Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
66 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19289



Mùi cơm khét thời học cấp III Tân Hiệp

Vào mùa mưa, nhất là mưa ngâu của tháng bảy âm lịch thì việc nấu nướng trở nên cực kỳ khó khăn.
Khó khăn là vì học trò ở trọ nên không có chỗ chứa củi khô cho tháng mưa ngâu.
Khó khăn là vì hàng tuần phải về lấy củi của mẹ mang theo và dọc đường đi đã bị mưa làm ướt.
Khó khăn là vì nhiều khó khăn của cái thời đầy khó khăn…

Nấu nướng bằng củi còn tươi hay củi bị ướt có thể là một “kỹ nghệ” độc quyền của học trò trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa.
Củi phải được chẻ nhỏ gần như những chiếc tăm tre cùng với ít giấy vụn để nhóm lửa, sau khi bếp lò đã cháy thì bắc nồi niêu xoong chảo lên, và lại tiếp tục chẻ củi khoảng bằng chiếc đũa, rồi xếp chúng chung quanh cái bếp lò đang cháy để hong khô, lấy củi đã được hong tương đối khô và đẩy chúng vào bếp lò.

Các món luộc, kho… được nấu bằng củi còn tươi hay củi bị ướt sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường, và chất lượng của nó cũng bị giảm đi, nhất là mùi vị đặc trưng của từng món.
Nấu cơm bằng củi còn tươi hay củi bị ướt là rất khó, vì nhiệt độ của bếp lò chỉ đủ để cơm sôi lăn tăn, gạo hay bị trương ra mà không chín, nên phải nấu cho thấy mùi khét rồi trở ngược nắp nồi xuống, lại tiếp tục nấu cho đến khi thấy mùi khét lần nữa mới thôi.

Hôm nay, nhiều người đang có bữa ăn hàng ngày với loại gạo thơm ngon bậc nhất của Thái Lan, nhưng có lẽ họ chỉ cảm giác ngon miệng tức thời, vì càng ngày càng có nhiều loại gạo thơm ngon hơn, nên ít ai để ý đến cái dở hơn cùng loại ở quá khứ. Còn cái mùi cơm khét thời học cấp III Tân Hiệp vào tháng mưa ngâu của một số học trò ngày xưa, nó sẽ đi theo từng người cho đến tận cuối cuộc đời.


NHT. 31/10/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19292

"Shopping" thời học cấp III Tân Hiệp

Ngày nay, khi nói đến shopping là người ta nghĩ ngay đến việc mua sắm ở siêu thị. Siêu thị ở các nước hùng cường có bán đủ thứ “Thượng vàng hạ cám”, có lẽ chỉ máy bay hay chiến hạm thì mới không thấy có bán ở các siêu thị.

Ngày xưa, một số học trò của trường cấp III Tân Hiệp cũng “shopping”, nhưng chỉ đến chợ Tân Hiệp mua trái bầu, mớ rau… thỉnh thoảng là một vài khứa cá.

Ngày xưa, một số học trò của trường cấp III Tân Hiệp cũng “shopping”, nhưng không có xe đẩy và giỏ xách… Có lần gặp một quả bầu dài cả thước, người “shopping” đành vác nó lên vai, rồi đi được vài chục mét thì bỗng nó bị gẫy ra làm đôi, bởi lực cộng hưởng của bước chân, thế là hai tay cầm hai khúc và cũng về đến nhà trọ bình an.

Cá rẻ tiền thường là những con cá biển đã bị mất hết phần bụng, có lần gặp cá đuối rẻ nên người “shopping” đã mua cả kí-lô, đến khi kho thì nó bốc ra cái mùi đặc sệt của amoniac (NH3) không thể chịu nổi, cả nhóm đành phải “ngậm ngùi” bỏ đi cái món cá đuối kho hôm ấy.

Hôm nay, hầu như siêu thị đã mọc lên ở khắp nơi. Khi học trò của trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa shopping ở một nơi nào đó, thì “shopping” thời học cấp III Tân Hiệp thỉnh thoảng lại quyện về, đã làm cho không ít người chợt nhớ lại ký ức tuổi học trò.

NHT. 01/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19299



Đông Bình ngày ấy - Nhiều kỷ niệm khó quên

Ngày ấy, có lẽ học trò của trường cấp III Tân Hiệp ở Đông Bình là thích nhất.

Thích nhất là vì mỗi ngày đi học lại được “ngắm” chợ Tân Hiệp hai lần.

Thích nhất là vì cứ đến gần các kỳ thi, học trò Đông Bình có thể cầu khấn với Chúa và cả đi Chùa nữa, để các Đấng ấy phù hộ cho. Cũng có thể những lúc giận Chúa thì đi Chùa hoặc ngược lại, vì Đông Bình có nhà thờ, có chùa và có cả đền đài.

Cánh đồng Đông Bình ngày ấy cũng tuyệt vời đối với học trò của trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa.
Tuyệt vời vì cái mùi của cánh đồng Đông Bình đã quyện vào các phòng học quanh năm. Sau những cơn mưa đầu là cái mùi của đất cày cho một mùa vụ mới, đến cái mùi của mạ non, đến cái mùi của cây lúa còn con gái, đến cái mùi của hạt lúa đã chín vàng…, cả mùi khói đốt đồng và bụi tro của rơm rạ.

Ngày ấy, một số học trò của trường cấp III Tân Hiệp thường ra cánh đồng Đông Bình để cắt rạ, rồi đốt lấy tro đem về bán cho các nhà làm vườn. Cứ cắt vào buổi chiều, đốt vào buổi tối và ngày hôm sau thì hốt tro. Có vài lần tro ấy đã bị lốc cuốn đi hết, thành thử lại bị “toi công”.

Ngày ấy, cánh đồng Đông Bình có rất nhiều cá ở các lung đìa sau mùa thu hoạch lúa. Cá lớn thì xuống đìa, cá nhỏ bị kẹt lại ở lung. Lung là những vũng nước đọng ở những nơi thấp, lung nhỏ thì vài trăm mét vuông, lung lớn thì vài ngàn.

Bắt cá ở lung rất thú vị vì cá ở lung rất nhiều, nhiều như thể có ai đó đã thả cá vào một cái thau sệt sệt nước. Cá chỉ bằng khoảng cẳng cái thôi! Dầm mình trong bùn sình để bắt cá, có khi chúng chui cả vào trong tà-lỏn, cá lóc thì không sao vì là “đồng loại”, còn gặp phải cá trê hay cá rô thì sợ lắm, mà sợ nhất là cá chốt.

Hôm nay, học trò của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy, lông đã nhiều, cánh đã dài…, đã tung bay khắp nơi. Nhưng mỗi người không nhiều thì ít, vẫn còn đọng lại trong “phổi” cái mùi của cánh đồng Đông Bình, và trong “não” nhiều kỷ niệm khó quên từ cánh đồng Đông Bình ngày ấy.

NHT. 02/11/2016

**Hình ảnh tượng trưng: một cây cầu khỉ tại kênh 5. Sưu tầm trong photobucket. NĐC 07/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19301

Cái trụ của cổng chợ Tân Hiệp ngày ấy đã gây tai họa

Ngày ấy, ở ven quốc lộ 80 lối đi vào chợ Tân Hiệp. Người ta đã xây hai cái trụ hai bên gọi là cổng chợ, không biết người ta xây để làm gì, vì không thấy có cánh cổng chợ bao giờ.

Một anh bạn học trọ chung nhà, đến phiên phải đi chợ nhưng lại chẳng thấy anh ta trở về.

Học trò ở trọ để đi học trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa, ăn chung mâm, ngủ chung giường, đọc chung một quyển truyện…, còn nhiều cái chung lắm nhưng không ai dám kể ra đâu, vì là cái mùi của nó.
Chỉ duy nhất có một cái riêng là làm riêng, là vì cái giống làm tập thể nó ỳ ạch lắm, nó hay tỵ nạnh nhau lắm…, nhất là khi hiệu quả xấu xảy ra, thì không có người chụi trách nhiệm, như cơm sống hay canh mặn… Thành ra mỗi người đều phải bao trọn gói một tuần, nấu nướng, chợ búa, gạo nước, củi trấu…

“Ngóng mẹ về chợ” của các em bé, có thể vì khát sữa, có thể vì thèm quà, cũng có thể vì nhớ mẹ… Còn "Ngóng" cái thằng mà đến phiên nó đi chợ nhưng nó chẳng chịu về, thì cũng giống như các em bé đang “Ngóng cả bố lẫn mẹ về chợ”, là vì sự sống của anh em trong tuần ấy, đã nằm gọn trong tay của cái thằng đi chợ chưa về.

“Bụng đói đầu gối phải bò”, ai đói nhiều thì “bò” đi nấu nướng, còn vài người đói ít hơn thì “bò” đi “truy lùng” thằng đi chợ không chịu về.
Bước đến cổng chợ, là thấy ngay một bên trụ vừa được xây hồi trưa đã bị ngã lăn kềng ra, còn gạch xây thì chẳng có cục nào bám vào cục nào. Nguyên nhân là do một anh thanh niên đi ngang qua, đã vô tình đụng vai vào cái trụ ấy.

Hóa ra cái anh thanh niên làm đổ cái trụ của cổng chợ, lại là cái thằng đi chợ chưa về hôm ấy. Anh ta được đưa vào “nhà mát” của công an thị trấn Tân Hiệp “làm việc” cho tới khuya mới về.

Cái trụ của cổng chợ Tân Hiệp ngày ấy đã gây tai họa, tai họa có thể đến từ vật liệu kém, tai họa có thể vì bị ăn bớt ăn chặn… Cũng may phước là ngày ấy người ta chỉ xây có mỗi cái trụ của cổng chợ, nếu người ta xây cả cái chợ Tân Hiệp thì không biết chuyện gì đã xảy ra!

NHT. 03/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19309

Bói toán thời học cấp III Tân Hiệp

Bói toán có từ mọi thời và mọi nơi, vì hầu như ai cũng thích biết tương lại của mình sẽ ra sao.
Bói toán qua chỉ tay, bói toán qua tướng mạo, bói toán bằng những lá bài…

Có lẽ cái tuổi mộng mơ của học trò cấp III là thích bói toán nhất, có nhiều trò bói toán nhất và nhất là trong lãnh vực tình yêu đôi lứa.

Bói toán cho rằng những đường gạch ngang cạnh bàn tay, ngay dưới ngón út nó sẽ thể hiện sự trung thành. “Nam tả nữ hữu”, ai có đường gạch ấy mà càng nhiều bao nhiêu, thì người đó sẽ càng bất trung trong yêu đương bấy nhiêu, có nghĩa là càng lắm bồ nhiều bịch bấy nhiêu.

Khi nam nữ đã yêu tha thiết da diết, người ta sẽ không bao giờ buông nhau ra, cho dù thiên lôi có mang lưỡi tầm sét đến đứng sát bên họ. Còn yêu mới ở giai đoạn “lơ mơ” hoặc yêu đơn phương, thì không có cơ hội nắm được bàn tay, để mà “điều nghiên” những đường gạch bên dưới ngón út.

Các “Ông bà thầy bói” của trường cấp III Tân Hiệp thời ấy, có chiêu bói “Từ Xa” cho những ai không có cơ hội nắm được tay người trong mộng của họ, ấy là “Bói Tên”.
“Bói Tên”, tên bên nam là Cu Tèo và tên bên nữ là Cái Tý có tổng số là 10 âm, có âm trùng nhau là 4. Nếu anh Tèo và cô Tý yêu nhau thì đạt 40% sự đồng cảm.

“Bói Tên” của học trò trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa, nếu đem áp dụng cho hôm nay vẫn còn thấy đúng. Người có chồng Tàu khổ hơn rất nhiều so với người có chồng Tây vì “Tên Ta” và “Tên Tàu” hoàn toàn bằng 0% sự đồng cảm, nhưng “Tên Ta” và “Tên Tây” có rất ít trường hợp xảy ra bằng 0%.

NHT. 04/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19316

Nhớ về những mùa đông xưa từ bài thơ của thầy dạy môn toán - Thầy Lê Lương Năng

Em cám ơn thầy. Qua bài thơ của thầy, em nhớ về những mùa đông, khi em còn ngồi dưới mái trường cấp III Tân Hiệp ngày xưa.

Thưa thầy, ngày này năm ấy không khí lành lạnh đã theo gió heo may đi vào đầy các phòng học. Các bạn có áo ấm cũng đã lác đác đủ màu mỗi buổi đến trường, còn đa số chúng em chỉ có một màu áo cho bốn mùa thầy ạ! Em nhớ thầy cũng không hơn chúng em.

Vào mùa đông, lớp học chẳng vắng ai, nhưng cái phòng học cứ như rộng hơn các mùa khác, có lẽ thầy trò đã phải co người lại cho đỡ lạnh để mà dạy dỗ, để mà học hành.

Thưa thầy, em nhớ những nét chữ của thầy nhiều lắm, những nét chữ đều đều và uốn lượn. Em nhớ những con số thầy viết rất rõ và rất đẹp, nhất là các công thức tích phân, cái “con giun” trong công thức ấy cứ như nó đang ngọ ngoạy.

Mùa đông về, em bị lạnh hơn trong mỗi giờ học, nhưng em cảm thấy mình còn ấm áp hơn rất nhiều, so với bạn bè của em thời đó, vì họ đang phải ngâm mình trong giá rét để mưu sinh.
Mùa đông về, em bị lạnh hơn trong mỗi giờ học, nhìn lên bảng em thấy thầy cũng vậy, nhưng những nét chữ của thầy vẫn đều đều uốn lượn. Lúc đó em thoáng có ước mơ, nếu thầy mà dạy môn văn thì em sẽ được ngắm nghía những nét chữ của thầy nhiều hơn.

Thưa thầy, hôm nay mùa đông đã về rồi, thầy có còn bị lạnh như ngày xưa không ạ? Ước mơ ngày xưa của em như đã trở thành sự thật, em đã được đọc những bài thơ của thầy. Nhưng lúc này em lại có ước mơ, những bài thơ ấy mà được thầy viết trên bảng như ngày xưa, thì chúng sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều!

Em cám ơn thầy đã cho em kiến thức ngày xưa và thầy vẫn còn đang cho em hôm nay.

NHT. 05/11/2016
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây
   
© maitruongxuath.org