Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 10 năm, 1 tháng #13050
|
HOA HƯỚNG DƯƠNG Hoa Hướng Dương luôn hướng về phía mặt trời nên thường là biểu tượng của lòng trung thành, chung thủy sâu sắc, sự kiên định đó cũng biểu thị cho sức mạnh, uy quyền, sự ấm áp, nuôi dưỡng (tất cả những thuộc tính của mặt trời) và cả sự kiêu kỳ, vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài hay một tình yêu bất hạnh. Những cây hoa Hướng Dương thấp tượng trưng cho sự đam mê trong ngôn ngữ của loài hoa. Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời với cánh hoa rộng mở. Hoa hướng dương chỉ nhìn thấy ánh sáng. Trong lòng nó chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua. Cơn mưa ập tới. Hoa hướng dương cúi đầu xuống. Rồi lại ngữa mặt lên cao chiêm ngưỡng ánh mặt trời. Hoa hướng dương là hình ảnh những con người sống lạc quan yêu đời yêu người. Người lạc quan có trái tim rộng mở hướng về người khác. Người lạc quan luôn sống yêu thương, đem ấm áp cho mọi người xung quanh. TRUYỀN THUYẾT HOA HƯỚNG DƯƠNG Ngày xửa ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, quả thật họ rất đẹp đôi - trai tài gái sắc tưởng chừng tình yêu của họ không có gì chia rẽ được . Ngày qua ngày họ vui đùa bên nhau ở trên cánh đồng bát ngát màu xanh của cỏ. Một ngày nọ cũng ở trên cánh đồng xanh đó, giữa một ngày nắng đẹp trời xanh và cao. Hai người vẫn như thường lệ vui đùa với nhau, sau khi mệt nhoài họ ngả lưng xuống dưới tấm nệm cỏ đó, cùng nhau ngắm bầu trời. Bất chợt cô gái hỏi chàng trai: - Anh ơi! Bao giờ thì mặt trời sẽ không chiếu sáng nữa nhỉ - Anh không biết đâu - Thế không biết bao giờ thì bầu trời hết trong xanh thế này anh nhỉ? - Anh cũng không biết nữa - chàng trai nói Cuối cùng cô gái hỏi chàng trai : - Thế có khi nào chúng mình xa nhau không anh - Mình chỉ xa nhau khi mà bầu trời không được mặt trời chiếu sáng, và nó cũng không còn màu xanh nữa. Cuối cùng cô gái hỏi chàng trai : - Thế có khi nào chúng mình xa nhau không anh ? - Mình chỉ xa nhau khi mà bầu trời không được mặt trời chiếu sáng, và nó cũng không còn màu xanh nữa. Cô gái rất hài lòng vì câu trả lời của chàng trai. Tuy nhiên sự đời không đẹp đẽ như nhiều người mơ ước. Một đêm nọ chàng trai đến gặp người mình yêu và nói: - Chúng ta chia tay nhau nhé Thật sự ngỡ ngàng cô gái hỏi chàng trai : - Trước kia anh đã từng nói với em rằng chúng ta chỉ chia tay nhau khi bầu trời không được mặt trời chiếu sáng nữa và nó cũng không còn màu xanh, sao bây giờ anh lai nói chia tay em. Ngước mắt lên nhìn trời chàng trai nói : - Em hãy nhìn đi bây giờ bầu trời không còn được mặt trời chiếu sáng nữa, và bầu trời không phải màu xanh mà chỉ có màu đen thôi. Rồi chàng trai quay bước ra đi bỏ lại cô gái thương khóc một mình. Cô khóc mãi khóc mãi. Cô quay mặt về hướng mặt trời để hi vọng rắng khi trời sáng, lúc cô nhìn thấy tia nắng đầu tiên cũng là lúc chàng trai trở về với cô. Tuy nhiên khi trời sáng khi mà cô cảm nhận được ánh sáng ấm áp của mặt trời chiếu vào mặt mình cũng là lúc người con gái si tình đó biết mình đã mù. Cô không còn nhìn thấy ánh nắng mặt trời cũng không còn nhìn thấy màu xanh của bầu trời, nhưng cô vẫn quay mặt của mình về hướng mặt trời với hi vọng là một khi nào đó mắt cô sáng lại cũng la lúc người yêu của cô theo cùng tia nắng đầu tiên đó quay trở lại. Ngày qua ngày người con gái đó đã làm như vậy, cho đến một ngày cô biến thành một loài hoa luôn luôn hướng về mặt trời - và người ta gọi đó là Hoa Hướng Dương. Câu chuyện về hoa hướng dương khép lại ... 1 câu chuyện buồn,có lẽ .Nhưng những niềm hy vọng thì không bao giờ chấm dứt... Loài hoa luôn hướng về phía mặt trời, luôn tràn ngập tình yêu thiết tha với bao nhiêu mong đợi và khát vọng,dù đau khổ,những niềm tin vẫn không bao giờ tắt! Nếu ai yêu loài hoa này...cố gắng vươn lên như hướng dương,và những ai chưa yêu...nghe tên gọi của loài hoa ấy,cũng hãy hướng về phía mặt trời.. Sưu tầm Tre Xanh CA 14-10-2014 |
|
└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 10 năm, 1 tháng #13273
|
HOA CÚC Ý nghĩa hoa cúc: Hoa Cúc: Sự cao thượng. Hoa Cúc Trắng: Lòng cao thượng – sự chân thực, ngây thơ, trong trắng Hoa Cúc Tây: Chín chắn – tình yêu muôn màu Hoa Cúc Đại Đóa: Lạc quan và niềm vui, sự vui mừng Hoa Cúc Tím (Thạch Thảo): Sự lưu luyến khi chia tay Hoa Cúc Vàng: Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng Hoa Cúc Vạn Thọ: Sự đau buồn, nổi thất vọng, ghen ghét. Hoa Cúc Zinnia: Nhớ đến bạn bè xa vắng Hoa Thủy Cúc: Sự lo xa, nhớ lại. Hoa Cúc Ba Tư: Sự trong trắng. Hoa Cúc Mũi Hài: Tỏ ý bảo vệ. Hoa Cúc Đồng Tiền: Tỏ ý chúc sống lâu. Ý nghĩa màu sắc của hoa cúc: Màu trắng: Ðơn sơ, thanh khiết, trung thực Màu đen: U buồn, tang chế Màu tím: Nhớ nhung, lãng mạn, trang trọng Màu vàng: Rực rỡ, sung túc, cơ hội mới Màu xanh da trời: Yêu đời, bao dung, êm dịu (mình thích màu này nhất) Màu xanh lý: Dịu dàng, nhã nhặn Màu xanh lá cây: Tươi mát, hy vọng, sinh động Màu hồng: Nồng nàn, thơ ngây, đam mê. Màu đỏ: Nồng cháy, sôi nổi Màu cam: Tươi vui, rạng rỡ Truyền thuyết hoa cúc trắng Chuyện kể rằng, ngày xưa có hai mẹ con sống trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ tần tảo nuôi con, người con tuy còn nhỏ nhưng rất hiếu thảo, vâng lời mẹ. Cuộc sống đang yên bình thì bỗng người mẹ lâm bệnh nặng. Dù đã chạy chữa những thầy lang giỏi nhất vùng nhưng bệnh của người mẹ vẫn không khỏi, sức khỏe ngày càng yếu đi. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Một hôm đi qua một ngôi chùa, em xin phép trụ trì được cầu phúc cho mẹ, tấm lòng hiếu thảo của em động đến cả trời xanh. Đức Phật từ bi động lòng trắc ẩn, người hóa thân thành nhà sư đi ngang qua chùa và tặng cho em một bông hoa. Đức Phật nói “ ta cho con bông hoa này, nó là biểu tượng của sự sống, là thần dược chữa bệnh cho mẹ con. Nhưng mỗi năm bông hoa sẽ rụng đi một cánh, hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con sẽ sống được bấy nhiêu năm”. Nhìn xuống bông hoa em rất vui mừng vì mẹ đã được cứu, nhưng em lo lắng vì hoa chỉ có 5 cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được 5 năm nữa. Sau hồi lâu suy nghĩ, em liều xé nhỏ từng cánh hoa cho đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Người mẹ nhờ vậy mà sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa vô số cánh là biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Sau này nười đời gọi là hoa Cúc. Lời bình: qua câu chuyện, ta có thể thấy không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của người con đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ của em. Nếu không có sự hiếu thảo thì đã không thể cảm động trời xanh và được Đức Phật ra tay cứu giúp. Đây cũng là lời răng dạy đối với tất cả những người con, hãy luôn kính yêu và hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. Truyền thuyết hoa cúc trắng Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em. Tên tiếng Anh – Daisy – của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống. Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng. Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao Daisy mang ý nghĩa sự trong trắng – ngây thơ. Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại. (Assyria là một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên). Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào tứ quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Người thời xưa yêu hoa cúc vì nó là loài hoa : “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa”. Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình. Trong quốc huy Nhật Bản cũng có hình hoa cúc . “Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông – Marguerite. Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. He loves me, he loves me not, he loves me… Sưu tầm Tre Xanh CA 23-10-2014 |
|
└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 10 năm, 1 tháng #13425
|
HOA PENSÉE (HOA BƯỚM) : Sự nhớ nhung và hồi tưởng SỰ TÍCH HOA PENSÉE (HOA BƯỚM) Người VN mình thường gọi hoa pensée với những cái tên rất mộc mạc "hoa bướm", "hoa Păng-xê" hay "hoa tương tư". Hoa Bướm, có lẽ vì cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành. Một cách quý phái hơn, hoa pensée được biết đến với tên gọi "Tử La Lan". Tên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư", với thông điệp là "Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi". Hoa Pensée cón có tên gọi tiếng Anh là Pansy, tên Latin là Violatricolor. Chữ "tricolor" là "ba màu" và "Viola" là do hoa thuộc họ hoa tím Violet (Violaceae). Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa Pensée, nhưng ba màu này được "tổ hợp ngẫu nhiên" từ các màu tím, đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam để tạo nên nhiều giống hoa Pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn. Người đời đã yêu mến tặng cho loài hoa này nhiều biệt danh khác nhau, mà quen thuộc nhất có lẽ là "Heartsease", bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim này có phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, an ủi những nỗi đau tình yêu, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì bạn sẽ chắc chắn nhận được tình yêu của người mình yêu. Pansy là một thành phần trong "Bùa Yêu" của người Celt (ở Anh). Chính Shakespeare cũng đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng "Giấc Mộng Đêm Hè" - với vài giọt nước cốt hoa Pansy nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu "sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy". Pensée còn có nghĩa là "Sự thanh thản", là biểu tượng cho "vật kỷ niệm". Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là, từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy, nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời. Păng-xê là một bông hoa Tình Yêu làm người ta liên tưởng đến thánh Valentine. Từ lâu, bông hoa đã được những người đang yêu trao gửi cho nhau như lời nhắn nhủ thương nhớ "Thinking of You". Tuy nhiên, theo dân gian, người ta cho rằng không nên hái đóa hoa Păng-xê khi trên nó có đọng giọt sương, bởi vì như thế có thể gây nên cái chết của người yêu và rất nhiều nước mắt sẽ phải tuôn rơi... Hoa Păng-xê xinh đẹp Đủ màu xanh, tím, vàng... Như cầu vồng bảy sắc Nhuộm hoàng hôn mênh mang. (Thomas J.Ouseley) Sưu tầm Tre Xanh CA 30-10-2014 |
|
└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 10 năm, 1 tháng #13602
|
Hoa Anh Thảo Muộn (Tình yêu thầm lặng)
Hoa Anh Thảo Muộn không bao giờ hé nở các búp hoa màu vàng nhạt của mình cho đến khi trăng lên. Loài hoa này hướng về phía trăng bạc và vào lúc nửa đêm chúng thường bị bao vây bởi nhiều loại côn trùng tránh ánh nắng ban ngày và xem loài hoa này là một bữa tiệc đêm thịnh soạn. Khi đêm xuống và không gian hoàn toàn yên tĩnh, các cánh hoa phát ra một thứ ánh sáng lân tinh dìu dịu trông như những ngọn đèn được thắp sáng cho một đêm lễ hội. Truyền Thuyết Hoa Anh Thảo Hoa Anh Thảo còn có những cái tên thông dụng bằng tiếng Anh khác, tùy nơi và chúng thường gắn với một sự tích nào đó: Paigle, Peagles, Herb Peter, Butter-rose,Key Flower, Our Lady’s Keys, Key of Heaven… Một số vùng miền Tây nước Anh, loài hoa này còn được gọi mộc mạc là Butter-rose do hoa có màu vàng rất giống với loại bơ được làm trong các trang trại ở đó. Hoa Anh Thảo còn được gọi là Key Flower vì nó là biểu tượng cho chùm chìa khóa mở cánh cổng Thiên Đàng của Thánh Peter (nó còn được gọi là Herb Peter hay Key of Heaven).Theo truyền thuyết, một ngày nọ, Thánh Peter nghe tin đồn rằng mọi người đang cố gắng vào Thiên Đàng bằng cửa sau, thay vì bằng cửa trước mà ông đang giữ chìa khóa. Ông rất giận vì sự thiếu tôn trọng đó đến nỗi làm rơi chùm chìa khóa xuống trần gian. Thế là chúng cắm rễ, nở ra những bông hoa Anh Thảo. Ở Đức, Anh Thảo được biết đến với cái tên Himmelschlüsselchen, có nghĩa là “những chiếc chìa khóa nhỏ của Thiên Đường”. Anh Thảo được xem như bông hoa thần tiên ở Ireland và xứ Wales, được các tiên nữ yêu thích và bảo vệ. Theo truyền thuyết Nauy thì bông hoa này là để tưởng nhớ đến Frcya, The Key Virgin; hay the Virgin Mary ở các nước Bắc Âu khác. Vì thế mà hoa còn có tên Our Lady’s Keys, Key of Heaven. Người La Mã gọi hoa Anh Thảo là “tuber terrae” bởi vì rễ của nó trông giống như những củ cải trắng. Từ thế kỉ 17, người ta đã biết bào chế những “củ tươi” của cây Anh Thảo để làm thành một loại thuốc mỡ, dùng bôi vào da để tránh bị thẹop rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa. Củ Anh Thảo còn được xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng sinh hoạt tình dục hay làm thực phẩm cho gia súc.Hoa Anh Thảo còn có thể dùng ngâm rượu (Cowslip wine). Cháo hoa Anh Thảo được nấu từ bột hoa, mật ong, sữa hạnh đào, nghệ tây, gạo và bột gừng, ăn bổ dưỡng. Lá cây Anh Thảo có thể ăn sống hay nấu trà uống. Dưới triều đại nữ hoàng Victoria, hoa Ngọc Trâm trở thành một loài hoa thời thượng và được thủ tướng Disreali yêu thích nhất. Nữ hoàng Anh thường gửi cho ông những bó Ngọc Trâm hái từ khu vườn hoàng gia. Và khi ông mất, nữ hoàng đã gửi đến một vòng hoa lớn kết bằng những đóa Ngọc Trâm để bày tỏ mối thiện cảm và sự kính trọng của mình. Cho đến giữa thế kỉ 17, Anh Thảo xuân vẫn chỉ có màu vàng, sau đó, những nhà làm vườn ở Anh mới lai tạo thành nhiều màu như đỏ sậm, đỏ nhạt, đỏ chói, vàng nhạt như bây giờ. Sưu tầm Tre Xanh CA 07-11-2014 |
|
└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 10 năm #13783
|
Hoa Calla ( hoa Thủy Vu, hoa rum ): Sắc đẹp lộng lẫy Truyền thuyết hoa calla Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Lanhít. Cậu luôn được ánh nắng mặt trời ve vuốt và bàn tay của mẹ chăm chút nên khi lớn lên cậu cũng là một đứa trẻ vui tính hoạt bát như mọi đứa trẻ khác trong làng. Nhưng thật không may, một căn bệnh quái ác đã cướp mất của cậu người mẹ thân yêu. Cuộc sống của cậu bắt đầu trở nên khó khăn. Chẳng bao lâu người cha lại rước về nhà một mụ mẹ kế ác độc, ích kỷ, chỉ cần một cái liếc mắt của mụ là Lanhít đã sợ khiếp vía. Mẹ kế còn mang về nhà chồng cả một bầy lợn lông trắng lông đen lốm đốm để làm của hồi môn và bắt Lanhít phải chăn dắt suốt từ bình minh cho đến hoàng hôn, từ mùa xuân xanh cho đến mùa thu vàng vọt. Ở đầu bãi chăn thả có một cái ao vừa sâu lại vừa bẩn, đàn lợn thường quen xuống đó tắm mát. Phía bên kia bờ ao là cả một con lợn ranh ma thường vượt sang đó để đào khoai ăn, khiến Lanhít phải vất vả lội xuống bùn lấm để xua đuổi con vật. Mỗi buổi chiều về nhà, toàn thân Lanhít bám đầy những bùn đất hôi hám, đã thế mẹ kế lại không hề cho cậu một giọt nước để tắm rửa. Chân tay chẳng mấy chốc đã khô nứt hệt những vết rạn. Trước đây, Lanhít có rất nhiều bạn bè cùng vui đùa, nay đám trẻ tìm cách xa lánh cậu bé chăn lợn bẩn thỉu. Lanhít đành phải đứng từ xa trông đám trẻ vui đùa và khe khẽ huýt sáo bài ca "Mặt trời nhỏ". Một hôm, vì mãi suy nghĩ, cậu không để ý thấy một con lợn dẫn cả đàn con vượt qua ao sâu, tấn công đám ruộng trồng khoai tây. Mấy đứa con của mẹ kế biết chuyện, không thèm nói cho Lanhít biết mà chạy về mách mẹ. Sợ hãi, cậu bỏ chạy thục mạng và trong lúc lúng túng cậu đã bị ngã xuống ao nước bẩn. Cậu cố leo lên bờ, mẹ kế lại tiếp tục dồn đánh. Ðiều kỳ lạ là tuy bị lấm bùn từ đầu đến chân, song một phía sườn của cậu vẫn còn sạch nguyên trông hệt như một cánh hoa trắng muốt. - Ê, cánh hoa trắng bé xíu! Hoa ráy tụi bay ơi! - Lũ trẻ hét lên với một vẻ thích thú. Không ngờ tiếng kêu đó đã cột chặt đời Lanhít vào kiếp bùn đen. Cậu đã phải mang một cái tên khác, kể cả cha cậu, mỗi lần bí mật xoa đầu cậu vẫn gọi cậu là "Hoa ráy của ta!" Ðó là một mùa hè khốc liệt. Cỏ cây khô héo, những cánh đồng lúa mì chết rụi. Cái ao sâu hôi hám cũng bị cạn kiệt, nứt nẻ như đá, muôn loài không còn chỗ mà tắm mát nữa. Ðàn lợn hung dữ lại bươn bả khắp các bãi chăn thả, lùng xục cả vào rừng, hy vọng tìm được một bãi cỏ xanh tươi. Ngay cả hồ nước giờ đây cũng đã cạn phơi đáy, duy chỉ có ở giữa lòng hồ còn lộ ra một cái hố nhỏ đen ngòm, không một tia sáng mặt trời lọt vào. Nạn hạn hán càng hoành hành dữ dội. Riêng cái hố nhỏ như có một con mắt đen kia lại có sức hấp dẫn muôn loài đi tìm kiếm nguồn nước mát. Trong số những muông thú dại dột ấy có một con lợn của mẹ kế đã liều mình lao xuống cái hố đó để tắm mát và lập tức bị chìm nghỉm. Lanhít sợ hãi chạy về nhà kêu cứu. Nhưng cặp mắt của mẹ kế chợt vằn lên trông dữ dằn như cái hố nhỏ đen ngòm giữa lòng hồ khô cạn. Mụ túm lấy một tai Lanhít và kéo xềnh xệch ra miệng hố. - Mày phải tự nhảy xuống hố lôi con lợn lên cho ta! Cậu bé bất hạnh bị quẳng xuống cái hố nhỏ, chỉ còn thấy nhô lên một cái tai trắng của con lợn. Lanhít bèn túm lấy cái tai con lợn nhưng cái hố nhỏ quái ác đã dìm sâu cậu xuống. Chỉ còn có cái tai lợn và nắm tay nhỏ sần sùi của cậu là nổi lên trên mặt nước. - Mày cứ ở lại dưới đó, Hoa ráy ạ! - Mẹ ghẻ rít lên từng tiếng một. Ngày hôm sau, cái hố nhỏ đó cũng bị cạn khô và ngay chỗ đó người ta thấy mọc lên một bông hoa như một cánh hoa trắng muốt. - Hoa Thủy Vu! Xem kìa, một bông Hoa Thủy Vu - một cô gái trẻ chạy qua thốt lên. Từ đấy, loài hoa ấy có tên gọi là Hoa Thủy Vu. Tên tiếng Việt : hoa Thủy Vu, hoa rum Tên tiếng Anh : Calla Lily, Calla, Trumpet, Arum Lily hoặc Pig Lily. Phân loại khoa học: Giới (regnum): Plantae. Ngành (divisio): Magnoliophyta. Lớp (class): Liliopsida. Bộ (ordo): Alismatales. Họ (familia): Araceae. Chi (genus): Calla. Loài (species): C. palustris. Tên hai phần: Calla palustris L. Ý nghĩa: magnificent beauty- vẻ đẹp lộng lẫy. Thủy vu (danh pháp khoa học: Calla palustris), theo phân loại hiện nay là loài duy nhất còn lại trong chiCalla của họ Ráy (Araceae). Các loài còn lại có nguồn gốc từ miền nam châu Phi mà trước đây xếp vào chi này đã được chuyển sang chi Vân môn (Zantedeschia). Loài thủy vu thật sự này có nguồn gốc từ khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu, bao gồm các khu vực trung, đông và bắc châu Âu (từ Pháp và Na Uy về phía đông), bắc châu Á và bắc Bắc Mỹ (Alaska, Canada, đông bắc Hoa Kỳ). Nó là loài cây thân thảo có thân rễ sống lâu năm, mọc cạnh các đầm lầy và ao hồ. Lá tròn hoặc hình tim, dài 6–12 cm trên cuống lá dài 10–20 cm, bản rộng 4–12 cm. Các hoa bao gồm mo chứa bông mo trắng, dài 4–6 cm, và cụm hoa màu vàng ánh lục, dài 3–4 cm. Quả là một cụm các quả mọng màu đỏ, mỗi quả mọng chứa vài hạt. Thủy vu là rất độc khi còn tươi do nó chứa nhiều axít oxalic, nhưng thân rễ có thể ăn được sau khi phơi khô, tán nhỏ, lọc và luộc kỹ. Chi này trước đây còn bao gồm cả một loạt các loài khác, hiện nay đã được chuyển sang chi khác biệt là Zantedeschia (vân môn). Các loài vân môn này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới thuộc châu Phi, cho nên việc gọi chúng dưới tên gọi thủy vu là điều không khó hiểu, tuy nhiên cần phân biệt chúng với loài thủy vu (C. palustris) thật sự này. Xuất xứ từ Nam Phi, Ethiopia, Calla là một thành viên trong gia đình thực vật hoa kèn. Hoa biểu tượng cho sắc đẹp lộng lẫy, thường hiện diện trong bó hoa cầm tay của cô dâu. Nó được yêu thích vì những cánh hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Calla cũng có nhiều màu khác nữa như hồng, vàng, cam,… Đây là loài hoa thanh nhã, được đặt theo tên của một hoàng hậu, vợ của Vua James Đệ Nhất. Theo truyền thuyết, bạn bè đã thách thức Hoàng hậu tạo ra được một loại hoa mới, và bà đã làm được. Arum đại diện cho sự tôn nghiêm. Hãy trang hoàng thêm cho căn nhà của bạn một bình hoa Calla để tăng phần lộng lẫy. Sưu tầm Tre Xanh CA 16-11-2014 |
|
└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 9 năm, 10 tháng #14737
|
Hoa Dâm Bụt : Sắc đẹp tinh tế Truyền thuyết về hoa Dâm bụt Ngày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm "phép lạ". Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường. Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: "Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa" (ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy). Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả; thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa. Các em đặt cho cây là Dâm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em. Sưu tầm Tre Xanh CA 31-01-2015 |
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây