Chào Khách quý
|
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) TẾT NHẤT ĐẾN NƠI RỒI! CÁCH PHA CHẾ TRÀ GỪNG THƠM NGON cách đây 9 năm, 10 tháng #14934
|
Chào thầy cô! Thanh Quý mời thầy cô uống trà gừng.
CÁCH PHA CHẾ TRÀ GỪNG THƠM NGON THƯỞNG THỨC NGÀY TẾT Cùng khám phá cách chế biến trà gừng thơm ngon để bạn bè và người thân cùng thưởng thức trong dịp Tết nguyên đán. Cách chế biến trà gừng rất đơn giản. Nguyên liệu: - Gừng: 200gr - Mật ong: 3 thìa cà phê - Nước sôi để nguội: 600ml Cách làm: Bước 1: Gừng mua về cạo sạch vỏ rồi rửa sạch với nước sau đó thái hạt lựu rồi đem cho vào nồi đun sôi khoảng 20 phút, để cho gừng ra hết chất cay. Cho từ từ 3 thìa cà phê mật ong vào nồi gừng vừa đun và bật bếp đun thêm tầm 7 phút nữa rồi tắt bếp. Bước 2: Khi nước gừng nguội, lấy lọ thủy tinh rồi cho hết nước gừng vừa đun vào trong lọ và đem cất vào tủ lạnh để bảo quản. Bước 3: Sử dụng: pha 1 túi trà và chế thêm 1 chút nước sôi sau đó lấy nước gừng đã làm vào. Rồi để trà khoảng 7-10 phút cho nước trà ngấm. Có thể cho thêm mật ong vào uống cùng. Rót trà ra cốc và thưởng thức hương vị thơm ngon của trà gừng. Chúc thầy cô các bạn uống trà ngon miệng! THANH QUÝ (Sưu tầm) 12.2.2015 |
|
└(≣) TẾT NHẤT ĐẾN NƠI RỒI! NHỮNG LOÀI HOA MANG NHIỀU TÀI LỘC TRONG NĂM MỚI cách đây 9 năm, 10 tháng #14997
|
NHỮNG LOÀI HOA MANG NHIỀU TÀI LỘC TRONG NĂM MỚI Ngoài hoa đào, hoa mai, bạn có thể lựa chọn những loại hoa sau để trưng bày trong nhà những ngày đầu năm mới. Chúng không chỉ giúp cho ngôi nhà rực rỡ hơn mà còn thể hiện ước nguyện may mắn, tài lộc cho gia đình dịp đầu xuân. Hoa trạng nguyên saigonhoa.com/wp-content/uploads/2014/04/hoa-trang-nguyen-1.jpg Màu đỏ thắm của những cánh hoa này mang đến không khí rộn ràng, và niềm may mắn cho cả năm. Hơn nữa, hoa trạng nguyên còn tượng trưng cho niềm vui về sự học hành đỗ đạt, chính vì vậy những gia đình có các “cậu tú, cô cử” thường bày loài hoa này vào dịp Tết. Hoa cúc Mặc dù không ngào ngạt, ngát hương nhưng hoa cúc lại là lựa chọn của rất nhiều người trong dịp Tết, đặc biệt là các gia đình ở thôn quê. Hoa cúc vừa rẻ, vừa tươi lâu, lại mang đến nhiều may mắn, niềm vui cho gia đình trong năm mới. Những bông cúc đại đóa vàng mang ý nghĩa về niềm vui, niềm hân hoan và những nụ cười thích hợp cho những ngày đoàn viên sắp đến. Hoa cúc trắng là loài hoa biểu tượng cho sự duyên dáng và lòng hào hiệp. Hoa lay ơn Hoa lay ơn là một loài hoa đẹp với hình dáng thân dài, mang nhiều hoa trên một cành (từ 15-20 bông). Loại hoa này được nhiều người ưa chuộng đặc biệt trong những ngày Tết này, bởi chơi được lâu lại mang vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Hoa lay ơn được cắm với rất nhiều những cành hoa khác, nhằm tôn lên vẻ đẹp của các loài hoa khác cũng như khoe được vẻ đẹp của chính nó. Tuy nhiên, khi chọn hoa lay ơn, để chơi hoa được lâu, bạn nên chọn những càng hoa với số lượng bông hoa nở ít, có nhiều nụ. Chọn những cành hoa có thân to, cứng cáp, lá hoa tươi xanh và không bị sâu hay dập nát. Khi cắm hoa, nên cắt chéo gốc cành hoa để tăng cường bề mặt hút nước của cành hoa. Bạn nên dùng kéo sắc và cắt dứt khoát một lần cho mỗi cành, không nên cắt đi cắt lại nhiều lần một cành, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến cành hoa. Hoa đồng tiền Hoa đồng tiền là loại hoa tượng trưng cho tiền tài, những bông hoa đồng tiền mang lại ước vọng về một năm mới thịnh vượng và tài lộc, “tiền vào như nước”. Đặc biệt với hai loại đồng tiền đơn và đồng tiền kép, loại hoa này còn có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, cam, vàng… để giúp cho bình hoa ngày Tết của gia đình bạn thêm bắt mắt, ấn tượng. Nếu như không có nhiều thời gian để trang trí bình hoa đồng tiền, bạn chỉ cần một bông đồng tiền đỏ duy nhất cắm vào một lọ nhỏ xinh, cũng đủ mang lại lời ước nguyện may mắn cho năm mới thành hiện thực. Hoa lan Luôn được xem là biểu tượng của người sang trọng và quân tử nên việc chọn những cành hoa lan để trang trí nhà trong ngày tết là một điều dễ hiểu. Đa dạng về chủng loại và màu sắc, lại có sức sống, độ bền cao nên việc lựa chọn hoa Lan sẽ giúp bạn thêm một món đồ trang trí đẹp mắt cho ngôi nhà trong những ngày đầu năm mới. Hoa hải đường Theo quan niệm của người xưa thì đây là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân. Chữ “Đường” mang hàm ý là một ngôi nhà lớn. Chính vì thế, đây là loài hoa thể hiện cho sự giàu sang và phú quý – điều mà bất cứ gia đình nào cũng mong muốn đạt được trong năm mới. Hoa sống đời Loài hoa nhỏ nhắn nhưng lại mang màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình. VĨNH LAN (Sưu tầm) 17.02.15 |
|
└(≣) TẾT NHẤT ĐẾN NƠI RỒI! NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN cách đây 9 năm, 10 tháng #15062
|
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN Theo quan niệm của người Việt từ xưa, ngày đầu năm vui vẻ, tốt đẹp thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn. Dựa trên nhiều kinh nghiệm, điển tích, điển cố, cũng như quan niệm tâm linh, cha ông vẫn thường căn dặn con cháu đặc biệt tránh các việc sau vào ngày đầu năm… Tránh làm đổ vỡ Ngày đầu năm để may mắn, vui vẻ mỗi người cũng nên cẩn thận tránh để đổ vỡ đồ đạc trong nhà. “Đầu xuôi, đuôi lọt” những ngày đầu năm thuận lợi thì cả năm cũng hanh thông. Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm đôi khi việc đổ vỡ vẫn xảy ra. Lúc này có thể trấn an người thân trong gia đình rằng tiếng vỡ khá giống tiếng phát. Bát đĩa, đồ đạc rơi cũng là cả năm gia đình làm ăn phát đạt. Quét nhà Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới. Kiêng kị trong bài trí nhà Ngày Tết, nhà cửa thường được quét dọn, lau chùi cho sạch sẽ, nhiều nhà thậm chí bài trí lại phòng khách cho tiện tiếp khách. Nhà cửa được trang trí bằng những chậu hoa, cây cảnh, treo tranh ảnh… cho có không khí Tết. Tuy nhiên, khi bài trí phòng khách cần lưu ý hướng ngồi sao cho hướng ra ngoài để khách cảm nhận được sự hiếu khách của chủ nhà, và chủ nhà cũng không bị bị động khi có khách tới chơi. Bộ bàn ghế tiếp khách nên chọn những bộ có màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác sinh khí dồi dào cho năm mới. Trong ngày Tết, tối kỵ việc treo tranh ảnh có hình thú dữ hay bày binh khí trong phòng khách vì nó mang lại cảm giác sát khí, lạnh lẽo. Kiêng kỵ trong món ăn ngày Tết Tùy từng vùng miền mà người dân lại kiêng kỵ những món ăn khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới, người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn mực, ăn thịt chó vì cho rằng như thế sẽ đen đủi cả năm. Người miền Trung kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè vì sợ đen đủi. Kiêng ăn đu đủ vì nghe như “thù đủ”. Người miền Nam kiêng ăn tôm, ăn cua vì sợ công việc không suôn sẻ, con cái khó dạy bảo. Ngoài ra, người miền Nam kiêng ăn chuối dịp đầu năm do âm chuối đọc chệch thành chúi (chúc xuống chứ không tiến lên), kiêng lê vì sợ lê lết, kiêng cam vì sợ bị oan sai. Kỵ người xông đất không hợp tuổi gia chủ Theo phong tục người Việt Nam, người đến xông đất đầu năm cực kỳ quan trọng. Quan niệm truyền thống thì cho rằng người xông đất là người sẽ đem lại may mắn cho gia chủ trong năm mới. Điều đầu tiên, người đó phải hợp tuổi, hợp can chi, hợp ngũ hành với gia chủ, tuyệt đối kỵ người xung tuổi. Bên cạnh đó, kiêng chọn người xông nhà là người có tính cách lầm lì, bủn xỉn, khó tính, “nặng vía”… vì sợ cả năm sẽ nặng nề, không may mắn. Kỵ mai táng Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh. Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang. Quà kiêng tặng ngày Tết Người Việt thường có thói quen tặng quà dịp Tết, tuy vậy không phải món quà nào cũng có thể đem đi biếu dịp này. Chẳng hạn không nên tặng mực, tặng mèo vì theo quan niệm như vậy là mang lại xui xẻo, nghèo túng cho gia chủ. Kiêng tặng đồng hồ, đặc biệt là với người già vì khiến họ nghĩ rằng thời gian sống còn lại của mình ngắn ngủi. Kiêng tặng hạt tiêu vì sợ mọi thứ tiêu tan, kiêng tặng nước vì như vậy đồng nghĩa với việc đem vận may của mình cho người khác. Kiêng tặng dao, nĩa, kéo vì sợ đem lại sự xung khắc cho gia đình gia chủ. Không cho lửa, cho nước ngày đầu năm Lửa đỏ vốn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài nên vào ngày đầu năm thì người ta kiêng kỵ chuyện cho lửa bởi chẳng khác nào đem may mắn của mình cho người khác. Vì vậy, ngày đầu năm khi đi chùa thì mỗi người cũng nên chuẩn bị que diêm, bật lửa. Cùng với lửa thì nước cũng là một phần của ngũ hành. Ông cha ta có câu “tiền vào như nước” nên đầu năm cho nước cũng chẳng khác nào mất tài, mất lộc. Tránh cãi vã ngày đầu năm Đầu năm dù là những người đã có cãi vã, xích mích từ trước thì cũng tránh va chạm gây bất hòa. Trong gia đình mọi người cũng vui vẻ, giữ hòa khí để cả năm vui vẻ, đoàn kết. Những ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi thì người lớn cũng chỉ cười xòa bỏ qua, tránh mắng mỏ, lớn tiếng. [color=#0000ff]Không vay mượn Ngày đầu năm người Việt kiêng kỵ cả chuyện đi vay hay đi đi đòi nợ, trả nợ. Mọi khoản nợ đều được thanh toán vào năm cũ nếu không kịp thì cũng phải để qua dịp đầu năm. Cho vay ngày đầu năm chẳng khác nào đem tiền tài đi cho người khác. Đòi nợ ngày đầu năm cũng khiến người đòi mệt mỏi và người bị đòi thì ảnh hưởng đến tài lộc may mắn. Kiêng xõa tóc Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường. Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng) Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới. THANH QUÝ (sưu tầm) 20.2.2015[/color] |
|
└(≣) TẾT NHẤT ĐẾN NƠI RỒI! NHỮNG MÓN ĂN TỪ BÌNH DÂN THÀNH ĐẶC SẢN ĐẮT ĐỎ DỊP TẾT cách đây 9 năm, 10 tháng #15120
|
NHỮNG MÓN ĂN TỪ BÌNH DÂN THÀNH ĐẶC SẢN ĐẮT ĐỎ DỊP TẾT Cá kho Vũ Đại, chả rươi, thịt trâu bò gác bếp… là những món ăn bình dân dần trở thành đặc sản và có giá đắt đỏ vào dịp Tết. Gần 1 triệu đồng một nồi rươi kho Rươi trước kia là món ăn phổ biến của người dân làng quê, giá rất rẻ. Tuy nhiên, với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như đặc tính chỉ có theo mùa nên dần trở thành đặc sản quý, được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết. Chị Nhâm (Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), chuyên bán rươi tại chợ Lương Văn Can cho biết, do số lương rươi có hạn nên ngày thường, chị chỉ bán theo hạn mức nhất định, còn lại để dự trữ bán Tết. Vào mùa rươi, nhiều người không tiếc tiền chi hàng triệu để mua rươi về dự trữ để chế biến món ăn dịp Tết. Chị Yến (Cầu Giấy, Hà Nội), một chủ hàng bán rươi cho biết, nếu rươi đúng mùa giá 200.000-300.000 đồng, loại cao cấp (đã làm sạch, chọn lọc) có thể lên 400.000-500.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào dịp cận Tết, số lượng rươi có hạn nên giá cao hơn là 600.000 đồng/kg. Hiện tại nhà chị còn phục vụ thêm món rươi kho nồi đất, giá hơn 1 triệu đồng/ nồi”. Nồi cá kho tiền triệu Cũng như rươi, trước kia cá kho chỉ là món ăn bình dị, dân dã ở các gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, cá kho ngày càng được nhiều người ưa chuộng và giá đắt đỏ, đặc biệt cá trắm được kho ở làng Nhân Hậu, Hà Nam - mảnh đất được cho là nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo. Hiện tại, một nồi cá tươi 2 kg nguyên liệu có giá đến 600.000 đồng, nồi cá to 4,5 kg giá lên tới 1,1 triệu đồng. Theo một cơ sở bán cá kho, chỉ trong 2 tuần Tết, cơ sở này cung cấp ra thị trường khoảng 250-300 nồi cá kho/ngày. Thịt gác bếp cháy hàng mỗi dịp Tết Thịt trâu sấy là món ăn đặc trưng của người vùng cao Tây Bắc. Vào những dịp lễ, Tết người dân thường mổ trâu và dành ra một lượng thịt trâu bắp thật tươi, ướp gia vị để treo trên gác bếp, hun khói để ăn dần. Do món ăn ngọn, có vị thơm, ngọt nên được rất nhiều khách du lịch thích thú. Sau dần dần chúng trở thành đặc sản ở nơi đây. Hiện nay, những loại thịt “gác bếp” này có giá không rẻ, dao động từ 900.000 đến 1,3 triệu/kg. Vào những ngày Tết, nhiều gia đình sẵn sàng chi tiền triệu mua về để làm đồ nhắm uống bia, rượu. Cầu gai thành đặc sản Phú Quốc Có hình thù kỳ dị, gai nhọn đâm vào rất đau, cầu gai (hay thường gọi là nhum biển) đã từng khiến người dân ở Phú Quốc sợ hãi, không dám ăn. Năm 2000, một người dân thấy đôi khỉ nuôi dùng đá đập vỏ để ăn phần ruột cầu gai, rồi có khách Nhật Bản, Pháp ngỏ ý muốn ăn cầu gai, anh mới học làm món cầu gai ăn sống chấm chanh ớt, mù tạt. Sau dần, nó dần trở nên phổ biến và trở thành đặc sản của Phú Quốc. Giá một con cầu gai đã chế biến lên đến 40.000 đồng. Hiện cầu gai không những có thể ăn được mà còn trở thành đặc sản và vẫn được bán với giá đắt ở thị trường nước ngoài. THANH QUÝ 25.2.2015 |
|
└(≣) TẾT NHẤT ĐẾN NƠI RỒI! NHỮNG MÓN ĂN TỪ BÌNH DÂN THÀNH ĐẶC SẢN ĐẮT ĐỎ DỊP TẾT cách đây 9 năm, 10 tháng #15135
|
CHƠI XUÂN, "TRUY TÌM LÝ LỊCH" MỘT LOÀI HOA Bên chung trà mừng Xuân, chúng ta thử "truy tìm lý lịch" một loài hoa mà hầu hết các sách đều ghi “không biết hoa gì”. Như chúng ta đều biết, văn nghiệp của nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi (cũng là nhà bác học, chính trị, quân sự thiên tài) là vốn quý của dân tộc. Không kể những tác phẩm đã thất truyền, chỉ nói riêng về thơ, gần 400 bài, với nhiều đề tài khác nhau còn lưu truyền đến ngày nay. Ông đã cảm tác không dưới mười bài về mai và đề cập đến loài hoa này trong hàng chục bài khác. Ở đó có một bài mang tựa "Hoa Trường An" mà hầu hết những sách sưu tập thơ văn Nguyễn Trãi ở phần chú thích đều ghi "không rõ hoa gì". Nhưng qua nội dung và những điển tích trong bài thơ mà chính tác giả đã có dùng nơi khác, cũng như điển tích "Tin mai" cho thấy hoa trường an là loài hoa mà ta thường gọi là mai tứ quý, tức hồng mai, vì khi cánh hoa đã rụng thì đế mai màu vàng biến sang sắc đỏ, ôm lấy hạt màu đen. Chúng ta đọc lại bài thơ ấy: "Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân Trời cho tốt lạ mười phần Ngày chầy điểm đã phong quần đỏ Rỡ tư mùa một thức xuân". Tìm hiểu nghĩa của cụm từ "Rỡ tư mùa" và vài điển tích: - Rỡ tư mùa là bốn mùa đều có hoa rực rỡ. - Tây Thi là người con gái đẹp thời Xuân Thu. Câu Tiễn đem dâng vua Phù Sai là người đã đánh bại mình, để xin hàng. Phù Sai mắc kế Câu Tiễn, say đắm Tây Thi, không lo việc nước, khiến nước Ngô suy yếu. Câu Tiễn kéo quân đánh diệt, trả được thù. - Thái Chân là hiệu của Dương Quý Phi, vợ của Đường Minh Hoàng, cũng là trang quốc sắc của nước Trung Hoa ngày trước. (Nguyễn Trãi cũng đã dùng điển Thái Chân ở bài «Thơ mai» trong câu «Đáy nước ngờ là mặt Thái Chân»). Rõ ràng nội dung bài thơ ca tụng hoa mai, cụ thể là mai tứ quý, mà cái hồn của loại mai này chính là công chúa Nhất Chi Mai. Phải chăng dụng ý của tác giả đã gián tiếp so sánh: nhan sắc tuyệt trần của người đẹp Việt Nam này có thua chi Tây Thi hay Dương Quý Phi nổi tiếng bên Tàu! Nhưng tại sao đầu đề không ghi "Hoa mai" mà là "Hoa Trường An"? Lại điển tích. Chúng ta còn nhớ, sách Kinh Châu ký có chép Lục Khải ở Giang Nam, gặp lính trạm bèn bẻ một cành mai, gửi trạm đem về cho Phạm Việp là bạn thơ còn đương ở Trường An và kèm theo một bài thơ: "Chiết mai phùng dịch sứ Ký dữ Lũng Đầu nhân Giang Nam vô sở hữu Liễu tặng nhất chi xuân" (Bẻ cành mai nhờ lính trạm đưa Gửi cho người bạn ở Lũng Đầu Giang Nam không có đồ gì lạ Mới tặng một cành xuân gọi là). Ba chữ “nhất chi xuân” ở câu thứ tư cũng được hiểu là “nhất chi mai”. Riêng ở Việt Nam do điển tích Hồ Quý Ly đời Trần, nhất chi mai là loài hoa hoàn toàn khác với nhất chi mai ở Trung Hoa. Hoàng đế Hồ Quý Ly_Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai. (Nguồn ảnh: st) Từ điển tích này cho phép chúng ta suy luận: nhân đón mừng năm mới, từ Giang Nam, Lục Khải gửi một cành mai về tặng cho bạn là Phạm Việp ở Trường An. Nhận được cành mai do lính trạm đưa, cảm động, và do thấy đây là giống mai lạ (vì ở Giang Nam không có vật gì lạ hơn giống mai này), Phạm Việp đem trồng, bốn mùa đều trổ hoa rất đẹp, tưởng chừng như lúc nào cũng là mùa xuân (nên cành mai ấy cũng được gọi cành xuân). Từ Trường An, loại mai ấy được nhân giống rất nhanh, vì dễ trồng nhờ có nhiều hạt. Do vậy, loại mai tứ quý ấy còn có tên hoa trường an. Như vậy lý lịch của một loài hoa đã được truy tìm. VĨNH LAN (26-02-15) (Sưu tầm) |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.16 giây