Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
64 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11/2014-2015 cách đây 9 năm #17415


BẠN BÈ ƠI!

Tuổi học trò trong sáng hồn nhiên luôn đọng lại trong hồn của mỗi chúng ta, để rồi bao hoài niệm xa xưa về những ngày tháng cũ trỗi dậy tự nhiên đúng vào mùa này, "tháng tri ân thầy cô giáo".

Kỷ niệm ùa về, tuổi thơ chợt sống lại bao hình ảnh vô tư chọc phá vẫn như ngày nào.Có những đêm, qua không gian ảo nhưng cảm xúc thật này,Sao cảm giác được bạn bè gần lắm,như ngay trước mặt với những lời thoại qua lại bằng bài viết, đọc rồi tủm tỉm cười một mình.

Cũng có cảm giác đợi chờ, hay lo lắng khi bạn vắng lâu quá, không biết bạn có bình yên,hay có chuyện gì xảy ra cho bạn, rồi mừng vui khi thấy bài của bạn,vì thấy bài viết của bạn như thấy bạn. Những đứa con xa quê, cần nhiều lắm thứ tình cảm này và nếu có dip với những cái va chạm như bắt tay hay ôm chầm chào hỏi khi gặp lại, lúc ấy nguồn điện sinh học sẽ thăng hoa cảm xúc lên bội phần. Hạnh phúc lắm!.

Có bạn thèm lắm cái va chạm này nhưng chưa được, vì hoàn cảnh cứ vận mãi cuộc đời. Thôi thì biết đủ là đủ, người ấy cũng đang hạnh phúc cùng các bạn nơi đây. Nhân ngày 20/11 Sao kính chúc thầy cô và các anh chị bạn bè xa gần hạnh phúc, bình an.


TS 7.11.15

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11/2014-2015 cách đây 9 năm #17433

  • Thanha
  • không trực tuyến
HOÀI NIỆM
(Em nào còn nhớ những hoài niệm cũ, mình cùng chia sẻ nhé).

Sân trường cũ này đối với thầy cô có biết bao kỷ niệm của tình yêu đầu đời, cái thuở mới vào yêu.
Cả hai đều xa nhà, vào những đêm trăng sáng, gió hiu hiu man mát dưới sân cột cờ, ngồi bên nhau cho nhau tiếng đàn cổ điển du dương trầm bổng và những bài hát ngọt ngào yêu thương.

Lúc ấy còn nghèo lắm, những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước , thầy cô giáo xa nhà đều ở ký túc xá, nói là ký túc xá cho sang chứ thực ra là hai lớp học được nhà trường phân ra làm nhà ở cho các thầy cô.

Một phòng lớn dành cho các thầy giáo ở chung nhau trên lầu, các giường xếp san sát nhau ở hai bên như một trại lính, chính giữa có lối đi vào tiếp liền một dãy bàn cho các thầy soạn giáo án. Và nơi đây cũng là phòng giáo vụ cho các thầy nghỉ giải lao , ai cần tới gặp thầy đều vô đây, phòng ngủ cũng là phòng tiếp khách . Phòng nhỏ dưới tầng trệt bên phải sát đường lên cầu thang, là phòng cho các cô giáo, cũng sinh hoạt như vậy.

Khi cần học sinh gặp chúng tôi có hơi bất tiện, vì các em thấy giường chiếu của các thầy, cô . Dĩ nhiên để không phiền lòng người ở chung, chúng tôi mời các em ra một lớp học trống nào đó, hoặc hành lang khi nói chuyện nhiều, ngắn ngắn thì trả lời xong rồi về.
Bây giờ phương tiện đầy đủ, cái gì cũng trong tầm tay mình, nhưng thầy cô vẫn luôn nhớ về một thời khốn khó ấy,dễ thương lắm các em ạ.


TC 11/11/15

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11/2014-2015 cách đây 9 năm #17455

  • Thanha
  • không trực tuyến
NGÀY THÁNG CŨ

Phòng nho nhỏ bên trái ngó ngang với phòng ở của cô giáo là bếp ăn tập thể dành cho các thầy cô ở ký túc xá. Chị nuôi là chị Hai, ở đối diện nhà trường.

Sau một ngày đứng lớp mệt lã người, chúng tôi, những thầy cô giáo xa nhà đều có bữa ăn đầy đủ chất lượng đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng cho người làm tri thức, vài lát thịt mỡ xào xào cho nước vào làm canh chuối sống, bẻ ở mấy cây chuối sau hè còn sót lại của nhà thờ, cá hủn hỉn kho thật mặn tiêu hành cũng thơm lắm. Đầu tháng mới lãnh lương , đóng tiền còn dư dả nên chị Hai cho ăn thịt, tép nấu canh bầu hay bí, từ giữa tháng đến cuối tháng thì điệp khúc chuối xanh, món gì cũng chuối, chuối kho, chuối gỏi, chuối xào, chuối canh. Tội nghiệp chị Hai, vì rất khó nấu với số tiền ít ỏi hàng tháng của các thầy cô, thỉnh thoảng ở nhà có món gì ngon chị cũng bưng qua cho, và kèm theo một câu:

-Tội nghiệp các thầy cô quá!

Thầy cô ai cũng mỏng manh , xanh tươi đẹp như tàu lá chuối phất phơ (theo tiêu chuẩn bây giờ là người mẫu đấy chứ). Cuối tuần được các học trò trong kinh mời đến nhà chơi bồi dưỡng bù lại những ngày trong tuần. Thích lắm ! cuối tuần cắt cơm (báo không ăn) đi chơi, một phần vì cuối tuần trường vắng vẻ buồn hiu,không có học trò, một phần cũng muốn thư giãn nơi ruộng đồng sông nước.


TC 15.11.15

NGƯỜI DẬY KÈM cách đây 9 năm #17461

Nhân ngày Nhà Giáo VN 20 tháng 11, bài viết sau đây, em xin kính tặng TC Thanh Hà và các TC của trường cấp 3 TH xưa và nay.

Chào các bạn,

Tôi rời VN lúc mới 16 tuổi. Tôi còn nhớ như in, cái thuyền cá chở anh em tôi rời bãi Rạch Sỏi lúc sau nửa đêm dưới ánh trăng vằng vặc. Hồi đó tôi nhỏ con, cuộn mình núp trong cái khoang thuyền suốt mấy tiếng cho tới khi thuyền chở tôi ra gặp chiếc tàu lớn đậu chập chờn ngoài khơi biển Rạch Giá. Cùng lúc đó 6, 7 chiếc ca-nô hối hả đổ hàng chục người lên tàu lớn và mở hết tốc lực chạy thẳng tới Mã Lai. Sau 1 tuần lễ trên biển, tàu tôi được hải quân Mã Lai kéo tới đảo Air Raya, Nam Dương.

Gần 1 năm sau, chúng tôi được 1 gia đình người Mỹ gốc Anh trong 1 nhà thờ Tin-Lành bảo trợ. Chúng tôi định cư ở Atlanta, Georgia. Lúc đó rất ít người VN, tiếng anh lại không rành, không ai chỉ bảo, cuộc sống thật khó khăn, anh em tôi chạy xe đạp đi làm trong mùa đông lạnh như cắt với mức lương tối thiểu $2 một giờ.
Rồi một hôm bà đến nhà tôi tự giới thiệu tên bà là Alice Smith, trong nhà thờ bảo trợ, và bà đến đây để dạy tôi tiếng anh. Lúc đó tôi đang học trung học, toán với tôi thì dể, nhưng tiếng anh thì tôi như sắp chìm vớ được cái phao. Thế rồi bà đến nhà đều đặn hai ngày mỗi tuần và suốt 1 năm đầu khi tiếng Anh của tôi còn chập chững. Vào những ngày cuối tuần rảnh rổi, tôi làm người mẫu cho bà vẽ, và được trả tiền giờ. Vẽ xong bà đóng khung cẩn thận cho tôi đem về. Sinh nhật của tôi, bà tặng thằng nhóc 1 tấm check Happy Birthday.

Vợ chồng bà chỉ có 1 đứa con gái, nhưng đã mất vì tai nạn đụng xe ở Florida. Thật là oái oăm, tôi tự hỏi bà chỉ có 1 đứa sao ông trời lại nỡ lấy mất đi? Tình yêu của bà dành cho đứa con qua bao năm vẫn còn nguyên vẹn, phòng ngủ của con, bà vẫn chăm sóc trang trí như cô đang sống với bà. Chiếc xe thể thao của con bà, Camaro đời 1975 tám cyclinder, tuyệt đẹp, ông bà để lại cho tôi với giá rẻ của Dealer trade-in. Bà không hiểu sao chúng tôi lại đến xứ này. Tôi kể cho bà biết chuyến vượt biên kinh hoàng của tôi với ba lần bị cướp biển, và thời gian đói khát trên đảo ở Nam Dương. Tôi kết luận, thì có gì lạ đâu, tôi cũng giống cha mẹ tôi năm 1954 chạy trốn cộng sản từ Bắc vào Nam. Bà không hiểu sao gạo bà mua ở Supermarket (trồng ở Lousianna) lại không ngon. Tôi giải thích quê tôi ở đồng bằng sông Cửu Long – Mekong Delta, nơi có những cánh đồng lúa bát ngát, sông ngòi chằng chịt, nước đục phù sa. Mỗi mùa con nước về, nước ngập mênh mông và lúa trổ đòng đòng. Khi nước rút đi, thì lúa chín vàng. Người nông dân gặt lúa về và ăn liền, thì đây chính là gạo thơm ngon nhất. Tôi cười nói, tôi như cây lúa, khi nước ngập lên, thì nó cứ ngoi lên mà sống.

Một hôm, đang trong giờ học, tự nhiên tôi lạnh run cầm cập, mặt tái xanh. Thấy chuyện lạ, nhà trường bảo tôi gọi cha mẹ đón về. Ông bà đến chở tôi tới bệnh viện Grady Memorial – Emergency Room. Lúc đó tôi mới biết mình bị bệnh sốt rét. Cái bệnh quái ác này đã giết biết bao nhiêu người trên đảo tị nạn Nam Dương và xuýt chúc nữa lấy mạng cháu tôi. Vi trùng sốt rét được truyền từ muỗi, phá hủy hồng huyết cầu trong máu làm cho ta cảm thấy lạnh. Sinh trưởng ở sông nước miền tây đã tạo cho tôi có một kháng thể mạnh, nên vi trùng không hoạt động được khi tôi còn trên đảo. Cho tới khi qua Mỹ rồi, chúng mới hành tôi. Thuốc của Mỹ hay thật, hồi đó tôi chỉ uống vài viên thì hết sốt rét.

Thế rồi tôi ra trường đại học, và rời Atlanta đi làm. Vật lộn với cuộc sống, tôi dọn đi nhiều tiểu bang. Còn ông bà thì về hưu dọn đi Florida. Bà nói về hometown nơi gia đình bà hồi trước đã từng sống với con gái và gần người chị. Vài năm sau, tôi nghe tin chị của bà đã mất cũng trong 1 tai nạn xe hơi ở Virginia. Suốt hơn 30 chục năm qua, cứ đến ngày sinh nhật của tôi, bà vẫn không quên tặng thằng nhóc tôi tấm check Happy Birthday. Còn tôi có dịp đi Florida, tôi hay ghé thăm ông bà ở Clear Water.

Một hôm khi còn ở Upstate New York, tôi chợt nhận được cú phone của bà.
- Minh honey, I would like to let you know …
Giọng bà run lên, và tự nhiên ngẹn lại. Tôi bàng hoàng, biết tin không lành. Bà khóc báo cho tôi biết ông mới ra đi. Tôi an ủi bà. Tôi đau sót, tại sao những người thân của bà cứ lần lượt ra đi? Đành là già rồi ai mà không mất, nhưng bà sẽ cô đơn, và giờ đây bà chỉ có một mình…

Vài năm sau tôi ghé thăm bà ở Florida, căn nhà hoang vắng, bà gầy đi rất nhiều. Bà mời gia đình tôi ra tiệm ăn. Tôi tự hỏi hồi trước ở Atlanta, bà rất thích nấu và thường mời tôi thưởng thức món bà nấu mà? Tôi bâng khuâng nhìn cây đàn Bass trưng bày ở phòng khách, mà hồi đó ông vẫn đàn, đã đứt vài sợi dây từ khi nào. Còn cây bông kia, khô queo ở trên bàn. Tôi nhẹ nhàng.
- Mrs. Smith, tôi nghĩ rằng nó rất khô.
- Oh Dear… tôi sẽ tưới nứơc nó.
Tôi thương tiếc, cây bông kia đã chết khô lâu rồi, bà tưới nước làm sao nó sống lại được. Ông và bà như cặp chim uyên, ở với nhau gần 60 năm. Khi ông ra đi, thì bà còn hứng thú gì nữa mà nấu nướng, và chăm sóc bông hoa. Bà chỉ đường cho tôi lái xe đến nhà thờ gần nhà bà, nơi hài cốt của ông được thiêu và để trong 1 cái hộp sau bức tường. Chúng tôi đứng trước tường, bà nói chuyện với ông bình thản như ông đang sống đứng trước mặt bà, và rằng tôi ở xa đến thăm ông.

Bà nay đã gần 90 rồi, tôi cũng mừng vì bà vẫn còn minh mẫn, có nhiều người ở tuổi bà bị lú lẩn rồi. Năm ngoái, tôi gọi bà hỏi thăm, bà bắt phone.
- Đây là Minh, bà khỏe không?
- Ai đó?
Tôi nhắc lại, bà lại hỏi ai đó. Tôi quýnh quáng nhắc lại rõ ràng từng lời một.
- Minh… Minh…Minh đây
- Oh, Minh honey…
Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Hơn 30 năm qua, giọng bà vẫn không thay đổi, bà huyên thuyên nói bà vẫn ở một mình trong căn nhà hiu quạnh, vẫn lái xe đi nhà thờ, học vẽ thêm, và gần những người hàng xóm tốt bụng. Suy nghĩ xa hơn, tôi ái ngại, bà như ngọn nến sắp tàn. Nếu một mai bà ra đi, thì ai sẽ gọi phone báo cho tôi biết? Tôi băn khoăn cố nhớ lại con đường từ nhà bà tới cái nhà thờ mà lần trước tôi ghé thăm bà đã chỉ tôi, sao bây giờ nó xa hun hút. Nơi đó có hài cốt của những người đã khuất được thiêu và được cất giữ cẩn thận trong hộp để sau bức tường.


Minh Nguyễn 11/16/2015

└(≣) NGƯỜI DẬY KÈM cách đây 9 năm #17475

Kính chúc các Thầy Cô ,và các bạn đã và đang là nhà giáo một ngày thật vui !
Kính !


bs .20.11

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11/2014-2015-2016 cách đây 8 năm, 1 tháng #19225

  • Thanha
  • không trực tuyến


CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM,


Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến.


Thầy cô tiếp tục cùng trang chủ đề này nhân ngày 20/11 để các em cũ cũng như mới,

qua đây thông cảm và hiểu nhau hơn, ngoài những cây viết cũ còn có thêm những

cây viết mới.

Nhằm tôn vinh và tri ơn quí thầy cô đã từng dạy chúng ta,

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 2016. Thầy cô hân hạnh khai bút

cho trang Văn và Thơ như hằng năm.

Mời các em tham gia.


TC 19.10.16
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.13 giây
   
© maitruongxuath.org