Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12517
|
HUYỀN THOẠI CÁI BANG ( TIẾP THEO )
CÁI BANG BỔNG PHÁP ( GẬY ĐÁNH CHÓ ) Tổ sư Cái Bang Thiệt là lạ Dùng linh vật Rồng cho chưởng pháp Còn bổng pháp lấy vật tầm thường Cẩu Bổng Pháp chí bảo trấn bang... Gậy đánh chó Bang chủ phải biết Nhưng ít người thấy nó thực hư Bởi nó dài 3 thước lẻ 7 phân Hình thẳng và làm bằng trúc xanh. Đả Cẩu Bổng làm bằng Lục ngọ Có màu xanh giống như trúc dzậy Nhưng lại có quyền lực tối cao Chỉ huy hàng vạn đám ăn mày Đả Cẩu Bổng Pháp gồm 36 chiêu Còn khẩu quyết chia theo 8 chữ Buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tùy tình thế sử dụng võ công Điểm lợi hại của Đả Bổng Pháp Đụng đối thủ cũng thắng dể dàng Gậy đánh chó biến ảo tuyệt kỳ Dzậy mới xứng chí bảo trấn bang Có thể điểm sơ sơ vài món : 1. Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy) 2. Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá) 3. Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập) 4. Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm) 5. Lục Phản Cẩu Điện (chữ Đâm ) 6. Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá ) Chỉ một người giỏi môn pháp này Là Hoàng Dung bang chủ đời 19 Cái Bang luôn hành hiệp trượng nghĩa Được đồng đạo giang hồ kính trọng. Vì bang phái trải rộng thiên hạ Nên hẹn gặp tại Hồ Động Đình Các Trưởng Lão trong bang đều đến Mỗi đầu tháng gặp mặt một lần. Nói túm lại Cái Bang trượng nghĩa Nhờ Gậy đánh chó trấn bổn môn. Hết Tre Xanh CA 08-07-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12518
|
HUYỀN THOẠI CÁI BANG ( TỔNG KẾT )
Cái Bang đã có tự bao giờ Danh xưng “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang” Nhờ số đông ,quật cường sẳn có Đứng nhất nhì bang phái Trung Nguyên. Trăm năm Danh tiếng chốn Giang hồ Ngọa hổ tàng long người tài có Ăn mày nhưng luôn phò chính nghĩa Lấy yêu thương chia sẻ làm đầu Ăn mày cũng chia theo đẳng cấp Lính mới sẽ tặng cho một túi Thăng cấp theo thời gian công cán Người cao nhất gọi là Bang chủ Là Bang Chủ được quần hào trọng vọng Nắm trong tay cả hàng vạn sinh linh Cùng Thiếu Lâm Tự oai trấn giang hồ Nên gọi là Thái Sơn và Bắc Đẩu Võ công trấn phái có hai môn Đứng đầu Hàng Long Thập Bát Chưởng Môn kế tiếp Đả Cẩu Bổng Pháp Chấp chưởng đại quyền đều phải biết Hàng Long chưởng có thể là không biết 36 chiêu Đả Cẩu Bổng ắt phải thông Cái Bang bang chủ Hồng Thất Công Thành công cảnh giới trấn phái môn (Còn Tiếp ) Tre Xanh 28-04-13 Theo lời kể của Hồng Thất Công Cái Bang xuất hiện cũng lâu rùi Với mười tám chiêu Hàng Long chưởng Ba mươi sáu chiêu Đả Cẩu Bổng Cái Bang cực thịnh nhờ Tiêu Phong Bang chủ tài ba nhiều công trạng Giang hồ ghen ghét người tài giỏi. Tiêu Phong đoản mạng thiệt uổng ghê Cái Bang mất đi người lảnh đạo Như rắn mất đầu hết oai phong May thay Thất Công đâu xuất hiện khôi phục Cái Bang như năm cũ Sau Thất Công Hoàng Dung bang chủ Lập nhiều công lớn giúp Cái Bang Sau Hoàng Dung trao Lỗ Hữu Cước Sau Hữu Cước là Gia Luật Tề Qua nhiều năm Cái Bang càng yếu Đến thời Sử Hoả Long quá bết Hàng Long Thập Bát Chưởng thất truyền Đang hạng nhất thụt xuống hạng nhì Thời Bắc Tống ngoài Tứ Đại Trưởng Lão Còn hai vị là Truyền Công , Chấp Pháp Thời Nam Tống lại chia ra 2 phái Phái Áo Dơ , Áo Sạch còn bốn vị Thời Nguyên Minh chỉ còn lại hai vị Trưởng Bát Long Đầu, Trưởng Bảng Long Đầu Còn hai vị Sử Hoả Long , Giải Phong Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ không rõ thứ ( còn tiếp ) Tre Xanh CA 20-05-13 CÁI BANG CHƯỞNG PHÁP Cao thủ cái bang nhìn hổng biết Khi đánh rồi dồi dào sức lực Lúc lâm nguy võ công tột đỉnh Cái bang đệ tử giỏi đánh gần Đối phương đánh nặng chỉ thiệt thân Công lực tăng đôi nhờ liên hoàn Kẻ thù không còn đường chống cự Kết liểu đối phương ở đằng xa Võ công tuyệt học của Cái Bang Chưởng pháp Hàng Long Thập Bát Chưởng Một trong ba chiêu nhất Võ Lâm Sánh ngang Võ Đang và Thiếu Lâm Giáng long Thập Bát chưởng 18 chiêu Hổng may còn lại mười lăm chưởng Ba chiêu cuối mất thiệt uổng ghê Bang chủ sau này không ai biết 15 lăm chiêu còn lại sau đây : 1 . Kháng Long Hữu Hối 2 . Phi Long Tại Thiên 3 . Quần Long Vô Thủ 4 . Tiềm Long Hốt Dụng 5 . Bàn Long Thực Nhật 6 . Song Long Xuất Hải 7 . Đột Như Kì Lai 8 . Lợi Thiệp Đại Xuyên 9 . Kiến Long Tại Điền 10. Hoặc Dược Tại Uyên 11. Lý Sương Băng Chí 12 . Hồng Tàm Ư Lục 13 . Chấn Kinh Bách Lý 14 . Thần Long Bãi Vĩ 15 . Long Chiến Vũ Dã Cái Bang Chưởng pháp là chí cương Bao đời bang chủ trấn giang hồ Tiêu Phong , Thất công cùng Quách Tĩnh Cao Thủ thành công chưởng pháp này Tiếc thay Hàng Long Chưởng thất truyền Cùng với suy vi của Cái Bang Luật Tề con rể không học nổi. Quách Tĩnh ghi vào Kiếm Ỷ Thiên . ( Còn Tiếp ) Tre Xanh CA 10-06-13 CÁI BANG BỔNG PHÁP ( GẬY ĐÁNH CHÓ ) Tổ sư Cái Bang Thiệt là lạ Dùng linh vật Rồng cho chưởng pháp Còn bổng pháp lấy vật tầm thường Cẩu Bổng Pháp chí bảo trấn bang... Gậy đánh chó Bang chủ phải biết Nhưng ít người thấy nó thực hư Bởi nó dài 3 thước lẻ 7 phân Hình thẳng và làm bằng trúc xanh. Đả Cẩu Bổng làm bằng Lục ngọ Có màu xanh giống như trúc dzậy Nhưng lại có quyền lực tối cao Chỉ huy hàng vạn đám ăn mày Đả Cẩu Bổng Pháp gồm 36 chiêu Còn khẩu quyết chia theo 8 chữ Buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tùy tình thế sử dụng võ công Điểm lợi hại của Đả Bổng Pháp Đụng đối thủ cũng thắng dể dàng Gậy đánh chó biến ảo tuyệt kỳ Dzậy mới xứng chí bảo trấn bang Có thể điểm sơ sơ vài món : 1. Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy) 2. Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá) 3. Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập) 4. Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm) 5. Lục Phản Cẩu Điện (chữ Đâm ) 6. Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá ) Chỉ một người giỏi môn pháp này Là Hoàng Dung bang chủ đời 19 Cái Bang luôn hành hiệp trượng nghĩa Được đồng đạo giang hồ kính trọng. Vì bang phái trải rộng thiên hạ Nên hẹn gặp tại Hồ Động Đình Các Trưởng Lão trong bang đều đến Mỗi đầu tháng gặp mặt một lần. Nói túm lại Cái Bang trượng nghĩa Nhờ Gậy đánh chó trấn bổn môn. Hết Tre Xanh CA 14-07-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12519
|
CỬU DƯƠNG CHÂN KINH! (tiếp theo)
Trở lại chuyện của chàng Trương Vô Kỵ Mất mẹ cha lúc còn tuổi ấu thơ Lại không may bị Huyền Minh Nhị Lão Đã nhẫn tâm dùng độc chưởng hại chàng Ngay Sư tổ Tam Phong cũng thất thủ Hổng thể nào trục hết độc "Huyền Minh" Phái Thiếu Lâm do vẫn còn cố chấp Đã làm ngơ hổng chữa trị cho chàng Đến cuối cùng Trương chân nhân đành phải Kiếm thần y nổi tiếng Hồ Thanh Ngưu Hy vọng rằng với y thuật cái thế Chắc thần y sẽ chữa hết cho chàng Những tháng ngày sống nơi Hồ Diệp cốc Trương Vô Kỵ luôn cố gắng miệt mài Không ngại khổ vẫn một lòng kiên nhẫn Lãnh hội toàn y bát của Thần y Khi rời cốc hàn độc chưa trục hết Lại vướng vào cạm bẫy của mỹ nhân Vốn hiền lành chàng dễ bị lừa gạt Nên cả tin cha con Chu Trường Linh Chu Cửu Chân đã dụng mỹ nhân kế Lợi dụng thêm tình cảm để gạt chàng Khiến Vô Kỵ suýt gây nên lầm lỗi Tiết lộ ra tung tích của cha nuôi Thiệt may mắn chàng tình cờ khám phá Cả âm mưu thâm độc nhà họ Chu Đang ban đêm chàng âm thầm trốn chạy Chu Trường Linh vẫn một mực đuổi theo Lúc bí lối chàng rơi vào tuyệt động Lại gặp may kết bạn với bạch hầu Trong tình cờ chàng chữa bịnh cho khỉ Lấy được ra trọn cả bộ chân kinh Những tháng ngày hãm mình trong tuyệt động Trương Vô kỵ đã nghiền ngẫm chân kinh Tự luyện thành một nội công thâm hậu Và trục đi hết hàn độc trong người... (còn tiếp) TB: Ân Tố Tố là mẹ của Trương Vô Kỵ có dặn dò chàng là lớn lên phải đề phòng bị người đẹp lừa gạt.. dzậy mà anh chàng Trương Vô Kỵ này mới vừa lớn lên là đã bị người đẹp dụ khị tùm lum rùi... đúng là cái số con rệp... nhưng chiện đời cũng thiệt là trái cẳng ngỗng...cũng hổng có thiếu gì mấy chàng ngồi chờ woài mà hổng có bóng dáng người đẹp nào đến dụ khị hết trọi... đúng là cái số con rận hehehe... Pb474 CA 07/17/2013 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12520
|
CỬU DƯƠNG CHÂN KINH! ( Pb474 )
Nhớ thuở xưa tại Tàng Kinh Các Phái Thiếu lâm có bộ Chân kinh Chuyên dạy về nội công Tâm pháp Viết ra từ bộ Kinh Tăng Già Sau chín năm tham thiền diện bích Ngài Đạt ma Sư tổ viết ra... Là bí quyết thượng thừa Tâm pháp Cuốn chân kinh được gọi Cửu Dương Sư Giác Viễn gác Tàng Kinh Các Có thói quen đọc sách cả ngày Cuốn chân kinh Đại sư đọc mãi Nên nội công thâm hậu dzô cùng Nhưng giang hồ thị phi hiểm ác Có hai người lòng dạ bất lương Người thứ nhất là Tiêu Dương Tử Người thứ hai là Doãn Khắc Tây Hai vị này ẩn vào Tàng Kinh Các Rùi chôm đi nguyên bộ chân kinh Họ trốn chạy... báo hại sư Giác Viễn Phải đuổi theo đến tận núi Côn Luân Lúc túng quá cả hai nghĩ kế Giấu chân kinh vào chỗ ngặt nghèo Họ khéo léo giấu Kinh trong bụng vượn Vậy Đại sư chịu mất Chân kinh Phần Giác Viễn Đại sư chịu tội Bị xích chân gánh nước cả ngày Còn hai người chôm chỉa chân kinh Kết cục cũng thiệt là thê thảm Vì lòng tham chỉ mong độc chiếm... Cuốn Chân kinh nên họ quánh nhau Bởi cả hai võ công cùng cỡ Nên cuối cùng đều bị trọng thương Trước khi chết hai người gặp được... Hà Thúc Đạo Tam Thánh phái Côn luân Họ nhờ Lão đến tìm Sư Giác Viễn Nhắn Đại sư là "sách để trong hầu"... (hầu là con khỉ) Nhưng khổ nổi bởi vì kiệt sức Họ phát âm hổng được rõ ràng Hà Thúc Đạo nghe lộn "trong dầu".... Dzậy Chân kinh... tạm thời thất lạc...(còn tiếp). TB: Ui thui... coi bộ cái bí kiếp "Dương kinh" này lúc đầu cũng hổng khá hơn "Âm kinh" là mấy... cũng gây ra chiện thị phi, chém giết... nhưng mà cũng may là "Dương kinh" đã giấu vào bụng con hầu... nếu mà giấu vào bụng con cẩu thì dân nhậu cầy tơ chợ ông Tạ đã một phen đại loạn vì tranh giành Chân kinh rùi...hihi... CA 05/14/2013 CỦU DƯƠNG CHÂN KINH! (tiếp theo) Đây nói về Tam Thánh Hà Thúc Đạo Ổng một mình tìm đến phái Thiếu Lâm Chỉ mượn cớ nhắn tin Sư Giác Viễn Chớ thiệt tình để gây hấn mà thui Hà Thúc Đạo với một thân võ nghệ Dụng thần công quáng bại phái Thiếu Lâm Ngay luôn cả Ngài Đại sư Phương trượng Cũng ngậm ngùi nhận bại thiệt thảm thương Cùng lúc đó Quách Tường con Quách Tỉnh Đang lên Chùa tìm Dương Quá Đại ca "Tiểu Đông Tà" có gặp Trương Quân Bảo... Là đệ tử của Giác Viễn Đại sư Trở lại chiện phái Thiếu Lâm bại trận... Để bảo vệ danh tiếng của phái mình Sư Giác Viễn đấu cùng Hà Thúc Đạo Nhưng Đại sư chân lại bị xích xiềng Bởi dzì dzậy dẫu nội công thâm hậu Nhưng cuối cùng Sư Giác Viễn lâm nguy Trương Quân Bảo vì cứu nguy Sư phụ Đã ra tay đánh phát chưởng bất ngờ Thiệt hổng ngờ vì đang cơn khẩn cấp Khi chưởng ra đã theo phép Cửu Dương Phát chưởng đó quánh ra đầy uy lực Hà Thúc Đạo đành ôm hận chịu thua Phái Thiếu Lâm được bảo toàn danh dự Các Cao tăng không những biết cảm ơn.... Họ xúm nhau buộc tội Trương Quân Bảo Đã âm thầm dám học lén võ công Số là dzậy vì Đại sư Giác Viễn Suốt cả ngày đã đọc cuốn chân kinh Nên Quân Bảo cũng nhiều lần đọc ké Đâu có ngờ lại thăng tiến nội công Phái Thiếu Lâm xử tội Trương Quân Bảo Quá nặng nề buộc phải chết mới thôi Quá bất mãn vì thấy thiệt vô lý Nàng Quách Tường cũng can thiệp nhảy dzô ... (còn tiếp) CA 06/02/2013 CỬU DƯƠNG CHÂN KINH ! (tiếp theo) Nhưng hỡi ôi cả Quách Tường, Quân Bảo Đều bị vây trong trận thế Thiếu Lâm... Với tên gọi Thập Bát La Hán trận Vốn lừng danh là trận thế trấn môn Sư Giác Viễn thật đầy lòng nhân hậu Không nở nhìn đệ tử phải mạng vong Nên Đại sư đã xông ngay vào trận Cứu Quách Tường, Quân Bảo khỏi hiểm nguy Vì từ bi Đại sư thiệt hổng nở... Dụng thần công làm thương tổn đồng môn Thà chịu đòn quyết không hề đánh trả Cứu được người nhưng thân chịu trọng thương Trong hang động trước khi Ngài viên tịch Sư Giác Viễn truyền bí quyết thần công Và như thế cả Quách Tường, Quân Bảo Được khẩu truyền trọn cả bộ Chân kinh Nhưng Quách Tường không được như bà ngoại... Học một lần hổng nhớ hết chân kinh Còn Quân Bảo dù thông minh cách mấy Nghe một lần chỉ lãnh hội vài phần Nàng Quách Tường sau này vì thất chí Mang mối tình tuyệt vọng đã đi tu Là Sư tổ đã có công khai phái... Phái Nga Mi từ đó được ra đời Trương Quân Bảo về sau đã sáng lập... Phái Võ Đang... tuyệt kỷ Thái Cực quyền Được xưng tụng là Thái Sơn Bắc Đẩu Với biệt danh... Thái Cực Trương Tam Phong... (còn tiếp) TB: Quách Tường và Trương Quân Bảo mỗi người chỉ học được vài phần của Cửu Dương Chân Kinh mà đã khai môn lập phái... đã trở thành tông sư của hai phái lớn trong Thất Đại phái của võ lâm Trung nguyên... thế mới hay Cửu Dương Chân Kinh thiệt đúng là lợi hại...(thứ hàng xịn ...hihi...) CA 06/15/2013 CỬU DƯƠNG CHÂN KINH! (tiếp theo) Trăm năm sau có người học trọn bộ Đã luyện thành được tuyệt thế thần công Đó là chàng thiếu niên Trương Vô Kỵ Vì tình cờ có trọn bộ Chân kinh Chiện xảy ra... đang khi hồi nguy cấp Bị kẻ thù rượt đuổi đến đường cùng Trương Vô Kỵ đành chui vào tuyệt động Thà hy sinh... hổng nghịch mạng mẹ cha ... Trương Vô Kỵ có quãng đời đau khổ Mất mẹ cha khi đang tuổi ấu thơ Cha Mẹ chàng vì tình yêu ngang trái Đã ra đi để mãi mãi bên nhau Trương Thúy Sơn là cha của Vô Kỵ Đệ tử yêu của Sư tổ Tam Phong Lạc băng đảo kết hôn Ân Tố Tố Nàng là người của Ma Giáo tà môn Khi cả hai trở về từ băng đảo Đã kết tình huynh đệ với Sư Vương Cả giang hồ ép Thúy Sơn chỉ điểm Chỗ Sư Vương ẩn náu để trả thù Kim Mao Sư Vương tên thật là Tạ Tốn Vì báo thù đã kết oán nhiều nơi Hoàn cảnh ổng bị kẻ gian hãm hại Nên Thúy Sơn vẫn một mực kính yêu Phe Chính phái vì căm thù Ma giáo Ép Thúy Sơn đến độ phải quyên sinh Ân Tố Tố vì chồng cũng tự vẫn Chiện đau lòng tình tiết thiệt éo le Số là dzậy... Trương Thúy Sơn hổng nỡ... Để Ân sư mang tiếng với giang hồ Là bao che cho tà ma ngoại đạo Sẽ tổn thương uy tín phái Võ Đang Thêm chuyện nữa cũng đau lòng không kém Trương Thúy Sơn đã đau khổ biết rằng Ân Tố Tố đã ra tay lầm lỡ Khiến Tam ca bị bại liệt suốt đời Và như thế Thúy Sơn chọn cái chết Để vẹn tình với Sư phụ kính yêu Cũng trọn nghĩa cùng Sư huynh Tạ Tốn Và nhất là để bảo vệ vợ con Nhưng nào ngờ vì tình yêu chung thủy Lại đau lòng vì lầm lỗi thuở xưa Ân Tố Tố đã tự mình kết liễu Để vẹn tình cho trọn đạo phu thê Trước khi chết nàng ôm con nức nở Và dặn dò Vô kỵ phải nhớ rằng... Không được chỉ chỗ cha nuôi Tạ Tốn Phải coi chừng lời đường mật Mỹ nhân... (còn tiếp) CA 06/22/2013 CỬU DƯƠNG CHÂN KINH! (tiếp theo) Trở lại chuyện của chàng Trương Vô Kỵ Mất mẹ cha lúc còn tuổi ấu thơ Lại không may bị Huyền Minh Nhị Lão Đã nhẫn tâm dùng độc chưởng hại chàng Ngay Sư tổ Tam Phong cũng thất thủ Hổng thể nào trục hết độc "Huyền Minh" Phái Thiếu Lâm do vẫn còn cố chấp Đã làm ngơ hổng chữa trị cho chàng Đến cuối cùng Trương chân nhân đành phải Kiếm thần y nổi tiếng Hồ Thanh Ngưu Hy vọng rằng với y thuật cái thế Chắc thần y sẽ chữa hết cho chàng Những tháng ngày sống nơi Hồ Diệp cốc Trương Vô Kỵ luôn cố gắng miệt mài Không ngại khổ vẫn một lòng kiên nhẫn Lãnh hội toàn y bát của Thần y Khi rời cốc hàn độc chưa trục hết Lại vướng vào cạm bẫy của mỹ nhân Vốn hiền lành chàng dễ bị lừa gạt Nên cả tin cha con Chu Trường Linh Chu Cửu Chân đã dụng mỹ nhân kế Lợi dụng thêm tình cảm để gạt chàng Khiến Vô Kỵ suýt gây nên lầm lỗi Tiết lộ ra tung tích của cha nuôi Thiệt may mắn chàng tình cờ khám phá Cả âm mưu thâm độc nhà họ Chu Đang ban đêm chàng âm thầm trốn chạy Chu Trường Linh vẫn một mực đuổi theo Lúc bí lối chàng rơi vào tuyệt động Lại gặp may kết bạn với bạch hầu Trong tình cờ chàng chữa bịnh cho khỉ Lấy được ra trọn cả bộ chân kinh Những tháng ngày hãm mình trong tuyệt động Trương Vô kỵ đã nghiền ngẫm chân kinh Tự luyện thành một nội công thâm hậu Và trục đi hết hàn độc trong người... (còn tiếp) TB: Ân Tố Tố là mẹ của Trương Vô Kỵ có dặn dò chàng là lớn lên phải đề phòng bị người đẹp lừa gạt.. dzậy mà anh chàng Trương Vô Kỵ này mới vừa lớn lên là đã bị người đẹp dụ khị tùm lum rùi... đúng là cái số con rệp... nhưng chiện đời cũng thiệt là trái cẳng ngỗng...cũng hổng có thiếu gì mấy chàng ngồi chờ woài mà hổng có bóng dáng người đẹp nào đến dụ khị hết trọi... đúng là cái số con rận hehehe... CA 07/17/2013 Chào Đệ Pb474. Thay mặt đồng đạo võ lâm cám ơn Đệ đã vận hơn mười thần công lực viết bộ CỬU DƯƠNG CHÂN KINH. Chúc Đệ luôn an vui và may mắn gặp nhiều Tiền Bối ẩn cư chỉ điểm , trong tương lai sẽ có nhiều bộ bí kiếp khác sẽ tái xuất giang hồ. Thân ái Sư Huynh Tre Xanh CA 19-07-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12521
|
ĐẠO TRONG VÕ HỌC .
Nói về Đạo trong võ học, là nói về Đường lối, là Chân lý, là Giáo Dục. Võ học chính thống, thì cho dù là võ Việt Nam, võ Nhật, võ Trung Hoa, Đại Hàn, hay bất cứ môn phái của dân tộc nào cũng có Đạo. Nói chung, Võ Học có năm Đạo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. 1. Chữ Nhân “Nhân” có nghĩa là lòng thương người, trên căn bản Nhân đạo. Võ học chính thống luôn dậy người phải có lòng Nhân. Học võ không phải để hại người, để khoe tài, để kiêu căng, chà đạp người khác, mà học võ là để vừa Tự vệ vừa để bảo vệ người yếu đuối. Không một môn võ chính thống nào dậy võ sinh là học xong, các trò phải đi xưng hùng xưng bá, phải giết chết địch thủ như trong các phim chưởng, truyện chưởng mà chúng ta thường xem. Tất cả những điều đó chỉ là kết quả của sự tưởng tượng, nhất là đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nếu lần giở lại lịch sử trên 4000 năm văn hiến, từ khi lập quốc đến nay, đến thời đại chúng ta, từ Nam, qua Trung, ra Bắc, chưa hề bao giờ nghe nói đến có những môn võ nào dậy đệ tử đi làm hại người cả. Ngược lại, chỉ thấy những môn võ rèn luyện môn sinh để giữ gìn đất nước, bảo vệ người cô thế. Đến khi những môn võ nước ngoài du nhập vào đất nước ta, cũng chỉ nghe nói đến chữ “Nhân” trong võ học. Các đòn thế đấm, đá, vật, xiết cổ, đè, quăng, ném đều hạn chế người xử dụng tới một điểm nào đó. Những cú đánh kết liễu chỉ được dành cho các môn sinh ở trình độ cao, có thể tự điều khiển được mình rồi, mới được học cách xử dụng, với lời căn dặn là “chỉ khi nào nguy cấp, không còn cách tự vệ nào khác, mới được áp dụng đòn hiểm để thoát thân.” Do đó, từ cả trăm năm nay, không mấy ai nghe nói đến có những trường hợp tử vong chỉ vì người xử dụng võ thuật nóng giận, đấm đá kẻ địch đến chết hoặc chết vì thách đấu. 2. Chữ Nghĩa Một khi nói đến chữ “Nghĩa”, người ta thường nghĩ ngay đến “Nghĩa hiệp” và “hành hiệp trượng nghĩa”. Mà muốn hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy, thì phải biết võ nghệ. Do đó, võ học đi liền với “nghĩa”. Người học võ thường thích ra tay nghĩa hiệp. Giữa đường thấy chuyện bất bằng là phải ra tay ngay. Nghĩa còn dậy chúng ta phải biết trả ơn một khi đã nhận ơn. Người học võ thường không bao giờ muốn nợ ai mà không trả. Nhất là nghĩa Thầy, Cô, nghĩa Sư Phụ, Đệ Tử. Học chữ có thể quên Thầy, nhưng học võ thì không bao giờ có thể không nhớ ơn Thầy đã nắm tay, cầm chân, chỉ cho một thế đá, thế đấm, không thể quên lời Thầy dặn dò, chỉ bảo, hoặc gắt mắng chỉ vì lo cho môn sinh mau tiến bộ, mà lại không gây thương tích cho chính mình hoặc cho người khác. 3. Chữ Lễ Lễ là hình thức cư xử giữa môn sinh và Thầy Cô, giữa các môn sinh với nhau, giữa môn sinh của môn phái này và môn phái khác. Lễ được thể hiện ngay ở cách chào kính, bái tổ trước khi bước ra sân đấu. Tùy theo môn phái, mà cách chào kính, bái tổ khác nhau, thường thì bái Tổ sư, kính Thầy, chào bạn, có môn phái chào cả khán giả, có môn phái lại chào cả nơi chốn mà mình tập luyện, song đấu nữa. Trong môn phái Nhu Đạo, khi thi lên đẳng cấp đai đen, ngoài thi song đấu, thi kỹ thuật còn thi Lễ nữa. Các võ sinh đai đen phải di chuyển từng bước chân, từng cử động thật chậm đúng Lễ Nghi, đúng phong thái mới được trao bằng. Chữ Lễ trong võ học còn dậy các môn sinh quy củ trường tập, kính trên nhường dưới. Lễ dậy cách bảo vệ danh dự của Môn phái, bảo vệ danh dự cho nhau. Người đã tập võ chân chính càng ngày càng cung kính, nhún nhường, không cao ngạo, không tự phụ, khoe khoang, không biểu diễn võ công khi không cần thiết. Chữ “Lễ” trong Võ học được trọng kính và áp dụng hơn rất nhiều chữ lễ trong khi học chữ. Người Thầy trong Võ học khi xưa còn có quyền sinh sát với môn sinh hơn cả cha mẹ nữa cũng chỉ vì chữ “Lễ”. 4. Chữ Trí Người học võ nhất định phải học những cách phản công, xử thế trong các trường hợp ngặt nghèo. Môn võ nào cũng dậy cách biến hóa, phản đòn, nghĩa là dậy các môn sinh dùng Trí tuệ đi kèm theo Võ thuật. Không có Trí, võ chỉ là những đòn hùng hục như trâu, gặp đối thủ lanh lợi thì nhừ đòn. Trí trong các môn võ học chính thống không phải là lường gạt, mưu mô, mặc dù có đòn hư, đòn giả. Người võ sinh chính nhân quân tử chỉ dùng Trí để không cho địch thủ biết mình định xủ dụng đòn nào thật, đòn nào giả. Những cạm bẫy để lừa gạt người không phải là Trí mà chỉ là phương pháp tiểu nhân mà thôi. Ngoài ra, các môn võ chân chính cũng dậy môn sinh phải biết suy nghĩ để cho võ thuật được xử dụng đúng lúc và đúng cách hầu đúng với câu : Một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể tráng kiện. 5. Chữ Tín Không cần phải giải thích nhiều, ai cũng hiểu, người có võ học luôn biết giữ chữ Tín của Người Anh Hùng, đã nói là làm, đã hứa là phải giữ lời. Người có chữ Tín thà chết không để cho danh dự bị xúc phạm vì nói mà không giữ lời. Trong chiến tranh, đã biết bao võ sinh hy sinh thân mình chỉ vì một chữ Tín với Giang Sơn, Tổ Quốc. Tóm lại, nói đến Võ Học là nói đến Đạo, đến Lễ Nghĩa, Trung Tín, đến Danh Dự, đến lòng Nhân Từ và Trí Tuệ. Võ học không chỉ là tay đấm, chân đá, quật, vật, ném, tung mà là cả một hệ thống Đạo trầm ẩn, thâm sâu. Người học võ thâm thúy cũng như người tu đạo. Cho nên, khi nhìn một vị Tôn Sư thật sự, chúng ta tự nhiên thấy kính nể, vì những ưu trầm của Đạo đã thể hiện lên khuôn mặt cũng như một vị tu hành đã thành chánh quả. Không khắc khổ, cau có, không giận bùng, không buồn bã. Chỉ cất tiếng Sư Tử Hống để áp đảo địch thủ, chứ không nổi giận gào thét bất thường. Chỉ ra tay vũ bão để giảm nhẹ đau thương, chứ không biểu diễn, dậm dọa người cô thế. Võ học cao quý như thế nên võ học chính thống càng ngày càng thịnh. Những thế võ quái đản, hại người, hại thân như của Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại như trong chuyện Chưởng thì tự nhiên dần dần tàn lụi. Sưu tầm Tre Xanh CA 28-07-13 |
|
└(≣) KIẾN THỨC TRONG VÕ THUẬT KIẾM HIỆP cách đây 10 năm, 2 tháng #12522
|
Kính Chào Thầy Cô Anh chị em maitruongxua.org
Tre Xanh xin mời Thầy Cô anh chị em theo dõi bộ kiếm hiệp TIẾU NGẠO GIANG HỒ của Kim Dung. Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ. Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp truyền thuyết và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi "Tịch tà kiếm pháp", người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như điện chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ, như Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ khối Ngũ Nhạc, Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc... Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng giành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm. Khác với nhiều tiểu thuyết được gắn với các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa (ví dụ như Anh hùng xạ điêu vào thời Nam Tống, Thiên long bát bộ vào thời Bắc Tống, Ỷ thiên đồ long ký vào thời Nguyên - Minh...), tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ không chỉ rõ thời đại lịch sử của câu chuyện. Tuy nhiên, từ một số yếu tố sau đây, ta có thể suy đoán diễn biến câu chuyện xảy ra dưới triều đại nhà Minh, sau thời đại của Trương Tam Phong, sau khi các phái Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân đã ra đời và nổi danh trên giang hồ. Tiếu ngạo giang hồ được cố ý sáng tác như một sự phản ánh về các chính khách. Năm 1980, Kim Dung bình luận rằng ông không lồng ghép bộ truyện vào bất kỳ bối cảnh lịch sử nào chính là để chỉ ra những con người muôn hình muôn vẻ trong truyện ở thời đại nào cũng có[3]. Hơn nữa, ông mô tả sinh động các nhân vật trong tiểu thuyết như những chính khách hơn là những người đứng đầu các môn phái võ công. Kim Dung cũng lưu ý rằng bộ tiểu thuyết được ông sáng tác trong thời kỳ cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ở Trung Quốc. Những nhân vật như Lâm Bình Chi, hay Phương Chứng đại diện cho những chính khách có thật sống trong thời kỳ đó. Tiếu ngạo giang hồ cũng chứa đựng những yếu tố gần giống như trong tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn người Pháp Alexandre Dumas, một trong những nhà văn yêu thích của Kim Dung. Những cuộc kỳ ngộ giữa Lệnh Hồ Xung với vị sư thúc tổ ẩn dật Phong Thanh Dương và vị giáo chủ bị giam cầm Nhậm Ngã Hành cũng tương tự như cuộc gặp gỡ giữa Edmond Dantes với Cha Faria. Những âm mưu xấu xa của Nhạc Bất Quần, sự trả thù của của Lâm Bình Chi và đám cưới của Nhạc Linh San cũng tương tự với nhiều phần trong bộ tiểu thuyết của Dumas. ( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ) Tre Xanh CA 08-08-13 |
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.15 giây