Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN. cách đây 9 năm, 9 tháng #15031
|
Tre Xanh xin kính tặng Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị Em Quý Độc Giả MTX bài vè bánh chưng . Kính chúc Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị Em Quý Độc Giả MTX luôn an vui, khỏe mạnh và một năm mới An Khang Thịnh Vượng và Vạn Sự Như Ý. Thân ái Em Tre Xanh 17-02-2015 ( 29 tháng Chạp ) |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN. cách đây 8 năm, 10 tháng #17786
|
Michel Nguyễn Hạnh, Nhóm Lasan 100 TỪ “TẾT” CÓ TỰ BAO GIỜ? – Tra trong dã sử (sách ghi chép của dân gian), tại Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp, đời nhà Trần), sách ghi chuyện xưa ở xứ Lĩnh Nam có dùng từ “Tết”. Ở Truyện bánh chưng 蒸餅傳có nói đến bầu không khí cuối năm với từ歲時節候tuế thì tiết hậu (năm hết) và từ 節料Tiết Liệu (Tết Liêu): 至期,王命諸子具陳所獻,歷而觀之,無物不有。惟郎僚獨獻蒸餅、薄持餅。王驚異,問之,郎僚具以夢對。王親嘗之,適口不厭,勝於諸子所陳之物,嘆美良久。乃以郎僚為第一,歲時節候,常以是餅奉事父母,天下效之至今。以名郎僚,故呼謂節料。 Phiên âm: chí kỳ, vương mệnh chư tử cụ trần sở hiến, lịch nhi quan chi, vô vật bất hữu。duy lang liêu độc hiến chưng bính, bạc trì bính 。vương kinh dị, vấn chi, lang liêu cụ dĩ mộng đối。vương thân thường chi, thích khẩu bất yếm, thắng ư chư tử sở trần chi vật, thán mỹ lương cửu。nãi dĩ lang liêu vi đệ nhất,tuế thì tiết hậu, thường dĩ thị bính phụng sự phụ mẫu, thiên hạ hiệu chi chí kim。 dĩ danh lang liêu, cố hô vị tiết liệu。 Dịch nghĩa: Đúng kỳ, Vương lệnh các con lại trưng bày phẩm vật; các con đem dâng không thiếu thứ gì, duy chỉ có chàng Liêu đem dâng bánh chưng, bánh dầy. Chàng Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vương thân hành nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không sao hơn được. Vương khen ngợi giây lát, rồi cho chàng Liêu được giải nhất. Năm hết, vua dùng bánh ấy dâng lên Tiên Miếu và cung phụng cha mẹ, thiên hạ bắt chước truyền đến bây giờ, lấy tên của chàng Liêu để gọi là Tết Liệu[1]. – Tra trong chính sử: Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[2] (Lê Văn Hưu, 1272 và Ngô Sĩ Liên, 1697), chương Kỉ Sĩ Vương [19a*1-2*1]:中元節罷執卓以遇靈仁太后盂蘭盆日故也.占城來貢.‖ Phiên âm: Trung Nguyên tiết[3] bãi chấp trác, dĩ ngộ Linh Nhân thái hậu Vu Lan bồn nhật cố dã. Chiêm Thành lai cống. ‖ Dịch nghĩa: Tết Trung Nguyên vì gặp ngay Lễ Vu lan bồn [cầu siêu cho] Linh Nhân hoàng thái hậu. Chiêm Thành sang cống. – Tra cứu nơi từ điển: + Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum, Tự vị Việt-Bồ-La, tr. 731, Lm. Alexandre de Rhodes (1591-1660) ‖ tết: festa do anno nouvo recentis anni festum (lễ hội mừng năm mới). + Dictionarium Anamitico-Latinum – Giám mục P.J. Pigneaux (1772) bản viết tay và Tự vị An Nam Latinh (tr. 446), tác giả Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt, Nxb Trẻ (1999) ‖ 節tết: lễ hội mừng năm mới, phẩm vật thường dâng cúng vào đầu năm mới hoặc ngày mồng năm tháng năm. + Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ấn bản 1895-1896, Tome II, tr. 354. ‖ 節tết: lễ năm mới, tiết đầu năm; đem của lễ mà dâng hoặc cho nhau trong ba ngày xuân. Qua tra cứu, từ tiết để chỉ thời khắc đã được dùng trong Lĩnh Nam Chích Quái và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Thời Hồng Bàng, người Lạc Việt đã có chữ viết[4] và tiếng nói riêng (không phải chữ Hán, không phải âm tiếng Việt có dấu thanh như hiện nay), vậy từ 節料tiết liệu (Tết Liệu) do Trần Thế Pháp sử dụng để kể lại, chứ không thể có từ thời ấy. Như thế chí ít, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ tiết được dùng từ thế kỷ XIII. Đến khi có chữ phiên âm Latinh (tạm gọi là chữ quốc ngữ), từ tết được dùng trong Tự vị Việt-Bồ-La củaLm. Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên, từ tết trong tự vị đó có phải do từ tiết Nôm hóa hay không thì chưa rõ vì thiếu từ Hán đi kèm. images22403_Tet_nguyendanTrong Tự vị An Nam Latinh củaGm. P.J. Pigneaux, từ節tết được xác định rõ là từ Nôm hóa của từ tiết (節) Hán. Tham khảo qua các từ điển Hán Việt, từ tiết (節) có đến mười lăm nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa ở mục 6 là phù hợp nhất: 1. (danh từ) Đốt, lóng (thực vật). Vd: tùng tiết 松節 đốt thông, trúc tiết 竹節 đốt tre. 2. (danh từ) Khớp xương, đốt xương (động vật). Vd: cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, kích tiết 擊節 vỗ tay. 3. (danh từ) Phần, khúc, đoạn, mạch. Vd: chương tiết 章節 phần đoạn bài văn, chương sách. 4. (danh từ) Phân khu (thời gian, khí hậu). Vd: quý tiết 季節 mùa trong năm, nhị thập tứ tiết khí 二十四節氣 hai mươi bốn tiết trong năm: lập xuân 立春, vũ thủy雨水, kinh trập 驚蟄, xuân phân 春分, v.v. 5. (danh từ) Sự, việc. Vd: chi tiết 枝節, tình tiết 情節. 6. (danh từ) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). Vd: thanh minh tiết 清明節 tiết thanh minh, trung thu tiết 中秋節 ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), thanh niên tiết 青年節 ngày tuổi trẻ. 7. (danh từ) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. Vd: tiết tháo 節操 hành vi giữ đúng lễ nghĩa, danh tiết 名節 trung nghĩa. 8. (danh từ) Lễ nghi. Vd: lễ tiết 禮節 lễ nghi. ◇Luận Ngữ 論語: Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã 四體不勤, 五穀不分 (Vi Tử 衛子) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được. 9. (danh từ) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông tiết 卩. Vd: phù tiết 符節 ấn tín của sứ giả, sứ tiết 使節 sứ giả. 10. (danh từ) Cái phách (nhạc khí). Vd: tiết tấu 節奏 nhịp điệu. 11. (danh từ) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. Vd: kim thiên thượng liễu tam tiết khóa 今天上了三節課 hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. Vd: giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương 這列火車有十二節車廂 xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). Vd: đệ nhị chương đệ nhất tiết 第二章第一節 chương hai tiết một. 12. (danh từ) Họ Tiết. 13. (động từ) Hạn chế, ước thúc. Vd: tiết dục 節育 hạn chế sinh đẻ, tiết chế 節制ngăn chận. 14. (động từ) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇Luận Ngữ 論語: Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì 節用而愛人,使民以時 (Học nhi 學而) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ. 15. (tính từ) Cao ngất. ◇Thi Kinh 詩經: Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham節彼南山, 維石巖巖 (Tiểu nhã 小雅, Tiết nam san 節南山) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm. TỪ “NGUYÊN ĐÁN” CÓ TỰ BAO GIỜ? duxuantetviet_1Đán (旦) có nghĩa là ngày. Trước khi có từ nguyên đán, người xưa đã dùng từ chính đán. – Tra trong chính sử: Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Lê Văn Hưu, 1272 và Ngô Sĩ Liên, 1697), chương Kỉ Nhà Lý, Nhân Tông hoàng đế [9a*8*15]: 重日南人初入洛正旦大會晋明帝曰日南北視日耶重對曰今郡中有雲者不必有其實至於風氣暄暖日影仰於生民之上則有之矣上則有之矣.‖ Phiên âm: Trọng Nhật Nam nhân sơ nhập Lạc, chính đán đại hội, Tấn Minh Đế viết: “Nhật Nam bắc thị nhật da?”. Trọng đối viết: “Kim quận trung hữu Vân giả bất tất hữu kỳ thực. Chí ư phong khí huyên noãn, nhật ảnh ngưỡng ư sinh dân chi, thượng tắc hữu chi hĩ”. ‖ Dịch nghĩa: Trọng[5] người quận Nhật Nam, khi trước đến Lạc Dương, gặp hội lớn tết Nguyên Đán, Tấn Minh Đế hỏi: “Ở quận Nhật Nam hướng về phía bắc để trông Mặt Trời phải không?” Trọng đáp rằng: “Nay trong các quận, có quận gọi là Vân Trung (trong mây), là Ki thì vẫn có thể”. – Tra cứu nơi từ điển: + Dictionarium Anamitico-Latinum – Giám mục P.J. Pigneaux (1772) bản viết tay và Tự vị An Nam Latinh (tr. 446), tác giả Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt, Nxb Trẻ (1999) ‖ 旦đán – tiết chính đán: ngày mồng 5 tháng 5 mọi người đều mừng lễ. ‖ lễ chính đán: phẩm vật dâng cúng trong ngày đó. + Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ấn bản 1895-1896, Tome I, tr. 264. ‖ 旦đán: ngày, sớm. ‖ chánh đán: ngày mồng một tết. ‖ 端午正旦Đoan ngũ[6] chánh đán: Tiết mồng năm tháng năm và ngày tết. + Hán Việt Tân Từ điển của Hoàng Thúc Trâm (1951), tr. 527 ‖ nguyên đán tiết 元旦節: tết ngày đầu năm, mồng một tháng giêng âm lịch. + Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn, 1951 – tr. 434) ‖ nguyên đán: ngày mồng một tháng giêng năm âm lịch, ngày đầu năm: Tết nguyên đán. + Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (phát hành lần đầu năm 1931, bản in tháng 1-1954), tr. 398, 元nguyên: mới, khởi đầu. ‖元旦nguyên đán: ngày mồng một đầu năm. Qua tra cứu, ban đầu, từ chính (chánh) đán 正旦được dùng để chỉ ngày tết. Cho đến thập niên năm mươi từ nguyên đán mới thay thế từ chính (chánh) đán trong từ điển và trong đời sống. Như vậy cụm từ tết nguyên đán được sử dụng vào khoảng đầu thế kỷ XX, trước đó là chính đán tiết. [1] Gọi chính xác là Tết Liêu. Bởi vì tiết 節có nghĩa là ngày lễ, (Trung thu tiết, Nguyên tiêu tiết) và Liêu 僚 (bộ nhân ) là tên chàng Liêu. Thế nhưng tiết được hóa Nôm thành tết, chàng Liêu lên ngôi vua nên theo phép kỵ húy (vào lúc Trần Thế Pháp, đời nhà Trần kể lại) nên được đổi thành Liệu 料 (bộ đẩu 斗), vì liệu còn có âm đọc là liêu. [2] Đại Việt Sử Ký do Lê Văn Hưu biên soạn (1272), dâng lên vua Trần Thánh Tông và Ngô Sĩ Liên chủ biên để soạn lại thành Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697). [3] Tết Trung Nguyên vào rằm tháng 7 âm lịch. [4] Đã có nhà nghiên cứu chứng thực rằng người Việt cổ dùng chữ Khoa đẩu và tiếng nói không có dấu thanh. [5] Trọng: Trương Trọng, thái thú Kim Thành. [6] Tết Đoan ngọ được mừng vào ngày 5 tháng 5 nên người xưa còn gọi là tết Đoan ngũ. ST Tre Xanh CA 14-01-16 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN. cách đây 6 năm, 10 tháng #21055
|
PHONG TỤC TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
Chính đán tiết hay Tết nguyên đán của người Việt ảnh hưởng của người Trung Hoa. Điều này không thể tránh khỏi khi người Việt bị bốn lần Bắc thuộc trong gần 1.000 năm (lần 1: 207TCN-40, nhà Triệu; lần 2: 43-541, nhà Hán; lần 3: 602-905, nhà Tùy; lần 4: 1407-1427, nhà Minh). Do vậy, phong tục Tết nguyên đán của người Việt bị ảnh hưởng không nhỏ bởi phong tục phương Bắc. Thế nhưng nhờ lũy tre làng, nhà văn hóa làng xã mà người Việt vẫn giữ được nét riêng của mình. Tết của người Việt gọi là lễ hội, được chia ra hai phần rõ ràng: lễ (nghi thức, tục lệ), hội (vui chơi). Vậy đâu là bản sắc riêng của người Việt trong phong tục ngày Tết? Chữ Nôm森 (bộ mộc木) mượn từ sâm (sēn) của Hán, đọc là xum hay sum, với nghĩa là: 1. cây cối rậm rạp. ‖ 2. cảnh ấm cúng quây quần bên người thân. Cũng như người Hoa, tết âm lịch của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp và chấm dứt vào ngày mồng 7 tháng giêng, nên còn gọi là ngày 23 tết. Ngày xưa, người Việt lấy nông nghiệp làm gốc, bởi thế mới có câu ca: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Gần cuối tháng chạp, người dân cho thu vén công việc để có thể thảnh thơi họp mặt gia đình đón tết. Vì vậy, “Dưa gang một, chạp thì trồng. / Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo / Tháng hai đi tậu trâu bò / Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo”. Câu ca dao (cd.) cho thấy vào tháng chạp, nông dân do cấy trồng lúa, dưa để thu hoạch vào vụ chiêm (thu hoạch vào mùa hè). Với việc lo liệu như thế, tháng giêng chính là lúc nông nhàn – Tháng giêng ăn Tết ở nhà. / Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm… (cd.). Người Việt thường thăm hỏi nhau, đi lễ chùa vào tháng giêng. Tục thờ cúng tổ tiên Từ ngày 23 tết cho đến sáng 30 tết, con cháu tề tựu về gia đình và chia nhau quét dọn mồ mả, chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, để trưa 30 tết thắp nhang mời vong linh tổ tiên về ăn tết với con cháu. Việc dọn dẹp mồ mả phải được chuẩn bị trước trưa 30 tết, vì trong ba ngày tết sẽ mắc vào những điều kiêng cữ, ví dụ có người đàn bà góa ca cẩm than phiền hàng xóm vì sự chểnh mảng và không biết giữ ý của mình: Xóm mần răng, xóm mần ri / Ở chi quá tệ! / Ba mươi mồng một Tết, tôi mượn cái cuốc giẫy mả chồng không cho / Hai tay bụm đất đắp mồ / Lòng sầu dạ thảm biết thuở mô gặp chàng? (cd.) Mồng một Tết là ngày con cháu cúng tổ tiên đầu năm. Lệ ấy được thể hiện qua câu ca dao sau: – Chiều ba mươi anh không đi Tết / Rạng ngày mồng một, anh không đi đến lạy bàn thờ / Hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công / – Hôm ba mươi anh mắc lo việc họ / Sáng mồng một anh bận lo việc làng / Ông bà bên anh cũng bỏ, huống chi bên nàng, nàng ơi! (cd.) Tâm thức thờ kính tổ tiên của người xưa cung-ong-baNgười xưa tin linh hồn không mất đi, khi lìa khỏi xác vẫn hoạt động để trợ giúp hay đối nghịch lại với người sống. Linh hồn của người chết vẫn có những nhu cầu như khi còn sống. Vì vậy, họ cần được tôn kính và săn sóc cẩn thận qua việc cúng tế để khi nhận lễ vật, các hồn sung sướng và có thiện cảm với người dâng cúng, ban cho họ những ơn huệ. Từ đó cảm thấy giao cảm được cùng cõi nhân sinh khi thờ cúng các vong hồn, thờ kính tổ tiên và tôn thờ các danh nhân. Trong nghi thức tế lễ tổ tiên hay vong hồn, lễ vật là tam sênh (đọc theo âm Bắc Kinh của từ sinh – shēng) gồm: hột vịt luộc, tôm luộc, heo luộc. Tổ tiên thường được xác định đến mức bốn đời hay nhiều hơn nữa. Bởi vậy, nơi một số các đình đền hay gia đình người Việt có khám thờ hay bàn thờ CỬU HUYỀN THẤT TỔ 九玄七祖 – chín đời cháu và bảy đời tổ tiên. Trong đó: – CỬU HUYỀN: Kỷ己 (bản thân) là một đời, lên trên bốn đời và xuống dưới bốn đời. Tính từ dưới lên trên như sau: huyền tôn玄孫 (chít, cháu sơ), tằng tôn曾孫 (chắt, cháu cố), tôn孫 (cháu nội), tử 子(con trai), kỷ己 (chính mình), phụ 父 (cha), tổ phụ 祖父 (ông nội), tằng tổ 曾祖 (ông cố), cao tổ 高祖 (ông sơ). Theo quan niệm này, mình (kỷ) đã vay công ơn của bốn đời trên thì sẽ trả lại cho bốn đời con cháu sau này. – THẤT TỔ: bảy đời tính từ dưới lên trên: phụ 父 (cha – nhứt tổ), tổ phụ 祖父 (ông nội – nhị tổ), tằng tổ 曾祖 (ông cố – tam tổ), cao tổ 高祖 (ông sơ – từ tổ), tiên tổ 先祖 (ngũ tổ), viễn tổ 遠祖 (lục tổ), thỉ tổ 始祖 (thất tổ). Từ quan niệm này, thờ cha mẹ đến thất tổ rồi cũng mở rộng đến tổ tiên của dân tộc là các vua Hùng (giỗ của các vua Hùng nay là quốc giỗ – ngày 10 tháng 3 âm lịch). Người Việt Nam lấy đạo hiếu làm trọng. Trong đó, con cháu nhớ công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên và hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng khi các ngài còn sống; khi các ngài đã qua đời, việc thờ kính để tưởng nhớ tổ tiên đồng thời dâng hiến lễ vật để các ngài hưởng dùng. St Tre Xanh CA 23-01-18 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN. cách đây 6 năm, 10 tháng #21076
|
Rộn ràng với múa lân ngày Tết Xuân về nếu chỉ mai vàng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Múa lân là một tục lệ văn hóa để khởi đầu mọi việc may mắn, đem đến sự thái bình, thịnh vượng cho mọi người. Múa lân là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong ngày tết. Múa lân là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong ngày tết Múa lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt trong ngày lễ lội. Múa lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn. Tương truyền kể rằng: con lân là dị vật đi lên từ mé biển, hay phá phách và ăn vật nuôi của con người. Ông Địa là người đã dụ dỗ lân lên núi cho ăn cỏ linh chi. Lạ thay, lân trở thành con vật hiền lành và biết nhảy múa làm vui cho mọi người, đi tới đâu đem điều may mắn tới đó. Từ xa xưa lân thường được đặt tại nơi tôn nghiêm ở các đền đài, lăng tẩm… Do vậy, đầu lân và các điệu múa đều thể hiện sức mạnh, sự oai phong lẫm liệt. Ông địa bụng phệ, tay cầm quạt lá, miệng cười rộng toét, hai hàm răng to đều, biểu hiện cho sự vui tươi, lạc quan và trù phú. Ông địa chỉ huy con lân, bảo gì lân cũng phải làm theo. Dù con lân có bướng bỉnh, lúc nghịch ngợm khó bảo, nhưng đoạn kết bao giờ cũng răm rắp nghe theo lời của ông địa. Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi… Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi). Múa lân để chúc mừng năm mới, thì có các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng… Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng. St Tre Xanh CA 28-01-18 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN. cách đây 6 năm, 10 tháng #21098
|
Tục đưa ông Táo về trời của người Việt Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguốn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Hoa, nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, thành Nhá và thần Bếp. Người Việt tin rằng, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên Táo Quân phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Theo dân gian, cúng ông Táo phải đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Mâm cỗ đề huề thì cả nhà sẽ quanh năm no ấm. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa. Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy. Tùy theo vùng miền sẽ có phương tiện đưa ông Táo khác nhauTùy theo vùng miền sẽ có phương tiện đưa ông Táo khác nhau Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong. St Tre Xanh CA 02-02-18 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN. cách đây 6 năm, 9 tháng #21153
|
Loại động vật được thuần hóa sớm nhất từ chó sói Chó thuộc loài động vật ăn thịt có thính giác và khứu giác rất phát triển. Theo phân tích AND, thời gian chó sói tiến hóa thành chó nhà từ hơn 13 vạn năm trước và đã gắn bó rất thân thiết với cuộc sống con người. Nhưng quan điểm chung lại cho rằng, chó trở thành bạn thân thiết của con người cách đây mới hơn 1 vạn năm. Cho đến nay chó cũng được "phân ngành" theo các lĩnh vực hoạt động của con người, như: chó săn, chó giữ nhà, chó chăn cừu ( đây là sản phẩm của người Anh ), chó làm xiếc, chó dẫn đường, chó kéo xe, chó nghiệp vụ, chó làm thí nghiệm, chó cảnh... Chó kéo xe là loài chó rất khoẻ, dẻo dai, có lông và da dày , có thể sống ở nhiệt độ -70 độ và được dùng cả trong những công việc mạo hiểm như thám hiểm Bắc Cực. Cho đến nay có khoảng hơn 300 loài chó. Người bạn tận trung nhất Chó là bạn thân thiết và trung thành của người nên người xưa còn gọi chó là nghĩa khuyển và có nhiều truyền thuyết về chúng. Sách Sưu thần ký của Can Bảo đời Tấn (0265 - 0420 ) có viết rằng : thời Tam Quốc, dưới thời Ngô Tôn Quyền, ở Tương Dương có người tên Lý Tín Thuần nuôi con chó có tên là Hắc Phong. Một hôm Lý ra ngoài thành uống rượu say, trên đường về nhà nằm ngủ ngay dưới bãi cỏ. Gặp lúc quan thái thú đi săn đốt bãi cỏ để đuổi thú, khiến quần áo Lý bén lửa cháy. Hắc Long thấy vậy đến kéo chủ dậy nhưng chủ không dậy. Chó bèn đến ngòi nước cách đó 35 bước, dầm mình cho ướt để về dập lửa cho chủ. Cứ như vậy chó chạy đi chạy lại nhiều lần, cuối cùng chó mệt quá nằm chết ngay bên cạnh chủ. Khi Lý tỉnh dậy thấy chó chết vì cứu mình thì báo cho quan thái thú biết. Quan thái thú nói: Đúng là sự báo ân của loài chó còn hơn sự báo ân của con người. Con người không biết suy nghĩ thì sao bằng được loài chó. Sau đó, quan thái thú đã cử hành đám tang cho Hắc Long rất long trọng và tôn làm nghĩa khuyển. Hình tượng chó trong thành ngữ Hình tượng chó cũng có trong thành ngữ dân gian Trung Hoa, Việt Nam. Sách Kim lâu tư,. Lập ngôn thượng của Lương Nguyên Đế thời Nam Triều, có câu: Không có chó thì không có kẻ canh nhà, không có gà thì không có kẻ báo thức vào buổi sớm. Câu này ám chỉ những người chỉ trọng hình thức mà không trọng nội dung, không có thực tế. Còn có nhiều câu thành ngữ lấy hình tượng chó chỉ tính cách của con người như: cẩu bất giảo bái niên đích, quan bất đả tống tiền đích (chó không cắn người đến chúc tết, quan không đánh người đưa tiền, ý chỉ người dẻo mồm, người đưa hoặc cho tiền đều được đón tiếp tử tế); cẩu cẩu đăng dinh (tìm mọi cách để trục lợi, ý chỉ xấu xa như chó); cẩu bì cao dược (thuốc cao bôi lên da chó, ý chỉ hàng giả, hàng bịp bợm); cẩu nhục bất thượng trác (thịt chó không để trên bàn tiệc, ý chỉ người không đủ tư cách); cẩu giảo nhân hữu dược y, nhân giảo nhân một dược trị (chó cắn người còn có thuốc chữa, người cắn người thì không có thuốc chữa, bị người khác bôi nhọ thì rất lâu mới lấy lại được danh dự)... Một trong 8 món ăn ngon của cung đình Trong văn hoá ẩm thực của người Việt Nam và Trung Hoa có món thịt chó. Trong di chỉ tầng văn hoá thời Tiên Tần ở Bán Pha Tây An Trung Quốc, đã từng đào được rất nhiều xương chó. Điều đó chứng tỏ đương thời chó không chỉ phục vụ săn bắn, chăn dê mà còn là món ăn khoái khẩu của con người. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, thịt chó quý hơn thịt lợn. Sách Quốc ngữ. Việt ngữ thượng viết : Việt Vương Câu Tiễn để đẩy mạnh chính sách giáo dân , ai sinh được con trai thì thưởng 2 vò rượu, một con chó, ai sinh được con gái thì được thưởng 2 vò rượu với 1 con lợn. Sách Mạnh Tử. Lương Huệ Vương thượng có viết: trong ba loại thịt : gà, chó, lợn thời Tiên Tần thì thịt chó thuộc loại quý hiếm nhất. Thời nhà Chu (cách đây hơn 2.800 năm), bậc thiên tử thích ăn thịt chó vào 3 tháng mùa thu. Thịt chó là một trong 8 món ăn ngon trong cung đình. Đến đời Hán đã có nhiều món ăn được chế biến từ thịt chó. Cho đến nay thịt chó vẫn là món ăn ngon, nhất là vào mùa thu đông. Nhưng nhà y học Lý Thời Trân lại khuyên không nên ăn thịt chó vào tháng 9, vì nếu ăn vào tháng này thì thần thái sẽ bị tổn thương. Đặt chó trấn cửa thế nào cho đúng? Trong phong thuỷ học, chó cũng là vật để hóa giải sát khí trong nhà, để cầu mong sự tốt lành, tránh điều dữ, nhưng không để hình chó ở cửa chính mà để ở cửa ngách; vì trấn thủ ở cửa lớn thông thường người ta dùng tượng sư tử. Nhưng nhiều nhà không có cửa ngách, cửa sau nên cũng có người dùng chó để trấn cửa lớn. Việc đặt tượng chó ở nơi gần cửa là thích hợp nhất, đầu chó phải hướng ra cửa, nhưng có một điều phải chú ý, không nên đặt nó ở phương Đông Nam, về số lượng chỉ 1 đến 2 con là lợi nhất. Phong thuỷ học cũng nêu ra cần đặt chó theo phương vị và màu sắc. Nếu đặt ở phương Bắc phải là chó đen, nếu ở phương Tây nên là chó trắng, phương Nam nên là chó màu vàng sẫm. Những người sinh tiêu Thìn không nên đặt tượng chó trong nhà vì Thìn Tuất xung nhau, tránh được thì tránh, đặc biệt không nên đặt trong phòng ngủ của mình. Đối với người sinh tiêu Dần, Ngọ, Mão đặt chó trong nhà rất thích hợp.x Người tuổi Tuất đón năm Tuất thế nào? Trong văn hoá sinh tiêu truyền thống Trung Hoa cổ xưa, năm Tuất là năm khởi đại vận cuối cùng của người tuổi Tuất, còn gọi là năm Thái Tuế của họ nên có nhiều đổi mới trong thoái vận, nhưng cũng ẩn chứa sức mạnh và tiềm năng mới. Trong năm này nên vạch ra nhiều kế hoạch cho tương lai. Vì là năm đại vận của người sinh tiêu Tuất, nên năm nay có những điều không như ý nhưng không cần phải bận tâm. Tuy vậy tài lộc và khả năng thuyết phục vẫn tăng lên, đại lợi về quyền uy và tiêu thụ. Lưu ý cần có sách lược " lấy tĩnh chế động ", tránh tham gia các hoạt động nguy hiểm hay đi du lịch, đọc nhiều sách, chú ý đến cuộc sống gia đình. St Tre Xanh CA 15-02-18 |
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.19 giây