Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
57 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1
  • 2

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) MIỀN CÁI SẮN, MỘT THỜI KHỐN KHÓ cách đây 5 năm, 10 tháng #21754

Cái thông báo thổ tả!

Những người lính Cộng Hòa đều phải đi cải tạo, xa hay gần là tùy thuộc vào chức vụ, cấp bậc và binh chủng. Nhiều người phải ra tận miền Bắc, nhiều người phải đến U Minh… Nhưng có người chỉ phải đi đào đắp các kênh mương tại địa phương. Thời gian cải tạo thì từ vài tháng cho đến vài chục năm, mà không cần xét xử.

Ngày ấy, ai mà kiếm được cái nón cối và đôi dép râu cộng thêm cái túi rết, thì khi ra đường người ấy sẽ được gọi là cán bộ. Đặc trưng của cán bộ cách mạng chỉ có vậy, anh nào sang hơn thì có thêm cái đèn pin, chiếc xe đạp và cái radio mà họ quen gọi là cái đài.

Gia đình ông bà Sáu ở miệt Tân Hội, chạy tản cư ra xóm này đã mấy tháng nay. Con ông bà Sáu có thằng Hai, thằng Ba và ba bốn đứa trẻ nữa. Thằng Hai theo sát ông Sáu, lúc thì chèo xuồng giăng câu, khi thì hai cha con đi nhắp cá lóc ven bờ kênh. Còn thằng Ba thì phụ bà Sáu bán mía khúc, bán bánh, giữ em… Lúc mới đến xóm này, gia đình ông bà Sáu ở nhờ nhà bà Ba, sau đó họ chuyển ra bãi. Bãi là cái bờ đê song song với sông Ngang về hướng quốc lộ 80, bờ đê này được sáng thổi đất từ dưới sông Ngang lên. Vào mùa thu hoạch, thợ gặt và thợ cộ cùng trâu bò tấp nập ở cái bãi này. Năm ấy, vì dân tản cư từ miệt Tân Hội đến nhiều, cái bãi trở nên đông đúc lắm!

Vùng này có hàng trăm lính Cộng Hòa đang phải cải tạo, hằng ngày họ phải cơm nắm cơm gói tập trung tại các cầu sông Ngang để điểm danh. Có toán thì đào đắp đất bãi thành đường đi và làm các nền nhà cách nhau khoảng vài ba chục mét, có toán thì cưa tràm dựng các căn nhà vách lá mỗi bề khoảng mười mét. Từ đó, người ta gọi cái đất bãi này là “Kinh tế mới”.

Vài ba ngày hoặc một tuần, những người đang phải cải tạo được tập trung tại một điểm, để nghe cán bộ giảng giải về đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nhất là nghe kể tội ác Mỹ-Ngụy, nghe về chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, nghe về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nghe về chính sách khoan hồng… Ai cải tạo tốt thì sớm được trả quyền công dân.

Ông Sáu lúc đó không còn làm nghề câu nữa, mà ông là chủ tịch cách mạng lâm thời, còn thằng Hai con trai ông thì làm du kích. Hai cha con ông Sáu thường đi công tác qua lại xóm này bằng chiếc Honda 67. Ngày ấy ít ai ở vùng này dùng Honda 67, mà dùng Honda Dame cho dễ điều khiển. Ghe xuồng là phương tiện giao thông chủ yếu, vì đa số là đường đất.

Chiều hôm ấy, bỗng có tiếng máy xe Honda rú vang ngoài vệ đường, hóa ra hai cha con ông Sáu bị té. Cái tay ga bị kẹt cứng vào bụi trúc ven đường, nên ga càng rú thì cái bánh xe sau càng quay tít. Vài người đã đến để giúp cha con ông Sáu lôi chiếc xe Honda ra, thằng Hai vừa thở vừa nói: “Đường xá xóm này quá tệ, bà con phải sửa cho bằng phẳng”, còn ông sáu thì hất hàm hỏi: “Nhà thằng Tũn ở đâu vậy bà con?”.

Tũn năm ấy chưa được 20 tuổi, đi lính nghĩa quân mới hơn một năm, anh ta định đào ngũ, vì một lần chết hụt trong trận đánh tại cuối Kênh 7. Anh ta cũng đang phải cải tạo, và được ông Sáu chọn làm toán trưởng. Sáng hôm ấy, ông Sáu đưa cho Tũn nửa tờ giấy học trò xé nham nhở, ông viết mấy chữ để Tũn thông báo cho cải tạo viên, là chiều nay tập trung học tập chớ không lao động. Vậy mà, chiều nay ông đến điểm hẹn để giảng bài thì không thấy một mống nào cả, cha con ông tức tốc đi tìm Tũn nên mới bị té xe.

Chiếc xe Honda 67 rít thắng sát cửa nhà Tũn, bố Tũn vội vàng chạy ra: “Chào ông Sáu, ông Sáu và cậu Hai đi đâu vậy? Mời hai cha con vào nhà xơi nước!”. “Thằng Tũn có nhà không?”, ông Sáu hỏi. Bố Tũn quay vào trong nhà gọi vợ: “Bà ơi! Thằng Tũn đi đâu vậy? Bà bảo đứa nào đi tìm nó liền”.

Trong lúc hai cha con ông Sáu vẫn cứ ngồi trên chiếc Honda đợi Tũn, ông Sáu hỏi chuyện bố Tũn: “Tình hình xóm này thế nào ông?”. “Ổn, nhưng có ông Thích hay tụ tập đàn hát đến khuya”, bố Tũn trả lời.

Tũn hớt hải vừa chạy vừa thở: “Có chuyện gì vậy chú Sáu?”. “Tao kêu mày thông báo cho người ta chiều nay nghỉ lao động, để tập trung học tập mà sao tao không thấy ai?”, ông Sáu hỏi Tũn. Tũn gãi đầu: “Chú Sáu viết thông báo là chiều mai, nên cháu thông báo cho người ta là chiều mai”. Nói xong, Tũn chạy khắp nhà tìm cái tờ thông báo hôm qua, Tũn reo lên: “Nó đây rồi, rõ ràng chú viết là chiều mai”. Ông Sáu giằng tờ thông báo quát: “Tao viết chiều 'nai' rõ ràng đây”. Tũn chống chế: “Chú viết là nai thì cháu suy ra là mai, cháu tưởng chú viết chữ ‘m’ mà thiếu nét thành ‘n’. Chữ nay phải là ‘y’ chớ không phải ‘i’ nên cháu lộn”. Ông Sáu nói nhỏ: “Chắc tao cách chức trưởng toán của mày! Có nhiêu đó mà làm cũng không xong!”.

Đợi cha con ông Sáu đi khuất, mẹ Tũn than thở: “Ông ta cho cái chân chỉ có điểm danh, thông báo mà con cũng không làm đúng, mai lại phải đi đào đất hùng hục vất vả!”. Tũn an ủi mẹ: “Lính quèn như con thì đào đất vài tháng là xong mẹ ạ!”. Mẹ Tũn lẩm bẩm: “Cái thông báo thổ tả! Ông bà đã dạy, làm đầy tớ người khôn hơn làm thầy người dại, cấm có sai tý nào!”.


NHT. 22/1/2019

└(≣) MIỀN CÁI SẮN, MỘT THỜI KHỐN KHÓ cách đây 5 năm, 10 tháng #21756

Đổi tiền

Giả như, một ngôi làng có vài chục nóc nhà sống biệt lập, mọi sự trao đổi đều là của cải. Nhà có con heo thì muốn đổi lấy hai con gà và ít mớ rau, nhà có con bò thì muốn đổi lấy một con heo và đàn gà…
Vì thấy trao đổi của cải gây bất tiện, Già làng đưa ra những số 1, 2, 5, 10… để định giá trị của cải. Mớ rau tương đương số 1, con gà tương đương số 5… gọi là mệnh giá. Già làng cộng tài sản cả làng, thí dụ tương đương là 500, thì in ra những tờ giấy đặc biệt mang số 1, 2, 5, 10… mà tổng của chúng chỉ bằng 500, được gọi là tiền và đơn vị tính của Việt Nam là đồng.

Vì lý do nào đó, mà của cải trong làng chỉ còn một nửa, thì giá cả thị trường tăng lên gấp đôi, gọi là lạm phát. Trường hợp này là nền kinh tế của làng đi xuống.
Của cải trong làng không thay đổi, nhưng Già làng lại in thêm 500 nữa để chi tiêu riêng, có nghĩa là tổng lượng tiền lưu hành tăng gấp đôi là 1000, thì giá cả thị trường cũng tăng lên gấp đôi, đây cũng là lạm phát. Nhưng ở trường hợp này, thì Già làng đã ăn cắp một nửa tài sản của dân làng.

Khi đổi tiền, nếu một số tiền cũ mà không được phép đổi sang tiền mới, vì bị Già làng khống chế số lượng tiền đổi, thì chúng tương đương với một số tài sản mà người dân bị mất trắng, và số tài sản này lại rơi vào tay Già làng.

Hôm ấy, có tiếng loa thông báo khoảng 4 giờ sáng là lệnh giới nghiêm, bất di bất dịch. Nhiều nhà có người thân qua đời cũng đành chịu, không ai dám bước ra khỏi cổng. Đến khoảng 7 giờ sáng thì lại có thông báo mới là đổi tiền.
Năm trăm đồng tiền cũ đổi được một đồng tiền mới, mỗi hộ được đổi tố đa là 100 ngàn bằng 200 đồng. Kể từ khi đó bắt đầu có đồng xu và đồng hào, nhưng chẳng bao lâu, nó đã biến mất vì nạn lạm phát.

Các cụ già ngày xưa chắt chiu từng đồng cho con cháu. Ngày ấy của cải đều được giữ bằng tiền như người ta giữ đô-la bây giờ. Khi đổi tiền xảy ra bất thình lình, và chỉ đổi được 200 đồng tiền mới, nên rất nhiều nhà như trắng tay. Nhà ông Bảy mới bán nửa lô ruộng, nhận đủ tiền buổi tối hôm trước, thì sáng hôm sau có lệnh đổi tiền, kể từ đó ông Bảy ngày càng ra như bệnh tâm thần.

Vì số tiền cũ không được phép đổi, nhiều nhà vừa tiếc lại vừa sợ, nên tiền được dấu khắp nơi. Vài năm sau, khi nhà cụ Cai lợp lại mái bếp, thì mấy bọc tiền trong các kẽ lá mới rơi ra. Cụ Cai cặm cụi từ ngày di cư vào Nam, cụ ông ruộng vườn quanh năm làm lụng vất vả. Còn cụ bà bếp núc nuôi heo nuôi gà, lúc nào cụ bà cũng ưới át để vớt bèo thái chuối sớm hôm.

Nhìn những bọc tiền là mồ hôi của hai cụ già chắt chiu hàng chục năm ròng, hầu như ai cũng thấy nhói đau nơi ngực và nghẹn nơi cổ họng. Những người giúp lợp bếp cho cụ Cai hôm ấy đều đứng chết lặng, có lẽ mọi người đang cùng một suy nghĩ: “Còn biết bao mồ hôi của dân lành, bỗng chốc đã trở thành mớ giấy vụn?!”.

"Tiếp tục các 'giai' ơi, 'tưa' rồi!", ông Tám gọi mọi người tiếp tục công việc, rồi nói lớn: “Chúng mình đã phải ‘tắng tay’ để chạy từ Bắc vào ‘Lam’ mà vẫn không chạy ‘soát’!".

NHT. 23/1/2019

└(≣) MIỀN CÁI SẮN, MỘT THỜI KHỐN KHÓ cách đây 5 năm, 10 tháng #21764

Đón Tết

Mùa thu hoạch năm ấy khác hẳn mọi năm, người dân tự cắt lúa rồi bó lại và gánh hay đội về đập lấy hạt. Thợ gặt thợ cộ không còn nhiều như xưa, vì một số đi làm cán bộ hay du kích, số khác thì có thêm ruộng vườn.

Ông Táo đã về trời được mấy hôm, nhưng hầu như nhà nào cũng còn dở dang công việc đập lúa. Nông dân chỉ mong lúa ra hạt mới có tiền, chưa có hạt lúa thì không thể đi chợ tết như ngày xưa. Hơn nữa, thời ấy mua hàng theo sổ và hàng tết cũng vậy. Cả xóm được phân phối có vài miếng vải quần tây, thằng Tứng đi bốc thăm và may mắn trúng được một cái. Thằng Tứng đang là học sinh, nó chỉ có duy nhất một cái quần tây đã cũ rích, với hai miếng vá bằng bàn tay, mà mẹ nó khâu cho ở hai đầu gối, để mặc đi học. Tối hôm ấy, vì bốc thăm trúng cái quần tây, thằng Tứng đã mất ăn mất ngủ, nó chỉ mong trời mau sáng, để nó chạy đến tổ Công Tiêu mua cho được miếng vải này. Khi được rồi, thằng Tứng lại phải chờ đợi thêm vài tuần nữa, thợ may mới xong cái quần mới cho nó. Thằng Tứng hí hửng mặc thử cái quần tây mới may, nhưng mặt nó liền xịu lại! Cái quần là màu da bò, nhưng từ đầu gối trở xuống là màu lưng bò, còn từ đầu gối trở lên lại là màu bụng bò. Chưa kể là khi bước đi, hai cái ống quần còn phát ra tiếng loạt soạt theo nhịp của bước chân.

Ngày tết càng gần thì nhà nhà lại càng mong ông Tư mổ heo, thịt heo của ông Tư không những tươi ngon, mà còn có tình làng nghĩa xóm, không tiền thì ông Tư bán thiếu, rồi ra giêng tính sau. Mỗi lần xin được cái giấy heo bị bệnh để mổ, là một lần ông Tư lại phải đập vào miệng mấy ông Công Tiêu những thứ ngon nhất của con heo. Mấy anh du kích cũng vậy, đi công tác khuya là ghé nhà ông Tư chờ chực, để kiếm tô cháo lòng và chén tiết canh cùng vài ba ly rượu đế.

Tổng vệ sinh thân thể để ăn tết, thằng Tứng đã nhúng ướt từ đầu đến chân, rồi nó trát tro bếp khắp người, chỉ chừa mỗi hai con mắt. Hình thù của thằng Tứng lúc đó là một màu đen. Bác Hai nhà kế bên đứng nhìn nó, rồi bác ta vừa cười vừa nói: “Chừa cái của quý ra Tứng nhé! Dính tro bếp là nó bị chột đi đấy!”.

Trời bắt đầu tối, thỉnh thoảng có tiếng nổ đì đùng từ đằng xa. Ngoài đường, tiếng chân người cùng tiếng cười nói, xen lẫn cả tiếng chửi thề, càng về khuya càng nhiều. Đúng thời khắc giao thừa, tiếng súng các loại đồng loạt nổ khắp nơi, rền vang cả một vùng trời đất. Có lẽ các ông cách mạng 75 mới được trang bị súng ống, mà thỉnh thoảng chỉ bắn con chim hay con cá, nên các ông ấy đã bắn thả cửa để đón giao thừa.

Nhà bà Tám bắt đầu buổi đọc kinh giao thừa, cả nhà mới đang hát kinh ‘Cầu xin Chúa Thánh Thần’, thì tiếng súng đón giao thừa đã làm mọi người hoảng loạn, gọi nhau nằm hết xuống nền nhà theo phản xạ của thời chiến tranh. Tiếng súng dày đặc khoảng năm mười phút, rồi thưa dần và tắt hẳn.

Bà Tám vừa thở dài vừa nói: “Tết Mậu Thân cũng chưa nổ súng nhiều như năm nay!. Cả nhà hợp ý cầu nguyện, xin Chúa ban bình an cho năm mới”, rồi bà làm dấu…


NHT. 25/1/2019

└(≣) MIỀN CÁI SẮN, MỘT THỜI KHỐN KHÓ cách đây 5 năm, 10 tháng #21765

Duyên nợ!

Các anh du kích là người địa phương, sau các buổi công tác khắp làng trên xóm dưới không kể ngày đêm, thì ai về nhà nấy.
Bộ đội từ miền Bắc vào, ở rải rác trong nhà dân, có nhà chứa năm ba anh, có nhà là một hai anh, còn nhà quá nhỏ thì không.

Bộ đội tương đối kỷ cương hơn, ít anh nào dám làm càn như đám du kích. Bộ đội cũng tỏ ra thông thạo về đảng, về bác Hồ… hơn du kích. Du kích thường học thuộc những gì được nghe từ cấp trên, còn bộ đội thì biết nói chuyện “trên mây” như, miền Bắc hơn miền Nam nhiều thứ, Liên-Xô đi trước Hoa-Kỳ ở nhiều lãnh vực…

Một ít bộ đội đã dạy trẻ con ở xóm này các bài hát như, 'Như có bác Hồ', 'Ai yêu bác Hồ Chí Minh', 'Hoan hô chú bộ đội đánh Mỹ tài ghê'… Một số khác thì dần dà kể chuyện quê hương ngoài Bắc với các cụ già, nên họ đã gây được tình đồng hương…

Nhà cô Tím thuộc hàng gia đình có lý lịch sạch sẽ, cha cô ta khi vào Nam đã quá tuổi quân dịch. Cô Tím chỉ có các chị và vài người em trai, nên không ai đi lính hay làm công chức Cộng Hòa. Ở xóm này, nhà nào mà vừa có lý lịch sạch lại vừa có con gái ở tuổi đôi mươi, thì nhà nấy được nhiều anh bộ đội để ý.

Anh Bắc vượt Trường Sơn được vài năm nay. Đầu tháng Tư năm đó, đơn vị bộ đội của anh ta chuyển đến miền Cái sắn này. Anh Bắc có vóc dáng rắn chắc của người vùng biển Nam Định, anh ta cũng chân chất như người nhà quê.

Bộ đội ở nhờ nhà dân ít tháng rồi chuyển đi, nhưng anh Bắc vẫn thường xuyên trở lại xóm này. Mỗi lần có vài ly rượu đế tại nhà cô Tím, anh Bắc hay kể về sự khốn khó của gia đình anh ở ngoài Bắc. Anh ta sợ chết không muốn đi bộ đội, nhưng trốn thì gia đình anh bị cắt ruộng khoán, cả nhà anh ta sẽ chết đói. Anh Bắc còn kể là mẹ anh ít để cho anh nấu cơm, vì anh hay đong gạo nặng tay. Đong gạo nặng tay là lấy phần gạo nhiều hơn phần khoai sắn khô, đến cuối kỳ thì gạo bị hết trước. Anh Bắc kể tiếp rằng, anh mà nấu cơm thường xuyên, thì nhà anh cũng thường bị phê bình về 'hũ gạo nuôi quân'. 'Hũ gạo nuôi quân' là mỗi nhà được cấp phát một cái hũ, dung tích của hũ khoảng năm bảy lít, mỗi lần đong gạo nấu cơm thì phải bốc một nắm bỏ vào cái hũ. Cán bộ thôn đi gom số gạo ấy hằng tuần, nhà nào mà được ít thì bị phê bình trong mỗi buổi họp tổ.

Khi đã chết mê chết mệt cô Tím, anh Bắc bỏ luôn đơn vị bộ đội. Anh ta ở nhà cô Tím như thường trực, anh ta giúp gia đình cô Tím đủ mọi việc, từ việc nhà đến việc đồng áng đều giỏi cả.

Từ ngày được anh bộ đội bám sát gót, cô Tím trở nên thẹn thùng hơn, cô ta ít đi lại với xóm riềng hơn… Có lẽ cô ta mặc cảm. Cánh con gái của miền Cái Sắn ngày ấy thường dị ứng với bộ đội và du kích, có thể là vì hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Chỉ cần đem hai từ 'Việt Cộng' ra để hù dọa, thì những đứa trẻ có tật khóc đêm cũng phải nín dứt.

Với bản tính cần cù và chất phác, anh Bắc không những được lòng gia đình cô Tím, mà anh ta còn được lòng bà con họ hàng và xóm giềng. Riêng cô Tím, cô ta cứ ngúng nguẩy mãi, nhưng cuối cùng thì cô ấy cũng bị “đổ” vào vòng tay của anh bộ đội.

Một lễ cưới trang trọng, một đám cưới nhỏ gọn không có họ nhà Trai, một đôi vợ chồng trẻ với hành trang nhỏ bé, đã dắt nhau về vùng Suối Nho. Hôm nay, họ gần 70 tuổi, họ đã có cháu chắt, họ có một cơ ngơi của hơn 40 năm gầy dựng… Họ sẽ dắt dìu nhau đi hết cuộc đời.
Duyên nợ!


NHT. 26/1/2019

└(≣) MIỀN CÁI SẮN, MỘT THỜI KHỐN KHÓ cách đây 5 năm, 10 tháng #21776

“Chó cắn áo rách!”

Ngày xưa, xóm này có nhiều lô đất trống. Lô đất trống là lô đất mà phần thổ cư không có nhà cửa, hoặc có nhưng không người ở, là của những người sinh sống ở các thị trấn, thị xã hay thành phố. Họ cho người thân quen làm ruộng ăn chia, hoặc đã bán nhưng chủ mới không có nhu cầu chỗ ở.

Ngày xưa, xóm này đa số là người già, phụ nữ và trẻ con. Nhà bếp, chuồng heo, chuồng gà… như chẳng có khóa. Còn phần thổ cư của các lô đất trống là vườn cây ăn trái đủ loại, không người trông coi thường xuyên, thỉnh thoảng mới bị đám trẻ con trong xóm bẻ mấy trái ổi hay trái chuối chín cây…

Ngày xưa, xóm này cũng phải chạy loạn. Người ở cuối kênh vừa chạy vừa hô hoán ‘Việt Cộng Việt Cộng’, thế là cả xóm lao ra khỏi nhà chạy về hướng đầu kênh. Người chạy loạn chỉ đem theo những thứ vô cùng cần thiết, còn tài sản thì coi như “bỏ của chạy lấy người” đúng nghĩa. Người chạy loạn thường chạy qua đêm, cũng có khi chỉ là nửa buổi rồi ai lại về nhà nấy. Thời buổi loạn lạc, nhưng con gà, con heo, đồ dùng, dụng cụ… vẫn đâu còn đó, trộm cướp rất hiếm.

Vào cái thời khốn khó, xóm này không những không còn lô đất nào trống, mà nhiều lô phải chia làm hai hay ba bốn gia đình, vì người khắp nơi chạy về nhằm thoát vùng kinh tế mới. Thậm chí nhà cụ Lý đã phải làm hai căn nhà dọc, để hai gia đình người con của cụ có chốn nương thân.
Con cháu của cụ Lý rất cần cù, làm lụng vất vả quanh năm nhưng vẫn thiếu thốn mọi bề như nhiều nhà trong xóm này. Thằng Hôi và thằng Hùm đi làm mướn từ lúc mới mười ba mười bốn tuổi, chúng nó làm cỏ và cấy lúa đều giỏi, nhưng chỉ nhận tiền công là công của trẻ con. Thằng Hôi còn đi làm pháo từ mùa nước nổi cho đến giáp tết, mỗi năm nó chỉ dành dụm được bộ quần áo mới và phụ giúp gia đình một ít tiền ăn tết.

Vào cái thời khốn khó, xóm này sinh nạn trộm cắp như rươi. Chuồng gà, chuồng heo đều được khóa cẩn thận. Tối đến là rổ chén bát phải đem vào trong nhà, cũng không ai dám phơi quần áo ngoài hiên nhà qua đêm. Trước khi đi ngủ, nhà nào cũng phải đi kiểm từng gầm giường và các chỗ khuất, vì kẻ trộm hay lẻn vào nhà, đợi đến khuya mới ra tay. Mùa nước nổi là mùa làm ăn của bọn trộm cướp, cướp thì thỉnh thoảng nhưng trộm thì thường xuyên, bọn trộm khiêng cả chuồng gà, bọn trộm lấy cả vali quần áo…

Sáng Chúa Nhật hôm ấy, thằng Hôi chuẩn bị quần áo để đi lễ, thì phát hiện các vali quần áo không cánh mà bay từ lúc nào, tất cả các quần áo mới và quần áo tốt của cả nhà đều bị trộm cuỗm sạch. Bầu không khí gia đình nhà thằng Hôi buồn khôn tả, cụ Lý với giọng nghẹn ngào: “Chó cắn áo rách! Chưa thời nào như cái thời này!”.


NHT. 31/1/2019
  • Trang:
  • 1
  • 2
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.20 giây
   
© maitruongxuath.org