Chào Khách quý
|
Hỏi, Giải đáp và Kiến thức về Y học, sức khoẻ...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
ASPIRIN THẦN DƯỢC CÓ TỪ HAI NGÀN NĂM TRƯỚC cách đây 7 năm, 8 tháng #19858
|
Aspirin-là một chất giảm đau chúng ta ai củng cẩn tới khi bị nhức đầu hoặc đau lưng. Nếu uống aspirin đều mổi ngày với một liều luợng thấp chúng ta sẽ chẳng cần tới bác sĩ. Thật vậy nhiều nghiên cứu cho thấy là 75 mg aspirn mỗi ngày có thề cắt giảm rủi ro bị ung thư kết tràng từ 17 tới 28 phần trăm và nguy cơ bị chết sau khi đuọc chẫn đoán có ung thư kềt tráng từ 30 dến 40 phẩn trăm. Uống mổi ngày một viên baby aspirin cũng có khả năng bảo vệ chức năng nhớ và nhận thức của người cao niên, theo như báo cáo đăng mới đây trên BMJ Open. Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện là uống đều đặn aspirin bảo vệ một phần nào chống sa sút trí tuệ (dementia). Theo Tổ chức Alzheimer’s Research and Prevention Foundation thì loại huốc rẻ tiền này có thể cắt giảm rủi ro phát triển bệnh lú lẫn ( Alzheimer) với một tỷ lệ lớn không ngờ (55 phầm trăm) Trong lúc mà người dân Mỹ đang tìm cách cắt tỉa bớt chi phí về chăm sóc sức khoẻ, nhiều người đã hướng về loại thuốc cổ xưa này như là một thần dược. Aspirin qua các thởi đại Aspirin—tên chính thức là acetylsalicylic acid hay ASA-- được biết đến cách đây 2000 năm. Bản giấy cói của người Hi lạp vào 400 năm trước Thiên Chúa đã nói tới aspirin như là thuốc để trị sốt được chế từ cây liễu (một loại cây có nhiều chất salicylate). Hippocrate, cha đẻ cùa y hoc, đã khuyến cáo nên dùng vỏ cây liểu(willow) -chứa nhiều salicylic acid--để trị đau đớn nhức nhối và để giảm đau cho phụ nữ lúc sanh đẻ Sự tín nhiệm của dân đối với vỏ cây liễu đã đứng vững qua thử thách của thời gian. Theo kể lại thì Lewis và Clark đã dùng cây liểu để tri bệnh sốt họ đã mắc phải trong chuyến thám hiểm nổi tiếng 1804-1806 . Vào thế kỷ thứ 19, các dược sĩ đã bắt đầu làm thử nghiệm trên vỏ cây liễu và đã kê toa những hóa chất có liên hệ với salicylate acid , hoạt chất của dịch chiết vỏ cây liểu. Phiên bản ngày nay của aspirin là do kết quà nghiên cứu của nhà hóa học người Dức Felix Hoffman vào năm 1897. Aspirin với trái tim của bạn. Aspirin không những lợi ích cho não và kết tràng còn tốt cho cả tim nữa Theo Bệnh viện Mayo Clinic, một viên aspirin mỗi ngày làm tăng sức khoẻ của tim bằng cách can thiệp vào tiến trình tạo cục đông máu. Khi ban bị chảy máu, các tế bào trong máu gọi là tiểu cầu (platelets) sẽ tụ tập tại vùng thương tích để giúp tạo một cái nút chặn. Sự tạo cục đông máu này có thể xẩy ra trong các mach máu dẫn máu tới tim, và cục đông máu tao thành có thể làm nghẽn động mạch hay ngăn cản dòng máu chảy điều hoà Trong khi không có thể ngăn chặn đuợc hoàn toàn sự tạo thành cục đông máu, aspirin giúp giảm khà năng đóng cục cùa các tiểu cầu. Bạn có thể uống được aspirin mỗi ngày không? Mặc dầu aspirin rất phỗ biến, nhưng các bác sĩ không dễ dàng cho bệnh nhân của họ uống thuốc này mà cũng không muốn bệnh nhân tự mua mà uống Tuy nhiên vì ngày càng nhiều nghiên cứu chứng tỏ khả năng bảo vệ chống nhiều bệnh của aspirin, nên câu hỏi được đặt ra là: Liệu người dân Mỹ có nên yêu cầu bác sĩ cho phép họ uống một viên aspirin mỗi ngày hay không?Thật ra nhiều bác sĩ có khuyến cáo bệnh nhân của họ uống aspirin trong các điều kiện sau dây đã bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ có gia đình có tiểu sử bị ung thư kết tràng có ống nong đặt trong động mach vành, đã được giải phẫu nối tắt động mạch vành, hay bị đau ngực do bệnh động mạch vành (chứng đau thắt /angina) chưa lên cơn đau tim nhưng có rủi ro cao sẽ bị bị bệnh tiểu đưởng, đàn ông trên 50 tuổi và phụ nữ trên 60 tuổi. Hội ý với bác sĩ Liều lượng aspirin điển hình giúp phòng ngừa là 75 mg , thấp hơn liều lượng của một viên baby aspirin tiêu chuần. Tuy nhiên nhiều bác sĩ kê toa cho bệnh nhân uống aspirin từ 81 mg (liều lượng điển hình của một viên baby aspirin) tới 325 mg (liều lượng mạnh bình thưởng của aspirin) Nhược diểm của aspirin là gây dị ứng làm cho người uống bi lên cơn hen , chảy máu bao tử, và có các rối loạn vể máu đông cục . Trước khi uống aspirin bệnh nhân cẩn bàn với bác sĩ về những lợi và hại Aspirin. CN (st) 2.3.2017 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.09 giây