Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
3 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 8 năm, 6 tháng #17174




VẺ ĐẸP VÀ Ý NGHĨA CỦA HOA PHỤNG TIÊN



Niềm vui duy nhất trong đời của bà thợ cày Mađara là cô con gái Rôta. Rôta quả là một cô gái hiếm thấy – nước da rám nắng, hay lam hay làm, tính tình sởi lởi. Mới sáng ra nàng đã gặt được gần nửa cánh đồng lúa, chiều đến, trên đường trở về, nàng luôn miệng ca hát.

Việc luôn chân luôn tay, vậy mà cô gái cứ như bông hoa bừng nở, có dễ kiếm khắp làng cũng không có bông hoa nào sánh được với nàng. Chính người làm vườn của trang trại cũng rất thích được ngắm nghía rừng hoa của Rôta đang độ khoe sắc. Mặc dù tên điền chủ đã mang về nhà đủ loại hạt giống và cây non, nhưng loại hoa như của Rôta thì y lại không có. Vậy nàng đã kiếm đâu ra? Rôta vừa mỉm cười vừa đáp :

– Bầy chim non đã mang hạt giống từ miền xa lạ về cho tôi đấy. Tôi không nói dối ngài đâu.
Về mùa Xuân, khi đàn chim én bay đến sớm, hy vọng tìm nơi ấm áp trú ngụ, Rôta thường bắt chúng nhốt vào lồng, đưa vào trong nhà nuôi dưỡng, chăm bẵm và khi mùa lạnh qua đi, nàng lại thả chúng về trời. Bầy chim thơ dại muốn đền đáp ơn huệ của nàng Rôta tốt bụng, song nàng chỉ mỉm cười, nói :

– Ta cần thật nhiều loại giống hoa của các miền xa lạ. Chim hãy mang về cho ta!

Bầy chim đã giữ lời hứa. Rôta lấy làm sung sướng được chia sẻ với chị em vì sự phong lưu của mình. Người thì nàng cung cấp hạt giống, kẻ thì nàng cho cây non. Nàng càng tỏ ra hào hiệp với mọi người bao nhiêu, hoa trong vườn nhà nàng càng đơm hương, khoe sắc rực rỡ bấy nhiêu. Duy chỉ có Kexta, người đàn bà ở bên cạnh là nàng không bao giờ cho một hạt giống nào, mặc dù bà ta có hỏi xin.

– Con ngặt nghèo với làng giềng gần như thế để làm gì? – Mẹ phàn nàn với Rôta, nhưng nàng lại đáp, giọng dứt khoát :

– Con sẽ không cho mụ rắn độc này dù chỉ là một bông hoa nhỏ.

Kexta không phải là rắn độc mà là chủ nuôi rắn. Ai cũng biết mụ ta thường nuôi đến bảy con rắn độc trong nhà và lần lượt cho chúng bú sữa của mình.

Một hôm, sau khi đã bú no, con rắn đầu tiên nói nhỏ vào tai mụ :

– Vì sao hoa của nhà Rôta lúc nào cũng bừng nở, còn hoa nhà bà thì không?

Kexta nổi cơn tam bành, dẫm nát hết vườn hoa của Rôta, thậm chí cả hàng rào cao cao bao quanh khu vườn mụ cũng phá đi.
Con rắn thứ hai ỉ eo :

– Nếu bà có nhiều hoa đẹp, bà có thể đem ra chợ bán, bà sẽ thu được cơ man nào là tiền!
“Ôi, tiền! Tiền! Ta sẽ tích góp được nhiều tiền!” Kexta như một kẻ điên khùng. Lúc ấy có một người lạ mặt đói rách ghé vào sân nhà mụ xin ăn, con rắn thứ ba xúi:

– Chớ có phung phí tiền của nhà mình, dù cho hắn chết ngay tại đây!

Người lạ mặt liền bỏ sang nhà khác xin ăn. Thế rồi con rắn thứ năm lại phun phì phì vào tai mụ những lời đường mật :

– Mẹ bà đã còng lưng vì bà rồi, vậy bà làm việc để làm gì? Tốt nhất là bà nên nằm khệnh với chiếc chăn bông, gối nhung kia mà nghỉ cho khoẻ.

Kexta nằm ườn ra giường. Con rắn thứ sáu lại khích bác bà :

– Láng giềng ở đây rất tốt bụng với nhau. Bà thử xúi họ cãi nhau xem sao.

Thế là Kexta vùng dậy, chạy ngay sang nhà ở Babenca vốn nhẹ dạ và hay ba toác, ruột để ngoài da.

– Này, Babenca, ta đã bắt quả tang chồng mi hay trèo qua cửa sổ sang nhà con Rôta đó.

Mới nghe nói thế, cái lưỡi của Babenca đã liến láu tứ bền. ả xộc ngay sang nhà kẻ tình địch. Nhưng con rắn thứ bảy mới là đáng gờm nhất. Nó luôn luôn rủ rỉ bên tai Kexta :

– Phải bằng mọi cách quấy rối cuộc sống của con người. Làm sao cho cả ngày lẫn đêm họ không thể sống yên.
Và mụ Kexta đã nghĩ ra một quỷ kế. Mụ buộc con chó vào đầu một sợi dây ngắn và đặt cách con vật không xa lắm một đĩa thức ăn thơm phức. Con chó ban ngày thì sủa ông ổng, tối đến cứ rống lên thảm thiết khiến láng giềng không sao chịu nổi.
Bà chủ rắn là một con người như thế, Rôta không thể đem hoa cho mụ ta được. Còn Rôta, lẽ ra nàng đã lấy chồng, đã sinh con, đẻ cái và được hưởng một cuộc đời hạnh phúc, nếu không có đợt săn lùng phù thuỷ do đám chức sắc trong vùng dấy lên. Sự cố này như một làn sóng rất xa, bắt đầu từ xứ sở mặt trời lặn và kết thúc ở nơi mặt trời mọc. Lũ sai nha trong làng Rôta đem chiếu chỉ của quan trên về lập danh sách những người bị coi là phù thuỷ. Nhưng phù thuỷ ở đâu? Đó là câu hỏi làm lũ sai nha phải đau đầu. Chúng bèn treo giải thưởng lớn cho người nào có công phát giác phù thuỷ.

Lập tức, bảy con rắn độc đồng thanh mách Kexta :

– Thế là bà có dịp trả thù con Rôta nanh nọc rồi đó. Bà hãy đến gặp các quan và tâu rằng chính là là phù thuỷ. Bà còn được thưởng tiền nữa đấy.

Bà chủ rắn chỉ chờ có thế. Mụ te tái chạy đến gặp các vị chức sắc và không ngớt lời vu cáo Rôta :

– Cớ sao hoa vườn nhà nó lại nở nhiều và tươi tốt như vậy? Nhờ phép tà đấy! Vì sao lũ chim lại giúp nó? Có phép tà đấy! Vì sao lúc nào nó cũng hát với hỏng?

Các vị chức sắc cả mừng vì đã tìm được phù thuỷ, chúng bất chấp cả lệ làng, chẳng tin bất kỳ một lời nói trung thực nào, chỉ tin lời mụ chủ rắn. Rôta bị chúng đem thiêu đốt trên giàn lửa. Sau đó chúng tâu lên triều đình rằng an ninh ở làng quê đã trở lại bình thường.

Mùa xuân tới, bày chim từ khắp các miền xa xôi bay tới đậu trên cửa sổ nhà Rôta cùng với rất nhiều loại giống hoa. Bầy chim rất đỗi kinh ngạc khi thấy một bà lão lưng còng ra mở cửa sổ chứ không phải là Rôta.
Mađara, mẹ của Rôta, đã đem những hạt giống trồng vào một chậu hoa. Chẳng bao lâu người ta thấy có những bông hoa đỏ như lửa mọc lên.

– Những bông hoa đáng yêu của ta! Các người khác nào cặp má hồng hào của Rôta! Các ngươi sẽ là phương thuốc thần hiệu giúp ta trị vết thương nơi trái tim.

Từ đó, hễ có người nào bị nỗi cay đắng dày vò, bà mẹ Rôta lại đem giống dầu thơm đó phân phát cho họ. Chẳng bao lâu trên khắp các cửa sổ các gia đình nghèo đều nở óng ánh những bông hoa đỏ tươi – đấy chính là Hoa Phụng Tiên.


St


Tre Xanh CA 07-10-2015

└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 8 năm, 5 tháng #17537




HOA MẪU ĐƠN.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy loài hoa mẫu đơn chưa? Ở Việt Nam do không trồng được nên hiếm người nhìn thấy chỉ thấy trong ảnh hoặc tranh vẽ nên có người cho rằng loài hoa này không có thực chỉ có trong truyền thuyết thôi. Thật Hoa mẫu đơn là loài hoa nổi tiếng ở Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật bản vì nó là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh, quý phái.

Tên và nguồn gốc Hoa Mẫu đơn

Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn
Tên Trung Quốc : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae
hoa mẫu đơn
hoa mẫu đơn - peony
Hoa Mẫu đơn Trung Quốc nhiều khi có tài liệu gọi là chi Thược dược (danh pháp khoa học: Paeonia) là chi duy nhất trong họ Mẫu đơn Trung Quốc (Paeoniaceae). Các loài trong chi này có nguồn gốc ở châu Á, miền nam châu Âu và miền tây Bắc Mỹ.

Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong cuốn sách Pliny””s Natural History đã mô tả chi tiết về cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận của nó. Không lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc quan trọng, dược liệu Mẫu đơn được sản xuất với lượng lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc và thể giới.

Ý nghĩa hoa Mẫu đơn - Peony

Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh hoa. Dược tính của Mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận...Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng.

Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa "sự e lệ".

Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Bạn có biết rằng, xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc.

Ngoài ý nghĩa thịnh vượng, hạnh phúc đó, hoa Mẫu đơn còn có nhiều công dụng. Dược tính của Mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận...Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng. Những tập tục mê tín còn tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt Mẫu đơn, bạn sẽ tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó còn xua tan những cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay những thế lực của bóng đêm.
Hoa mẫu đơn là biểu tượng của bang Indiana - Hoa Kỳ

Bạn biết không, hoa Mẫu đơn - Peony là biểu tượng hoa lần thứ tư (!) của tiểu bang Indiana - Hoa Kỳ. Quả thật là lận đận bạn nhỉ ! Hì, mình chưa thấy tiểu bang nào thay đổi biểu tượng hoa của họ nhiều như vậy, đến những 4 lần ! Bông hoa đầu tiên được chọn là Cẩm Chướng (15/3/1913), rồi đến Tulip - Uất kim hương (1/3/1923), Cúc Zinnia (chưa đầy 10 năm sau đó), và sự đổi ngôi cuối cùng mới dành cho Mẫu đơn - Peony vào ngày 13/3/1957.


2 câu danh ngôn nổi tiếng về Hoa mẫu đơn

Pink Peony is so much more than a fragrance, it''''s a lifestyle. The fragrance of the romantic, light-hearted woman who lives every moment with grace and elegance.
"Peony - the friend of physicians and the praise of cooks."

Hoa mẫu đơn trong phong thuỷ cùa người Việt

Vì mang ý nghĩ là phồn vinh thịnh vượng nên hoa mẫu đơn được sử dụng trưng trong nhà với mong muốn loài cây này mang lại giàu sang. phú quý cho gia chủ. Nhưng chưng làm sao để mang lại hiệu quả

Với vẻ đẹp của Hoa Mẫu Đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…

Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Nên khi đặt tượng hoặc tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!







Truyền thuyết hoa mẫu đơn


Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.

... Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế.
Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:


Lai triều du thượng uyển - Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát - Mạc đãi hiểu phong xuỵ​


Dịch: (Bãi triều du thượng uyển - Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay - Đừng chờ môn gió sớm).


Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam.

Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh caọ

Đó là truyền thuyết hoa Mẫu Đơn được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn qua thuyết Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và Người: Ai là người xứng đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con người thưởng ngoạn.

St.


Tre Xanh CA 30-11-2015

└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 8 năm, 4 tháng #17598



NGUỒN GỐC HOA TRẠNG NGUYÊN.


Hoa trạng nguyên- Poinsettia là loại hoa đẹp với nhiều ý nghĩa. Poinsettia (Chistmas flower) được người Mỹ biết tới vào năm 1825, do Joel Roberts Poinsett mang từ Mexico về. Những câu chuyện, truyền thuyết và nguồn gốc hoa trạng nguyên có nhiều điều thú vị. Mời cả nhà cùng Tre Xanh tìm hiểu ý nghĩa hoa trạng nguyên, một loài hoa đẹp nhé!



Còn được gọi là hoa Giáng sinh, nguồn gốc hoa trạng nguyên là một huyền thoại. Truyền thuyết kể rằng có một cậu bé tên là Pablo không đủ tiền mua một món quà để dâng lên Chúa Kitô vào đêm Giáng sinh, cậu đã ao ước có một món quà dâng chúa nhưng cậu quá nghèo, và cuối cùng cậu đã chọn một ít cỏ dại từ hai bên đường đi với hy vọng Chúa sẽ tha thứ cho món quà nhỏ bé, nghèo nàn này. Khi mang món quà đến, nó được chúa chấp nhận bởi Ngài thấy được tấm lòng, sự yêu thương trong đôi mắt của Pablo. Lập tức những cành cỏ dại biến thành những bông hoa màu đỏ rực rỡ, có màu đỏ mà bây giờ chúng ta gọi là cây trạng nguyên, và mọi người đã chứng kiến một phép lạ trong đêm Giáng sinh ấy. Kể từ đó, hoa trạng nguyên được xem là biểu tượng của giáng sinh, là món quà dâng lên Chúa, là phép màu trong tâm hồn.

Hoa trạng nguyên là cây trồng trong chậu phổ biến, đặc biệt trong dịp Giáng sinh. Tại Mỹ, hoa Trạng nguyên có một lịch sử khác, chúng được đặt tên sau khi đại sứ đầu tiên của Mỹ đến Mexico, Tiến sĩ Joel Robert Poinsett người đã giới thiệu loại cây này đến Hoa Kỳ vào năm 1825. Say mê những bông hoa đỏ rực quyến rũ này, ông vận chuyển một số về tặng bạn bè của mình Charleston, South Carolina. Đây là nguồn gốc của việc đặt tên những cây hoa trạng nguyên trong thế kỷ này- Poinsettia, theo tên của ông. Trạng nguyên cũng được gọi bằng tên khác như hoa mùa đông, hoa tôm hùm, lá lửa Mexico, ngôi sao giáng sinh và hoa giáng sinh.

Ở Việt Nam, nguồn gốc của hoa trạng nguyên cũng gắn liền với tên của chúng. Trong dân gian Việt Nam, chuyện xưa kể rằng: Một cậu học trò lên kinh ứng thí, ngày đêm ôn luyện, quyết tâm đỗ trạng nguyên, trên đường lên kinh ứng thí, cậu thấy một cây lá xanh ven đường. Thấy có duyên lạ lùng. Sau khi thi xong đỗ trạng nguyên trở về làng. Ngang qua con đường ấy, anh bỗng nhận thấy trên ngọn cây những chiếc lá xanh ngày nào, giờ trở thành màu đỏ, dường như cây cũng đang chúc mừng anh thi đỗ. Trong lòng anh vui và hớn hở vô cùng. Từ đó, anh gọi cây này là cây hoa Trạng Nguyên. Dù là tên gọi gì, cây hoa Trạng Nguyên vẫn tượng trưng cho nét cao quí nhưng mộc mạc dịu dàng. Nó biểu hiện sự đoàn tụ, niềm hạnh phúc, bình an và niềm tin tưởng ở tương lai.

Trạng nguyên được dùng là hoa cảnh chúc mừng mang ý nghĩa sâu sắc cũng bởi truyền thuyết trên, người ta tặng nhau hoa trạng nguyên với mong muốn chúc cho nhau thành đạt, đỗ đạt, thành công trong cuộc sống, thi cử, làm ăn hoặc học hành.




Ngày nay ở các quốc gia Âu Mỹ, khi những cơn gió đông bắt đầu thổi về lành lạnh, đủ làm ửng hồng đôi má của những nàng thiếu nữ, mọi người rộn rịp sắm sửa trang hoàng nhà cửa với cây thông, hang đá... chuẩn bị cho mùa giáng sinh, cũng có một loài hoa âm thầm chuyển những chiếc lá xanh thành màu đỏ. Đó là hoa Poinsettia/ Christmas flower. (Ngày nay do mục đích thương mãi, hoa đã được cải biến, tinh trồng thành nhiều màu.)



Ở Việt Nam cũng có loại hoa này, gọi là hoa “Trạng Nguyên.”Đây là một loài hoa đặc biệt, vì hoa là lá màu đỏ bao quanh cụm hoa.
Người Trung quốc gọi hoa Trạng Nguyên là “Nhất phẩm hồng”
Người Nhật gọi hoa này là “Tinh Tinh Mộc”.

Hoa Trạng Nguyên là một loài hoa dân dã của Việt Nam. Ở thôn quê, hoa Trạng Nguyên cũng như hoa “dâm bụt” thường được trồng ở trước cửa ngõ hay hàng rào, tượng trưng cho niềm vui vẻ chân thành mộc mạc khi đón khách. Nhìn xa, hoa Trạng Nguyên trước ngõ với những chùm hoa trổ trên ngọn, giống như lồng đèn màu đỏ. Cây là một loài thân mềm, lá xanh thường bị rầy trắng ở nách lá.

Trạng Nguyên dễ trồng, chỉ cần cắt cành, giăm xuống đất là sống. Nét đáng yêu của loài cây này là dáng vẻ mềm mại và đặc biệt là chỉ chuyển màu đỏ vào khoảng thời gian từ Giáng Sinh đến Tết âm lịch. Thời tiết càng lạnh và nắng khô lá chuyển màu đỏ càng tươi đẹp. Mỗi năm, lá xanh chỉ chuyển màu một lần.

Ban đầu trên những đọt của nhánh ra những nhụy vàng dạng chén, rồi từ từ chung quanh nhụy này những chiếc lá hình thành. Đến mùa giáng sinh những chiếc lá này có màu đỏ và đó là hoa. Khoảng tháng hai âm lịch lá đã chuyển màu rụng đi, nhìn cây chỉ thấy một màu xanh.

Viết thêm: Quá trình đổi màu của hoa Trạng Nguyên (Poinsettia) được ghi nhận như sau:
Khi một chiếc lá “đến tuổi,” vào mùa hè lá có màu xanh. Trong thời gian này, lá tích tụ lượng ánh sáng quang hợp để đến mùa đông chuyển sang màu đỏ (trổ bông), kéo dài khoảng 2 - 3 tháng.

Đó là do thông qua chu kỳ mặt trời chiếu sáng đầy đủ, một lượng đường lớn và một số chất hữu cơ trong lá tăng, sinh sản ra một lượng lớn thanh tố. Trong điều kiện nhất định, lượng thanh tố này sẽ biến thành màu đỏ.

Theo thí nghiệm, lượng nhiệt chiếu đủ 10 giờ/ngày, thời gian 5 – 6 tuần lễ là đủ để hoa trổ màu đỏ.

St


Tre Xanh CA 15-12-2015

└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 8 năm, 3 tháng #17717




Sự tích và ý nghĩa của hoa mai, hoa đào ngày Tết


Ngày tết trong gia đình của mỗi người dân Việt Nam đều có chưng một cây mai (người miền Nam) hoặc cây đào (người miền Bắc). Có lẽ ngoài các cụ ra thì chắc không ai nhớ được lý do vì sao mà cây mai và cây đào lại được chưng trong nhà vào mỗi dịp Tết đến. Có người nói rằng cây mai là biểu tượng cho sự mai mắn của một năm, còn cây đào thì được xem là một loại cây dùng để trừ tà, đuổi quỷ mang lại sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.




Sự tích hoa đào miền Bắc:




Ngày xưa, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào có hai vị thần cai quản, một vị tên là Trà, vị kia tên là Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên xung quanh vùng không có ma quỷ nào dám xâm phạm nên cuộc sống người dân nơi đây quanh năm luôn được an bình và sung túc. Nhưng cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần này phải về chầu trời nên ma quỷ lại đến quấy phá cư dân trong vùng.

Sau khi quay về, nghe người dân báo lại sự việc, hai vị thần căn dặn người dân: Từ nay về sau, khi đến dịp cuối năm chúng ta về chầu trời, các người hãy bẻ nhánh cây đào có hoa mang về cắm trong nhà, ma quỷ thấy cây hoa đào, tưởng có chúng ta ở đấy nên sẽ không đến quấy phá nữa. Thế là người dân nghe lời hai vị thần, cứ đến ngày cuối năm lại bẻ nhánh đào mang về nhà cắm trong lọ để trừ tà đuồi ma. Có người thì nhổ cả cây mang về trồng trong nhà để mong là quanh năm sẽ không bị tà ma quấy phá.



Sự tích cây mai miền Nam:





Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.

Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.

Mặc dù chỉ là hai câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đã nói lên ước mơ và hoài bão thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Đó là những mơ ước, những hoài bão mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy bản thân cây đào hay cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có gì linh thiêng cả, nhưng nếu đã là một di sản tinh thần của người Việt thì cũng nên được bảo tồn và giữ gìn cho các thế hệ sau vì đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quý báu. Nó làm nên giá trị văn hóa Tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.

ST


Tre Xanh CA 4-1-16

└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 8 năm, 1 tháng #18085



SỰ TÍCH HOA HẢI ĐƯỜNG










Ở Nhật Bản, trong lúc chuẩn bị cho công việc đại sự, cứ chiều chiều ông lại vào rừng nhặt nhạnh các rễ cây và bắt châu chấu đem phơi khô dành cho mùa đông. Phải nói rằng số lượng lớn châu chấu mà ông kiếm được là ở trên các cành của một cái cây lớn. Châu chấu nhiều đến nỗi dù ông cố bắt hết thì sang chiều hôm sau chúng lại phát triển thành bầy nhung nhúc.

Ông thề rằng ông sẽ tránh xa mọi cám dỗ trần thế và tự hành hạ mình bằng cái đói và cái khát. Bởi vậy các thầy học của ông và bản thân ông đều tin rằng với sự trong sáng của mình ông rất đáng được ơn huệ của Chúa, và Chúa sẽ giúp ông biến những người Nhật Bản lầm lạc theo đạọ .

Vào một buổi chiều nóng bức, Kamêli dừng chân trong một làng xa, kể chuyện cho những người nông dân nghe về buổi truyền đạo trên núi và mãi tới tận nửa đêm ông mới tới được cái cây lạ lùng kiạ Mặt trăng tròn vành vạnh nhô cao trên đỉnh rừng, cây cối đứng im lìm tựa như đã thấm mệt, còn lũ châu chấu thì im lặng hoặc có thể vị linh mục đã quá quen với tiếng kêu ri rỉ của nói đến nỗi chẳng buồn nghe nói nữa.

Khi Kamêli chắp hai tay vẻ thành kính và ngước lên trời tạ Thượng Đế vì ơn huệ của một ngày qua thì trong đám lá cây bỗng vang lên tiếng cười ngọt ngào của một thiếu phụ.

- Ha Ha Ha! - một sinh vật như một chú thỏ, thoăn thoắt nhảy từ cành nọ qua cành kia, phô hàm răng trắng xoá.

“Một kẻ vô đạo đã phái con quỷ này đến cám dỗ ta đây” - Kamêli quả quyết.

Sau cái khoát tay của ông, con quỷ dường như hừng chí hơn, nó liền nhảy ngay xuống cành cây thấp nhất và bắt đầu huơ huơ đôi chân trắng ngay trên đầu vị linh mục.

Kamêli lùi lại vài bước, chăm chú nhìn cái sinh vật kỳ dị kiạ toàn thân nó được bao bọc một lớp xanh hòa lẫn trong màu xanh lá cây, chỉ có đôi chân trắng muốt và cái đầu nhỏ tóc vàng lấp lóa ánh trăng là thấy rõ và được thu lại tựa một bông hoa sặc sỡ đang kỳ nở rộ.

- Ngươi là ai? - tu sĩ hỏi

- Hi hi! Ha ha!

- Ngươi là nữ nhi ư?

Sinh vật lắc đầu quầy quậy

- Vậy ngươi là ai? Tên ngươi là gì?

- Ta là Đơriađa, linh hồn của cái cây này - đầu tóc vàng thú nhận - Ta đến để tạ ơn ngươi vì ngươi đã làm cho thân cây của ta sạch bóng lũ châu chấu tanh hôi.

Nói xong, hồn cây nhảy luôn vào lòng bàn tay của tu sĩ, đoạn ôm chầm lấy ông và gắn vào bộ râu của ông một nụ hôn. Kamêli lúng túng đến nỗi đáng lẽ phải đẩy cô gái rừng xanh ấy ra xa thì ông lại kéo diết cô ta lại phía mình và cứ để nguyên giây phút kỳ diệu như thế trong đời một hồi lâu.

- Ta không thể ở lại với nhà ngươi lâu hơn được nữa - Đơriađa thì thào - nếu không cái cây của ta sẽ khô héo mất.

Con quỷ vùng ra khỏi tay ôm của kamêli và nhảy lên một cành cây xanh.

Chỉ đến lúc này vị tu sĩ mới hiểu rằng ông đã phá bỏ lời thề về sự trinh trắng và ông trở về nhà trong tâm trạng đầy u uất. Biết làm sao được? Liệu ta có còn xứng đáng là một vị linh mục nữa hay không?

Cho đến tận đêm khuya lạnh lẽo, cái đầu bốc lửa của Kamêli mới nguôi ngoai được đôi chút. Ông bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những sự việc vừa xảy ra ông đã phá bỏ lời thề rồi ư? Người đã hôn ông không phải là một thiếu phụ mà là một linh hồn, bởi vậy, cái hôn này chẳng phải đem lại niềm vui sướng xác thịt. Nàng không phải là phù thủy, nếu không nàng đã biết sợ dấu hiệu của nhà thờ. Phải, trong kinh thánh không hề nói đến chuyện tiếp xúc với thần linh, như vậy là đã phạm tội sau khi tự chấn an như vậy, vị linh mục thấy tự tin hẳn lên.

Nửa đêm hôm sau, bị tính tò mò thôi thúc, Kamêli lại đến trước cái cây lạ.

- Đơriađa! - Ông cất tiếng gọi và dừng lại dưới một chiếc lá to bản.

- Hi hi! Ha ha! - Một tiếng cười hỉ hả cất lên. Và qua tiếng lá cây sột soạt có thể đoán ra cô gái rừng xanh đang tụt xuống đất.

Ngay từ lúc trưa, vị tu sĩ đã nghĩ cách giải thích lý do ông trở lại chỗ cây này khi Đơriađa đã ngồi trên một cành cây thấp, ông không hề lúng túng thanh minh:

- Tôi đến để xem lũ châu chấu có còn quấy rối các cây của bà nữa không.

- Một tên vô lại nào đó đã leo lên tận ngọn cây rồi, - Cô gái rừng xanh than phiền - nếu ngươi bắt được nó, ta sẽ rất biết ơn ngườị

Kamêli quấn hai vạt áo quanh thắt lưng và thoăn thoắt leo lên cây. Một con châu chấu đã bị tóm và ông đã được thưởng công xứng đáng.

Cả lũ châu cháu đã bị diệt gọn, song Kamêli không hề lúng túng, nghĩ cách đoạt được nụ hôn của Đơriađa. Mùa đông đã đến gần, không khí bắt đầu nhuốm lạnh. Trong một đêm Đơriađa đã nói với Kamêli:

- Ngày mai ngươi đừng đến đây nữa trước mùa xuân, cái cây phải nghỉ ngơi và ta sẽ cùng nghỉ với nó.

Cái tin lạ lùng khiến Kamêli sửng sốt. Ông sẽ sống ra sao đây nếu thiếu niềm vui hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, rồi nhiều tháng cứ qua đi thì sao Còn linh hồn dịu dàng - Đơriađa - hẳn nàng đang bị chết cóng trong hốc cây không, phải nghĩ ra một điều gì đó, phải làm một cái gì đấy để cứu nàng.

Giá như còn thời gian hẳn Kamêli sẽ nghĩ ra được điều gì đấy, nhưng bây giờ chẳng còn thời gian để nghĩ nữa, cần phải hành động. Ông túm lấy co gái rừng xanh, giấu dưới vặt áo rộng và đem về nhà mình. Suốt dọc đường Đơriađa đành câm miệng hến, chỉ khi bước vào gian phòng mà vị linh mục đặt nàng xuống giường, nàng mới kêu lên:

- Ngươi làm cái trò gì thế? Giờ này chắc cái cây của ta đang bắt đầu chết héo.

- Mặc cho nó chết héo chẳng lẽ trong rừng hiếm cây sao - Kamêli an ủi nàng.

- Ông hiểu việc đó như thế nào, nếu cái cây của tôi khô héo thì tôi sẽ chết. - Đơriađa nói, giọng buồn bã.

- Đó là chuyện nhảm nhí, ta sẽ giải phóng nàng khỏi nơi này - Vị tu sĩ thề thốt.

Tới mùa xuân, khi các lá cây bắt đầu trổ màu xanh, Đơriađa cứ yếu dần và ngày rộc hẳn đi.

- Hãy trả ta về với cây của ta! - Nàng khẩn khoản nói với Kamêli và ông đã sẵn sàng thực hiện yêu cầu của nàng, đồng thời hy vọng không khí mùa xuân sẽ chữa cho Đơriađa lành bệnh.

- Thật là đau khổ! - Đơriađa kêu lên khi Kamêli đặt nàng ngồi trên cành cây thấp - Cái cây của tôi đã chết rồi.

Trước mắt Kamêli nàng cứ tự tan biến đi và hòa lẫn vào cây xanh: Mãi tới một ngày kia, hệt như bông hoa lộng lẫy, mớ tóc hung hung của nàng bừng đỏ lên, rồi sau đó chúng cứ lấp loáng.

- Xin nàng đừng bỏ đi, hãy nói với ta, dù chỉ là đôi lời!

Kamêli thất vọng cầu xin và ông đã nghe được giọng nói yếu ớt đáp lại:

- Trên đỉnh ngọn cây kia vẫn còn hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Hãy bẻ lấy một nhành cây trên đó và đem trồng ngay xuống đất.

Kamêli bẻ ngay một cành cây tươi và đau đớn trở về nhà. ít lâu sau, từ cành cây đó mọc lên một bụi cây và nở ra những bông hoa đỏ sặc sỡ.

Vài năm sau, vị tu sĩ già từ Nhật Bản trở về Châu Âu. Ông là người duy nhất mang theo về một chậu hoa mà ai cũng phải trầm trồ. Kamêli đặt tên nó là Hoa Đơriađa nhưng người đời không thể nhập tâm được một cái từ khó đọc như vậy nên đã gọi tên hoa bằng tên vị linh mục: Kamêli - Hoa Hải Đường

Ngoài ra hoa hải đường còn có loại hoa màu trắng tinh

St


Tre Xanh CA 4-3-2016

└(≣) Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 6 năm, 3 tháng #20977

HOA PHÙ DUNG




Truyền Thuyết Hoa Phù Dung


Ngày xưa tiên nữ Phù Dung

Vì do duyên số chu du xuống trần

Sánh tình với lại Ðông tâm

Vương mẫu trách tội cam tâm gánh vào

Ân tình hẹn lại kiếp sau,

Cùng chàng hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Ngờ đâu tạo hoá trêu ngươi

Cho tình đôi lứa đôi nơi lỡ làng

Ðông tâm mang tiếng phũ phàng

Ðể Phù Dung phải ôm ngàn nỗi đau

Nhưng chàng biết phải làm sao

Bởi hai con dại làm nao núng lòng

Duyên trần nay hết trông mong

Nàng ôm uất ức đau lòng chết đi

Ðông tâm sâù khổ ai bi

Hỡi trên trần thế tình yêu là gì?

Phù Dung chua xót thân nàng

Tình yêu kiếp trước lở làng vì ai

Cuộc đời sao lắm đắng cay

Hy sinh,đánh đổi,để nay ngậm ngùi

Thôi rồi một kiếp hoa trôi,

Khóc thầm duyên số lẽ loi một mình.

Thẹn không hai chữ chung tình,

Ôi Ðông tâm hỡi thôi mình đành cam.

Phù Dung một kiếp hoa tàn,

Mong tình nhân thế đừng mang như nàng.



Ngày xưa trên thiên cung có 1 nàng tiên nương , tánh tình hiền lành tốt bụng nhưng nét mặt lúc nào cũng buồn rầu ưu uất .Pháp hiệu là “Phù Dung Tiên Nữ” sống trong cõi tiên nhưng không làm sao vui được
Vương mẫu nương nương thấy vậy cho nàng một ân huệ , được chu du bốn bể ngao sơn ngoạn thủy chốn trần gian trong một ngày rồi trở về thiên cung . Phù dung tiên nữ phụng mạng giáng trần.

Nàng phiêu du khắp chốn nhân gian , ngắm những núi non hùng vĩ , những sông hồ xanh ngát , mọi thứ đều lạ lẫm nhưng giãn dị và thơ mộng , nàng quên hết bao ưu phiền nơi tiên cãnh và hoà mình vào phong cãnh hữu tình chốn nhân gian.

Nhìn dòng nước xanh mát , nàng không kềm được lòng sảng khoái và đắm mình vào dòng suối mát.
Chẳng may vô tình làm mất lá bùa phi thiên , nàng vội vã lên bờ tìm nhưng không thấy , nàng ôm mặt khóc nức nỡ vì trời đã tối .

Lúc Ðó có chàng thợ săn tên ‘Ðông tâm’ đi săn về ngang thấy vậy liền hỏi chuyện . Nàng không dám nói thât chỉ giã vờ bị lạc người thân nên không biết đườngng về nhà . Ðông tâm xót thương hoàn cãnh liền đưa nàng về nhà mình trú tạm . Nhà Ðông tâm có bà mẹ già bị bệnh nặng nên chàng phải vào rừng săn bắn lấy tiền mua thuốc than cho mẹ . Phù Dung khuyên chàng:

vạn vật trên đời đều có sinh mạng , chàng đừng vì miếng ăn mà tàn sát nhân loài

-Ðông tâm nói:

Mẹ ta bệnh nặng không săn bắn rồi lấy tiền đâu mua thuốc và sinh sống qua ngày.

-Phù du nói:

Thiêp có biết chút ít y dược , để thiếp lên núi tìm thảo dược về nấu thuốc trị bệnh cho phụ mẫu và tìm rau cãi vê trồng ăn tạm , chàng đừng săn bắn thú rừng nửa.

Ðông Tâm không đồng ý nhưng thấy Mẹ ủng hộ Phù Dung nên đành nghe theo.

Mổi sáng Phù Dung phải dậy thật sớm để hứng từng giọt sương trên cây cõ , và lên núi tìm thão dược quý về nấu thuốc trị bệnh cho phu nhân . Ðông Tâm thì vào rừng chặt củi gánh về.
Cứ thế ngày ngày trôi qua , bệnh tình của Mẹ Ðông Tâm đã khỏi hẳn , nhưng Phù Dung thì đã quá mêt mỏi và ngất đi , Ðông Tâm phải thay mẹ chăm sóc cho Phù Dung để trả ơn.

Nhìn thấy bàn tay nàng chai sần rướm máu vì leo núi hái thuốc và đào rể cây thảo dược chữa bệnh cho mẹ chàng , Ðông tâm vô cùng cảm động và biết ơn nàng , dần dần hai người nảy sinh tình cảm và yêu nhau . Phù Dung quên mất những việc trên Thiên Ðình và sống hạnh phúc cùng Ðông Tâm nơi trần gian.

Về vương mẫu nương nương, đã hết hạn một ngày không thấy Phù Dung trở về liền bấm quẻ biết Phù Dung làm mất lá bùa phi thiên không thể về trời , lại còn sinh tình với người phàm, liền cho thiên binh thiên tướng xuống bắt nàng về.

Trước khi bị đưa về trời Phù Du trao cho Ðông tâm một viên ngọc lô có thể nhớ quá khứ vị lai và luôn nhớ nàng

Phù Dung theo thiên binh thiên tướng về gặp vương mẫu chịu phạt . Vương mẫu trách tội Phù Dung tiên nữ , thân là tiên mà lại tự ý kết duyên cùng người phàm tội không thể tha.

-Phù Dung van xin:

Nhân gian hữu tình nên Phù Dung không thể tránh khỏi kiếp nạn. Phù Dung bằng lòng đánh đổi đạo hạnh ngàn năm tu hành của mình chỉ mong được làm người phàm và sống bên Ðông tâm.

-Vương mẫu tức giận, người phán:

Nhân sinh tự sinh tự diệt , khó khăn lắm con mới được thành chánh quả , nay vì người phàm mà đánh đổi đạo hạnh ngàn năm thật không đáng , nhân gian không hữu tình như con nghĩ đâu.
Phù Dung hết lời van lạy và chấp nhận đánh cuộc với Vương mẫu , nếu Ðông tâm vô tình với mình và không được hạnh phúc bên Ðông tâm , Phù Dung nguyện không làm người nữa.

-Vương mẫu phán tiếp:

Cho dù Ðông tâm có chung tình bao nhiêu đi nữa cũng không thoát khỏi dư luận xã hội và luân thường đạo lý.Ta khuyên con nên suy nghĩ cẩn thận , kẻo hối hận không kịp.
Phù Dung chấp nhận thử thách.
*******

Kiếp sau,

Phù Dung đầu thai xuống trần nhưng là nam nhi chứ không phải là nữ. Mang hình hài của một đấng mày râu nhưng trái tim và tâm hồn là nhi nữ . Nàng nuốt lệ cay đắng cố gắng tìm cho được Ðông Tâm, nhưng số trời đã định , nên mãi tới 20 năm nàng mới tìm thấy Chàng.

Khi gặp lại tuy có chút ngỡ ngàng về hình thể nhưng vì viên ngoc lô mà ngày xưa nàng tặng Ðông Tâm , giúp hai người nhận ra nhau. Nước mắt mừng vui hạnh phúc . Có cả mặn , ngọt , đắng , chát cứ không ngừng rơi.

Trớ trêu cho hai người vì Ðông Tâm đã có vợ và hai con thơ dại .Nàng nghe xót xa vì nghĩ lại thân xác mình như vậy sao tránh khỏi tiếng đời mai mỉa . Nhưng vì cố gắng vượt qua thử thách do Vương mẫu sắp đặt nàng đành ngậm ngùi cay đắng.

Hai người phải lén lút gặp nhau mỗi tháng vài lần để hạnh phúc bên nhau . Nhưng cuối cùng vợ Ðông Tâm phát hiện . Chuyện vỡ lỡ Phù Dung cũng không biết giải thích thế nào vì thân xác này hỏi mấy ai tin .

Mọi chuyện do Ðông Tâm quyết định . Vì vợ bắt buộc chỉ được chọn một trong hai và vì còn hai con thơ dại đang than khóc não lòng nên Ðông Tâm đành nhắm mắt buông xuôi mà phụ bạc Phù Dung trở về với gia đình.

Trái tim nàng tan nát vụn vỡ tung mạch máu trong cơ thể , viên ngọc lô cũng hoá thành tro bụi.

Nàng uất ức chết đi , linh hồn nương theo cây cỏ thành Hoa Phù Dung , Ðông Tâm hay chuyện muốn chết theo nàng nhưng còn gánh nặng làm cha trên vai . Chàng nuốt lệ mà làm kể vong phu nàng .
Ðêm đêm than thở với Hoa Phù Dung , Vương mẫu không muốn nàng quyến luyến mà không được siêu thoát nên cho hoa nỡ vào ban ngày hoàng hôn phai tàn phải tự rụng tránh cho Phù Dung đau lòng khi thấy Ðông Tâm.

Từ đó nhân gian có câu:
Phù Dung sớm nở tối tàn
Hỏi nhân gian hữu tình hay vô tình?

St

Tre Xanh
Ca 1-1-18
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.16 giây
   
© maitruongxuath.org