Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
28 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 cách đây 10 năm #13622

  • Thanha
  • không trực tuyến
VINH DANH THẦY!

Cảm thương biết bao nhiêu những đứa trẻ không được đến trường, không có hành trang kiến thức vào đời, thật nhiều khó khăn và thua thiệt. Phải chống chọi với cái no, đói hằng ngày để được sống, việc đến trường đối với các em là một thứ gì xa xỉ .
Nên ông giáo làng cố làm hết sức mình những gì có thể , đem cái chữ đến cho các em vùng sâu vùng xa, thầy bơi xuồng đến từng nhà mớm chữ cho các em trong mùa nước lớn, thầy kêu gọi đến trường vào mùa khô, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, sẵn sàng san sẻ cái thầy có để các em được đến trường.

Làm sao kể hết công thầy! vinh danh thầy, thầy ơi!


TC 7.11.14

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 cách đây 10 năm #13629

TRANG GIÁO ÁN

Đêm khuya dưới ánh đèn điện bên trang giáo án trên vi tính, mọi công việc đối với người thầy hiện đại dường như dễ dàng và đầy đủ những gì cần thiết quanh trang giáo án (lướt mạng khi cần). Ngay cả bữa ăn khuya cũng thuận tiện chu đáo, ngồi trong không gian ấm áp, không có một con muỗi nào. .. Khác xưa nhiều quá! thầy soạn giáo án trên giấy tập, thỉnh thoảng có vết máu của mấy con muỗi đói, phải chong đèn rọi muỗi trong mùng, tiếng đập muỗi đen đét suốt canh thâu, khi thầy đói lục cơm nguội, hoặc khoai lang đỡ lòng.

Khác nhau xa thế đó, nhưng người thầy xưa và nay có chung một tấm lòng...yêu nghề, mến trẻ.


TS 8.11.14


* Gần tới ngày 20/11 rồi các anh chị ơi, trong lòng nao nao khó tả, hãy góp thêm cho trang Văn phong phú, như món quà kính tặng ơn Người năm xưa

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 cách đây 10 năm #13631

NGÀY ĐÀU ĐI HỌC


Ngày đầu đi học được má dắt tay tung tăng đến trường, trên con đường làng đầy nắng ấm, có tiếng lá tre xào xạc, tiếng chim hót chào buổi sáng như đồng hành cùng bé đến trường.

- Má ơi! lớp học có đông không má, má đứng ở ngoài chờ con về nghen , má về con khóc đó.

Tâm trạng của cô bé 6 tuổi lần đầu đến trường, thích có thích, nhưng cũng nhiều âu lo. Cô bé đang líu lo hỏi má cái này, chuyện nọ, bỗng đâu quay đầu lại chạy về nhà.

-Con không đi học đâu con sợ lắm!

-Ngoan nào, ước mơ của con làm cô giáo mà, bây giờ phải đi học sau này mới làm cô giáo chứ.
....
Cô gái nhỏ cuối cùng cũng bị thuyết phục bởi nhiều lời hứa hẹn dỗ dành của má.


TS 8.11.14

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 cách đây 10 năm #13663

ĐI HỌC Ở QUÊ

- Nhung ơi! Đi học.

Tiếng nhỏ Bích từ ngoài ngõ gọi vọng vào

- Được rồi,chờ Nhung một chút.

Ngoài trời mưa rất to.Tôi vội vàng xăn quần,mặc áo mưa,đội nón và lấy cặp cùng đôi dép mang theo. Vừa bước ra khỏi nhà vừa thưa.

- Bố ơi! Con đi học đây.

Tôi nghe tiếng bố khẽ thở dài:

- Tội nghiệp con tôi đi học ở quê cực qúa!

Tôi và Bích,hai đứa lội bì bõm trong sình lầy của đường quê,dưới cơn mưa tầm tã,đi đến nhà Tuyết Mai.Con đường tới trường đầy gian nan,nhưng Bích,Mai và tôi không nản chí.

Lội 2 cây số chúng tôi ra tới đầu kinh,rửa chân tay sạch sẽ,tới lấy xe đạp và cả 3 đứa cùng đạp vội 10 cây số nữa để đến trường.

Lúc này mưa đã ngớt.Mặt trời vừa ló lên những tia nắng yếu ớt, nhưng trong lòng mỗi người chúng tôi rạo rực niềm vui vì sắp tới trường rồi . Trường cấp 3 Tân Hiệp,nơi có thầy cô kính yêu và các bạn cùng lớp,cùng trường mến thương.

Bất chợt,đài phát thanh Tân Hiệp vang lên : " Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi....".

Tôi đạp vội theo các bạn và gọi to.

- Bích ơi! Mai ơi! Sắp đến ngày Hiến Chương nhà Giáo Việt Nam rồi đấy. Tụi mình phải làm gì cho thầy cô vui lòng chứ.

Tôi nhủ thầm trong lòng :" Thầy cô ơi! Em sẽ cố gắng học,chăm ngoan để thầy cô vui."


Đ.T.Nhung
9.11.14

└(≣) NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 cách đây 10 năm #13689

Tôi viết câu chuyện này đã lâu và cũng đã đăng trên trang web maitruongxua.de. Nay thấy trang web của chúng ta có nhiều thành viên mới và có lẽ cũng biết người Thầy này, nên tôi xin phép được đăng lại để tri ân người thầy nhân ngày Nhà giáo VN 20/11.
KÝ ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY
NGUYỄN PHƯƠNG

Bạn nào đã từng học ở Trường Cấp II Thị Trấn Tân Hiệp những năm mới giải phóng (1975 - 1977) chắc hẳn vẫn còn nhớ một người thầy dạy môn Toán, dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen, gương mặt nghiêm nghị với cặp kính cận dầy cộm luôn được gác trên cái sóng mũi rất cao. Người thầy tôi muốn nói đến chính là thầy Toàng dạy chúng tôi năm lớp 9.
Trong ký ức xa xưa ấy, thầy Toàng luôn để lại cho tôi khá nhiều ấn tượng về một người thầy nghiêm nghị, ít cười, ít nói, làm việc rất đúng giờ và dạy Toán rất dễ hiểu.
Tôi còn nhớ, hồi đó, cứ đến giờ vào học là cả lớp phải xếp thành hai hàng thật ngay ngắn ở trước hành lang. Hàng nào xếp ngay ngắn và trật tự trước sẽ được lớp trưởng cho vào trước. Vậy mà, cứ đến giờ Toán, thầy Toàng đi một mạch từ phòng giáo viên xuống, chẳng cần xem chúng tôi có xếp hàng ngay ngắn hay không, thầy vào thẳng trong lớp, ghi tựa đề bài học lên bảng. Khi chúng tôi vào lớp, ổn định chỗ ngồi thì bài học đã sẵn sàng. Thầy gọi vài bạn lên kiểm tra bài cũ và làm bài tập rồi vào bài mới ngay. Một tiết học 45 phút, hoạt động của thầy và trò thật nhịp nhàng, chính xác. Tiết nào cũng vậy, vừa có tiếng chuông báo hết giờ thì bài học cũng vừa kết thúc. Tôi dạy học mấy chục năm rồi mà vẫn chưa học được ở thầy điểm này. Tôi dạy thường thường là hết giờ mà chưa hết bài học. Hôm nào thao giảng hoặc có thanh tra là tôi phải “chạy” như Ma-ra-tông mới kịp.
Thầy Toàng dạy thật hay, tôi còn nhớ như in những thao tác của thầy trên lớp. Sau khi kiểm tra bài cũ, thầy bước vào phần “Tìm hiểu bài” của bài mới. Phần này nhằm mục đích cho học sinh phát hiện những đơn vị kiến thức có trong bài học. Sau khi đã rút ra được nội dung bài học, thầy lại tiếp tục gọi học sinh lên bảng để làm bài tập. Tôi nhớ hoài cái câu “Rồi sao nữa?” kèm theo động tác dùng ngón tay trỏ nâng cái cặp kính trên sóng mũi cao của thầy khi bạn nào lên bảng giải bài tập, hoặc đứng lên phát biểu bị chựng lại không nói được nữa. Thầy tìm cách gợi ý bằng được để học sinh tự rút ra kết luận như nội dung bài học. Cuối cùng, thầy lại cho làm bài tập để củng cố kiến thức một lần nữa. Cách dạy này của thầy làm chúng tôi rất dể hiểu bài. Tôi thích nhất là những giờ Hình học của thầy. Từ ấy đến nay đã bao nhiêu lần cải cách, đã bao nhiêu lần thay sách và chỉnh lý, nhưng tôi vẫn thấy cách dạy của thầy Toàng là tuyệt vời nhất.
Có một kỷ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi hồi năm còn học với thầy. Năm đó nhà trường cho cắm trại qua đêm ở trong trường. Chúng tôi mừng lắm. Đứa nào đứa nấy háo hức chờ ngày đi cắm trại. Chả là sẽ được nô đùa thỏa thích mà. Đêm lửa trại đó, các bạn tổ chức rất nhiều trò chơi. Trong đó có một trò chơi thật quái ác: người quản trò ra điều kiện phải tìm một vật nào đó mang về. Ai mang về trước sẽ thắng cuộc. Khi thì nó yêu cầu mang về chiếc lá cây, khi thì cái nón, đôi dép của đứa này, đứa nọ;. . . . Quái ác nhất là biết thầy Toàng rất nghiêm nghị, chưa bao giờ đùa giỡn với học trò mà nó lại yêu cầu lấy đôi dép của thầy đem nộp mới chết chứ! Đây là một việc hết sức khó khăn, nhưng đã tham gia chơi thì phải bằng mọi cách để thắng cuộc. Thế là cả bọn chạy thật nhanh tìm thầy Toàng để xin phép “mượn đỡ” đôi dép đem nộp cho người quản trò. Tìm được thầy, cả bọn mừng quá, xúm lại giữ chặt thầy để cho một đứa lột lấy đôi dép rồi chạy thật nhanh. Lúc thầy ngã bật ngửa, tôi bất ngờ phát hiện một sợi dây chuối thò ra từ chỗ lưng quần của thầy. Thì ra thầy không thắt dây nịt nên cột dây chuối cho quần khỏi tụt! Chắc thầy nghĩ buổi tối chẳng ai để ý nên ăn mặc lèng xèng vậy thôi. Tình huống này bất ngờ quá thầy không lường trước được. Cả bọn chạy đi hết, để lại một mình thầy lồm cồm đứng dậy, mặt còn ngơ ngác, sượng sùng vì không hiểu được cái lũ học trò quỷ quái này nó làm cái chuyện gì. Hồi đó, chúng tôi quá vô tư đến mức vô tâm.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thương thầy quá, nhưng còn biết làm gì được nữa. Thầy đã đi vào cõi vĩnh hằng rồi!
Khi chúng tôi lên cấp III thì không còn gặp thầy nữa. Thế rồi thời gian cứ trôi qua, chúng tôi mỗi người một ngả. Cách đây khoảng mười lăm, mười sáu năm gì đó, tôi cũng không nhớ rõ nữa, tình cờ tôi nghe bạn Lê Thị Hằng ở Thị Trấn Tân Hiệp nói rằng thầy Toàng đã chuyển về Trường THCS Vĩnh Trinh ở Láng Sen (Thuộc tỉnh Hậu Giang) dạy học. Bạn ấy còn nói thêm, bây giờ thầy nghèo lắm. Tôi hỏi kỹ địa chỉ nhà thầy để khi có dịp, tôi sẽ ghé thăm. Bạn Hằng nói rằng nhà thầy rất dễ tìm, ở gần Trường THCS Vĩnh Trinh, cứ đến đó hỏi nhà thầy Toàng là người ta chỉ cho.
Trong một lần trên đường từ Long Xuyên về Rạch Giá, tôi đi bằng xe Honda chở cả vợ con theo, khi đi ngang qua Vĩnh Trinh, tôi sực nhớ đến thầy. Tôi đến gần Trường THCS Vĩnh Trinh hỏi thăm, người ta chỉ cho tôi đến một căn nhà lá xiêu vẹo, cạnh mé sông và bảo đó là nhà của thầy Toàng. Tôi và vợ tôi ngần ngại dắt đứa con cùng bước vào. Một người đàn ông trông già nua, mặc quần đùi, cởi trần, người gầy giơ xương đang ngồi trên một chiếc giường tre đọc báo, vừa gặp tôi bước vào, người đó hỏi:
- Cô chú tìm ai?
- Dạ thưa, đây có phải là nhà thầy Toàng không ạ?
- Tôi là Toàng đây? Chú tìm có chuyện gì không?
Tôi quá bất ngờ. Thầy Toàng đây sao? Người thầy rất phong độ trong ký ức của tôi giờ đây sa sút như vậy sao? Không tin vào mắt mình, tôi nhìn kỹ lại gương mặt người đàn ông ấy một lần nữa. Đúng rồi! Thầy đây rồi. Mặc dù dáng người tiều tụy nhưng tôi vẫn nhận ra cái sóng mũi cao trên gương mặt gầy gò ấy với nước da ngăm đen không lẫn vào đâu được. Tôi quá đỗi sửng sốt, lúng túng không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào.
- Thầy còn nhớ em không ạ?
Thầy nhìn tôi một lúc rồi lắc đầu?
- Tôi không nhớ. Em học thầy hồi nào? Ở đâu?
- Dạ. Em là Nguyễn Phương. Thầy dạy tụi em môn Toán lớp 9, ở Tân Hiệp. Thầy nhớ chưa?
Thầy hơi chau mày lại, con mắt nhìn xa xăm. Một lúc sau, thầy mới nói, giọng có vẻ không tự tin lắm:
- À. Thầy nhớ rồi! Em. . . .em đi đâu mà ghé đây vậy nè?
Tôi nói nghỉ hè về thăm quê vợ ở Long Xuyên trên đường về Rạch Giá ghé thăm thầy. Thầy hỏi tôi làm sao biết thầy ở đây. Tôi nói bạn Hằng cho biết. Rồi tôi giới thiệu vợ con tôi với thầy. Tiếc quá, hồi đó bạn bè tản mát khắp nơi đâu có dễ dàng liên hệ được với nhau như bây giờ. Giá như lúc đó có “MTX. de” thì tốt biết mấy. Qua cuộc trò chuyện với thầy, tôi được biết thầy đã được nhà trường cho nghỉ mất sức rồi! Thầy chỉ nói “mất sức” thôi chứ không nói bị bệnh gì, nhưng trông thầy tiều tụy lắm. Thầy có một đứa con gái năm đó đang học đại học ở Sài Gòn. Hôm đó vợ thầy không có nhà, thầy nói rằng cô đưa cháu lên Sài Gòn chưa về. Thầy ở nhà có một mình. Thật ái ngại! Tôi không chuẩn bị quà gì cho thầy cả. Tôi chỉ định ghé qua thăm thầy rồi cùng thầy ôn lại chuyện cũ thôi. Nào ngờ, hoàn cảnh của thầy quá buồn. Lúc chia tay, tôi nắm lấy bàn tay gầy guộc của thầy lắc lắc động viên:
- Thầy cố gắng giữ gìn sức khỏe. Em sẽ trở lại thăm thầy.
Nhưng các bạn ơi! Mãi tới mùa hè năm sau, khi chuẩn bị về Long Xuyên, tôi lại gặp bạn Hằng và bạn ấy cho biết là thầy đã qua đời rồi! Cái câu “Em sẽ trở lại thăm thầy” làm tôi ray rứt mãi. Thầy ơi, xin thầy tha lỗi cho thằng học trò quá thờ ơ này, đã biết thầy quá yếu rồi mà mãi một năm sau mới trở lại. Ngàn lần, ở nơi vĩnh hằng ấy, xin thầy tha lỗi cho em.
RG,11.11.14
Nguyễn Phương

NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 cách đây 10 năm #13753

CÓ MỘT NGƯỜI THẦY

Năm 1979 tôi học xong cấp 3 trường phổ thông trung học Tân Hiệp. Ước mơ trở thành thầy giáo đã thôi thúc trong tôi, muốn nối tiếp sự nghiệp của thầy cô truyền lại kiến thức cho học trò, một nghề thật sự cao quí.

Năm 1980 nộp hồ sơ vào trường sư phạm và có giấy báo nhập học, lòng mừng vô hạn vì đây là ngưỡng cửa đầu tiên được mở ra cho tôi thực hiện ước mơ. Tôi ra trường và đi dạy, những ngày tháng ấy cơ cực làm sao, nhưng vui lắm! thấy lũ học trò nho nhỏ chào thầy chào cô, cảm thấy cũng oai oai và ấm áp.

Nhưng rồi chắc tôi không có duyên với ngành giáo dục, đành chia tay lũ học trò chân quê chất phát về làm ruộng đến nay. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11 tôi nhớ làm sao cái nghiệp một thời của mình.


GCL 15.11 14
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.17 giây
   
© maitruongxuath.org