Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
89 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) GIỚI THIỆU XEM BÁO cách đây 6 năm, 3 tháng #21540

  • Thanha
  • không trực tuyến
DU LỊCH CANCUN (tiếp theo)
....

Từ trước tới giờ có đi đâu xa tôi là người lái xe nhưng bà xã ngồi bên cứ lái tôi, bây giờ mấy đứa con đều có bằng lái rồi, nên tôi để chúng lái coi bà ấy phản ứng ra sao.
Tôi ngồi ghế sau cho mẹ con ngồi trước. Tôi thật thoải mái khi không phải mang trách nhiệm lái và có quyền nhận xét và phê bình tụi nhỏ, rồi kể kinh nghiệm lái xe xuyên bang và định hướng, như xa lộ số lẻ thì nó sẽ đi từ bắc xuống nam, xa lộ chẵn thì từ đông sang tây, cũng như xa lộ có 3 số là biết mình đang ở vòng đai thành phố cho interstate highway, còn tiểu bang thì hơi khác một chút...
Bọn trẻ rất vui khi biết được những điều này, đồng thời cũng là cơ hội điều tra về bố mẹ hồi còn thanh niên, vì phải ngồi trên xe 5 tiếng đồng hồ không thể trốn đi đâu được nên tôi phải "thật thà khai báo".
Chúng rất ngạc nhiên khi nghe chuyện tình không giống ai của chúng tôi.

Khi vừa tới khách sạn ở Cancun làm thủ tục check in, mấy em đẹp như tiên đã rót rượu mời khách, tôi cầm ly rượu bỗng cảm thấy đời mình lên hương. Nghe người ta nói tiên đẹp lắm nhưng tôi có gặp lần nào đâu mà biết.
Nhận phòng rồi chúng tôi quyết định đi ăn. Khi ngồi vào bàn thì nhân viên đứng đàng sau lễ phép hỏi ông uống gì, tôi lúng túng không biết trả lời làm sao. Tôi quên mất những gì người bạn đã chỉ khi đi ăn, mình ăn thịt bò hay heo hoặc hải sản thì nên gọi thứ rượu nào sẽ giúp món ăn của mình được ngon hơn.
Mặc dù trước đây đã 2 lần tôi đã đựơc bạn ở Bắc Cali dẫn đi thử rượu ở Napa, cứ trả 20 đồng thì họ đưa cho 3 hay 4 cái chip, mỗi một lần họ rót cho 1 ly là lấy 1 cái chip.
Có lần tôi vào chỗ thử rượu với đại gia Nam Cali ở Pechanga hết 30 đô một ly, vậy mà khi đụng chuyện tôi lại quên mọi thứ, thế có chán không.
Tôi đành gọi đại một ly cho xong chuyện, nhưng nào ngờ họ mang nguyên chai ra và hỏi có đúng thứ tôi yêu cầu không? Mấy mẹ con nó cứ chằm chằm nhìn tôi đóng vai đại gia làm cho tôi toát mồ hôi hột. Tôi ra vẻ sành rượu nên cũng nhấp một tí, sau đó ngước cổ lên để cho rượu bên dưới lưỡi để thử, vì người bạn của tôi là đại gia mỗi lần mua cả mấy két rượu đã chỉ tôi như vậy. Tuy không phân biệt ngon dở nhưng tôi cũng bày đặt gật gù, nói yes để bồi bàn rót vào ly.

Đồ ăn ở đây rất ngon nhưng tôi hơi tiếc tiền, tính ra đầu người 300 dollars một ngày đó là đã hạ giá 30 phần trăm rồi, bao gồm tiền phòng, ăn uống cả ngày, rượu bia thả giàn, nhưng con tôi chỉ uống nước lạnh nên tôi ráng uống rượu để gỡ vốn. Khốn nỗi mới được vài ly là tôi đã thấy say, đành về phòng làm một giấc. Lúc tỉnh dậy mở tủ thấy toàn là rượu nhưng tôi không dám đụng tới, vì có cảm tưởng trong rượu nó bỏ thuốc ngủ nên những lần sau đi ăn chỉ uống một hai ly cho giống người ta.
Tuy vợ con không nói ra để ngạo tôi, nhưng mỗi lần đi ăn là chúng nó mấp máy trên môi câu yes, yes ... no (no more) và tròng mắt thì chớp chớp, đảo qua đảo lại.

Tới đây không phải chỉ với mục đích ăn với uống, nên sau vài ngày tôi liền chuyển ra ở chỗ khác để đi chơi cho biết thế thái nhân tình (còn nữa).


Nguyên Cao Thăng (78-81)

└(≣) GIỚI THIỆU XEM BÁO cách đây 6 năm, 2 tháng #21555

  • Thanha
  • không trực tuyến
...
Tôi đã tới Xcaret, nơi đây mỗi tối từ 7 tới 9 giờ tối có show thật hay. Show này tôi đã coi ở Las Vegas và Reno nhưng không thể so sánh được, vì nơi đây có giòng sông ngầm. Trước khi chúng tôi được xuống nước một nhân viên có hỏi tôi "ông 49 tuổi hay già hơn", tôi vênh mặt trả lời già hơn nhiều chứ, cứ tưởng có gì ưu tiên cho người già, ai ngờ nhân viên xin chữ ký của tôi để xuống đó có mệnh hệ gì họ không chịu trách nhiệm, làm mấy đứa con được một bữa cười thoải mái.

Khi tới Chicken itza tôi thấy tận mắt từ trên 2000 năm trước người Mayan đã tính được một năm có 365 ngày, máy tính điện tử ngày nay cũng tính tương tự như họ tính lúc trước, vũ khí chiến đấu của họ là đá và cây. Tôi đã đứng trên sân vân động, nơi mà họ chơi môn thể thao giống như đá banh. Họ không dùng chân mà dùng hông để chuyền banh.

Tôi cũng đã tới Tulum nơi người Mayan cổ xưa đã xây thành phố cuối cùng trước khi suy tàn. Nơi các vị quan lớn nhỏ của bộ lạc ở những căn nhà trên đồi gần bờ biển, còn dân nghèo thì chắc là màn trời chiếu đất.
Xứ sở này bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm và cai trị thời gian rất lâu mà không hề khai phóng như người Pháp đối với dân VN.
Những con kỳ đà bò quanh tìm mồi một cách thong dong mà không thấy ai bắt ăn thịt như ở quê mình.

Show trên biển Jolly Roger Pirate Show giá 110 dollars cho 3 tiếng kể cả đồ ăn thức uống, tính ra thì qúa mắc cho người dân bản địa nên trên tàu toàn là khách du lịch.
Tôi cũng ra hòn đảo Isla Muejeres, nơi người ta nói là đẹp nhất của vùng đó, nước xanh và không có san hô nhưng nhiều rong biển quá, chỉ cách bờ khoảng 10 thước thì đã có đầy rong. Người đi ra biển thì rất đông nhưng họ không dám ăn uống nên hàng quán vắng như chùa bà Đanh.
Khi còn ở trại tị nạn Songkhla - Thailand tôi thấy ở đó thích hơn vì sóng lớn và không có rong biển như nơi đây.
Trong chuyến đi này tôi thấy dân bản xứ hầu hết nghèo nàn, người dân gốc da đỏ sống trong căn nhà khoảng 5 mét vuông, nhìn vào trong nhà không có gì đáng giá, không có đồ ăn dự trữ như bồ lúa, thúng khoai, vạt bắp... chắc họ phải kiếm miếng ăn hàng ngày như người cổ đại. Chung quanh nhà họ không hề thấy cây chuối, đu đủ, xoài hay những thứ ăn rau được như ở VN hay những xứ Á Châu khác.

Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy người Mễ ở đây thân hình rất nhỏ bé, chẳng mấy người tôi gặp ở đó mà cao lớn hơn tôi.
Người ta đi làm được khoảng 10 đồng một ngày, mà đi xe bus đã tốn hơn một đồng rồi.
Họ mua bánh từng cái, không dám vào nhà hàng ăn uống. Khi vào các khu thương mại chỉ thấy người đi ngó chứ không mua gì cả.
Tôi ghé vào tiệm ăn ở down town Cancun, một cô gái xinh đẹp mời vào.
Khi vào trong tôi mới biết đây là một nhà hàng có Aquarium, ngồi ở bàn ăn nhìn thấy cá heo và nhiều loại cá màu sắc xinh đẹp bơi trước mặt mình nhưng chỉ có lèo tèo vài người khách. Lúc tính tiền cũng chỉ hơn 100 dollars cho cả nhà, chắc mắc hơn gia đình tôi 6 người đi ăn phở bên Mỹ, mà riêng trái dừa tôi uống đã tốn 3.50 rồi.
Người ta không ăn thì không thể lớn con được, khi sang Mỹ có đầy đủ thức ăn và chất bổ nên mấy anh Mễ trở lên to con và tốt tướng hơn cha ông họ nhiều.

Những chỗ đi chơi để thăm thú hầu hết ở rất xa hotel, phải ngồi xe bus hơn 3 tiếng, tới đó coi được 2 tiếng rồi lại lên xe về, nếu người nào thích về lịch sử thì không nói làm gì, còn ngược lại thì sẽ buồn lắm.
Như vậy tôi thấy cái show ở Xcaret là nhất, ai cũng thích thú nó trong chuyến du lịch này.
( còn nữa)


Nguyễn cao Thăng (78-81)

└(≣) GIỚI THIỆU XEM BÁO cách đây 6 năm, 1 tháng #21611

  • Thanha
  • không trực tuyến

Về đến nhà tôi mới có thời gian để suy nghĩ về cuộc sống: hiện nay vấn đề di dân rất khó khăn, nhiều người đã bị trục xuất về nước của họ. Nếu họ là những tội phạm mà bị trục xuất thì tôi ủng hộ hai tay hai chân, còn những người dân bình thường thì sao, những người Mễ đã làm những công việc người dân bản xứ Mỹ cũng như người định cư chính thức không chiụ làm như công nhân xây nhà cửa, đường sá; hái trái cây ở những nông trại... nếu không có họ thì giá thành tăng lên rất cao.
Tôi nhớ lúc mới qua Mỹ cũng đã từng đi hái trái cây theo năng xuất, phơi nắng cả ngày mà chỉ được 30 hay 40 đồng, nếu mọi người đòi phải trả theo lương giờ tối thiểu thì tương lai, trái táo chắc cũng không dám mua mà ăn.

Người dân Việt Nam rất may mắn được sang Mỹ thập niên 70, 80 và 90 với một số đáng kể là những cựu quân nhân VNCH hay làm việc với chính phủ Mỹ, nhưng cũng không ít người như tôi đựơc tới Mỹ với diện nhân đạo, các công xưởng cần nhiều nhân công nên rất nhiều người đã được job thơm.

Các công ty lớn nhỏ hiện nay đã thay đổi rất nhiều, người ta chỉ tính làm sao kiếm được nhiều tiền lời nên cái gì có thể đưa ra nước ngoài kiếm tiền nhiều cho hãng là họ đưa đi.
Thường mỗi tuần chúng tôi ra ngoài ăn để nói chuyện với các bạn bè ở các công ty khác nhau, để biết tình hình hiện tại. Tôi biết được bên Mễ họ trả lương rất thấp, vì bản tính người dân Mễ không chịu làm lâu cho một hãng; người ta có thể đi làm dùm...
Thí dụ hôm nay anh nhậu say sáng mai không đi làm được thì có thể nhờ một người bạn đi làm thế.
Hãng tôi làm bây giờ mở 1 chi nhánh bên Phillippines, họ có đưa một số người sang bên Mỹ để tập việc với chúng tôi, hãng yêu cầu nhân viên đưa họ đi ăn trưa, vì là người Á Châu với nhau nên tôi tình nguyện mỗi tuần 1 ngày trong vòng 3 tháng, đưa nhân viên đó đi ăn, để họ biết về nước Mỹ, hãng sẽ trả tiền ăn cho cả hai chúng tôi.
Những dịp như vậy tôi tìm hiểu về nước Phi cũng như chi nhánh hãng mình ở bên đó, mới biết được lương nguyên tháng của họ không bằng lương của nhân viên bên đây làm một ngày; họ phải làm 48 tiếng một tuần mà không dám kêu ca.
Cám ơn chính phủ và người dân Mỹ đã cho tôi định cư nơi đây và chọn là quê hương thứ hai, nếu không có cơ hội thì hôm nay chắc tôi đang đi "lao động vinh quang" nơi công trường cà phê hay cao su, hoặc mặt cắm xuống đất, đít chổng lên trời ở ruộng lúa để kiếm thực phẩm nuôi gia đình 1 vợ 4 con.


Nguyễn Cao Thăng(78-81)
14.10.18
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây
   
© maitruongxuath.org