Chào Khách quý
|
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
BÍ ẨN VỀ NỀN VĂN MINH DƯỚI NƯỚC cách đây 6 năm, 6 tháng #21473
|
Nói về các đô thị dưới nước, thì trên thế giới không phải là hiếm, nhưng thỉnh thoảng nhân loại lại sửng sốt khi tìm thấy có những thành phố từ thời xa xưa bị chìm dưới nước trong những hoàn cảnh hết sức kỳ lạ, huyền bí. mời bạn đọc cùng khám phá những nền văn minh dưới nước kỳ thú trên thế giới. Phế tích ngầm Yonaguni (Nhật Bản) Các nhà khảo cổ học có vẻ không thống nhất cho lắm về việc Phế tích dưới nước Yonaguni (còn gọi là Kim tự tháp Yonaguni) là một công trình xây dựng nhân tạo hay là một cấu trúc do thiên nhiên tạo ra? Như một số người hoài nghi thì nếu như đài tưởng niệm đá khổng lồ là tàn tích của một nền văn minh trong quá khứ xa xưa, thì nó có thể là sáng tạo của một phức hợp xã hội loài người đã từng có thời gian tồn tại từ cách đây 5.000 đến 10.000 năm. Những người thợ lặn đã tình cờ phát hiện ra tàn tích đô thị ngầm này vào năm 1986, nơi này nằm gần đảo Yonaguni Jima (mũi quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), người ta tin rằng nó là cấu trúc một thành phố đã bị chìm xuống biển sau khi nơi này xảy ra một trận động đất từ cách đây 2.000 năm. Lý do khiến cho các nhà khoa học tin rằng nó do con người thiết kế ra, đó là cấu trúc bao gồm các cạnh sắc trong những khối đá – những bậc thang được sắp xếp rõ ràng, và còn có một số các chỉ dấu văn hóa tiềm tàng như những tượng đài động vật và hình người được tìm thấy quanh cấu trúc khổng lồ. Tuy nhiên lại cũng có những người tin rằng phế tích ngầm chỉ đơn giản là do thiên nhiên tạo ra, các khối sa thạch không có đường nối rõ ràng, còn các cạnh sắc của đá cũng khá mơ hồ, họ quả quyết rằng Mẹ Thiên Nhiên đủ quyền năng để làm được mọi thứ. Song nhiều người vẫn khẳng định rằng phế tích chìm là một xã hội văn minh thu nhỏ do con người tạo ra. Cung điện Cleopatra (Ai Cập) Cleopatra là vị hoàng đế cuối cùng của đất nước Ai Cập, bà đã trị vì thành phố Alexandria suốt 2 thập niên khi nơi này nằm trên đảo Antirhodos. Tuy nhiên, địa điểm có cung điện của nữ hoàng Cleopatra đã chìm xuống đáy biển từ cách đây 14 thế kỷ trong một loạt các trận động đất có cường độ cao. Năm 1996, một toán thợ lặn do nhà thám hiểm khảo cổ Franck Goddio dẫn đầu đã tìm thấy lại đại cung của Cleopatra, ông Goddio đã nghiên cứu về các bản mô tả tiếng Grecian cổ điển để lần ra phế tích được bảo tồn nguyên vẹn này. Nhóm của ông Goddio đã khai quật được một lượng lớn các hiện vật xa xưa nằm trong các phế tích bị bỏ hoang lâu ngày bao gồm những pho tượng hoàng gia, tượng nhân sư, trang sức, các đồng tiền và các đền thờ. Tác động từ cuộc khám phá là rất lớn vì địa điểm này là một kho tàng các hiện vật cổ mà phần lớn trong số đó không thể nổi lên mặt nước, vì vậy Ai Cập hy vọng thu hút sự quan tâm quốc tế bằng cách xây dựng một bảo tàng dưới nước, nơi du khách có thể sửng sốt khi chứng kiến các đền đài, cung điện xa xưa mà không tác động đến chúng bằng cách đi trong các đường hầm. (còn nữa) TC 27.6.18 |
|
└(≣) BÍ ẨN VỀ NỀN VĂN MINH DƯỚI NƯỚC cách đây 6 năm, 5 tháng #21521
|
Phế tích Thonis-Heracleion (Ai Cập)
Vài năm sau khi nhà thám hiểm khảo cổ học Franck Goddio tìm thấy ra đại cung chìm ở Antirhodos, thì nhóm thợ lặn của ông đã tìm thấy thêm một phế tích Ai Cập chìm khác mà lần này là Thonis-Heracleion, đô thị này từng là cảng thương mại thịnh vượng của cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại giao thương buôn bán giữa biển Địa Trung Hải và sông Nile. Thonis-Heracleion từng là nơi có mặt ngôi đền thờ thần Amun và được cho là bị biển cả "nuốt chửng" vào thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên do các thảm họa thiên nhiên và thành phố cổ chìm vào làn nước cho đến khi nó được tái khám phá vào năm 2000. Trong số các hiện vật được trục vớt từ đô thị cổ là những pho tượng, một ngôi đền khổng lồ và nhiều hiện vật đồ gốm sứ… càng góp phần hé lộ rằng đô thị cổ Thonis-Heracleion từng là một nơi rất giàu có. Báo Telegraph dẫn lời ông Franck Goddio khẳng định rằng: "Thonis-Heracleion là cảng cửa ngõ dẫn vào Ai Cập, mọi hoạt động buôn bán đều thông qua thành phố này. Ngoài ra, ngôi đền Amun là nơi bất kỳ vị Pharaoh nào cũng đều phải lui tới để tiếp nhận quyền lực từ đấng thần linh tối cao Amun. Hẳn nhiên nơi này rất giàu có". Ông Goddio cũng khám phá ra cổ thành Canopus (Ai Cập), một hải cảng khác nơi tập trung buôn bán của người Hy Lạp mà từng rơi vào quên lãng. Phế tích Pavlopetri (Hy Lạp) Một trong những phế tích đô thị chìm lâu đời nhất thế giới chính là Pavlopetri, nơi này chìm dưới đáy biển Địa Trung Hải (nằm gần Laconia ở Hy Lạp) và ước tính có niên đại đến 5.000 năm. Một số người tin rằng Pavlopetri mang hơi hướng về Đô thị cổ Atlantis của Plato, khi Pavlopetri có từ trước khi ra đời huyền thoại về Atlantis. Cổ thành Pavlopetri được tìm thấy vào năm 1967 bởi ông Nicholas Fleming và sau đó nhóm các nhà khảo cổ do ông Fleming làm trưởng nhóm tại Đại học Cambridge (Anh). Nó là phát hiện khổng lồ cho các nhà nghiên cứu về 2 thời đại Đồ Đá và Đồ Đồng. "Địa điểm Pavlopetri là hết sức độc đáo với những tuyến lộ chính và các tòa nhà, những sân vườn, các ngôi mộ dựng bằng đá và những kiến trúc tôn giáo, tất cả đều có thể nhìn thấy rõ mồn một dưới đáy biển", dẫn lời TS Jon Henderson (Đại học Nottingham). Điều gì đã xảy đến với cổ thành Pavlopetri để biến nó thành một mảnh nguyên sơ của lịch sử nhân loại? Có giả thuyết nói rằng cổ thành này bị chìm trong động đất hoặc sóng thần, dù sao thì đô thị này vẫn không thể nổi lên mặt nước, và cũng không thể được xây dựng lại, vì vậy mà nó bảo tồn hoàn hảo các giá trị trong lòng nó. Cư dân Neapoli sống ở gần đó có nghe mang máng về một đô thị chìm song họ không hình dung được rằng phế tích chìm đang là một mảnh sinh động của câu đố lịch sử. TC 5.8.18 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.13 giây