Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
140 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

NHÀ KHOA HỌC VIỆT DÙNG VỎ TRẤU CHẾ TẠO PIN SẠC cách đây 1 năm, 5 tháng #23253

  • Thanha
  • không trực tuyến
NHÀ KHOA HỌC VIỆT DÙNG VỎ TRẤU CHẾ TẠO PIN SẠC

Tận dụng vỏ trấu, nhóm nghiên cứu của PGS. TS Lê Mỹ Loan Phụng thiết kế vật liệu chế tạo pin Li-ion với giá thành rẻ.

Nghiên cứu được PGS.TS Lê Mỹ Loan Phụng, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM đứng đầu (APCLab) cùng cộng sự thực hiện từ năm 2020.

Chị cho biết, vỏ trấu chứa hàm lượng silica (SiO2) trung bình khoảng 10,6%. Đây là thành phần quan trọng có thể sử dụng để chế tạo pin sạc Li-ion. Nhóm đề xuất và được Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tài trợ nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu điện cực từ vỏ trấu để sản xuất thử nghiệm pin sạc Li-ion 4V dạng cúc áo (coin cell) và dạng túi (pouch cell). Pin cúc áo được ứng dụng cho đồng hồ, máy đo nhịp tim, máy tính cá nhân và pin túi cho điện thoại, các thiết bị điện nhỏ gọn.

Nhóm nghiên cứu lấy nguồn vỏ trấu ở huyện Tân Trụ (Long An) đem rửa sạch và sấy khô rồi đưa vào nung nhiệt trong một giờ ở điều kiện khí trơ, nghiền mịn thành tro trấu và phối trộn với Kali Hydroxit (KOH) rắn. Hỗn hợp này tiếp tục đem nung trong điều kiện khí trơ, nghiền và rửa sạch. Qua bước sấy, sản phẩm cuối cùng là bột khô có màu xám đen hay còn gọi là vật liệu composite carbon silica (C/SiO2)

Nhóm đã xây dựng được quy trình tổng hợp từ 1 kg trấu có thể sản xuất được 350g vật liệu C/SiO2, với giá bán khoảng 50 USD/1000 gr. Sau 2 năm sản xuất thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã có thể làm chủ công nghệ lắp ráp pin cúc áo và pin túi hoàn chỉnh sử dụng vật liệu C/SiO2 từ vỏ trấu.

PGS Phụng cho biết, vật liệu silica có tính xốp giúp ion liti di chuyển và đan cài trong cấu trúc để chuyển hoá thành điện năng. APCLab tận dụng tính chất này của vật liệu để thiết kế với cấu trúc phù hợp ứng dụng cho các loại pin sạc. Tùy theo dạng năng lượng của từng loại pin, vật liệu được thiết kế để tính toán số lượng sử dụng. Thông thường, mỗi pin cúc áo chỉ cần vài chục mg vỏ trấu, nếu pin lớn hơn cần khoảng 10-20g.

Hiện nay trên thị trường, phần lớn pin sạc được làm từ vật liệu graphite được khai thác và tinh chế than từ quặng mỏ. Loại vật liệu này có giá khoảng 100 USD/100gr và bước tìm kiếm nguyên liệu có thể gây ô nhiễm môi trường.

TS Phụng đánh giá, vật liệu silica có triển vọng thay thế hoàn toàn vật liệu graphite về cả giá thành, hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường. Điều này mở rộng thị trường đầy tiềm năng cho vỏ trấu và mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu dự kiến tính toán tối ưu sản phẩm theo giá thành kinh tế. Theo ước tính hiện tại, pin cúc áo làm từ vỏ trấu có thể bán với giá 7-8 USD/chiếc và pin túi là 30 USD/chiếc.

Pin cúc áo từ vỏ trấu được sản xuất thử nghiệm. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Pin cúc áo từ vỏ trấu được sản xuất thử nghiệm. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

PGS.TS Nguyễn Đình Quân, Trưởng Phòng Thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM đánh giá, silica vốn được biết đến có thể dùng làm phụ gia cho điện cực pin sạc Li-ion vì khả năng làm tăng dung lượng pin lên nhiều lần. Nhược điểm của nó là điện cực dễ bị giãn nở thể tích nhưng có thể khắc phục bằng cách sử dụng các hạt silica kích thước nano. APCLab đã tiếp thu những nghiên cứu tương tự trên thế giới để vận dụng silica định hình trong vỏ trấu làm phụ gia điện cực pin. Silica trong vỏ trấu vốn phân tán ở mật độ thấp, khi nhiệt phân vỏ trấu sẽ tạo thành hỗn hợp carbon than hóa hòa quyện cấu trúc với silica ở kích thước nano.

"Phương pháp này đơn giản mà hiệu quả cao, lại có thể giúp một cường quốc trồng lúa như Việt Nam tạo thêm giá trị gia tăng cao nếu dự án nghiên cứu thành công", TS Quân nói.

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia sản xuất gạo đứng thứ hai trên thế giới với sản lượng ước tính trung bình đạt khoảng 44 triệu tấn/ năm, tỉ lệ vỏ trấu khoảng 20-22% tức gần 9 triệu tấn.

PGS.TS Lê Mỹ Loan Phụng trải qua 6 năm học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực pin sạc tại Pháp và 9 năm thực hiện đề tài liên quan pin điện hóa. Bà từng được mời tham gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hóa học Vật liệu và Kỹ thuật – Đại học Kyushu, Nhật Bản về dự án các chất điện giải cho pin và dự án phát triển vật liệu tiên tiến cho pin (Consortium Battery Material Research) tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Pacific Northwest (Mỹ). Nữ tiến sĩ tham gia và chủ nhiệm 9 đề tài nghiên cứu, công bố 80 bài báo quốc tế và 60 bài báo trong nước, cùng nhiều giải thưởng, học bổng giá trị từ các tổ chức uy tín.


TC (st) 1.8.23
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org