Thế mới hay "học chữ" là chắc ăn ...

TB:
Kính thưa đồng đạo võ lâm, huynh đệ của bổn môn đã viết xong chuyện "Cửu Âm Chân Kinh"... hình như chân kinh nào có chữ "Âm" cũng đem lại kết quả hổng được tốt lắm... dzậy thì lần tới bổn bôn sẽ viết về "Cửu Dương Chân Kinh"... để coi thử "Dương Kinh" có khá hơn "Âm Kinh" một chút nào hông...

CA 05/02/2013


Cám ơn Sư Đệ Pb474 đã hoàn thành cuốn CỬU ÂM CHÂN KINH! ( Pb474 )
Thay mặt đồng đạo võ lâm cám ơn đệ . Mọi người đang chờ Cuốn Cửu Dương Chân kinh của đệ đó . Chúc Thành công nha , nếu mệt alo xí muội Trăng Sao một tiếng cô ta sẽ cho uống Soda xí muội hahaha
.

Tổng kết

Tre Xanh
CA 07-05-13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12507

CỬU DƯƠNG CHÂN KINH!

Nhớ thuở xưa tại Tàng Kinh Các
Phái Thiếu lâm có bộ Chân kinh
Chuyên dạy về nội công Tâm pháp
Viết ra từ bộ Kinh Tăng Già

Sau chín năm tham thiền diện bích
Ngài Đạt ma Sư tổ viết ra...
Là bí quyết thượng thừa Tâm pháp
Cuốn chân kinh được gọi Cửu Dương

Sư Giác Viễn gác Tàng Kinh Các
Có thói quen đọc sách cả ngày
Cuốn chân kinh Đại sư đọc mãi
Nên nội công thâm hậu dzô cùng

Nhưng giang hồ thị phi hiểm ác
Có hai người lòng dạ bất lương
Người thứ nhất là Tiêu Dương Tử
Người thứ hai là Doãn Khắc Tây

Hai vị này ẩn vào Tàng Kinh Các
Rùi chôm đi nguyên bộ chân kinh
Họ trốn chạy... báo hại sư Giác Viễn
Phải đuổi theo đến tận núi Côn Luân

Lúc túng quá cả hai nghĩ kế
Giấu chân kinh vào chỗ ngặt nghèo
Họ khéo léo giấu Kinh trong bụng vượn
Vậy Đại sư chịu mất Chân kinh

Phần Giác Viễn Đại sư chịu tội
Bị xích chân gánh nước cả ngày
Còn hai người chôm chỉa chân kinh
Kết cục cũng thiệt là thê thảm

Vì lòng tham chỉ mong độc chiếm...
Cuốn Chân kinh nên họ quánh nhau
Bởi cả hai võ công cùng cỡ
Nên cuối cùng đều bị trọng thương

Trước khi chết hai người gặp được...
Hà Thúc Đạo Tam Thánh phái Côn luân
Họ nhờ Lão đến tìm Sư Giác Viễn
Nhắn Đại sư là "sách để trong hầu"... (hầu là con khỉ)

Nhưng khổ nổi bởi vì kiệt sức
Họ phát âm hổng được rõ ràng
Hà Thúc Đạo nghe lộn "trong dầu"....
Dzậy Chân kinh... tạm thời thất lạc...(còn tiếp).


TB:

Ui thui... coi bộ cái bí kiếp "Dương kinh" này lúc đầu cũng hổng khá hơn "Âm kinh" là mấy... cũng gây ra chiện thị phi, chém giết... nhưng mà cũng may là "Dương kinh" đã giấu vào bụng con hầu... nếu mà giấu vào bụng con cẩu thì dân nhậu cầy tơ chợ ông Tạ đã một phen đại loạn vì tranh giành Chân kinh rùi...hihi...

Pb474 CA 05/14/2013

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12508

HUYỀN THOẠI CÁI BANG (Tiếp Theo )

Theo lời kể của Hồng Thất Công
Cái Bang xuất hiện cũng lâu rùi
Với mười tám chiêu Hàng Long chưởng
Ba mươi sáu chiêu Đả Cẩu Bổng

Cái Bang cực thịnh nhờ Tiêu Phong
Bang chủ tài ba nhiều công trạng
Giang hồ ghen ghét người tài giỏi.
Tiêu Phong đoản mạng thiệt uổng ghê

Cái Bang mất đi người lảnh đạo
Như rắn mất đầu hết oai phong
May thay Thất Công đâu xuất hiện
khôi phục Cái Bang như năm cũ

Sau Thất Công Hoàng Dung bang chủ
Lập nhiều công lớn giúp Cái Bang
Sau Hoàng Dung trao Lỗ Hữu Cước
Sau Hữu Cước là Gia Luật Tề

Qua nhiều năm Cái Bang càng yếu
Đến thời Sử Hoả Long quá bết
Hàng Long Thập Bát Chưởng thất truyền
Đang hạng nhất thụt xuống hạng nhì

Thời Bắc Tống ngoài Tứ Đại Trưởng Lão
Còn hai vị là Truyền Công , Chấp Pháp
Thời Nam Tống lại chia ra 2 phái
Phái Áo Dơ , Áo Sạch còn bốn vị

Thời Nguyên Minh chỉ còn lại hai vị
Trưởng Bát Long Đầu, Trưởng Bảng Long Đầu
Còn hai vị Sử Hoả Long , Giải Phong
Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ không rõ thứ

( còn tiếp )

Tre Xanh
CA 20-05-13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12509

Cách tập công phu xưa và nay của Võ cổ truyền Việt Nam

Từ thời xa xưa, quan hệ thầy-trò trong các lò Võ ta còn gọi là Võ cổ truyền dân tộc và ngày nay là Võ cổ truyền Việt Nam, mặc nhiên được xem gần như quan hệ cha-con. Sân tập có thể là một bãi cỏ, sân đình, bờ sông... hoặc một mảnh vườn nhà thầy. Thầy "nhắm" tướng, xét tính tình và đoán hậu vận của từng người học trò mà dạy. Vì thế, cùng học một thầy nhưng mỗi người học trò được thọ truyền những môn học khác nhau: Quyền cước, Binh khí, Huyệt đạo, Y lý, Tướng số...

Nhưng dù học môn nào người học trò cũng phải trải qua một thời gian được thử thách bằng các hình thức như: Cày ruộng, gánh nước, giã gạo, xay lúa, đốn cây, mót củi... có khi kéo dài hằng năm trời hoặc lâu hơn trước khi được thầy dạy võ thuật. Sự thử thách đó nhằm làm bộc lộ tính cách, ý chí, lòng trung thành của người học trò đồng thời cũng để cho người học trò được tu dưỡng "tâm bền, chí quyết". Ngoài những mục đích đó, các công việc lao động mà người học trò phải làm trong thời gian thử thách cũng chính là những bài tập rèn luyện sức mạnh theo quan điểm "Học võ công trước hết phải tập võ lực". Những công việc ấy đòi hỏi sự vận dụng sức lực và phải gắng sức, kiên trì trong một quãng thời gian rất dài nên thường được gọi là "Công phu".

Khi đã được thầy chính thức truyền dạy võ công thì người học trò được tập những bài tập công phu có bài bản hơn. Những bài tập thường thấy tập trung vào một số mục đích nhất định:

1. Để rèn luyện sức bền bĩ, chịu đựng của từng bộ phận cơ thể, có những cách tập như:
- Dùng các ngón tay quắp lại bấu chặc miệng chiếc hũ đựng đầy nước rồi nâng lên, để xuống nhiều lần cho đến khi các ngón tay căng cứng không còn nâng chiếc hũ nước lên được nữa,
- Hai tay xách hay túi vải lớn đựng cát, sạn rồi đi và chạy ngược lên dốc, xuống dốc cho đến khi đôi chân mỏi không còn đi được nữa,
- Dùng búa gỗ đập vào ngực, bụng, lưng, tay, chân, từ nhẹ đến mạnh dần theo thời gian kéo dài từ một đến ba năm,
- Dùng đũa dài bằng tre, mây cột lại thành bó, đập vào cẳng chân, cẳng tay...

2. Để rèn luyện sức mạnh của tay, chân, có một số cách tập như:
- Trụ tấn thấp, vừa lắc hai bàn chân vừa trì xuống cho hai bàn chân lún sâu dần xuống nền đất thịt cho đến khi tàn cây hương,
- Trụ tấn thấp, khắc phần cẳng tay và cẳng chân vào cẳng tay và cẳng chân của bạn đồng môn. Lâu ngày về sau thì mỗi người tự khắc cẳng tay, cẳng chân của mình vào thân cây tre, cây chuối,
- Đấm và đá vào thân cây chuối đá. Lâu ngày về sau, đấm và đá vào thân cổ thụ có lớp da dày, cứng, sù sì,
- Cõng những bao gạo, những bó củi nặng trên vai, chạy trên đoạn đường dài lởm chởm sỏi, đá,
- Mang những vật nặng trên lưng, bò bằng hai bàn tay và hai bàn chân trên những đoạn đường dài ngược dốc...

3. Để rèn luyện kỹ năng nhảy cao vượt qua những chướng ngại vật:
- Đào những chiếc hố tròn, đứng từ dưới nhảy lên, càng ngày càng đào hố sâu dần,
- Chạy nhanh trên cát kết hợp với thóp bụng dưới. Càng về sau, dấu chân trên cát mờ dần thì thân đã nhẹ đi rất nhiều và độ cao đạt được sẽ cao hơn trước,

4. Để rèn luyện sức công phá khi dùng các loại binh khí, người ta cầm những cây gậy tầm vông, thanh sắt bằng hai tay hoặc một tay, đánh mạnh và liên tục vào các gốc tre, trụ sắt cho đến khi mình mẩy thấm đẫm mồ hôi.
.....
Nếu kể ra thì không thể nêu lên đầy đủ các cách tập công phu võ cổ truyền của người xưa vì mỗi vùng, miền, mỗi lò võ, mỗi thầy có sự nghiên cứu, sáng tạo riêng phù hợp với những điều kiện về địa hình, địa thế, bối cảnh lịch sử, điều kiện xã hội, yếu tố thiên nhiên đặc thù mà các thầy và học trò của các thầy đang có.
Để hỗ trợ cho việc tập công phu có kết quả, người xưa thường dùng hai loại thuốc:

- "Thuốc xoa" trước và sau khi tập, được giầm với rượu hoặc với giấm để xoa bóp bên ngoài các bộ phận cơ thể chịu sự va đập trong khi rèn luyện. Có loại thuốc được hâm nóng lên khi cần dùng. Có loại thuốc không cần hâm nóng nhưng phải chà xát vùng chịu va đập nóng lên trước khi tẩm thuốc. Cũng có những loại thuốc đựng trong hủ, người tập ngâm tay, chân vào trước và sau khi tập.

- "Thuốc uống" được sử dụng khi tập một số bài tập có sự va đập vào đầu, ngực, lưng, bụng. Những thang thuốc này có những vị thuốc làm thông khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và cũng có những vị thuốc tăng cường sức lực để người tập khỏi bị cảm cúm làm gián đoạn việc tập.

Ngoài việc dùng thuốc theo dược thang như trên, các thầy còn khuyên học trò dùng "ngoại khoa" bằng cách ăn đường bát và uống nhiều nước lạnh (nước lã) sau khi tập công phu. Đường bát là đường đen được nấu từ cây mía và đổ vào bát (tô), khi đường nguội thì trút ra khỏi bát, trở thành những chiếc bánh cứng bằng đường. Các thầy giải thích: Ăn đường đen sau khi tập công phu và lúc bị nội thương sẽ tống được máu bầm ra khỏi cơ thể bằng đường bài tiết. Nếu để máu bầm ứ đọng trong cơ thể lâu ngày sẽ có hại.

Thời gian tập buổi sáng thường bắt đầu vào giờ Mẹo (5-6 giờ) cho đến khi mặt trời lên khỏi ngọn tre. Buổi chiều bắt đầu sau khi mặt trời ngã hẳn về hướng Tây. Tuy nhiên cũng vẫn có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày.

Phải ghi nhận một điều rằng, ngày xưa võ Cổ truyền Việt Nam của chúng ta có cách tập công phu đơn giản hơn lối tập của võ Cổ truyền Trung quốc rất nhiều: Không chế tác dụng cụ cầu kỳ, không ràng buộc thời gian, địa hình, địa thế khắc khe, ở đâu cũng tập được, lúc nào cũng tập được, miễn sao có điều kiện tập trung ý chí là được. Tập như thế mà hiệu quả rất cao, nhiều người đạt mức độ thành công rất phi thường. Có những người vật ngã trâu, giết được hổ, nhổ cả gốc tre già, ôm những chiếc cối đá lớn, những chiếc đỉnh bằng đồng nặng hai, ba trăm kí lô đi hằng trăm mét.

Ngày nay, hoàn cảnh xã hội và cuộc sống mưu sinh của con người đã thay đổi, thêm vào đó là có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên cách tập công phu được gọi là tập "lực bổ trợ" của võ Cổ truyền Việt Nam cũng đã thay đổi rất nhiều:
Những cách tập luyện thường thấy bây giờ là: Nhảy dây; Tập xà đơn; Hít đất, Kéo dây lò xo; Đấm và đá vào xách treo hình trụ đựng mùn cưa, trấu, cát hoặc vào cây trụ quấn rơm, quấn dây dừa, vào nhíp xe hơi; Đeo túi đựng các thẻ sắt ở hai chân và chạy bộ đường dài; Kéo và đạp tạ nặng trong nhiều tư thế nằm, ngồi khác nhau, tập với sự hỗ trợ của các trang thiết bị kỹ thuật chạy bằng mô-tơ điện...

Khi viết bài này, tôi nghĩ rằng cần nhắc nhở các võ sinh còn trẻ một điều là: Tập võ thuật thì phải tập công phu mới có lòng tự tin và mới đạt được hiệu quả thực dụng trong thi đấu, chiến đấu. Tuy nhiên, tập công phu phải có thầy hướng dẫn cụ thể, tường tận cách tập, không nên đọc sách rồi tự tập mà không có người kiểm tra, uốn nắn. Khi tập thì phải tập cho đúng như sự hướng dẫn của thầy và tập liên tục hằng ngày, cũng không nôn nóng tham muốn chóng đạt kết quả mà tập quá nhiều, quá sức.

Việc tổn hại do tự tập, tập sai phương pháp không có biểu hiện ngay, thậm chí có khi trong thời gian mới tập một, hai tháng đầu, người tập còn có cảm giác thăng tiến và mạnh lên rất nhanh.
Tập sai lâu ngày, các hệ hô hấp, tuần hoàn và thần kinh sẽ bị rối loạn, tổn thương dẫn đến ù tai, hoa mắt, bần thần, trầm cảm, sợ hãi vu vơ... thậm chí không được giải trừ kịp thời có thể bị điên loạn. Vì vậy mới có câu "Không thầy đố mày làm nên" ./.

Võ sư Trần Xuân Mẫn


Tre Xanh
CA 26-05-13

└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12510

CỦU DƯƠNG CHÂN KINH! (tiếp theo)

Đây nói về Tam Thánh Hà Thúc Đạo
Ổng một mình tìm đến phái Thiếu Lâm
Chỉ mượn cớ nhắn tin Sư Giác Viễn
Chớ thiệt tình để gây hấn mà thui

Hà Thúc Đạo với một thân võ nghệ
Dụng thần công quáng bại phái Thiếu Lâm
Ngay luôn cả Ngài Đại sư Phương trượng
Cũng ngậm ngùi nhận bại thiệt thảm thương

Cùng lúc đó Quách Tường con Quách Tỉnh
Đang lên Chùa tìm Dương Quá Đại ca
"Tiểu Đông Tà" có gặp Trương Quân Bảo...
Là đệ tử của Giác Viễn Đại sư

Trở lại chiện phái Thiếu Lâm bại trận...
Để bảo vệ danh tiếng của phái mình
Sư Giác Viễn đấu cùng Hà Thúc Đạo
Nhưng Đại sư chân lại bị xích xiềng

Bởi dzì dzậy dẫu nội công thâm hậu
Nhưng cuối cùng Sư Giác Viễn lâm nguy
Trương Quân Bảo vì cứu nguy Sư phụ
Đã ra tay đánh phát chưởng bất ngờ

Thiệt hổng ngờ vì đang cơn khẩn cấp
Khi chưởng ra đã theo phép Cửu Dương
Phát chưởng đó quánh ra đầy uy lực
Hà Thúc Đạo đành ôm hận chịu thua

Phái Thiếu Lâm được bảo toàn danh dự
Các Cao tăng không những biết cảm ơn....
Họ xúm nhau buộc tội Trương Quân Bảo
Đã âm thầm dám học lén võ công

Số là dzậy vì Đại sư Giác Viễn
Suốt cả ngày đã đọc cuốn chân kinh
Nên Quân Bảo cũng nhiều lần đọc ké
Đâu có ngờ lại thăng tiến nội công

Phái Thiếu Lâm xử tội Trương Quân Bảo
Quá nặng nề buộc phải chết mới thôi
Quá bất mãn vì thấy thiệt vô lý
Nàng Quách Tường cũng can thiệp nhảy dzô ... (còn tiếp)


Pb474 CA 06/02/2013
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.16 giây
   
© maitruongxuath.org