Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
67 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) BÚT KÝ TÂN HỘI NĂM 1977 . cách đây 9 năm, 6 tháng #16068

Hồi tưởng


Nói về Tân Hội, tôi cũng có những kỹ niệm đẹp khó quên trong đời. Ngày ấy học sinh cả trường PTTH của chúng ta phải đi công tác gom lúa ở nơi đây. Với sức trai đang lớn, trong tuổi 17 bẻ gảy sừng trâu nhưng người ta chỉ cho ăn cá khô với bầu, nước thì là cafe sữa hay nói đúng ra là nước đục của kinh đào. Để cho bửa ăn thêm phần phong phú, Thầy Kiệt đã cho các bạn quê trong kinh có nhiều kinh nghiệm bắt cá được thực thi nhiệm vụ thay vì phải đi gom lúa. Các bạn đó dẫm dấu chân mình dưới đáy ao rồi quậy nước. Nhũng con cá lóc sẽ vào những dấu chân đã dẫm đó và các bạn ấy cứ ra tay bắt chúng. Năm ấy tôi chỉ sống ở Cái Sắn 2 năm nên những cái chiêu tài tình đó không biết gì để tham gia cả. Nhưng, tôi cũng có cống hiến riêng của mình là cung cấp thêm bầu cho lớp. Một người mà chúng ta gọi là cô mặc dù cô ta không có dạy học trong trường (lâu quá cũng đã quên tên mất tiêu rồi), là người có nhiệm vụ "canh chừng" bầu trong một cái lều có thắp đèn dầu. Tôi đã ngoan ngoan "xin cô cho em mựơn đèn để đốt thuốc" nhưng khi đốt thuốc thì thổi tắt đèn đi và lấy bầu quăng ra ngòai cho các bạn đang chờ sẳn ở bờ kinh. Chắc chắn một điều rằng lớp Thầy Kiệt ăn uống "đầy đủ" nhất vì có cá đồng tươi và có nhiều bầu nữa. Khi đi gom lúa trên cánh đồng trong trời nắng bức, tất nhiên phải khát nước nhưng có nước đâu mà uống bây giờ. Tim được con kinh kia nước cũng "khá" trong, tôi và một người bạn học lớp D tên Tân (quê ở Kinh Đông Bình) thay phiên nhau để uống nước. Vì không có phương tiện gì để múc nước, một người cầm hai chân của người kia để có thể "thòng miệng" xuống kinh mà uống. Dù biết rằng miệng mình chỉ cách những con cá sặc không xa và có khả năng nuốt cá sống vào người nhưng vì khát quá phải liều thôi. Vào một chiều nọ tôi nhớ mang máng rằng mình đã cùng một số bạn leo lên Núi Ba Thê, lên đến một đĩnh cao có thể nhìn thấy làng bên sườn núi ở bên phía tỉnh An Giang nếu không lầm. Nếu trí nhớ không phản bội mình, tôi nhớ vùng núi Ba Thê có nhiều trái cây "trứng gà" lắm.

Rời Việt Nam tháng 2 năm 79 và cho đến nay chỉ về được 4 lần. Nhung lần năm 2009 khi về thăm mẹ bị tai biến mạch máu cũng là lần tôi có dịp nối kết lại với các bạn cùng lớp. Tôi đã có dịp "nhậu" cùng Thịnh, Nhàn, Chính, Xuân Quang, Vũ Hồng cùng lớp ở Kiên Giang; và các bạn ở Saigon. Nói tới chuyện họp mặt ở Saigon, có một kỹ niệm rất kỳ thú là khi tới nhà một người bạn cùng lớp để họp mặt thì có một người đàn bà ôm chặt tôi vào lòng (một hiện tượng khó thấy trong xã hội Việt Nam ngày trước) và hỏi tôi có biết cô ấy là ai không? Thú thật, làm sao tôi có thể nhớ được. Vì lý do nhạy cảm nên không nêu tên các bạn ra đây. Cũng nhờ chuyến gặp mặt này mà tôi đã liên lạc được với Phạm Văn An, Thanh Thảo, Minh và Xuân Phượng. Khi về tới Mỹ có liên lạc qua email với người phụ nữ này và cô ta có nói rằng ánh mắt tôi hôm họp bạn cũng là ánh mắt của thuở hai đứa cùng leo núi Ba Thê và cứ tưởng rằng lữa tình đã tắt không ngờ đã bừng sáng trở lại. Tôi đã dùng những ý tưởng này để viết lên một bài thơ và người nhận nói rằng rất thích và hứa sẽ lưu trữ lại suốt đời. Nhưng cuối cùng cả người gửi và người nhận đều không "dám" lưu trữ lại. Sau này tôi rất muốn phổ nhạc bài thơ này nhưng tiếc là không còn nữa. Tôi chỉ còn nhớ được bốn câu như sau:

Ánh mắt nào đưa em vào dĩ vãng
Để lữa tình vùn vụt cháy trong em
Có một người vẫn hằng đếm sao đêm
Có một người vẫn còn nhớ đến em


Năm 2013 một lần nữa lại về để nhìn mẹ lần cuối. Lần này có người phụ nữ khác nói với người bạn là cô ta căm ghét tôi lắm nhưng tôi không hiểu vì sao. Khi lên xe từ Tân Hiệp ra Kiên Lương để dự đám tang vợ của một người học cùng trường tên Sơn thì xe dừng lại ở Rạch Sõi để đón chủ nhân của cái "ghét" kia. Tôi hỏi cô ta có phải ngày xưa yêu thầm tôi nhưng không được tôi đáp lại tình yêu nên ghét chăng? Cô ta kể lại rằng tôi đã dẫn một số bạn nữ đi Núi Ba Thê thì bỏ đi đâu mất làm hại "mấy em" sém chút không biết đường về khi trời về tối. Hú hồn! Thì ra không phải hận tình. Năm 75 khi chân ướt chân ráo mới vào Nam tôi đã "yêu" một lần 3 cô gái. Một hôm kia 3 cô đã hẹn tôi ra để "vạch" mặt nên khi học ở trường PTTH tôi không hề yêu ai. Một kỹ niệm không liên quan tới Tân Hội nhưng liên quan đến yêu là năm 78 học sinh phải đi đắp đê cứu lụt. Một hôm sau khi bới đất ở nhà một người dân để đắp, người con gái của chủ nhà đã gửi thư tỏ tình với tôi. Thắc mắc xem ai đã cả gan thế, tôi cũng đi gặp tác giả bức thư nhưng cuộc gặp không được bao lâu thì tôi đã bỏ trốn. Nghĩ lại lúc trẻ mình khờ quá, giá bây giờ ai yêu mình thì mình sẽ không từ chối. Ở tuổi này không có ai yêu mình, đành yêu thơ và yêu câu cá vậy!

HV, Seattle, 01.5.15

└(≣) BÚT KÝ TÂN HỘI NĂM 1977 . cách đây 9 năm, 6 tháng #16069

  • Thanha
  • không trực tuyến
Chào Khẩn,

Bài văn hay lắm! có yêu, có hài, có bi. Càng đọc càng thương học trò ngày ấy quá. Phá phách nghịch ngợm, nhưng rất dễ thương. Một lần nữa TC lại xúc động đó Khẩn ạ. Có thể nói kỷ niệm về Tân Hội cũng là kỷ niệm của thầy cô. Ngày ấy thầy trò đều khốn khó như nhau và kỷ niệm Tân Hội đã gắn chặt thầy trò mình hơn nữa.

À còn cái cô ngồi "canh bầu" đó có thể là cô Lan (giữ thư viện trường).Lâu lâu thầy cô cũng nghe cô ấy tâm sự " mấy đứa nầy phá quá thầy cô ơi" . Cô Lan cũng còn trẻ chỉ lớn hơn các em chừng vài tuổi thôi.

Cám ơn em đã viết tiếp "Bút Ký Tân Hội 1977".


TC 2.5.15

└(≣) BÚT KÝ TÂN HỘI NĂM 1977 . cách đây 9 năm, 6 tháng #16170



THÁM HIỂM NÚI BA THÊ

:dry: :blink: :woohoo: :evil:

Ngay từ ngày đầu khi đặt chân đến nông trường Tân Hội , hướng nhìn hấp dẫn lôi cuốn tính thắc mắc và tò mò trong lòng chúng tôi là núi Ba Thê.
Nguyên tên Ba Thê cũng đã là một dấu hỏi không nhỏ,lại thêm giữa cánh đồng lúa bằng phẳng rộng mênh mông bỗng sừng sững, đồ sộ, nhô cao lên in vào nền trời xanh thẫm...một sức hấp dẫn mạnh mẽ không thể ngăn chặn được, dâng lên trong lòng chúng tôi.

Sau bốn ngày làm việc,chúng tôi đã biết rõ giờ giấc cũng như các sinh hoạt khác của nhà trường, thế là một chương trình "xé rào " lén đi leo núi được tính toán sắp xếp thật chu đáo và hoàn hảo , tạm đặt tên cho xôm là : - Thám hiểm núi Ba Thê .
Nhóm chúng tôi gồm : hai anh Phạm văn Đông và Nguyễn Thế Tuấn lớp 12C các bạn Phạm Xuân Sơn , Lê Đình Lý và tôi Nguyễn Thanh Sơn đều cùng lớp 10D,hành trang mang theo cho cuộc thám hiểm là mỗi người một bình nước, chung cho cả nhóm là hai lon ghi gô cơm ,hai chiếc ba lô bên trong có một con dao bầu của Xuân Sơn và một lưỡi lê (dao nhọn mũi cùa quân đội )của Thanh Sơn và một vài đoạn dây thừng loại nhỏ... hành trang của đoàn thám hiểm này đầy đủ và nhiều thấy ỚN phải không ?!!!

Như đã dự tính , sáng nay sau khoảng 2 giờ làm việc là đến giờ nghỉ giải lao, chúng tôi nhìn nhau ra ám hiệu và lặng lẽ chuồn vào đám cỏ lác, thực hiện công việc "xé rào" sau khi gom đủ quân số chúng tôi nhắm núi Ba Thê thẳng tiến.
Định vị từ nông trường Tân Hội thì núi Ba Thê nằm hơi chếch về hướng Bắc, và cách xa khoảng 5 đến 6 cây số cũng có nghĩa chúng tôi sẽ đi mất hơn 1 giờ thì đến chân núi,vừa đi vừa nhìn ngọn núi lớn dần vừa chuyện trò vui vẻ,chẳng bao lâu cánh đồng dưới chân chúng tôi đã nhấp nhô những phiến đá lớn nhỏ nằm rải rác lẫn với gốc lúa và cỏ lác,lòng chúng tôi rộn vui cùng nhanh chân hơn,ngọn núi đồ sộ hấp dẫn đã ở ngay trước mặt.(còn tiếp )


Sondung 5/12/2015

└(≣) BÚT KÝ TÂN HỘI NĂM 1977 . cách đây 9 năm, 6 tháng #16206

...Ba Thê ( tiếp theo )
Chúng tôi đi gần như chạy ào đến chân núi ,lại một điều thú vị nữa đến với chúng tôi là, có một xóm dân cư sống bên chân núi, chắc để tiện việc chăm sóc và thu hoạch những thửa ruộng xung quanh chân núi ,xóm nhỏ này mang tên Vọng Thê.

Chúng tôi tiến đến ngôi nhà ngay trước con đường nhỏ ,vì thấy có người trong nhà, sau những câu chào hỏi lịch sự và tự giới thiệu là những học sinh đi làm công tác ở nông trường ,nhân giờ nghỉ muốn leo núi ngắm cảnh,chủ nhà là một người đàn ông tuổi ngoài 50 với dáng chơn chất hiền lành ,vui vẻ chuyện trò và hướng dẫn chúng tôi lối đi lên đỉnh núi , chúng tôi hỏi về ý nghĩa tên của ngọn núi cũng như tại sao tên của thôn ấp nhỏ là Vọng Thê ,người đàn ông chỉ cười và cho biết những tên này có từ rất lâu chẳng biết xuất xứ từ đâu ,nhưng có lẽ dựa theo hình ngọn núi là , một ngọn lớn riêng rẽ nối với dãy núi tiếp bên có ba ngọn nhỏ ,giống một ông ba bà...

Chúng tôi cám ơn và chào tạm biệt người đàn ông , đã được chỉ dẫn men theo lối mòn chúng tôi hướng về phía ngọn núi lớn , lối đi hơi ngoằn ngoèo nhưng quang đãng không vướng cây và dây leo gai nên cũng khá dễ di chuyển , có những đoạn có những tảng đá to chồng lên nhau như những bậc thang lớn thoai thoải dốc ,chúng tôi phải dùng tư thế bò chồm mới vượt qua được , cũng có những lối khác nhưng phải đi vòng và nhiều gai,những cây gai này phần nhiều là loại gai cây mắc cở núi, thân mầu xanh bốn cạnh to bằng chiếc đũa hoa trắng rất nhiều gai sắc,nhọn sẵn sàng cào rách da thịt nếu ta sơ ý đụng vào chúng.

Đến khoảng lưng chừng núi,nơi có những phiến đá bằng phẳng có bóng mát của những tàn cây mít chen lẫn cây trứng gà hay còn gọi bằng một tên khác nghe rất hay là Lê Ki Ma ,xa xa nơi vách đá đứng dựng có mấy cây dừa thân hơi nhỏ dài cong cong ngả ra ngoài bờ đá,trên ngọn cũng có mấy đùm trái nhỏ lửng lơ mời mọc, nhưng vì thấy cheo leo nguy hiểm nên chúng tôi không dám trèo lên để thưởng thức hương vị nước dừa núi,mặc dù trong lòng rất thích.

Uống nước nghỉ xả hơi chuẩn bị leo tiếp ,tôi chợt thấy trên mấy cây mít có một trái khá lớn gần bằng thùng sô xách nước loại 5L , tôi lấy con dao bầu của Xuân Sơn mang theo ,trèo lên thu hoạch liền không cần phân biệt là đã ăn được chưa hay của ai,đem trái mít xuống thì rất là thích,nhưng khi nhìn thấy mủ cứ chảy hoài không ngừng lại còn dính như keo và hơi nặng , thôi đành giấu vô khe đá lấy cành cây che phủ ,tiếp tục lên đỉnh núi khi trở xuống sẽ tính tiếp.

Theo đường mòn dẫn dần lên cao ,những làn gió cuối năm thổi qua tàn cây khe hở vách núi tạo thành những tiếng rít vù vù, vi vu nghe cũng vui tai và mát mẻ xóa tan cơn mỏi mệt , trước mắt chúng tôi đã xuất hiện cây cầu sắt rỉ séc chỉ còn bộ khung ,vì những thanh gỗ lót làm sàn đã bị ai đó tháo gỡ từ lâu ,cây cầu sắt bắc qua khe núi nối liền đường qua đỉnh ngọn núi lớn ,mặc dù chỉ còn những khung sắt nhìn hơi nguy hiểm nếu đang đi mà trượt chân , nhưng anh em chúng tôi đã từng băng những cây cầu khỉ "cầu tre lắc lẻo " trên kinh rạch ,nên việc vượt qua cây cầu không có gì là khó khăn nguy hiểm.

Qua cầu leo thêm mấy bậc đá lớn chúng tôi đã chinh phục được đỉnh cao nhất của núi Ba Thê , với những khối đá to lớn vươn thẳng lên bầu trời,đỉnh hơi tròn có lẽ do mưa nắng và gió mài mòn ,bên sườn những khối đá này có một loại dương xỉ leo bám, vì là mùa khô nên các lá và cọng cũng khô chuyển thành mầu nâu tươi nổi bật trên nền đá xán bạc, nhìn giống như những con rồng nhỏ đang bay lượn với chiếc cánh nâu xinh xắn.

(cón tiếp )
Cây Ráng Bay


Sondung 5/15/2015

└(≣) BÚT KÝ TÂN HỘI NĂM 1977 . cách đây 9 năm, 5 tháng #16363

Xin thành thật cáo lỗi vì thời gian qua công việc hơi nhiều (xưởng làm thêm thứ bảy tăng ca)nên Thanh Sơn chậm trễ, kính mong Thầy Cô cùng các anh chị em thông cảm .

...Ba Thê (tiếp theo )
Loại cây Dương xỉ này sau đó chúng tôi được cho biết tên là cây Ráng Bay . Đứng trên đỉnh cao nhìn xuống xung quanh chân núi vì vào mùa thu hoạch nên cánh đồng trải một mầu vàng mênh mông,chúng tôi có cảm giác như đang đứng trên một kim tự tháp giũa sa mạc cát của xứ Ai Cập xa xôi.

Quay mặt về hướng Đông Bắc tỉnh An Giang Long Xuyên có một ngọn núi khá gần trong tầm nhìn , đó là núi Sập có thể nhìn thấy một phần sườn núi mầu xán trắng là nơi đang được khai phá lấy đá cung cấp các nơi xây dựng,xa hơn nữa là một dãy núi nhiều ngọn mà do có bảy ngọn chính nên gọi tên Thất Sơn ,ở nơi này có một trại đào tạo quân sự tên Trại Chi Lăng,trong bảy ngọn núi có một ngọn có tên đặc biệt Núi Cấm . Nhìn xa hơn nữa về hướng Bắc Tây Bắc phía tỉnh Châu Đốc một mầu lam đậm to dài phân chia đầu đuôi rõ ràng nằm êm ái trên đường chân trời xanh lơ đó là Núi Sam .
Quay trở lại nhìn hướng Tây tỉnh Kiên Giang Hà Tiên cũng có nhũng ngọn núi nằm riêng lẻ và có những dạng hình đặc biệt nên được gọi tên theo hình , như Núi Voi và xa hon nữa những dãy núi đá vôi rất đẹp mờ mờ trong tầm nhìn cũng không rành tên nên thể xác định rõ ràng.

Sau khi ngắm những cảnh chung quanh xa xa chúng tôi nhìn lại nơi đang đứng.Nơi đây trước kia (trước 30/4/1975)là một đồn lính được xây cất dã chiến,dựa vào những vật liệu xây dựng như xi măng gạch sỏi cát còn dính trên vách đá ,tiếp tục quan sát chúng tôi thấy một chiếc hầm được xây vuông vức khoảng 4-5m sâu 2m chìm dưới chân những khối đá lớn,chắc là nơi làm việc và nghỉ ngơi của những người lính xưa trong thời chiến ,vì những vật liệu che đậy không còn nên bây giờ nó trở thành một chiếc hồ lộ thiên, bên trên còn sót lại mấy cây sắt to dầy làm xà ngang nằm gác qua miệng hầm , chúng tôi đu người vào những thanh sắt đà ngang thả mình xuống đáy hầm ,ngoài lớp nước mưa trong veo mát lạnh đọng lại cao ngang mắt cá của bàn chân ,một vài viên gạch sỏi vỡ vụn nằm rải rác căn hầm chẳng còn dấu viết gì khác . Thấy nước mát lạnh và trong veo sau khi khoát lên rửa mặt tôi định nuốt một ngụm cho mát cổ nhưng chợt ngưng và nhìn kỹ chung quanh ,quả trực giác tôi khá tốt vì kìa eo ôi! có xác ba bốn con gián kèm theo một chú chuột nhắt phình bụng khuất sau đống gạch sỏi lộn xộn...

Không còn gì để ngắm nghía chúng tôi trở lên phía trên mở rộng việc "tìm tòi nghiên cứu" đứng quay mặt về hướng Hà Tiên phía bên tay phải tôi thấy có một khoảng trống rộng với những tảng đá to bằng phằng, nhìn kỹ tôi thấy mờ mờ những vết sơn trắng đã loang lổ với thời gian,tôi đoán đây là sân lên xuống của máy bay trực thăng , lân la tiếp tục bên khe một khối đá lớn tôi lôi ra được một khúc ống tròn bằng bắp chân dài khoảng gần 1m, nhẹ nhàng dùng cành lá lau chùi đất cát bám bên ngoài lộ nguyên hình là một trái đạn M72 một loại vũ khí hỏa tiễn có sức công phá rất mạnh được chế tạo gọn gàng ống phóng (súng)là vỏ mủ tròn mầu xanh lá cây bên ngoài ,bên trong là trái đạn hỏa tiễn khi bắn người lính chỉ việc kéo ống vỏ cho dài ra để lộ phần thước ngắm và nút bấm khởi động...một căn hầm lớn hay một chiếc xe tăng chỉ hưởng một trái này sẽ tan tành cháy rụi !...
Là một học sinh sao tôi có thể biết tận tường loại vũ khí này như thế ?
Xin thưa vì cha chú tôi là những người lính của chiến tranh đã kể lại để giải đáp những tò mò thắc mắc của tôi khi tôi xem những đoạn phim chiến tranh .
Vì biết sự nguy hiểm của trái đạn nên chúng tôi nhẹ nhàng tìm một khe núi khá hiểm trở và hoang vắng rồi hồi hộp kiếm nơi núp an toàn sau đó 1.2.3 đẩy "của nợ"chiến tranh này xuống đó với hy vọng nó đừng nổ bậy và sẽ tự hủy với thời gian.

Sau khi không còn gì để bới tìm và xanh mặt vì trái đạn M72 chúng tôi leo ra những ghềnh đá lớn,nơi có những nhánh Ráng Bay thân lông mầu nâu óng mịn như nhung với cánh lá khô nâu vàng xinh xinh ,chúng tôi chọn những nhánh đẹp mắt theo ý thích cất vào ba lô làm quà lưu niệm cho chuyến lén đi chơi núi .

Vượt trở lại cây cầu sắt tạm biệt đỉnh lớn núi Ba Thê ,theo lối mòn chúng tôi băng qua dãy núi kế tiếp nơi đây chẳng có gì đặc biệt . Một vài ngôi miếu thờ hoang phế nho nhỏ mà chúng tôi chưa đủ kiến thức cũng như niềm say mê khảo cổ nên chỉ nhìn thoáng qua ,về ngang qua chỗ trái mít hái lúc đi lên đỉnh lớn lúc này nó đã ngưng chảy mủ tôi định cho vào ba lô cõng về nhưng to và nặng ,lại không biết ở trong ruột đã chín chưa sau một hồi lưỡng lự chúng tôi bỏ không mang theo .

Cuối cùng khi trở xuống chân núi chuẩn bị kết thúc chuyến "thám hiểm" trong ba lô chúng tôi đã thu lượm được gì ? Một số viên đá cuội có mầu và vân đẹp mắt mấy nhánh Ráng Bay ,khoảng mười mấy trái trứng gà (lê ki ma)mới hường hường chưa chín ,một vài hột trái điều (đào lộn hột). Hai lon gô cơm anh em chúng tôi đã chia nhau giải quyết trên lưng chừng núi trên đường rút quân,mấy bi đông nước cũng đã cạn khô chúng tôi ghé vô nhà người dân xin châm đầy lại rồi cảm ơn và chào ra về.

Về đến lều trời cũng đã xế chiều chúng tôi cất kỹ những "báu vật" của chuyến đi rồi lấy đồ dùng cá nhân ra sông Kiên Hảo tắm gặt như thường ngày, tắm xong ngồi trên bờ sông chờ Cô và các bạn cùng về, nhìn hướng ngọn núi Ba Thê lòng tôi lâng lâng một niềm vui pha chút ngạo nghễ vì đã đến được đỉnh cao khiêu khích tầm mắt và sức tò mò trong tâm trí từ hôm đặt chân đến cánh đồng Tân Hội .

Trái Lê Ki Ma - Trứng Gà




Sondung 2-6-2015

└(≣) BÚT KÝ TÂN HỘI NĂM 1977 . cách đây 9 năm, 2 tháng #17007

Câu Chuyện Hôm Nay

Viết tiếp Bút ký Tân Hội .

Củng vừa hôm qua thôi sau khi đi ngày họp mặt Mtx MD và Tuyết Ngọc cùng Thầy Cô Thanh Hà đi thăm thầy Tâm ngày xưa phục trách dạy TD TT của Trường cấp 3 Tân Hiệp ,hiện giờ thầy đang sinh sống ở Kinh B Tân Hiệp Kiên Giang nhưng bây giờ thầy đang lâm bệnh nặng thầy đang chạy thân 1 tuần 3 lân ở BV ĐK Kiên Giang ,mổi ngày thầy nằm trên chiếc băng ca thay giường luôn ,ở trọ nhờ nhà anh bạn ngày xưa củng ở Kinh B nhưng bây giờ chuyển ra RG gần BV tiện bề đi lại

Sau khi mổi ngày chạy thận thì vợ đẩy vào BV chạy xong vợ thầy đẩy về nhà mổi tuần 3 lần (ngày xưa thầy dạy chúng ta rèn luyện sức khỏe ngày nay BS giúp thầy phục hồi sức khỏe ).Thầy cô và MD .TN đến thăm nhìn thấy cơ thể thầy bây giờ chỉ còn lại bộ xương và xương khóp của thầy bị đơ cứng không cử động được duy chuyển rất khó khăn nhưng tâm thần thầy rất tỉnh táo nhớ rỏ từng khuôn mặt câu chuyện năm xưa ...được vợ thầy chăm sóc rất chu đáo ,hôm nay MD xin nói lên hoàn cảnh của thầy cho anh chị và các bạn tình trạng sức khỏe cùa thầy chúng ta nếu các bạn có đều kiện đến thăm giếng , an ủi thầy lúc ốm đau bệnh tật một phần củng góp thêm lửa giúp thầy có thêm niềm tin sức mạnh chiến thắng vượt lên bệnh tật vài đều xin thông báo cùng thầy cô và các bạn rõ

Năm xưa đi Tân Hội Thầy Tâm là phó chủ Nhiệm Lớp 10 D phụ với cô Thu Hà làm chủ nhiệm dẩn lớp 10 D

1 số hình ảnh Thầy cho ACE nhìn rỏ hơn









MD RG Ngày 8.9.2015
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.14 giây
   
© maitruongxuath.org