Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12511
|
HUYỀN THOẠI CÁI BANG ( TIẾP THEO )
CÁI BANG CHƯỞNG PHÁP Cao thủ cái bang nhìn hổng biết Khi đánh rồi dồi dào sức lực Lúc lâm nguy võ công tột đỉnh Cái bang đệ tử giỏi đánh gần Đối phương đánh nặng chỉ thiệt thân Công lực tăng đôi nhờ liên hoàn Kẻ thù không còn đường chống cự Kết liểu đối phương ở đằng xa Võ công tuyệt học của Cái Bang Chưởng pháp Hàng Long Thập Bát Chưởng Một trong ba chiêu nhất Võ Lâm Sánh ngang Võ Đang và Thiếu Lâm Giáng long Thập Bát chưởng 18 chiêu Hổng may còn lại mười lăm chưởng Ba chiêu cuối mất thiệt uổng ghê Bang chủ sau này không ai biết 15 lăm chiêu còn lại sau đây : 1 . Kháng Long Hữu Hối 2 . Phi Long Tại Thiên 3 . Quần Long Vô Thủ 4 . Tiềm Long Hốt Dụng 5 . Bàn Long Thực Nhật 6 . Song Long Xuất Hải 7 . Đột Như Kì Lai 8 . Lợi Thiệp Đại Xuyên 9 . Kiến Long Tại Điền 10. Hoặc Dược Tại Uyên 11. Lý Sương Băng Chí 12 . Hồng Tàm Ư Lục 13 . Chấn Kinh Bách Lý 14 . Thần Long Bãi Vĩ 15 . Long Chiến Vũ Dã Cái Bang Chưởng pháp là chí cương Bao đời bang chủ trấn giang hồ Tiêu Phong , Thất công cùng Quách Tĩnh Cao Thủ thành công chưởng pháp này Tiếc thay Hàng Long Chưởng thất truyền Cùng với suy vi của Cái Bang Luật Tề con rể không học nổi. Quách Tĩnh ghi vào Kiếm Ỷ Thiên . ( Còn Tiếp ) Tre Xanh CA 10-06-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12512
|
CỬU DƯƠNG CHÂN KINH ! (tiếp theo)
Nhưng hỡi ôi cả Quách Tường, Quân Bảo Đều bị vây trong trận thế Thiếu Lâm... Với tên gọi Thập Bát La Hán trận Vốn lừng danh là trận thế trấn môn Sư Giác Viễn thật đầy lòng nhân hậu Không nở nhìn đệ tử phải mạng vong Nên Đại sư đã xông ngay vào trận Cứu Quách Tường, Quân Bảo khỏi hiểm nguy Vì từ bi Đại sư thiệt hổng nở... Dụng thần công làm thương tổn đồng môn Thà chịu đòn quyết không hề đánh trả Cứu được người nhưng thân chịu trọng thương Trong hang động trước khi Ngài viên tịch Sư Giác Viễn truyền bí quyết thần công Và như thế cả Quách Tường, Quân Bảo Được khẩu truyền trọn cả bộ Chân kinh Nhưng Quách Tường không được như bà ngoại... Học một lần hổng nhớ hết chân kinh Còn Quân Bảo dù thông minh cách mấy Nghe một lần chỉ lãnh hội vài phần Nàng Quách Tường sau này vì thất chí Mang mối tình tuyệt vọng đã đi tu Là Sư tổ đã có công khai phái... Phái Nga Mi từ đó được ra đời Trương Quân Bảo về sau đã sáng lập... Phái Võ Đang... tuyệt kỷ Thái Cực quyền Được xưng tụng là Thái Sơn Bắc Đẩu Với biệt danh... Thái Cực Trương Tam Phong... (còn tiếp) TB: Quách Tường và Trương Quân Bảo mỗi người chỉ học được vài phần của Cửu Dương Chân Kinh mà đã khai môn lập phái... đã trở thành tông sư của hai phái lớn trong Thất Đại phái của võ lâm Trung nguyên... thế mới hay Cửu Dương Chân Kinh thiệt đúng là lợi hại...(thứ hàng xịn ...hihi...) Pb474 CA 06/15/2013 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12513
|
"ĐẠO" TRONG VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Không mang ý nghĩa tôn giáo, cũng không phải là sống vô vi theo lẽ tự nhiên hợp với trời đất như quan niệm Đạo giáo của Lão Tử, "Đạo" trong võ thuật cổ truyền Việt Nam là khái niệm mang tính truyền thống, là hành vi hiện thực biểu hiện các mối quan hệ giữa thầy với trò, đệ tử với môn phái, môn phái với đồng đạo võ lâm và giữa "con nhà võ" với nhân quần xã hội. Có quá trình gắn chặc lâu đời với sự trường tồn của dân tộc và được xây dựng trên nền tảng Phật giáo và Không giáo, Võ đạo Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa người Việt và biểu thị thành các hành vi nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng. Ngày nay, trong tình hình xã hội có một số giá trị tinh thần cơ bản của dân tộc bị hạ thấp, đạo lý làm người bị xem nhẹ do cuộc sống khích lệ tôn sùng sự giàu sang bề ngoài, thật đáng quí biết bao khi còn thấy những hành vi trọng nghĩa khinh tài, những tình cảm cao quí tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn... trong sinh hoạt "tự nhiên" của "làng" võ cổ truyền Việt Nam. Hằng ngày, khi đến võ đường tập luyện, anh em đồng môn thương yêu nhau như con một nhà. Ở miền quê và các thành phố nhỏ, võ sinh còn quét sân, dọn vườn, tưới cây, sửa sang nhà cửa và bàn thờ Tổ nhà thầy. Khi thầy bị ốm đau thì học trò phân công nhau chăm lo miếng ăn, giấc ngủ và thuốc thang cho thầy, thầy trò sống với nhau như cha con, nhất là đối với những thầy không có con cháu bên cạnh lúc tuổi già. Cũng không thiếu những người học trò nghỉ tập đã lâu nhưng vẫn thường xuyên thăm viếng, tìm cách giúp đỡ thầy có cuộc sống đầy đủ khi tuổi đã về chiều. Nhiều võ đường đã tổ chức lễ mừng thọ để làm vui lòng thầy. Khi thầy qua đời, học trò xin phép gia đình nhà thầy đứng ra tổ chức tang lễ theo nghi thức võ truyền thống ấm cúng, trang trọng, và xây mộ, tạc bia ghi danh hiệu "võ sư " để vinh danh thầy mình. Ở Quảng Nam có võ sư Nguyễn Bầu năm nay đã trên 90 tuổi. Lúc còn trẻ học võ với thầy Lưu Thanh Bình, chỉ nhỏ hơn thầy Bình vài tuổi nhưng ông luôn tôn kính và vâng lời thầy Bình như vâng lời cha mẹ. Lúc thầy Bình qua đời vào ngày 01 tháng 3 năm 1990, Nguyễn Bầu đã trên 70 tuổi, làm bài văn tế khóc thầy với lời lẽ chân thành, thống thiết, bộc lộ cả tâm can, đáng lấy làm bài học đạo đức lưu truyền để giáo dục các võ sinh hậu thế. Xin ghi lại bài thơ ấy như sau: Hỡi ôi! Đường công danh càng nhìn quảng đại Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên Vái cùng sư phụ linh thiêng Chứng lòng đệ tử đáp đền ơn xưa Đường hoạn lộ chưa vừa sở nguyện Dầu cửa quyền trọn tiếng chăn dân Ơn cha sanh hóa ra thân Công thầy giáo huấn cũng gần như nhau Khoa "Võ môn" dẫu nhào qua khỏi Trương vi rồng học hỏi nơi ai (?!) Đẹp mình với vẻ cân đai Công thầy tô điểm từ ngày ấu xuân Cõi hư vô nay gần phước thánh Xin chu toàn đèn hạnh "môn sinh" Cảnh thiêng, xin gởi chút tình Rót chung "ly hận" giật mình đưa thương... Ngược lại, cũng có không ít các thầy võ cổ truyền xem học trò như con đẻ, rứt ra từ núm ruột của mình. Ở Đà Lạt có lão võ sư Phạm Đình Trọng dốc tâm biên soạn nhiều bài văn vần để dạy dỗ học trò thực hành đạo làm người, tu thân, lập chí, giúp đời. Ở Quảng Nam có lão võ sư Trương Chưởng, sống với học trò gần 20 năm vì con cháu ở xa, ông đã để lại biết bao bài học cho học trò từ tấm gương cuộc sống nghiêm túc, khắc kỷ của mình. �"ng đã làm nhiều bài thơ khuyên giải học trò sống thanh bạch, tiết kiệm để giữ vững thanh danh, tránh xa rượu chè bê tha để bảo tồn nhân cách, trong đó có những câu như: Rượu đâu rượu có say người, Bởi người say rượu người cười rượu say Về giữ tròn lòng yêu thương, thủy chung trong nghĩa vợ chồng, có những câu thơ được làm khi vợ qua đời và ông đã ở tuổi 70 như: ... Từ ngày vắng mặt người yêu Chiếc thân nắng sớm, mưa chiều sá chi Đêm nằm gió lộng màn vi Tưởng hồn bạn cũ đi đi, về về. Khi có học trò sai phạm trọng tội như sát thương vô cớ, hại người, mê đắm nữ sắc dẫn đến bỏ bê vợ con, bê tha rượu chè, cờ bạc lâm vào tù tội..., các thầy võ cổ truyền hết sức khổ tâm, ân hận vì đã dạy nhầm người, tự dằn vặt, đau buồn như chính mình đã gây nên điều ác. Hiện nay, không có một môn phái võ cổ truyền Việt Nam nào không giữ lệ Cúng Tổ hằng năm. Nhiều môn phái còn bổ sung nghi thức cúng Tổ để gia tăng hiệu quả giáo dục đạo nghĩa cho môn sinh và khích lệ họ tu dưỡng phẩm hạnh, rèn luyện võ công cho xứng đáng là môn đồ của danh môn, chánh phái. Một số môn phái còn tổ chức lễ nhập môn chính thức cho các võ sinh đã trải qua ba năm thử thách tuân thủ môn quy. Môn quy của một số môn phái không chỉ đặt nặng việc rèn luyện võ công, trung thành với môn phái mà còn buộc môn sinh hiếu thảo với cha mẹ, làm tròn trách nhiệm với gia đình, hòa thuận với võ lâm đồng đạo, tôn trọng luật pháp và trung-tín-nghĩa với nhân quần xã hội. Trong phương pháp, bài bản truyền dạy cho học trò, nhiều võ đường còn chú trọng việc cho học trò tĩnh tọa, trầm khí đan điền vào cuối buổi tập, để bình tâm, kìm chế tính tình nóng nảy, háo thắng. Nói đến "đạo" trong võ cổ truyền của người Việt chúng ta thì vô cùng, vô lượng. Không đâu trong võ mà không có đạo, có cái hiển thị, có cái tiềm ẩn. Chính vì vậy mới nói rằng "Học võ là tu tâm, dưỡng chí, kiện thân". Chính vì vậy, qua bao đời nay các danh môn, chánh phái đều lấy cái "đạo" làm gốc, chú trọng đặc biệt đến việc giáo dục tư tưởng "Võ đạo" để giúp các môn sinh có cuộc sống tinh thần cao thượng trong một thân thể khỏe mạnh ./. Võ sư Trần Xuân Mẫn Tre Xanh CA 22-06-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12514
|
CỬU DƯƠNG CHÂN KINH! (tiếp theo)
Trăm năm sau có người học trọn bộ Đã luyện thành được tuyệt thế thần công Đó là chàng thiếu niên Trương Vô Kỵ Vì tình cờ có trọn bộ Chân kinh Chiện xảy ra... đang khi hồi nguy cấp Bị kẻ thù rượt đuổi đến đường cùng Trương Vô Kỵ đành chui vào tuyệt động Thà hy sinh... hổng nghịch mạng mẹ cha ... Trương Vô Kỵ có quãng đời đau khổ Mất mẹ cha khi đang tuổi ấu thơ Cha Mẹ chàng vì tình yêu ngang trái Đã ra đi để mãi mãi bên nhau Trương Thúy Sơn là cha của Vô Kỵ Đệ tử yêu của Sư tổ Tam Phong Lạc băng đảo kết hôn Ân Tố Tố Nàng là người của Ma Giáo tà môn Khi cả hai trở về từ băng đảo Đã kết tình huynh đệ với Sư Vương Cả giang hồ ép Thúy Sơn chỉ điểm Chỗ Sư Vương ẩn náu để trả thù Kim Mao Sư Vương tên thật là Tạ Tốn Vì báo thù đã kết oán nhiều nơi Hoàn cảnh ổng bị kẻ gian hãm hại Nên Thúy Sơn vẫn một mực kính yêu Phe Chính phái vì căm thù Ma giáo Ép Thúy Sơn đến độ phải quyên sinh Ân Tố Tố vì chồng cũng tự vẫn Chiện đau lòng tình tiết thiệt éo le Số là dzậy... Trương Thúy Sơn hổng nỡ... Để Ân sư mang tiếng với giang hồ Là bao che cho tà ma ngoại đạo Sẽ tổn thương uy tín phái Võ Đang Thêm chuyện nữa cũng đau lòng không kém Trương Thúy Sơn đã đau khổ biết rằng Ân Tố Tố đã ra tay lầm lỡ Khiến Tam ca bị bại liệt suốt đời Và như thế Thúy Sơn chọn cái chết Để vẹn tình với Sư phụ kính yêu Cũng trọn nghĩa cùng Sư huynh Tạ Tốn Và nhất là để bảo vệ vợ con Nhưng nào ngờ vì tình yêu chung thủy Lại đau lòng vì lầm lỗi thuở xưa Ân Tố Tố đã tự mình kết liễu Để vẹn tình cho trọn đạo phu thê Trước khi chết nàng ôm con nức nở Và dặn dò Vô kỵ phải nhớ rằng... Không được chỉ chỗ cha nuôi Tạ Tốn Phải coi chừng lời đường mật Mỹ nhân... (còn tiếp) Pb474 CA 06/22/2013 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12515
|
Chào hai em... Pb474 và Tre Xanh, Đáng khâm phục cho hai kiếm khách, uýnh nhau ầm ầm, chưởng nhau chí chóe bằng giọng thơ rất hay, rất là kiếm hiệp. Bên cạnh đó còn có những bài sưu tầm đáng suy gẫm... Và công nghiên cứu các bài để cho thơ có vần. Thầy cô cám ơn cố gắng của hai em đã đem mới lạ cho sân chơi... THƠ KIẾM HIỆP Thầy Cô 25.6.13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12516
|
HIỂU CHỮ " NHÂN " VÀ CHỮ " ĐẠO " TRONG VÕ THUẬT
A- “Tam cương” và “ Ngũ thường” là những chuẩn mực đạo đức làm người trong lễ giáo ngày trước, theo đà tiến bộ của xã hội, ngày nay “Tam cương” đã có nhiều ít thay đổi để phù hợp với xã hội đương thời, nhưng “Ngũ thường” cho đến nay trong chừng mực nào đó của giao tế, vẫn là những chuẩn mực còn giá trị với thời gian . Trong “ngũ thường” “nhân, lễ, nghĩa, trí tín” thì “nhân” đứng hàng đầu, là đạo đức đầu tiên để thẩm định giá trị, thẩm định nhân cách, tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của mỗi người nói chung và của những người theo nghề võ nói riêng . B/1- Hiểu một cách hạn hẹp theo nghĩa chiết tự chữ “nhân”( ) gồm hai chữ là “nhân” ( :con người) và nhị ( :hai) ghép lại với nhau – Nhân ( ) chính là lề lối cư xử của người với người trong giao tế xã hội. Cư xử với nhau như thế nào hợp lễ, hợp nghĩa , có trí, có tín, đó chính là “nhân” . B/2- Hiểu một cách rộng rãi phổ biến hơn, nhân chính là công chính, từ ái, bao gồm tất cả các nét tốt, là đức tính thương người (theo Việt Nam tự điển trang 407) và vì thế nhân thường kết hợp với một số từ khác để thành những từ ngữ mang ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như : “nhân ái, nhân đức, nhân hậu, nhân từ” và Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng đã phân định rõ ràng giữa “hiếu” và “nhân” : “Bán mình là hiếu, cứu người là nhân” B/3- Đứng ở góc độ những người theo nghề võ , là những người mà mỗi cái cất chân, cất tay, nắm tay, bàn chân… đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người khác, đạo “nhân” cần phải được chú trọng hơn, để khỏi làm thương tổn đến người khác, tổ sư Choji Suzuki dạy “ mình và mọi người đều phải tốt đẹp” đó là một khía cạnh về “nhân” trong võ thuật ; không những không làm thiệt hại thương tổn người khác mà còn nâng người khác lên để được tốt đẹp như mình – không làm đau đớn thương tổn người khác đã đành, phải cư xử trên cơ sở tình yêu thương (thương người như thể thương thân) đó là nhân ái – mang đến niềm vui cho người, đó là “nhân từ” – mà nếu có phải “nhấc chân, nhấc tay” thì nguyên tắc “hạ thủ lưu tình” (xuống tay còn giữ lại chút tình) đó chính là “nhân hậu” . Như thế, hơn ai hết người theo nghiệp võ không thể không đưa cái đức “nhân” lên hàng đầu để răn mình, dạy người và tôn vinh sự nghiệp của đời mình – “nhân” được đưa lên hàng “Đạo” . C- “Đạo” trong “nhân đạo” (đạo nhân) : Hiểu theo nghĩa chiết tự, Đạo ( ) là một chữ ghép gồm bộ Thủ ( ) là cái Đầu và bộ Xước ( ) là bước chân – Chân bước theo đầu, đầu hướng dẫn chân – Đó là những hành động có định hướng tốt đẹp và đúng đắn hợp tình hợp lý hợp lòng người . Từ “Đạo” thường không dùng một mình mà kết hợp với một từ khác để mang một ý nghĩa phổ quát hơn : Đạo đức, đạo lý, đạo trường, đạo tâm……. Đạo không mang một ý nghĩa hẹp là tôn giáo mà mang một ý nghĩa rộng lớn hơn là “con đường tốt đẹp “ mà mỗi người chúng ta phải noi theo. Vậy thì tất cả những điều tốt đẹp là đạo, không tốt đẹp là sai đạo, lạc đường và riêng những người theo nghiệp võ cũng có đạo lý của riêng mình, đó là võ đạo, với những môn quy của từng trường phái, nhưng dù ở môn phái võ nào, có môn quy ra sao thì trọng tâm của môn quy ấy cũng phải dựa trên nền tảng đạo lý và cuộc sống của con người, không thể xa với con người . Ý niệm về đạo không cụ thể như ý niệm về nhân, nhưng ta có thể hiểu một cách tổng quát và phổ biến “nhân và đạo” là hai tiêu chuẩn của xã hội để đánh giá những con người theo nghề võ. Hợp lòng người, cư xử tốt đẹp đó là “nhân” là “đạo” – làm những việc mà xã hội và pháp luật không công nhận là không còn “nhân” không còn “đạo” trong cuộc sống . Nguồn: Trưởng tràng suzucho ryu – Huyền đai đệ bát đẳng – Lê Văn Thạnh Tre Xanh CA 03-07-13 |
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây