Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
6 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 1 tháng #19241



Trò đổi áo thời học cấp III Tân Hiệp

Ngày ấy nhà nước bán hàng theo sổ, nó không theo nhu cầu mà theo phân phối. Vài chục hộ được phân phối hai cái mùng, ba cái mền, hai khổ vải quần tây…, thế là phải họp nhau lại và rút thăm, ai trúng thì được quyền mua.

Người có tiền thì họ mua hàng hóa ngoài chợ đen theo nhu cầu của họ, còn con nhà nghèo lúc bấy giờ mà được một bộ quần áo lành lặn, để mặc đi học là may lắm rồi.

Chỉ với một bộ quần áo từ ngày này qua ngày khác để đến trường, nên khi ở nhà trọ thì hầu như anh nào anh nấy đều chỉ quần tà-lỏn ở trần cho nó mát mẻ, vì gió có thể lùa vào tới xương.
Một tuần mới phải giặt quần áo một lần. Phần vì làm biếng, phần vì sợ chúng mau nhạt màu, cũng có thể mồ hôi ở tuổi học cấp III nó đỡ nặng mùi hơn bây giờ thì phải.

Những lúc đi chơi, nhất là đi chơi với bạn gái mà cứ có mỗi một bộ quần áo, nên ai cũng cảm thấy ngài ngại.
Cái khó ló cái khôn, những anh chơi thân với nhau, thường đổi áo cho nhau mỗi khi đi chơi. Phần nhiều chỉ đổi áo mà thôi chứ ít ai đổi quần, vì quần có kích cỡ chênh lệch nhiều hơn bởi những thứ lằng nhằng ở trong ấy.

Lợi bất cập hại, một hôm cô bạn gái khen: “Các anh thân nhau còn hơn cả anh em ruột thịt. Không những màu áo giống nhau, kiểu áo giống nhau, mà còn cả vết mực dính trên áo cũng giống nhau luôn”.
Lợi bất cập hại, mồ hôi của mỗi anh nó hôi một kiểu khác nhau, đến khi nó được trộn lẫn vào nhau, thì nó đã phát ra một thứ mùi khó chịu và khó tả, nên cái trò đổi áo thời học cấp III Tân hiệp đã bị chấm hết từ hôm ấy.


NHT. 22/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 1 tháng #19246

Nỗi oan thời học cấp III Tân Hiệp

Thời học cấp III Tân Hiệp, ai mà được “lên cột cờ” thì hãnh diện lắm! Vì là những học trò ngoan, những học trò học giỏi hoặc đã làm những gương lành gương sáng…
Thời học cấp III Tân Hiệp, ai mà bị “lên cột cờ” thì ngại lắm! Vì bị cho là những học trò hư, những học trò học nghịch ngợm hoặc đã làm những gương mù gương xấu…

“Lên cột cờ”. Có thể chỉ lên mỗi họ tên và địa chỉ, cũng có thể lên cả hồn lẫn xác nữa, để cho mọi người tha hồ chiêm ngưỡng dung nhan.

Ngày ấy, ai mà được ban giám hiệu cho phép học đêm và ngủ đêm tại trường là điều vô cùng diễm phúc.
Diễm phúc vì không bao giờ bị công an huyện xét hộ khẩu nữa, cũng không lo trộm cướp…, vì thầy Chấn cùng với súng ống thường xuyên đi lòng vòng khu vực nhà trường vào ban đêm để giữ an ninh.
Diễm phúc vì được xem phim miễn phí khi phòng TTVH huyện nhờ sân trường để chiếu phim.
Diễm phúc vì được dùng điện thoải mái mà không phải trả tiền, những cái lưỡi lam được kẹp song song với nhau vào một chiếc đũa là dụng cụ để nấu nước. Có thể nói, các dụng cụ nấu nước hiện đại nhất trên thế giới, không loại nào nấu nước sôi nhanh bằng những cái lưỡi lam lúc ấy, nhưng nguy hiểm lắm!
Vì không thể ngắt cầu giao tổng, nên thường xuyên liều lĩnh mắc điện sống, nếu không nhờ ơn trời phù hộ chắc có anh đã lên bàn thờ ngồi lâu rồi.
Ai cũng cảm thấy hơi ơn ớn thầy Thiềm và thầy Chấn vì các thầy đã nhẵn mặt từng người, nếu lỡ có sự cố gì thì chắc chắn khó thoát.

Một hôm, cả đám đã bị thầy Thiềm ghi từng tên cho đội cờ đỏ xuống lớp mời lên văn phòng, để điều tra về một vụ việc chưa từng xảy ra bao giờ.

Sau khi lớp học buổi sáng tan, lớp buổi chiều đang quét dọn phòng học, thì phát hiện ra một đống lù lù ở góc phòng đã bị se mặt. Từ đống ấy đã phát ra một thứ mùi rất khó chịu, thứ mùi của cái bụng nào đó bị ọc ạch và đau quặn rồi tuân ra.

Cái đống thổ tả kia, sao nó lại nhảy đúng vào cái phòng của đám học trò hoạt động ban đêm tại đó?
Không ai nhận cái đống ấy là của mình, vì nếu nó có hồi đêm thì nó đã bị phát hiện ra từ buổi sáng, nhưng cuối cùng cả đám vẫn phải đi hốt nó một cách tập thể, và đầu tuần kế ấy cũng đã bị “lên cột cờ” tập thể.

Các thầy vẫn còn thương nên không lấy lại cái diễm phúc mà các thầy đã cho, các hoạt động vẫn được diễn ra bình thường, nhưng đã phải đổi sang phòng khác để hoạt động, vì cái góc phòng kia đã gây ra một ấn tượng quá xấu, và ai cũng đều cảnh giác hơn từ đó.

Vụ việc này đã bị “chìm xuồng” cho đến nay, và có lẽ nó sẽ bị “chìm xuồng” cho đến tận thế.
Vụ việc này đã làm cho người ngay bị oan, nhưng nó lại là một kỷ niệm vui đáng nhớ của những người trong cuộc. Nỗi oan thời học cấp III Tân Hiệp!

NHT. 23/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 1 tháng #19249

Lao động thời học cấp III Tân Hiệp

Lao động để thầy cô và học sinh làm những công việc trong khu vực nhà trường, và những việc công ích xã hội ngày ấy.
Lao động có thể là dọn cỏ quanh trường, có thể là đào đắp đất ở đâu đó… Đào đắp đất là công việc nặng nhọc nhất, thích nhất và cũng có nhiều trò hay nhất.

Phải dàn thành hàng ngang để vận chuyển đất từ nơi đào đến nơi đắp, nam nữ xen kẽ nhau để phái mạnh đỡ đần phái yếu, chẳng biết có mạnh hơn được bao nhiêu hay ngược lại, nên nhiều anh bị oan.
Anh chị nào mà đã có sẵn mối ân tình thì họ tranh thủ đứng bên nhau, còn đa số là ngẫu nhiên.

Một cục đất hình khối tương đối vuông, mỗi cạnh khoảng 20cm được chuyển từ tay anh đến tay chị, rồi lại từ tay chị đến tay anh kế bên. Một anh được đụng chạm vào tay hai chị và một chị cũng được đụng chạm vào tay hai anh.

Sự đụng chạm cứ diễn ra đều đều, tỷ lệ thuận với số cục đất được đắp lên. Nhưng cũng có những nơi trong cái hàng ngang đang vận chuyển đất ấy, sự đụng chạm kia được đụng chạm ngày càng nhiệt tình hơn, diện tích chỗ đụng chạm của những cánh tay cũng ngày càng lớn hơn.

Có anh, hoặc vì hăng hái với công việc, hoặc là được đụng chạm lần đầu, đã bị hớp hồn mà té xoạc chân rách cả quần không hề hay biết. Vì bùn sình lấm lem nên ít ai thấy, mà có thấy cũng chỉ tưởng lầm là một cục sình nào đó bám vào rồi đung đưa…, bởi nó còn non trẻ dễ thương của thời học cấp III Tân Hiệp, chứ nó không “gớm ghiếc” như bây giờ, đã trải qua bao năm tháng và cũng bị người đời “bào mòn” nhiều rồi.


NHT. 24/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 1 tháng #19252

Hội trại thời học cấp III Tân Hiệp

Ngày ấy, cứ trước lễ Noel vài hôm, nhà trường thường tổ chức hội trại, nhưng đến ngày lễ Noel lại vẫn phải đi học, trong khi hầu như học sinh cả thế giới được nghỉ.

Hội trại để thầy trò được hưởng vài ngày đêm màn trời chiếu đất, ăn uống, sinh hoạt… với nhau.
Hội trại để thầy trò được múa với nhau bài Vacilón mà thầy Vinh đã dạy cho, cũng để được nghe thầy Châu đơn ca bài Tàu anh qua núi…, cùng nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn, mà tiết mục Thi hoa hậu quốc tế đã gây ấn tượng nhất.

Ấn tượng là chỉ có diễn viên cho hoa hậu Việt Nam là học sinh nữ, và cũng là hoa hậu đoạt vương miện hoa hậu quốc tế.
Ấn tượng là diễn viên cho hoa hậu các nước Liên Xô, Cu Ba, Kampuchea, Lào đều là học sinh nam được “thẩm mỹ” ngực bằng các cặp sọ dừa, và những cái váy bằng khăn trải bàn…
Ấn tượng là màn biểu diễn đã gây nhiều vui nhộn.
Ấn tượng là “màn gãi” sau khi biểu diễn của các diễn viên được “thẩm mỹ” ngực bằng sọ dừa, họ gãi toàn thân như chưa bao giờ được gãi, nhất là ở những nơi có nhiều ngóc ngách.

Nhìn các diễn viên ngày ấy mà thương lắm, mình mẩy chỗ nào cũng nổi đỏ vì bị kiến cắn, mà lại là loài kiến lửa mới ngứa mới sưng nhiều đấy chớ! Có những chỗ bị sưng vù lên trông giống như trái bắp sún.
Nguyên nhân là do đàn kiến lửa, đã kéo nhau vào ăn những phần cơm còn sót lại trong cái sọ dừa, và sau khi ăn no chúng đã định cư luôn ở đó.

NHT. 25/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 1 tháng #19257

Tập luyện quân sự thời học cấp III Tân Hiệp

Mỗi năm học sinh cấp III Tân Hiệp phải tập luyện quân sự tại huyện đội một tuần, lỡ khi có giặc thì lực lượng này đã biết kỷ luật quân đội và cũng biết sử dụng súng ống…, để mà xông pha nơi chiến trường.

Một tuần tập luyện quân sự là một tuần học sinh được thay đổi không khí, không phải học bài trả bài, không phải làm bài tập… Nhưng tuần ấy lại phải xin gạo của mẹ nhiều hơn vì là nằm, trườn, bò, chạy…, sẽ bị tốn cơm hơn.

Các buổi tập về đội hình tương đối đơn giản, nhưng các buổi tập bò trườn về mục tiêu thì phiền phức đủ thứ, vì chưa quen nên hay bị cọ vào nền bãi tập, có khi vào cả một cục đá, như thể lấy trứng chọi đá. Đau nhói!

Một anh đã lượm được một vật có hình dáng như một cái kíp nổ, bỏ vào túi đưa về nhà trọ cùng nhau đập gõ mãi mà vẫn không phá nổi cái kíp nổ ấy. Có một đàn anh đang nấu cơm chiều đã cầm bỏ vào bếp củi để "nướng", một tiếng nổ phát ra anh ta hy sinh một đốt ngón cái, hai đốt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải.

Được bệnh viện Tân Hiệp băng bó, khi vết thương lành thì ba ngón đã trở thành một vì chúng bị dính vào nhau.

Lúc tay phải bị thương anh ta tập viết bằng tay trái, khi lành vết thương anh ta lại tập viết bằng tay phải. Tuy nét chữ có xấu hơn trước, nhưng anh ta đã viết được bằng cả hai tay, viết bảng cũng vậy.

Địch ở đâu chưa thấy, mà đã bị hy sinh một số đốt ngón tay! Nhưng vì bị thương, nên ngày ấy không những anh ta không phải đi Kampuchia, mà còn viết được bằng cả hai tay.

Đúng là cuộc đời, trong cái rủi lại sinh ra cái may!


NHT. 26/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm, 1 tháng #19259

  • Thanha
  • không trực tuyến
Triều Nguyễn ơi!

Văn phong hay lắm! một tác phẩm có giá trị. Nói về kỷ niệm thời đi học của trường mình TC muốn chia sẻ với em, còn có một tác phẩm nhiều tập khác " Bút ký Tân Hội năm 1977" (Thanh Sơn 77-80 ) trang 2 Văn. Lúc đó Triều Nguyên chưa vô cấp 3, các anh chị mình cũng khổ như vậy.

Em càng viết Thầy cô càng xúc động, vui có buồn có. Thấy thương học sinh Tân Hiệp mình lúc đó quá. Có thể lúc đó người làm thầy cô này cũng chưa rõ hết nỗi cực khổ nếm trải và chịu đựng của học sinh thời bấy giờ.

Cám ơn em.


TC 27.10.16
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.13 giây
   
© maitruongxuath.org