Chào Khách quý
|
Hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, cắm hoa và thời trang...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
NGHỆ THUẬT CHỌN GỖ LŨA CHO BỂ cách đây 10 năm, 9 tháng #10910
|
Nghệ thuật chọn gỗ lũa cho bể
Gốc lũa thật thì có hình dáng tự nhiên, toàn thân đồng nhất. Các mắt hốc trơn tròn nhưng không bóng. Chơi lũa cũng như chơi đá. Lũa mang dấu ấn của tự nhiên nhưng thể hiện tính biểu cảm cô đọng và thẩm mỹ, đặc biệt là trên lũa còn thể hiện sự trải nghiệm của thời gian do lũa được hình thành qua nhiều năm. Gỗ lũa là phần lõi còn lại của cây gỗ chết sau khi bị ăn mòn bởi nước, hoặc mục, hoặc mối xông. Cái lõi này do nhiều nguyên nhân mà không bị phân huỷ bởi nước, mục ruỗng hay mối. Có thể là do tập trung xenlulô quá dày đặc, hoặc do nhựa cây lúc còn sống tiết ra khiến mối mọt, nước và thời gian cũng chịu thua. Nặng hay nhẹ thì tuỳ từng loại cây và vị trí trên cây của khúc lũa. Ở gốc thì đương nhiên là nặng hơn. Nói chung thì các khúc lũa đều nổi cả vì lũa kiếm được ở rừng thường đã lộ thiên nhiều năm, hoặc trong thời gian thu gom vận chuyển thì lũa đã khô nước rồi. Gỗ chỉ chìm được khi no nước thôi. Khúc gỗ do người gọt đẽo và khúc gỗ do thiên thiên gọt trông nó khác nhau hẳn. Có khúc được gọt với các đường nét trơn tròn, hốc mắt tự nhiên nhìn là thấy ngay. Nhưng mà có thể nhầm. Đấy là các gốc cây thường do người bán rong bán ở dọc đường. Các khúc cây đó nhìn qua thì cũng thấy hình thù kỳ dị, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy còn nguyên dấu vết cành que, rễ, vỏ, thân. Thân thường bóng, không đồng nhất và ruột lại xốp và rỗng. Các gốc này thường là gốc chết của sú, vẹt, đước ở vùng đất ngập mặn, tuy có giống lũa về sự hình thành nhưng quá trình xảy ra nhanh trong vài năm và gỗ đó không bền và giá trị thẩm mỹ không cao. Gốc lũa thật thì có hình dáng tự nhiên, toàn thân đồng nhất. Các mắt hốc trơn tròn nhưng không bóng. Chơi lũa cũng như chơi đá. Lũa mang dấu ấn của tự nhiên nhưng thể hiện tính biểu cảm cô đọng và thẩm mỹ, đặc biệt là trên lũa còn thể hiện sự trải nghiệm của thời gian do lũa được hình thành qua nhiều năm. Kị nhất là trên gốc lũa có thấy tác động của bàn tay con người. Chơi lũa bình thường thì lũa có thể mô phỏng các hình thù có thật như con thú, núi đá, hang hốc... nhưng chơi đến đỉnh cao thì lại thể hiện những khái niệm, triết lý trừu tượng, thần thái. Làm lũa no nước thì đúng là chỉ có ngâm nhiều và luộc lên thôi. Họ xử lý gỗ bằng cách luộc đến 3 ngày cơ, để cho ngấm nước đồng đều, rồi lại sấy khô. Tuy nhiên luộc hay ngâm nước đều không chắc chắn là gỗ sẽ chìm. Những khúc nào xuất xứ chìm ở dưới nước thì mới có thể chìm. Còn những khúc trên cạn hoặc trước ở dưới nước rồi lên cạn lâu quá thì chắc sẽ khó chìm đấy. Vì xuất xứ gỗ khác nhau nên có người làm chìm được, có người không. Ở tự nhiên có khi lũa bị ngâm đến hàng trăm năm. Theo kinh nghiệm của dân chơi thì thường dùng cách tốt nhất là cứ buộc nó lại. Vừa chắc ăn lại rút ngắn thời gian rất nhiều. Một số đặc điểm nổi bật của gỗ lũa: - Chọn hình dáng - có thể chọn theo phong cách tự nhiên gỗ có hình dáng đẹp, hoặc chọn và ghép gỗ theo cá tính, hoặc chủ đề. - Chọn mua gỗ lũa phải chọn loại ít mùn, không phai trong nước càng bị lũa càng tốt thịt gỗ đanh, loại này không cần phải luộc mà chỉ cần ngâm trong nuớc vài ngày sẽ tự chìm. - Gỗ tự nhiên trải qua các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên như lũ lụt..... làm mục các loại cây chết, và bị bào mòn trong môi trường nuớc, đất ngập nước. - Phần bị bào mòn có thể tạo nên những khoảng rỗng và phần còn lại thịt gỗ có đặc tính là chắc, đanh và nặng. - Bản thân gỗ lũa tự chìm do no nước trong đièu kiện ngập trong nước hoặc bị dòng chảy bào mòn. Thông thường gỗ lũa được các nghệ nhân, người chơi sưu tầm để chế tác thành những tác phẩm nghệ thuật hoặc chơi theo cách của người Nhật. Với những loại gỗ lũa này khi đưa vào bể cá không có khó khăn gì nhiều, chỉ cần chọn thế và dáng cho phù hợp là được. TC (st) 27.3.14 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây