Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
67 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19262

Em chào thầy cô ạ!

Em cám ơn thầy cô đã thương em mà hay để ý đến em, động viên em.
Em thú thật với thầy cô, có lẽ ngày ấy ở lứa tuổi của chúng em là bị thiệt thòi nhất. Những bất công xã hội và sự nghèo khổ như đã ngấm sâu vào máu em, nhất là khi em đã phải cố gắng đứng lên để tự đi bằng những bước đi đàng hoàng.

Một lần nữa em cám ơn thầy cô nhiều lắm, và em sẽ cố gắng gợi lại những kỷ niệm xưa. Để thầy cô, các anh chị và các bạn nhìn lại quá khứ mà cảm thấy vui.


27/10/2016
Nguyễn Hải Triều

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19263

Tưởng nhớ bạn học

Còn mấy hôm nữa thôi, thời gian lại bước sang tháng 11, tháng 11 là tháng các linh hồn của người Công Giáo.
Ngoài các ngày lễ cầu hồn và các giờ kinh tối, người Công Giáo đã dành hẳn tháng 11 để kính nhớ, tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các thân nhân, ân nhân, bằng hữu và mọi người đã qua đời.

Tháng 11 về, Trieu Nguyen lại tưởng nhớ đến các bạn học của mình đã ra đi mãi mãi.

Cách nay 12 năm, vào một sáng sớm Phan Hồng Nhiều từ Sài Gòn gọi điện báo tin cho Trieu Nguyen là Võ Văn Tài vừa qua đời. Khi Trieu Nguyen đến nhà của Tài thì Tài thực sự đã ra đi, Tài ra đi một cách đột ngột, thanh thản và bình an. Đứng nhìn Tài nằm đó, mà Trieu Nguyen cứ ngỡ như Tài đang trong một giấc ngủ say! Vì cách đó mới mấy ngày, hai thằng vẫn còn cụng ly với nhau cơ mà!

Năm 2014 Trieu Nguyen về thăm Việt Nam, Nguyễn Xuân Niệm và Vũ Đức Cần cho hay là Phan Hồng Nhiều bị bệnh nặng. Trước khi trở lại Úc một ngày, Trieu Nguyen đã đến thăm Nhiều. Nhiều mừng lắm, câu đầu tiên của Nhiều: “Mày về hồi nào vậy Triều, có khỏe không?”, Trieu Nguyen trả lời: “Tao về hơn bốn tuần rồi, có nghe thằng Niệm và thằng Cần nói mày bị bệnh mà hôm nay tao mới ghé thăm mày được, mai tao lại đi”. Lúc đó hai thằng chỉ còn biết cầm tay nhau mà ngậm ngùi. Đúng một tuần sau, Xuân Niệm báo tin Phan Hồng Nhiều qua đời.

Cao Thành Nam, một người bạn học và cũng là xóm giềng của Trieu Nguyen khoảng 10 năm ở phố Kinh 8-Tân Hiệp. Trieu Nguyen là một trong số rất ít bạn học, tham dự đám cưới của Nam vì Nam lập gia đình hơi trễ. Nam hiền lành và rất nhiệt tình với anh em, năm 2014 Trieu Nguyen cũng gặp Nam cùng bạn bè và một ít các thầy. Lúc ấy, Nam vẫn bình thường, không bỏ sót vòng nào, cứ vui vẻ như những lần trước cho tới cùng. Vậy mà sau đó khoảng hai tháng, vào một buổi tối Đào Duy Chính báo tin Cao Thành Nam qua đời.

Cũng trong dịp về 2014, Trieu Nguyen đi dự một đám cưới ở Sài Gòn và gặp lại bạn Chu Quang Toàn trong đám cưới đó, nên anh em cùng ngồi một bàn. Rất lâu rồi Trieu Nguyen không gặp lại Toàn, Toàn vẫn trầm trầm và nhiệt tình như ngày nào. Sau đám cưới, hai thằng cùng vài người quen tiếp tục qua một nhà hàng gần đó. Vì lâu quá bạn bè không được gặp, nên mọi thứ kỷ niệm thời học cấp III đã lại quay về với nhau, cho mãi tới gần tối hai thằng mới chịu chia tay. Khoảng tám tháng sau, Đinh Văn Nghĩa báo tin Chu Quang Toàn qua đời.

Mặc dù Trieu Nguyen ở xa, nhưng đã có cơ may được gặp lại bốn người bạn trước khi các bạn ấy qua đời.

Trieu Nguyen có cảm giác sự sống và cái chết như ở sát bên nhau hàng ngày, bạn bè nay vẫn còn bình an mà mai lại ra đi mãi mãi, để cho lần gặp nhau cuối cùng đã trở thành một kỷ niệm linh thiêng.

Tháng 11 lại về, Trieu Nguyen cầu chúc Tài, Nhiều, Nam và Toàn hạnh phúc ở cõi vĩnh hằng các bạn nhé!

NHT. 27/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19269

Chào TC.

Dạ cám ơn TC đã nhớ tới em và chỉ bảo. Em đả đọc nhiều lần "Bút ký Tân Hội", lần nào đọc xong long thấy nao nao, buồn vui lẩn lộn vì em cũng đã có mặt ở đó. Lúc rảnh rổi trong giờ làm việc em cũng hay đọc văn của Triều Nguyễn và thông cảm được những khổ cực và sự chịu đựng các NK sau.

Chúc TC nhiều sức khỏe và các bạn TS, ThanhSơn, Triêu Nguyễn củng vậy để viết nhiều văn thơ hay cho MTX thêm phong phú.


Phong Nguyen SJ 27/10/16

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19273

Cơm rang muối thời học cấp III Tân Hiệp

Cơm rang muối, tên một món ăn mà có nhiều người lần đầu mới nghe, chứ nói chi tới được thưởng thức.

Từng vùng miền của Việt Nam có ẩm thực khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Người Bắc thì Rán nhưng người Nam lại Chiên, người Bắc thì Rang nhưng người Nam lại Kho…, cô nào thích làm dâu “lệch pha”, mà không chịu tìm hiểu kỹ mục này, sẽ dễ bị sứt mẻ tình cảm với mẹ chồng lắm đó!

Cá rang muối thì không ai còn lạ gì, nhất là mấy anh nhậu nhoẹt, vì món này vừa ngon lại vừa đơn giản dễ thực hiện. Còn cơm rang muối là một món “đặc sản” của một số học sinh trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa.

Cơm rang muối, thường là cơm nguội vào sáng sớm. Cơm được trộn đều với nước muối cục sao cho vừa ăn. Bỏ cơm ấy vào nồi nèn chặt, sao cho cơm ở đáy nồi dày khoảng 3 hay 4cm. Nếu còn thừa, cơm được nèn bốn chung quanh nồi, cũng có độ dày như đã nèn ở đáy.

Nhiệt độ sẽ quyết định tất cả, nhiệt độ sao cho phần cơm áp sát đáy và thành nồi không bị khét, mà chỉ được nóng dần, vàng lên, rồi giòn ra…

Nếu món cơm cháy ở thị trường ngày nay, mà chẳng may “đụng hàng” cơm rang muối của học sinh trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa, thì chỉ còn một cách là chắp tay xá “Ông Nội!”, rồi xách dép bỏ chạy một nước!


NHT.28/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19279

Mùa nước nổi

Vào thời điểm này, mực nước của mùa nước nổi ở Miền Tây hầu như là cao nhất.

Mùa nước nổi hôm nay, cánh đồng của Miền Tây chỉ còn một màu đùng đục của nước phù sa.
Mùa nước nổi ngày xưa, cánh đồng của Miền Tây là một màu xanh của những cây lúa đang ôm đòng, cây lúa lúc ấy đầy đặn và mỡ màng như cô gái ở tuổi đôi mươi mới về nhà chồng được năm bảy tháng.

Mùa nước nổi có lẽ là mùa dễ “thở” nhất trong năm vào thời ấy, dễ “thở” đúng nghĩa vì đâu đâu cũng là nước khiến cho không khí trong lành, dễ “thở” vì cá có môi trường sinh sản tại chỗ và từ sông Mê-Kông trôi về, dễ “thở” vì các loại rau muống, bông điêng điểng…, rất nhiều trong vùng có nước nổi.

Học trò của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy cũng dễ “thở” hơn khi mùa nước nổi về, cá linh nấu canh chua với rau muống, cá rô kho me nhúng bông điêng điểng… Cái trò đi câu bằng bè chuối là ghiền nhất, vì được len lỏi vào những nơi có nước, vì được ăn những bông lúa non còn trắng tinh… Câu trúng con cá càng lớn thì càng thấy thích thú, mà những con cá bị câu hụt thì thường cảm giác là nó lớn hơn nhiều nên lại càng thấy tiếc hơn.

Những lần đi câu phía sau trường cấp III Tân Hiệp, nhiều người sợ câu được những con cá “rô mề” đã có “quốc tịch” của toilet nhà trường. Nhìn thì thấy chúng rất hấp dẫn đấy, nhưng ai cũng sợ ăn vào rồi bị “mù mồm”. Có người lập luận là sẽ có cách phân biệt, con cá nào mà có thâm niên cư trú ở toilet càng lâu bao nhiêu, thì mắt của nó càng bị lé nhiều bấy nhiêu, vì hàng ngày nó luôn phải liếc mắt lên để rình mồi và nó cũng thường hay liếc mắt lên để “chiêm ngưỡng”.

Mùa nước nổi có nhiều kỷ niệm vui lắm! Nhất là hay bị điểm kém vì sự quyến rũ từ mùa nước nổi.

NHT. 29/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19284

Làm mướn thời học cấp III Tân Hiệp

Đối diện với bến sông của nhà thờ Đài đức Mẹ, phía bờ bên kia sông Cái Sắn là lò đường Tân Tiến.

Các ghe chở mía trong vùng Tân Hiệp thường chở mía cho lò đường Tân Tiến, công nhân bốc vác ở đây làm theo thời vụ (Casual). Trong đám công nhân này có cả học sinh của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy.

Thường thì chủ ghe thuê mướn bốc vác mía lên lò đường theo ghe, nhóm công nhân tự hoàn thành rồi tự chia tiền.

“Phi thương bất phú”. Cả nhóm học trò làm mướn kia bàn bạc, sẽ dùng tiền công vác mía mướn làm tiền vốn, để mua đường chảy tại lò đường Tân Tiến về bán lại cho các cô bác bán sương sâm, sương sáo, bán chè… Có nghĩa là mua tận gốc và bán tận ngọn.

Khi được chủ ghe kêu đi vác mía, cả nhóm thủ sẵn nồi niêu xoong chảo…, để làm dụng cụ chứa đường chảy.

Lội ngang sông để đi làm và lúc về cũng vậy, nhưng lần về này trách nhiệm nặng nề hơn, vì mỗi người phải lôi theo một cái nồi hay một cái chảo…, đã được chứa đường chảy bên trong.

Cả nhóm lội ra gần giữa dòng, thì bắt đầu đâu đó phát ra những âm thanh “chìm rồi”.

Thì ra, khi cả nhóm bắt đầu băng qua sông, vì mạnh ai nấy lội nên đã tạo ra sóng làm đắm các nồi niêu xoong chảo…, đã được chứa đầy đường chảy. Đường chảy mới ra lò nó bám rất chắc vào dụng cụ chứa nó, nên nó đã kéo theo tất cả nồi niêu xoong chảo…, xuống lòng sông.

Đành mất “cả chì lẫn chài”, đành phải “bỏ của chạy lấy người”. Lúc đó không ai có thể làm được gì hơn, mất công một buổi vác mía mướn đã đành, nhưng không biết ngày mai lấy gì để mà nấu nướng đây!.

Ông bà đã dạy là “Khôn ba năm dại một giờ”, nghệ sĩ Kiều Oanh thì “Khôn ba năm dại mười phút”, còn cái “phi vụ” này có lẽ là “Khôn ba năm dại một phút”.


NHT. 30/10/2016
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org