Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
88 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 10 tháng #17797



Tết Nam Bộ - Những cung bậc ngọt ngào



Từ đầu tháng Chạp, ở Nam Bộ đã bắt đầu rộn ràng không khí Tết. Các chợ hoa, chợ Tết chuẩn bị dựng sạp. Ngày Tết, nhà nào cũng có một nhành mai, cây cảnh, mâm ngũ quả cùng các món ăn đặc trưng của vùng đất này. ở các vùng quê, người ta tổ chức chọi gà, đua bò, múa lân, thi chim, hoa, cá cảnh... Trên bến sông, những phiên chợ Tết trở nên nhộn nhịp, sầm uất khác thường. Ai cũng cố gắng sắm cho gia đình một cái Tết tươm tất sau một năm lao động vất vả.





Triết lý mâm ngũ quả


Từ ngàn xưa, dân ta lấy hiếu nghĩa làm trọng, luôn gắn bó với cội nguồn dân tộc. Hầu hết các gia đình dù giàu hay nghèo, trong ba ngày Tết đều có mâm ngũ quả trang trọng đặt trên bàn thờ dâng cúng tổ tiên.

Cạnh đó, còn có bánh, mứt, nhang, trà, liễn đối, tranh tứ bình, góp phần làm tăng vẻ ấm áp trong khung cảnh giao hòa giữa đất trời và thiên nhiên.

Nước ta là nước nhiệt đới, cây trái dồi dào, suốt cả năm, mùa nào trái nấy. Đặc biệt, mùa xuân là mùa của sự sinh sôi nên cây trái càng phong phú.

Thông lệ, cứ vào dịp Tết, nhà nhà chuẩn bị mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, tạo dáng vẻ tôn nghiêm, thành kính. Theo triết lý Khổng giáo, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, là năm yếu tố cấu thành vũ trụ. Vì vậy, nhiều vùng trong cả nước bày mâm ngũ quả có màu sắc theo ngũ hành. Riêng dân gian Nam Bộ lại có quan niệm rất đơn giản, cho rằng: "quả" có nghĩa là thành quả lao động suốt năm, cho nên chọn năm loại trái cây, biểu trưng công sức của con cháu dâng lên tổ tiên và đất, trời với lời cầu chúc: "ngũ cốc phong thu" mang lại may mắn, tài lộc.

Mâm ngũ quả ngày Tết Nam Bộ thường là năm loại cây trái: "mãng cầu, trái sung, dừa, đu đủ, xoài", nói lên ý nghĩa: "cầu - sung - vừa (dừa) - đủ - xài". Năm loại trái cây này được mọc tự nhiên từ mé kênh, bờ đất, qua quá trình các thế hệ lưu dân buổi đầu khai phá vùng đất phương Nam, đến nay trong mỗi vườn nhà nào cũng có trồng để nhớ về thuở hồng hoang.
Ý nghĩa câu: "Cầu - sung - vừa - đủ - xài" mang tính thực dụng, thể hiện triết lý sống của người dân Nam Bộ. "Sung" tức là sung túc, ai mà không thích! Nhưng, sung túc có mức độ "vừa đủ xài". Đó là điểm nổi bật của cư dân Nam Bộ, mà các nơi khác không có. Còn "vừa" thể hiện tính tri túc (tức là biết đủ). Ngày Xuân, nhìn mâm ngũ quả "vừa đủ" để nhắc nhở tấm lòng "tri túc" của tiền nhân.

Triết lý người xưa đã để lại cho con cháu qua mâm ngũ quả vùng Nam Bộ không đơn thuần là lời cầu chúc suông về tài lộc, mà còn nhắn nhủ khuyên răn biết " vừa đủ" biết tiêu xài đúng lúc đúng chỗ. Đó là triết lý thâm sâu sống thực, một di sản văn hóa mang đậm bản sắc của những người mở cõi phương Nam.


Chợ nổi, nét riêng đặc sắc vùng sông nước miền Tây



Ông bà ta vẫn thường nói: "nhất cận thị, nhì cận giang", chiếc ghe (xuồng) vừa là phương tiện di chuyển, vừa là ngôi nhà di động của nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khác với các chợ trên bờ, chợ nổi miền Tây Nam Bộ thể hiện tính linh hoạt cao. Chợ thường họp ở những điểm giao của các nhánh sông như ngã năm, ngã bảy, nơi người ta dễ dàng trao đổi nông sản như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ Ngã bảy Phụng Hiệp, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Gành Hào (Cà Mau)...

Chợ họp từ tờ mờ sáng, trên ghe có đủ loại hàng hoá, nhiều nhất là trái cây, người dân dùng một cái sào tre (cây bẹo) để treo những loại sản phẩm cần mua bán trao đổi như cam, dừa, bưởi, xoài, măng cụt, sầu riêng... như một hình thức tiếp thị. Vì vậy đứng từ xa người đi chợ đã có thể nhận ra nơi mình cần đến, thứ mình cần mua.

Những năm gần đây, đồng bào Nam Bộ còn tổ chức du xuân miệt vườn trên sông Tiền bằng thuyền. Cả gia đình đi một thuyền hoặc hai ba gia đình thuê chung. Nằm giữa vùng sông nước mênh mông là những vùng đất trù phú của cồn Thới Sơn, Tân Long, Tân Quy... được mệnh danh là vương quốc của trái cây.

Nếu đổi thuyền nhỏ thì về Rạch Miễu (Bến Tre), đây là vùng đất lịch sử. Bến Tre không chỉ mệnh danh là xứ dừa mà còn nổi tiếng về cây giống mới như: sầu riêng mon thoong (Thái Lan), ổi Mã Lai, sa-pô-chê, đặc biệt là bưởi da xanh ruột đỏ hồng rất đẹp, vị ngọt thanh. Ngày Tết đi chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) là vui nhất. Chợ nổi nằm ở giao điểm năm con sông đi Cà Mau, Vĩnh Quốc, Long Mỹ, Thạch Trị, Phụng Hiệp.

Chợ có từ lâu đời, nhộn nhịp nhất ở khu vực ĐBSCL. Nơi đây có đến hàng trăm chiếc ghe lớn đậu san sát. Hàng hóa không thiếu thứ gì, chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm tươi sống. Ngày Tết đi chợ nổi mới thấy cái đông vui, độc đáo của một miền sông nước.
Nếu có dịp, mời bạn hãy tham gia cuộc hành trình về sông nước miền Tây, để khám phá những ngôi nhà cổ thời thuộc địa, nghe đờn ca tài tử, bản dạ cổ hoài lang đầy da diết và đi chợ nổi bồng bềnh trên sóng nước Cửu Long.


Chợ hoa xuân - đặc trưng sinh hoạt Tết cổ truyền của người dân Nam Bộ, thường góp mặt muộn hơn vào không khí những ngày áp Tết. Tới cuối tháng 12, chợ hoa xuân ở các địa phương mới đồng loạt khai trương. Có cả một rừng hoa và một rừng người trong những ngày họp chợ. Chợ hoa xuân ngoài ý nghĩa như dấu hiệu đặc thù của mùa xuân Nam Bộ, còn là thú chơi tao nhã thể hiện cốt cách lãng mạn của những người dân Nam Bộ. ấn tượng ở các chợ hoa xuân Nam Bộ bao giờ cũng là những gian hàng mai kiểng.

Người Nam Bộ quan niệm, hoa mai đồng nghĩa với sự may mắn. Một cành mai nở hoa vàng rực vào những ngày đầu năm là niềm vui lớn cho cả nhà, báo hiệu điều tốt lành cho cả năm. Mai vàng dự chợ hoa xuân có mai cành và mai gốc. Những cành mai được tỉa từ những gốc mai lớn: dày nụ, ít búp, sum suê cành nhánh. Mai gốc phần lớn là những cây mai ghép, được trồng trong những chậu kiểng và uốn tỉa rất công phu. Những chậu mai ghép khi trổ bông cho những bông hoa nhiều cánh và đa sắc: vàng, lục, cam, trắng.

Sánh cùng gian hàng mai kiểng là những chậu tắc (người miền Bắc gọi là quất cảnh) cầu kỳ và độc đáo. Trái tắc Nam Bộ còn có tên là trái hạnh với hàm ý đem tới hạnh phúc cho mọi nhà. Từ những cây tắc, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân nhà vườn; tất cả trái của chúng được xếp hết lên bề mặt dày đặc thành hình những con thú, ngôi sao, ngọn tháp thật đẹp mắt. Chợ hoa xuân Nam Bộ còn có sự góp phần đáng kể làm nên dung mạo rực rỡ và đa dạng của các loại hoa trái: mãn đình hồng, thược dược, hướng dương, hồng, sống đời, vạn thọ, cúc, thơm kiểng, ớt kiểng, đu đủ và cả những loài hoa cao cấp: tuy-líp, bát tiên, phong lan...

Món ăn ngày Tết

Món ăn không bao giờ thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nam Bộ là đĩa bánh tét, cũng giống như ngoài Bắc có bánh chưng. Nhưng nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là nhân thịt, có khi vài trái chuối cũng làm được nhân bánh, có nhà còn trộn thêm đậu đỏ. Bánh tét có nhiều loại nhân và vị mặn, ngọt tùy ý gia chủ.

Khi tét bánh ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa trông thật đẹp mắt. Người Nam Bộ thường dùng lá dừa băm nhuyễn, vắt lấy nước trộn vào nếp để bánh có màu xanh. Mỗi lần gói bánh chí ít cũng 3 - 4 chục đòn, tùy khả năng của mỗi gia đình. Hai đòn cột thành một cặp dụng ý cho đủ đôi, đủ cặp là niềm hạnh phúc để làm quà biếu.

Trong mâm cơm ngày Tết, người Nam Bộ chăm chút với tất cả sự thành kính tổ tiên, ông bà. Từ xưa đến nay, những món ăn vẫn được xem là thực đơn vĩnh cửu trong mâm cơm ngày Tết là món canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, nhà khá giả có thêm thịt gà luộc xé phay trộn gỏi, đĩa bì cuốn, kèm theo những món ăn này không thể thiếu món củ kiệu muối chua và đĩa rau sống.

Thịt heo chọn loại nạc dăm, băm nhuyễn quết đều tay cùng với gia vị là hạt tiêu, chút nước mắm ngon, đầu hành. Để trái khổ qua hầm không bị bung ra trong quá trình nấu, người ta dùng hành lá chần qua nước sôi buộc ngang thân.

Món thịt kho hột vịt cũng có khi gọi là thịt kho rệu, thịt heo xắt khúc lớn, ướp với các gia vị như nước mắm, tiêu, đường, nước màu, vắt vào một miếng chanh. Làm như vậy thì thịt sẽ mềm đều hơn, thấm gia vị kỹ hơn. Món thịt kho khi múc ra đĩa phải có nước thật trong. Nhiều người nhận xét, trong mâm cơm ngày Tết có hết thảy các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Cái ngũ vị ấy tượng trưng cho ngũ hành vần xoay. Thật ý vị và độc đáo làm sao Tết của người Nam Bộ, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của Tết Việt Nam.

sưu tầm

Tre Xanh CA 16-01-2016

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 8 năm, 9 tháng #18104



KÝ ỨC BẮT ẾCH Ở MIỀN TÂY.


Tháng ba tháng tư âm lịch, khi đồng lúa bắt đầu chín vàng, nhà nhà, người người quê tôi lại chuẩn bị chẻ lạt, kêu công đi gặt lúa. Thường trước khi lúa chín, người ta tháo nước để ruộng mau khô, thu hoạch lúa dễ dàng. Nước cạn dần, các loài côn trùng như châu chấu, cào cào, ốc, cá nhỏ như cá cấn, cá mại... phơi mình trong những ô nước còn sót lại dưới gốc lúa. Ếch từ các bờ mương, bờ hồ... "hành quân" về ruộng tha hồ ăn, toàn những món ngon và bổ dưỡng.


Được thưởng thức dễ dàng những món ăn "trời cho" này, lũ ếch quên cả "đường đi lối về", ở lại làm tạm những cái hang dã chiến trong các bờ, mặt ruộng. Bà con nông dân gặt lúa thường bắt được những chú ếch đùn tròn quay. Sau buổi gặt, trên đòn gánh lúa thể nào cũng toòng teng vài ba con như thế.


Với lũ học sinh vừa học vừa chăn trâu chúng tôi, mùa gặt là mùa vui nhất vì đồng ruộng đã gặt xong trống trơn, trâu bò tha hồ gặm cỏ, không còn phải chăn dắt ở những nơi chật hẹp. Mỗi đứa mang theo một giỏ tre và tỏa ra tìm ếch đùn trên những đám ruộng vừa thu hoạch. Thấy được cái hang đùn đất, chỉ cần dùng tay là bắt được ếch. Sau mỗi buổi chăn bò, chúng tôi có thêm vài chục con ếch đem về nhà nhốt trong lu, ăn dần hoặc để mẹ mang ra chợ bán. Có những hôm cao hứng, bắt được nhiều ếch, chúng tôi lựa những con lớn góp lại, bọc đất sét, gom rạ nướng cùng với khoai. Khi chín, đập đất ra, mùi ếch nướng hòa quyện với mùi khoai lang nướng phả ra thơm nức mũi.Rồi mùa bắt ếch đùn qua mau khi nông dân cày ải ruộng để phơi đất cho vụ mùa sau. Trên luống cày, nắng nóng chói chang, thức ăn hết dần, lũ ếch kéo nhau trở lại quê xưa, việc bắt ếch dành cho những tay thợ săn "đẳng cấp". Lúc này, ếch đã tìm được nơi trú ngụ trong các lùm cỏ cây rậm rạp, hoặc chui vào hang sâu. Dân bắt ếch chuyên nghiệp dò theo dấu vết tìm đào, có khi bắt được vài chục con trong một hang. Cha tôi kể, có những hang hàng trăm con do rắn mai gầm nuôi để ăn nhớt của ếch. Bắt những hang ếch như thế rất khó, người bắt có thể bị rắn độc cắn chết như chơi.

Đã cày ải mà gặp trận giông to và mưa rào đổ về, cánh đồng xâm xấp nước, ban đêm người ta nghe tiếng ếch nhái kêu râm ran và tha hồ đi bắt. Ếch bị cảnh khô hạn lâu gặp mưa rào, kéo ra nhiều vô kể. Chúng thường kết đôi với nhau nên người ta dễ dàng chụp một thành hai cho mau đầy giỏ. Tuy nhiên, bắt được nhiều nhất là vào những đêm mưa giông đầu tiên.


Món ếch um với thiên niên kiện được ăn nóng với bún ngon tuyệt.

Dân quê cho rằng, thịt ếch là một trong số các loại thịt ngon nhất nên gọi là "gà đồng". Thịt ếch nấu canh thơm (dứa), đu đủ, măng... ngon đáo để. Ếch xào lăn với sả, ếch băm nhỏ xào với lá gừng xúc bánh tráng nướng, nấu cháo, làm mì Quảng... đều là những món ăn dân dã khoái khẩu. Đặc biệt, ở vùng cao, đồng bào dân tộc Cơ Tu còn chế biến món ăn rất đặc biệt từ ếch: ếch núi nướng trong ống lồ ô. Ếch núi bắt về, không lột da, mổ bỏ ruột và rửa sạch để ráo, ướp gia vị như muối, tiêu, sả, đọt thiên niên kiện... bỏ vào ống lồ ô, dùng lá thiên niên kiện đậy kín miệng ống, sau đó nướng ống cháy sém trên than hồng. Khi ăn, chỉ việc tách ống lồ ô, một mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, món này ăn nóng với bánh tráng nướng thì khỏi chê.Gần đây, người Kinh cũng biến tấu món ếch nướng từ ống lồ ô này thành món um với đọt, cọng, lá thiên niên kiện non. Món này vừa lạ, thơm, vừa trị được nhiều bệnh, thanh nhiệt, giải độc.

Dù ăn bao nhiêu sơn hào hải vị nhưng tôi vẫn nhớ mãi món ếch nướng, khoai lang nướng trên cánh đồng làng thời thơ ấu. Mỗi đêm tháng tư nghe tiếng mưa giông ào ào qua khu phố trọ, lòng tôi lại bồi hồi, rạo rực nhớ những kỷ niệm êm đềm, thi vị cùng đám trẻ quê rủ nhau bắt ếch đồng xa.


(st)


Tre Xanh CA 6-3-2016

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 6 năm, 11 tháng #20981



Cà na - món quà quê trong ký ức tuổi thơ


Lấy một trái cà na chấm muối ớt cay cho vào miệng, chậm rãi thưởng thức hương vị chua thanh và mằn mặn hòa quyện vào nhau thì không gì tuyệt vời bằng.

Quê nội của tôi thuộc một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuổi thơ tôi lớn lên từ đó và gắn liền với với những ngày hè thả diều trên những cánh đồng vừa gặt xong mùa lúa, với những con sông phù sa nước lớn ròng thật hiền hòa, cùng những vườn cây say trái sau nhà nội. Tuy vậy, ấn tượng trong tôi vẫn là những mùa nước nổi nơi đây. Mùa này, ngoài tôm cá đầy đồng, còn xuất hiện nhiều loại rau trái đặc trưng, mang đậm chất miền Tây Nam bộ.

Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.

Có dịp về lại thăm quê nội sau những ngày bận rộn với công việc và cuộc sống ở xứ người, đi dọc hai bên đường làng, tôi lại bắt gặp hình ảnh trái cà na căng tròn màu xanh ươm, có vị chua, chát của năm này. Bất chợt bao ký ức về tuổi thơ trong tôi lại hiện về. Tôi nhớ rất rõ hai bên đường làng vào nhà nội năm nào có rất nhiều hàng cà na mọc san sát mé sông với cành lá sum suê. Và để hái được trái cà na, người dân miền Tây quê tôi phải dùng đến chiếc xuồng nhỏ bơi đi bơi lại mới hái được hết trái trên cây.

Không ai nhớ cây cà na có từ bao giờ, nhưng với người dân miền sông nước miền Tây, cà na là người bạn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Và kể từ đó, trái cà na được xem là một đặc sản nơi đây vì không phải lúc nào cũng có cà na, muốn ăn cà na phải chờ vào khoảng thoáng 8-9 (khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm), mùa thu hoạch loại trái này.

Hồi đó, mỗi khi mùa nước về, cây cà na rất say trái. Vì trái cà na không cho năng suất kinh tế cao, nên người dân quê tôi chỉ dùng để ăn chơi chứ không nhân giống rộng rãi đế trồng và hái bán như bây giờ.

Từ bao đời nay, cây cà na trở thành người bạn thân quen đối với người dân miền Tây như tôi. Rễ cây cà na thường bám chặt lấy nhau thành chùm nên giữ đất và có công dụng chắn sóng rất tốt. Bông cà na búp có màu xanh lợt, khi nở lại có màu trắng rất đẹp. Đến mùa nước nổi, những bông ấy sẽ trở thành những chùm trái căng tròn. Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.

Với tôi, cà na là một loại trái hấp dẫn. Chính vị chua chát của cà na khi đem biến tấu sẽ cho ra nhiều món ngon và hấp dẫn, như cà na muối, cà na ngào đường...

Hồi nhỏ, vì thích ăn những trái cà na tươi sống, nên tôi thường cùng đám bạn rủ nhau đi hái cà na trước mé song nhà nội. Cách ăn cà na hồi xưa của chúng tôi cũng đơn giản lắm. Trước khi ăn loại trái này, tôi và đám bạn đều chà trái vào áo cho hơi dập, rồi chấm với muối ớt. Ôi cái vị chua chát và dân dã của loại trái này sao khiến cho chúng tôi mê mẩn đến thế. Những trái ăn không hết, tôi thường mang về nhà để dành đó, rảnh rỗi lấy ra ăn. Các cô của tôi thấy vậy, mang trái đi rửa sạch, để ráo nước, rồi chuẩn bị cho món cà na muối và ngào đường.

Những đứa trẻ còn nhỏ như tôi thời đó cũng góp ít công sức để phụ cô sơ chế. Cô tôi dạy, để chế biến cà na đúng cách, phải lấy một con dao nhỏ, cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân trái, để khi trộn sẽ rất ngấm gia vị. Phần cà na muối, cô của tôi đem trộn với hỗn hợp gồm nước mắm, ớt, đường... rồi cho vào hũ, chỉ sau 2 ngày là có thể lấy ra ăn rất ngon rồi. Còn món cà na ngào đường thì cô bảo, tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một kỳ công, để trái cà na vừa ngon mà không bị nát là tuỳ thuộc rất nhiều vào tay nghề cùng kinh nghiệm của người làm.

Phần ca na ngào với đường, cô dạy phải để lửa rêu rêu cho đường không bị cháy khét và cà na sẽ được ngấm đường từ từ, tạo thành hỗn hợp sền sệt để dành được lâu ngày hơn. Công nhận làm cách này, trái cà na ăn không còn vị chua chat mà thay vào đó là rất bắt mắt và lại rất ngon miệng nha. Ăn cà na không thể thiếu chén muối ớt trộn cho thật cay, càng cay càng ngon và kích thích khẩu vị. Đây được xem là món ăn khoái khẩu của tôi cũng như biết bao đứa bạn cùng lứa thời đó.

Giờ đây, trái cà na được người dân miền Tây trồng nhiều hơn, nhưng giá vẫn không cao. Nếu trái còn sống cỡ 10.000 đồng một kg. Mỗi lần nhớ quê hương và thèm loại trái này, tôi cũng ra chợ tìm mua vài ký, rồi mang về tập tành làm hoặc mua của người ta làm sẵn. Dù làm cách nào đi chăng nữa tôi vẫn thấy cái vị của trái cà na nó không giống như những món hồi xưa tôi được các cô làm cho ăn!

Và ngày nay, loại trái này được tôi xem là những món quà quê, bởi hầu như vào những tháng 8,9, có dịp người thân ở quê lên thành phố đều mang tặng cho tôi những hộp cà na muối hoặc ngào đường rất thơm ngon và bắt mắt.

Trái cà na tuy dân dã, nhưng đã đi vào ca dao của người dân vùng sông nước:

"Xứ đâu là xứ quê mùa
Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na"

Quả thật những món ăn chế biến từ trái cà na tuy không cầu kỳ, nhưng đã trở thành hương vị quê nhà rất khó phai trong lòng những người con xa quê như tôi.

Và một mùa nước nổi nữa lại về. Bất chợt những ký ức của tuổi thơ năm nào một lần nữa lại ùa về trong tôi đến nao lòng.

St
Tre Xanh
CA 1-1-18

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 6 năm, 11 tháng #21001



CON MẮT GHE - Nét văn hóa độc đáo

Ghe thuyền vừa là phương tiện đi lại, làm ăn, vừa là công cụ gắn liền với phong tục, tập quán, lối sống của cư dân vùng sông nước. Người đi sông đi biển lúc nào cũng coi ghe thuyền là vật linh và quan tâm đến việc trang trí con mắt ghe sao cho thật sinh động, giống như truyền linh hồn cho ghe. Tuy nhiên, mỗi vùng miền đều có một quan niệm khác nhau về con mắt ghe.

Có truyền thuyết cho rằng vẽ giống mắt thuồng luồng sẽ xua các loài thủy quái. Lại có truyền thuyết nên vẽ giống mắt chim ó, khiến thủy quái không dám lại gần. Người sống bằng nghề sông nước lâu năm chỉ cần nhìn vào hình dáng, màu sắc của con mắt ghe là biết được xuất xứ của ghe thuyền từ đâu đến. Chẳng hạn như ghe thuyền ở ĐBSCL thường vẽ mắt tròn, tròng đen, nhãn trắng, toát lên thần thái hiền hòa.

Ngoài con mắt ghe, thợ đóng ghe thuyền còn tôn trọng những quy định thật nghiêm ngặt dù bất thành văn. Chẳng hạn như sau khi cúng ghim lô, miếng ván chuẩn đầu tiên đóng vào sườn ghe phải buộc vải đỏ, tuyệt đối không ai được nằm, ngồi trên miếng ván lô. Sau khi xong, chủ ghe thu lại những cây đinh hoặc bù lon đóng trên miếng ván lô cất kỹ, hoặc ném ra giữa sông rồi trám lại lỗ đinh bằng cây. Làm như thế sẽ không bị kẻ xấu hại. Có người nghĩ rằng nếu dùng đinh đóng lên miếng ván lô sẽ khiến cho thuyền dễ đụng, húc vào thuyền khác.

Mỗi người thợ đóng ghe thuyền đều có những kinh nghiệm và bí quyết riêng trong nghề. Bởi thế dân gian mới có câu “Làm ruộng ăn theo mùa. Làm ghe ăn theo mẹo”.

Tín ngưỡng và những kiêng kỵ thể hiện tấm lòng cầu mong bình an đến với những người sống ở đầu sóng ngọn gió.

St.
Tre Xanh
CA 7-1-18

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 6 năm, 10 tháng #21043







Xuồng ba lá, văn hóa miền sông nước


Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Cửu Long Giang là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo. Cư ngụ giữa vùng sông nước, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá.

Xuồng ba lá được coi là phương tiện mang tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm.

Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng Tháp Mười còn nhớ câu hò quen thuộc:

Dẫu xuồng ba lá lênh đênh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Anh ơi chớ ngại ngần chi
Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.

Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.

Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ. Và cũng như thế, còn gọi là ” đi bằng tay “ chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Có những chàng trai, cô gái miệt vườn siêu nghệ, chỉ cần ngồi trên xuồng dùng hai bàn chân chèo xuồng ba lá, cho xuồng lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh và thơ mộng. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.

Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc. Một mảnh rộng (to bản) hơn được dùng làm đáy xuồng, hay còn gọi là lồng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn xuồng, địa phương gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Có một nhà thơ đã viết:

Chiếc xuồng ba lá quê ta
Mảnh mai như chiếc lá đa giữa dòng
Liềm trăng sông nước cong cong
Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng…

Riết rồi, theo bao thời cuộc và năm tháng, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu compozite.

Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây. Nhiều người vẫn nhớ câu ca được cải biên từ một điệu lý: …

Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch
Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím
Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá
Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em
Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá

Nay khắp vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng đường bộ, cầu bê tông, xe honđa, xe đạp chạy vèo vèo. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả khách du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam bộ có nhiều người muốn ngồi trên xuồng ba lá đi du ngoạn trên dòng kênh thanh bình, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh, một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về


St
Tre Xanh
CA 20-01-18

└(≣) VỀ MIỀN TÂY cách đây 6 năm, 10 tháng #21101





Cầu tre duyên dáng tình quê


Chiếc cầu tre miệt vườn vẫn mãi in sâu trong ký ức người dân miền Tây Nam bộ như một nét văn hóa miệt vườn vùng sông nước. Chiếc cầu tre hay “cầu khỉ” bắc qua sông rạch kênh mương chằng chịt, là nét đẹp hết sức độc đáo về cảnh quan và sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long.

Chiếc cầu khỉ là hình ảnh quen thuộc của bao thế hệ người dân miền tây

Trước kia, sông rạch là huyết mạch kinh tế của người dân nông thôn, ngày ấy, vùng quê còn nghèo, cây cầu tre đã chung tình với mảnh đất quê hương, quen thuộc với người dân nông thôn, khi chân bước lên cầu tre từ người lớn đến trẻ em dường như đã quen với “nhịp lắc” và cái gập ghềnh mỗi khi đến trường hay đi học về.

“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

Có lẽ cái sợi đây gắn kết ấy đã có từ khi đứa trẻ ra đời, hình ảnh cây cầu tre đã theo lời ru của mẹ mà lớn lên theo năm tháng. Rồi dù ta có trưởng thành, đi xa hình ảnh cây cầu tre thuở bé vẫn theo chân mỗi người như hành trang quý báo, kết chặt nghĩa tình, gợi lên sự dịu dàng yêu thương.

Khi nhắc đến làng quê miền Tây Nam bộ, người ta nghĩ ngay đến vùng sông nước mênh mông trù phú, cùng với các chiếc cầu tre, chiếc xuồng ba lá chiếm một vị trí văn hóa quan trọng trong đời sống. Nếu hình ảnh cây cầu tre quen thuộc với người dân miệt vườn thì nó lại là nỗi sợ của người dân chốn thị thành, những bước chân run run khi bước nhẹ lên “chiếc lưng trần” của cây cầu giống đôi chân của một cụ già.

Mùa mưa, nước dâng ngập con mương, con rạch, cây cầu bị nước ngập lâu ngày, trở nên trơn trợt bởi bám rong, bùn. Lũ học trò mỗi lần đi học, một tay vịn thành cầu, tay kia cứ khư khư cặp chiếc cặp nhỏ bên hông, sợ chẳng may trượt chân rơi xuống nước làm ướt trang vở học trò.

Cầu tre miền quê là vậy, lúc nào cũng đơn sơ và giản dị. Với vài cây tre, năm ba cây gáo, cây bần, cây cau, cây dừa, cây sao, cây sến và thêm một mớ dây cổ rùa, dây mây rừng, dây choại là cây cầu đã có mặt bên dòng đời nơi thôn dã miền sông nước quê mùa. Không cầu kỳ, cũng chẳng cao sang, cây cầu đã “hòa mình” vào cuộc sống ở kênh rạch, nối liền hai bờ cho mọi người qua lại giao hòa cùng nhau, mỗi ngày như mọi ngày mang đến niềm vui hạnh ngộ đôi bờ cho con rạch làng quê..

Cây cầu lắt lẻo đã tô thêm nét đẹp cho làng quê khi những con đường bị dòng sông, kênh rạch ngăn đôi. Dòng nước cạn, con rạch nhỏ, thân cầu tre gọn gàng nối bên này bên kia bằng khúc gỗ gòn gọn gàng. Dòng nước sâu, con sông rộng, cầu tre cũng nối dài thêm nhiều nhịp thành cây cầu lắt lẻo trên dòng nước bao mùa… Những cầu tre dài có từ ba nhịp, năm nhịp, bảy nhịp là những cây cầu qua những con rạch có bờ bến xa vời.

Cây cầu tre luôn có những nhịp lẻ vì người đời muốn dành nhịp giữa ngay giữa dòng nước sâu cho ghe xuồng chở nặng tiện đường qua lại, nên cầu tre chia dòng sông làm hai phần đều nhau. Ở trong kinh, trong rạch, nên cầu tre mang trên mình cái nét riêng của con kinh hiền hòa, của con rạch bùn lầy, của xứ sở quê mùa… Không có bùn trên lưng, không có nắng trên tay vịn, không có mưa trên đầu, không có nước làm đung đưa chân cầu như chân cụ già, có lẽ, đã không còn là cây cầu tre lắt lẻo miền quê. Từng đoạn của cây cầu tre như những mảnh ghép của năm tháng đã qua, để lại màu nâu xỉn in hằn những dấu chân đi về.

Những cây cầu đúc bằng xi măng dần dần xuất hiện rải rác hết khúc sông này đến đầu sông nọ, cây cầu tre cũng mất dần trên những con rạch, những dòng kinh đào khắp miền đồng bằng này… Giờ đây, không còn dễ dàng để có thể bắt gặp hình ảnh đứa trẻ bắt đầu tự đi qua cầu bằng cách ngồi lên cầu và nhích từng chút một trước khi có thể bước đi thành thạo trên cây cầu tre quê hương.

Nhớ quá những cây cầu tre gập ghềnh ngày nào qua câu ca dao mộc mạc, quê mùa như khúc hát ân tình, nhớ đêm trăng sáng vằng vặc nơi miền quê, những thanh niên nông thôn ngồi vắt vẻo trên cầu đong đưa thả chân xuống nước, đá những trảng lục bình hờ hững trôi ngang, gió hiu hiu thổi thấy quê hương yên bình quá đỗi.

Giờ đây, quê tôi đang từng ngày thay đổi với nhiều chiếc cầu mới khang trang mọc lên thay thế cho những chiếc cầu khỉ nối nhịp đôi bờ. Nhưng về sâu trong từng ngõ ngách thôn xóm, ta vẫn bắt gặp đâu đó vài chiếc cầu tre vẫn đang vươn mình nối nhịp cho bà con đi lại. Có thể nói, cầu tre như là một biểu tượng cho vùng đất và con người miền Tây mộc mạc nhưng ấm áp, nghĩa tình.


St
Tre Xanh
CA 02-02-18
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây
   
© maitruongxuath.org