Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
239 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1
  • 2

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

SOUTH FLORIDA NẮNG ẤM cách đây 9 năm, 10 tháng #16329

South Florida Nắng Ấm
Thành Phố Savannah Bí Ẩn
(Bài viết này xin được thân tặng nhà thơ Hoài Việt. Trong bài này, bạn sẽ tìm thầy hình ảnh của lão ngư kiên cường tên Santiago, thì đó chính là Lão Câu đó)

Chào các bạn,
Năm 1992, tôi nhận việc làm với một công ty ở thành phố Fort Lauderdale, nam Florida. Cũng hên cho tôi, ngay trước khi tôi tới vài ngày thì một trận bão kinh hoàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ quét qua miền nam Florida. Tôi lái xe xuống Miami chứng kiến cảnh tượng tan hoang, cây cối gãy đổ, đường phố cột điện nghiêng ngã, đèn đường tắt ngúm, có cả những chiếc xe truck lớn bị gió thổi nằm chổng vó. Tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy cả một khu community nhà xây, mái ngói bị cuốn bay sạch bách. Trận bão Andrew đánh xập và làm hư hại khoảng 730,000 căn nhà. Ôi, khi nói tới miền nam Florida là nói tới bão, bão ở ngoài biển Caribean đánh vô hoài. Tôi nhớ có coi “Vân Sơn in Florida”, có phỏng vấn một anh VN có nhiều hecta đất ở nam Florida. Đầu show anh rất vui vẻ khoe nông trại anh trồng rau trái gởi đi bán nhiều tiểu bang trên nước Mỹ. Cuối show, Vân Sơn quay lại Florida phỏng vấn, thì anh buồn rầu nói bão đã tàn phá hết nông trại rau của anh. Tuy vậy, nhiều người VN lại thích ở nam Florida vì khí hậu giống VN, quanh năm nắng ấm. Ở đó họ có thể trồng được hầu như tất cả cây trái như ở VN. Hồi đó tôi và chúng bạn thường rủ nhau đi hái cam, dừa, nhãn, xoài, và sa-pu-chê mọc tùm lum ngoài công viên, ở trước công ty, hoặc ngoài thành phố.



Chú cá sấu đang thả trôi giưa dòng nước ở Everglades (hình do tác giả chụp)

Nhưng có lẽ khi nhắc tới nam Florida, tôi không thể không nhắc tới Everglades. Everglades là một vùng đất ngập nước nhiệt đới rộng bao la khoảng 6,970 Km2. Người ta ước tính là có khoảng hơn 1 triệu cá sấu ở Everglades. Nếu bạn muốn coi cá sấu ở môi trường thiên nhiên, bạn chỉ việc đậu xe lại trên xa lộ I-75 (ở khúc đi ngang từ Napples tới Fort Lauderdale), cẩn thận bước xuống gần nước, bạn sẽ thấy cá sấu, có con thả trôi qua lại như khúc gỗ, hoặc là nấp dưới nước gần bờ sau đám cỏ. Cá sấu ở Everglade gọi là Alligator, tương đối hiền hơn loại cá sấu Crocodile ở Nam Mỹ hoặc Úc châu (thân của Crocodile tròn hơn Alligator). Cá sấu nhiều quá, bò vào swimming pool của nhà dân tắm chơi, hoặc nằm ì ra phơi nắng ở xân goft không cho ai quất banh. Nói tới cá sấu ở Everglades, tôi chợt rùng mình nhớ đến chuyến bay của ValuJet rơi tan tành ở Everglades năm 1996 với hơn 100 xác người trôi nổi trên mặt nước.


Cá garfish đầu giống cá sấu, thân giống cá lóc ở Everglades (nguồn www.youtube.com)

Hồi bên VN, tôi từng cắm câu, nên cũng thử cắm câu dọc theo xa lộ I-75, cắm cành câu chiều hôm trước, sáng hôm sau ra thăm câu, thấy hầu như cần nào cũng bị cắn mất lưỡi. Cuối cùng dính được 1 chú, hình giáng kỳ lạ mà tôi hỏi dân địa phương, họ gọi là cá garfish. Cá garfish có cái mình giống cá lóc, nhưng đầu giống cá sấu, với hàm răng rất bén, và bộ da cứng như áo giáp trông giống vẩy cá lóc (nhưng không phải vẩy). Nó rất dữ, khi bắt lên bờ rồi mà vẫn có thể đớp ngón tay người nếu không cẩn thận. Còn cá lóc, thì rất nhiều, vì chẳng ai bắt, nên chúng rất to lớn. Cá lóc không phải là loại cá bản xứ (native) ở đây, mà không biết làm sao vượt biên tới được sông ngòi ở Mỹ. Chúng ăn các loài cá bản xứ, vì ít kẻ thù, nên sinh sôi nảy nở không kiểm soát được, làm cho U.S. Fish and Wildlife Service điên đầu. Ở những chỗ không ngập nước có báo, heo rừng, trăn. etc. Ở đây có loại trăn gọi là Burmese python màu vàng và chắc là loại chăn lớn nhất thế giới. Trăn đó của người dân nuôi, có thể bị sổng chuồng hoặc được thả ra và đã sinh sôi nảy nở. Còn muỗi thì thật là kinh khủng, vào mùa mưa, muỗi bu theo người thành đàn nguyên cả đám đen thấy mà sợ.


Một lùm cây bình bác giữa cỏ sawgrass ở Everglade (hình do tác giả chụp)

Phần lớn Everglades là ngập nước và đầy cỏ sawgrass, đây là một loại cỏ mọc từ nước lên, lá có răng cưa sắc bén. Những người bộ lạc mọi da đỏ Seminole hồi xưa đã ăn những đọt non ở dưới gốc của cỏ này để tồn tại. Cây bình bác, ở VN mọc ở các con kênh tỉnh Kiên Giang, không có giá trị kinh tế, nên người ta thường chặt bỏ. Ở đây chúng hợp với nước, và mọc rất nhiều, chẳng ai chặt, nên chúng to lớn, xum xuê, cho trái nhiều, và là chỗ đậu hoặc làm tổ cho các loại chim. Vì dưới nước toàn là cỏ, nên Airboat được dùng làm phương tiện di chuyển ở Everglade. Airboat có động cơ cánh quạt rất mạnh (động cơ dùng cho máy bay) gắn ở sau thuyền. Airboat có thể lướt trên mặt nước nhanh giống như xe hơi chạy trên xa lộ 75 miles/hr. Một Airboat Tour sẽ chở bạn ra Everglades lộng gió, và đưa bạn đi thăm một vài gia đình cá sấu làm ổ bằng cỏ sawgrass giữa biển nước bao la.


Florida Airboat Ride (nguồn www.grayline.com)

Qua Miami đi sâu về phía nam, là một dãy cả trăm đảo chạy dài ra biển Caribean. Những đảo này gọi chung là Key West (gọi là Key West vì có hình giáng giống cái chìa khóa), và được nối tiếp nhau bằng con lộ số 1. Ở điểm cực nam (Southernmost Point), là nơi của hòn đảo cuối cùng chỉ cách Cuba 90 miles. Vì Key West gần Cuba, đã có rất nhiều người Cuba vượt biên tới đây. Theo luật của Mỹ, nếu họ đặt chân lên Key West, thì họ có quyền tị nạn và thành công dân Mỹ. Nhưng vùng biển này đầy cá mập, và có rất nhiều người Cuban đã không được may mắn, làm mồi cho cá. Khách du lịch, hoặc những người lưu vong Cuba có thể bỏ tiền vô ống nhòm ở đây để nhìn ra biển khơi, mong tìm được 1 chút ánh sáng lập lòe gì đó ở thủ đô Havana, để nhớ về cố quốc.


Điểm Cực Nam ở Key West (nguồn www.tripadvisor.com)

Nói tới Cuba và Caribean, tôi chợt nhớ tới tác phẩm nổi tiếng The Old Man and The Sea (Ngư Ông và Biển Cả) của đại văn hào Ernest Hemingway được giải thưởng Pulitzer 1952, và sau đó đã đưa tác giả tới đỉnh cao danh vọng với giải thưởng cao quý nhất Nobel prize về văn chương năm 1954. Truyện đã làm say mê bao giới trẻ VN hồi đó khi tôi còn đi học. Chuyện kể về lão ngư dân nghèo, đầy kinh ngiệm, người Cuba tên Santiago. Sau bao lần ra biển về trắng tay, lão quyết định đưa xuồng tới eo biển Florida để thử thời vận. Khi cá cắn mồi, lão biết đó là cá marlin, một con cá cờ khổng lồ. Qua 2 ngày đêm đói khát, dằn dựt với cá, mình mẩy lão đầy thương tích, lão mới cảm nhận được nhân phẩm và sự đấu tranh mãnh liệt để tồn tại của cá. Sự gần gũi và chiến đấu sống còn đã làm cho Marlin và gã trở thành bạn lẫn kẻ thù. Sang ngày thứ 3, Marlin chạy vòng vòng quanh xuồng. Đã kiệt sức và gần như mê sảng, lão dùng hết sức mạnh còn lại để phóng một cú lao chí mạng, lão buộc Marlin vào hông tàu, và dong xuồng trở về Cuba, mong bán Marlin được một món tiền kha khá. Nhưng những đàn cá mập đã ngửi thấy mùi máu của Marlin và bám theo ăn thịt, khi về tới nhà thì Marlin chỉ còn trơ bộ xương.


Hình minh họa The Old Man and The Sea (nguồn www.janhrebicek.com)

Key West có nhiều san hô, tôi đã có lần đi snorkeling, lặn và bắt tôm hùm ở đây. Ở đây, biển Caribean nước xanh trong veo. Có thể bạn đã coi phim Pirates of the Caribean. Thời xưa vào thế kỷ 16, khi tân thế giới mới bắt đầu được khám phá, vùng này nổi tiếng với cướp biển. Chúng được thiết bị vũ khí, súng đại bác, để cướp những tàu buôn, tàu chở vàng, chở khách hoặc nô lệ của các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha. Có rất nhiều huyền thoại về những treasure, kho tàng của bọn cướp được chôn dấu ở những hòn đảo hoang vắng nào đó ở vùng biển Caribean, và đây chính là nguồn cảm hứng cho những bộ phim cướp biển của Hollywood.

Thành phố Miami metropolitan xếp hàng thứ 7 trên nước mỹ về dân số, thị trưởng lúc đó là người Cuba với hơn 1 triệu dân Cuba, phần lớn tập trung ở Miami và những Counties xung quanh. Cộng đồng người Cuba ở đây rất mạnh, bạn vô bar, night club, bãi biển, sẽ nghe tiếng nhạc Cuba với tiếng trống đặc trưng Afro-Cuban drum (trống có 2 đầu) dồn dập cùng với điệu nhảy Lambada và Salsa cuồng nhiệt.

Nói về cộng đồng dân Cuba, tôi chợt nhớ đến The Bay of Pigs Invasion, cuộc tấn công ở vịnh Con Heo của CIA kết hợp với lực lượng nghĩa trang dân Cuba lưu vong ở Miami. Mục đích để lật đổ chính quyền Cộng Sản độc tài Fidel Castro, cuộc tấn công đã được âm thầm chuẩn bị và huấn luyện bởi CIA dưới thời tổng thống Mỹ Eisenhower, và tiến hành vào năm 1961 nhiệm kỳ tổng thống John F Kennedy. Đêm 4/16, 8 máy bay ném bom B-26 và hơn 1400 quân bí mật đổ bộ lên vịnh Con Heo, nhưng lão Castro tinh ranh đã biết trước được kế hoạch. Sau hơn 3 ngày giao tranh, phía Cuba bị thiệt hại hơn 4000 quân, nhưng lực lượng lưu vong hầu hết đã bị giết, xử tử, và bỏ tù. Cuộc tấn công thất bại này làm cho tổng thống Kenedy mất mặt. Và từ đó đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân “Cuba Missile Crisis”, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên xô, làm suýt chút nữa sảy ra thế chiến thứ 3.



Florida Airboat Tour năm 2009

Với giá nhà tương đối rẻ, khí hậu ấm áp, vườn cây ăn trái nhiệt đới, và một nền văn hóa đa dạng, nam Florida đã là lựa chọn của nhiều người VN và cả những người Mỹ về hưu. Thành phố West Palm Beach, Boca Raton, và Miami là nơi có những căn nhà hàng chục triệu đô của những người nổi tiếng như dòng họ tổng thống Kennedy, Donald Trump, ca sĩ Madona, etc. Vì nam Florida có bến cảng lớn, nhiều bãi biển đẹp với nắng ấm quanh năm, là nơi xuất phát của nhiều Caribean Cruise, và nhất là gần Orlando (nơi có Disney World và Sea World), nam Florida thu hút được nhiều khách du lịch trên khắp nước Mỹ và thế giới.

Link:
baotreonline.com/ky-su/Tap-ghi/south-florida-nang-am.html
baotreonline.com/ky-su/Tap-ghi/thanh-ph-savannah-bi-n.html

Minh V Nguyen
28-5-2015

└(≣) SOUTH FLORIDA NẮNG ẤM cách đây 9 năm, 10 tháng #16331

Mới xem bài của Minh Nguyen xong. Bài viết tạt thật hay với nội dung toàn ... Thật. Rất thích lối viết của Minh. Chợt nghĩ báo Người Việt đang nhận đơn cho những tay thích đọc, nghiên cứu, sưu tầm, và viết lách. Minh thử thời vận nhé? Thày cô và các bạn có ý kiến gì không?

NĐC
28/05/2015

└(≣) SOUTH FLORIDA NẮNG ẤM cách đây 9 năm, 10 tháng #16332

Cám ơn Chánh có lời khuyến khích.

Bài này và bài trước đã đăng trên Báo Trẻ đó (link ở dưới cuối bài), nhưng họ đã sửa lời văn của mình (có lẽ vì viết dở) nên từ giờ Minh sẽ chỉ đăng bài trên MTX thôi. Hì hì...

Minh Nguyen
28/05/2015

└(≣) SOUTH FLORIDA NẮNG ẤM cách đây 9 năm, 10 tháng #16333

  • Thanha
  • không trực tuyến
Chào Minh,

Thầy cô và các bạn cảm thấy hân hạnh và ấm áp lắm đó Minh ạ. Đọc bài viết cảm thây gần gũi với học trò mình hơn. Cám ơn em đã cho thầy cô và các bạn một chuyến du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên thế này.


TC 28.5.15

└(≣) SOUTH FLORIDA NẮNG ẤM cách đây 9 năm, 10 tháng #16334

Minh,

Bài viết rất hay và đầy đủ chi tiết. Con cá Minh diển tả còn gọi là alligator gar. Con cá này giống Lão Câu ở chổ là mặt xấu nhưng lòng tốt :P . Ký giả Minh Nguyễn có nhận đệ tử không nhận HV đi. Biết đâu sau khi học đúng thầy HV sẽ viết văn hay hơn và không còn "dô diêng" nữa!


HV 28.5.15

└(≣) SOUTH FLORIDA NẮNG ẤM cách đây 9 năm, 10 tháng #16335

Tuyệt vời !
Từ giờ , chúng ta có một cây viết hay , về danh lam thắng cảnh .
Đọc xong . Thấy còn thòm thèm ...

bs . 28.5
  • Trang:
  • 1
  • 2
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.16 giây
   
© maitruongxuath.org