Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
55 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19323



Trò nghịch dại thời học cấp III Tân Hiệp

Đúng ra cái trò nghịch dại này không nên nhớ và cũng không nên kể lại, nhưng xét cho cùng là vì tuổi học trò chỉ thua mỗi quỷ và ma. Không biết quỷ ma nó ra làm sao? Còn một số học trò cấp III Tân Hiệp thời ấy có một trò nghịch dại.

Chung quanh xóm trọ học, có nhiều em học cấp II hay lảng vảng đến chơi với mấy anh học cấp III. Chơi với mấy anh học cấp III thì các em học cấp II có nhiều mối lợi, mối lợi là được học “những điều hay lẽ phải”, mối lợi là được nhờ vả bài vở…

Trong nhóm các em học cấp II ấy, có một em vừa láu táu lại vừa láu cá, thành ra đã bị các anh “cho tên vào sổ đen”, có cơ hội là nó sẽ bị “học tập”.

Trò nghịch dại. Một hôm, một mình cái em láu cá và láu táu kia dẫn xác tới, trong lúc các anh đang mải học hành. “Mời về” nó cũng không thèm về, một người bảo nó: “Tụi anh có một trò ảo thuật, tụi anh sẽ cột hai tay em vào cái xà nhà, rồi tụi anh sẽ cởi được cái áo mà em đang mặc, ra khỏi người em mà không bị rách. Nếu em chịu thì làm?”, nó hỏi lại: “Nếu không được thì sao?”, trả lời: “Không được thì mất gì tụi anh cũng chịu”.

Khi thằng bé bị đứng trên một cái ghế, cái ghế được đặt trên một cái bàn thì hai tay của nó mới với tới cái xà nhà. Nó bị trói hai tay quàng vào cái xà nhà, và nó bị các “ảo thuật gia” kéo quần tà-lỏn của nó xuống tới đầu gối. Lúc đó nó chỉ còn một cách là chửi bới và phun nước miếng. Cũng may cho thằng bé, chỉ sau ít phút thì thầy Thiềm vào lấy xe, vì thầy hay gởi cái Honda Dame đỏ của thầy ở nhà này.
Thằng bé đã được thầy Thiềm giải thoát cho, và thầy đã bắt cả đám “ảo thuật gia” kia xin lỗi nó.
Khi thầy Thiềm vừa đi khỏi, thằng bé đã nổi cơn điên, nó thấy bất cứ vật gì có dính dáng đến đám “ảo thuật gia” ấy, là nó quăng hết xuống sông.

Trò nghịch dại thời học cấp III Tân Hiệp, ai bị “thiệt hại” ít thì cũng vài quyền tập hay cây viết… Đúng là đời: “Không có cái dại nào giống cái dại này!”.


NHT.06/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19324


Đi bộ thời học cấp III Tân Hiệp

Trước năm 1975, học sinh từ các kinh đi học ở các trường trung học. Trung học Thái Hòa, trung học Kiên Tân, trung học Cái Sắn… được đò máy đưa rước hàng ngày.

Sau năm 1975, học sinh từ các kinh đi học trường cấp III Tân Hiệp (trung học Thái Hòa), cấp II Thạnh Đông (trung học Cái Sắn), cấp II Thị Trấn Tân Hiệp (trung học Kiên Tân)… hầu như là đi bộ.

Đi bộ nhưng còn phải gồng gánh, mang vác là học trò ở trọ của trường cấp III Tân Hiệp thời ấy, cái thời mà nhà nước đang đánh đổ tư sản mại bản. Chẳng ai hiểu rõ ràng tư sản mại bản là cái giống gì cả, nhưng nhà có TV hay Radio Cassette là không dám mở lớn, có xe Honda thì lại càng phải giấu kỹ hơn…

Đi bộ vài ba cây số như hiện nay là thể dục cho nó khỏe, còn ngày xưa học trò của trường cấp III Tân Hiệp phải đi bộ trên mười cây số, với củi gạo mắm muối trên vai, vừa nặng nề vừa cồng kềng. Nhưng ai cũng phải cố gắng mà gồng gánh, mà mang vác cho cuộc sống một tuần lễ xa nhà.

Đi bộ ở đường làng thì không cần phải nói, nhưng đi bộ ở quốc lộ 80 với mồ hôi nhễ nhãi, rồi nhìn những chiếc xe lao qua vún vút mà thèm thuồng.

Thường vào giữa mùa đông, mẹ hay trồng được bầu bí cà pháo… Mẹ cho vài trái bí, ít trái cà… Nhưng ra đến nhà trọ thì chỉ còn mỗi bí, vì cái bao nó lủng nên cà bị rơi dần ở dọc đường.

Đi bộ thời học cấp III Tân Hiệp. Nhìn lại mà suy gẫm cái thời khổ nhất! Nhưng đổi lại, đã được thầy cô cho cái chữ, để làm hành trang trong suốt cuộc đời.


NHT. 07/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19327

Bữa ốc luộc nhớ đời thời học cấp III Tân Hiệp

Vào mùa này, mực nước lũ đang ngày cạn dần và không khí cũng ngày càng lạnh hơn.
Vì cái lạnh của mỗi buổi sáng, nên những con ốc bươu hay ốc lác to kềng phải bám miệng vào mặt nước. Không biết chúng bám miệng vào mặt nước để thở hay để “súc miệng”, nhưng đã làm cho chúng dễ bị phát hiện và dễ bị bắt.

Vào mùa này năm xưa, ốc bươu và ốc lác nhiều vô kể. Chỉ lựa những con bằng cái hột gà để làm món luộc, gọi là luộc nhưng không có nước mà chỉ có ít nhánh xả ở đáy nồi, thành ra nó giống như món hấp. Ốc được trộn đều với cơm mẻ và lá chanh rồi nấu nhỏ lửa cho đến khi miệng ốc rời ra khỏi vỏ, và một mùi ốc luộc thơm phức!

Khi ốc được đổ từ cái nồi vào cái rổ thì có nước ốc ra theo, cái nước ấy phải bỏ đi, là vì nó “Nhạt như nước ốc”.

Quây quần bên rổ ốc luộc đang bốc khói, dùng cây tăm tre để cạy miệng con ốc, còn tay bên kia xoay từ từ, sao cho kéo được cả tim gan phèo phổi của con ốc, rồi chấm nhẹ vào chén nước mắm tiêu ớt… Ôi! Nó tuyệt vời làm sao!

Tối hôm ấy, sau một bữa ốc luộc gần như ăn trừ cơm. Cả nhóm quyết định không qua trường học nữa, mà ở nhà “đàm đạo” một hồi, rồi mạnh ai nấy đi ngủ.

Khoảng nửa đêm, bụng đau quặn, thức giấc… Những bước chân chạy huỳnh huỵch trong nhà như ai đang đuổi trộm, cố ôm bụng mò ra toilet nhưng cái toilet đang busy, và tất cả những nơi tiếp giáp với sông Cái Sắn cũng đều đang busy, vì các cái “cửa hậu” của đám ăn ốc luộc hồi tối, đang hướng xuống sông và phát ra tiếng kêu tẹt tẹt…

Cái màn “Đi thì như chạy mà về thì như bò” ấy, đã kéo dài gần đến sáng. Lúc sáng rõ mới thấy cảnh tượng dìu hiu của nằm ngồi co ro nhợt nhạt, trái ngược hẳn với cái không khí náo nhiệt chung quanh rổ ốc luộc đang bốc khói tối hôm trước.

Đúng là một bữa ốc luộc nhớ đời thời học cấp III Tân Hiệp!.

NHT. 08/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19332

Các vụ “mất tích” thời học cấp III Tân Hiệp

Ngày ấy, người dân vùng Cái Sắn trong hoàn cảnh sống bất an. Bất an vì nhiều người đã bị bắt ngay tại nhà đang lúc nửa đêm, rồi năm bảy năm sau hay lâu hơn mới tiều tụy trở về, có người thì biệt tích luôn, nhưng cũng có người bị đem đến đầu Kinh 8 để xử bắn.

Học sinh cấp III Tân Hiệp ngày ấy cũng vậy, thỉnh thoảng lại “mất tích” một người. Trong các vụ “mất tích” ấy, có người “mất tích” vì bị bắt đi chiến trường Kampuchea, có người “mất tích” vì phải bỏ quê hương mà ra đi tìm tự do…

Không biết học trò của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy có ai bị biệt tích ở Kampuchea không! Vì ngày ấy nhiều thanh niên Việt Nam đã phải chết ở chiến trường Kampuchea.
Không biết học trò của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy có ai bị biệt tích trên biển đông không! Vì ngày ấy nhiều người Việt Nam đã bị chết trên biển đông.

Tháng 11, tháng cầu hồn. Xin tưởng nhớ đến tất cả những người đã qua đời!.


NHT. 09/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19338

“Đi khám bệnh” thời học cấp III Tân Hiệp

Thời ấy, cái thời mà giấy mực hiếm, chữ nghĩa cũng hiếm… Nhưng mọi thứ đều phải giấy má, đơn từ… Học sinh trường cấp III Tân Hiệp muốn đi khám bệnh, phải có giấy giới thiệu của BGH nhà trường.

Giấy giới thiệu khám bệnh, một tờ giấy mà học sinh tự viết rồi xin BGH nhà trường chữ ký và con dấu.

Cầm cái toa thuốc từ bệnh viện, vừa bước ra khỏi cửa, là có người hỏi han về bệnh tình và xem toa thuốc, rồi: “Em có bán cái toa thuốc này không?” một người phụ nữ đã đặt câu hỏi, lắc đầu: “Dạ em không bán chị ạ!”.

Câu chuyện bán toa thuốc đã được các “chuyên gia” trong cái nhóm trọ học nhận xét, phân tích… Kết quả cuối cùng là một “chuyên gia anh dũng” nhất, sẽ giả bệnh để kiếm toa thuốc đem bán. Toa thuốc đầu tiên bán được có một đồng rưỡi, vì nó không có loại thuốc chích Solicorthepe để điều trị bệnh phổi, Solicorthepe là loại thuốc mắc tiền và cũng đang “hot” thời bấy giờ.

Nhóm “chuyên gia” lên một kế hoạch “cải thiện”, “cải thiện” là từ ngữ của bộ đội ta. Đi ra suối câu con cá là đi “cải thiện”, đi vào rừng hái mớ rau là đi “cải thiện”… Mấy kẻ trộm chó có khi cũng bắt chước cái từ ngữ này, thay vì đi ăn trộm lại đổi thành là đi “cải thiện” không chừng!

Kế hoạch “cải thiện”. Trong nhóm trọ học ấy thay phiên nhau, mỗi tuần một người phải giả bệnh để kiếm toa thuốc, để có thêm thu nhập, để mà “cải thiện” cuộc sống chung đang rất khó khăn. Điều tối quan trọng là làm sao phải ho lụ khụ giống như thật, để cái tên thuốc Solicorthepe phải được ghi trong toa thuốc, vì mỗi ống Solicorthepe ở trong toa thuốc ấy sẽ có giá trị là hai đồng.

Thời thế tạo anh hùng, thời thế cũng sinh ra gian hùng. Lỗi hệ thống, trong đó có chính sách về kinh tế, đã tạo ra sự khốn khó cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thời thế đã sinh ra bao nhiêu sự lường gạt, sự gian dối… Học sinh cũng đã học được những cái xấu từ môi trường xã hội, trong đó có cả học sinh của trường cấp III Tân Hiệp ngày ấy.


NHT. 10/11/2016

└(≣) TUỔI HỌC TRÒ cách đây 8 năm #19355

Đò ngang thời học cấp III Tân Hiệp

Các đầu Kinh ở vùng Cái Sắn nối với quốc 80 bằng con sông Cái Sắn thì đều có những con đò ngang.

Đò ngang là một chiếc ghe tam bản, có tải trọng trên dưới một tấn.

Xuồng hoặc thuyền được ghép lại từ nhiều mảnh gỗ, xuồng ba lá được ghép lại từ ba mảnh gỗ, còn ghe hay xuồng tam bản được ghép từ nhiều mảnh gỗ hơn cả xuồng, nhưng không hiểu sao mà nó lại có cái cụm từ là tam bản.

Ghe lớn hơn xuồng, mỗi đầu ghe tam bản có một cái sạp, hai bên sạp có hai cái lỗ để cắm cọc chèo. Có lẽ từ cái ghe tam bản này, mà đã sinh ra cái cụm từ “anh em cọc chèo”, nhưng lại không có cụm từ “chị em lỗ chèo”.

Ngày qua ngày, những con đò ngang thời ấy đã phải oằn mình, chăm chỉ đưa qua lại bao nhiêu khách bộ hành, trong đó có học sinh. Chiều Thứ Bảy thì đông hơn, vì có thêm học sinh ở trọ trở về để “vận tải lương thực”.

Vào chiều Thứ Bảy, những con đò ngang năm xưa thường hay bị đắm lúc gần cập bến. Đắm đò là do một số học sinh nghịch ngợm, đã hùa với nhau đứng về một bên cùng một lúc.

Hôm nay, những con đò ngang không còn nữa, những người chèo đò cũng đã già nua hoặc đã khuất. Chỉ còn đọng lại những chuyến qua đò, những lần bị đắm đò với những vui buồn lẫn lộn của thời học cấp III Tân Hiệp!


NHT. 11/11/2016
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org