Chào Khách quý
|
Hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, cắm hoa và thời trang...
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 11 năm, 2 tháng #9303
|
SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA
Hoa là một trong những món quà được nhiều người ưa thích nhất. Tuy nhiên khi tặng Hoa chúng ta phải cẩn thận xem ý nghĩa của loại hoa mà ta đang muốn tặng. Tặng đúng hoa sẽ làm món quà thêm ý nghĩa hơn.Dưới đây là ý nghĩa của một vài loại hoa : Hoa Cúc đại đóa: sự lạc quan, vui vẻ. Hoa Cúc đỏ: Tôi đang yêu. Hoa Cúc trắng: Thể hiện sự thơ ngây. Hoa Cúc vàng: Nỗi lưu luyến nhớ nhung lúc chia tay. Hoa Cúc ngoại nói chung: Tượng trưng cho sự chín chắn. Hoa Cúc vạn thọ: Sự đau buồn, nỗi thất vọng. Hoa Cẩm Chướng: Thể hiện sự chối từ. Hoa Cẩm Chướng hồng: Anh không bao giờ quên em Hoa Ngọc Lan: Tình yêu thầm lặng và u sầu. Hoa Phong Lan: Tình yêu phong lưu đài các. Hoa Hồng nhạt: Sự trìu mến dịu dàng. Hoa Hồng đỏ thẫm: Tình yêu say đắm cuồng nhiệt. Hoa Hồng trắng: Lời than vãn của trái tim. Hoa Hồng vàng: Sự chia tay, chối bỏ tình yêu. Hoa Nhài: Sự đáng yêu. Hoa Huệ: Khiêm nhường và trong trắng trong tình yêu. Hoa Huệ Tây: Sự thanh khiết. Hoa Hướng dương: Sự thủy chung son sắt. Hoa Loa kèn trắng: Sự kính trọng. Hoa Loa kèn đỏ: Sự kiêu căng. Hoa Bằng Lăng: Lưu luyến nhớ thương. Hoa Phượng Đỏ: Tình bạn nồng nàn, chia tay nuối tiếc. Hoa Sen: Tình cảm nồng nàn trong sáng. Hoa Hải đường: Tâm hồn nông cạn. Hoa Lưu ly: Tình cảm mặn mà chân thật mặc dù xa cách. Hoa Sim: Chia tay lưu luyến. Hoa Lay Ơn: Lời thề ước hẹn hò. Hoa Trinh nữ: Tình yêu chớm nở. Hoa Quỳnh: Tâm hồn trong trắng, tình cảm không tương đồng. Hoa Kim ngân: Tôi muốn tỏ tình. Cúc biếc: Tình yêu chớm nở. Mẫu Đơn Đỏ: Tâm trạng bình thản, trầm lặng. Hoa Phù Dung: Hồng nhan bạc mệnh. Vĩnh biệt bạn. Hoa Thủy Tiên: Tình yêu đơn phương. Hoa Ti Gôn: Lãng mạn, vẩn vơ. Hoa Mẫu Đơn: Thể hiện sự xấu hổ. Hoa Thược Dược: Thể hiện sự tao nhã và lòng tự trọng. Hoa Mào Gà: Say mê hăng hái, nóng lòng trong tình yêu. Hoa Đào Mai: Ước mơ và hy vọng. Hoa Lan Dạ Hương: Sự vui chơi. Hoa Đồng Thảo: Khiêm tốn. Hoa Dạ lan: Tình yêu kín đáo, sâu đậm. Hoa Kim Tước: Mãi mãi yêu em. Hoa Tử Đinh Hương: Cảm xúc của tình yêu đầu tiên. Hoa Tỷ Muội: Anh coi em như em gái. Hoa Thạch Thảo (Hoa đồng nội): Sự hồn nhiên giản dị cũng như sự khiêm tốn và chân thành. Hoa Trà: Sự duyên dáng cao thượng và tình yêu thủy chung bền chặt. Hoa Sen Cạn: Tình yêu rực cháy. Hoa Thủy Cúc: Lòng cao thượng. Hoa Phăng Đỏ: Yêu chân thành. Hoa Păng Xê: Chứng minh một kỉ niệm, nỗi niềm hoài cổ. Hoa Violet: Sự nhớ nhung khiêm nhường và thủy chung. Hoa Đồng Tiền: Sự phú quý. Hoa Bất Tử: Lời thề thủy chung. Hoa Trà My: Lòng kiên trì. Hoa Súng Trắng: Sự hùng biện. Hoa Súng Màu: Sự nhạt nhẽo thờ ơ. Hoa Tulip: Sự bày tỏ tình yêu. Hoa Đào: Chúc mừng một năm mới hạnh phúc, báo hiệu một mùa xuân đến. Hoa Đại: Biểu hiện sự tương tư. Hoa Bưởi: Tình yêu thầm lặng. Hoa Giấy: Có lẽ mình không hợp nhau. Hoa Lựu: Đừng quá tự kiêu. Hoa Tường Vi: Tôi ngại thổ lộ tình cảm với bạn. Mẫu Đơn Trắng: Thờ ơ, lãnh đạm. Cành Dương Xỉ: Tấm lòng chân thành chất phác. Thanh Thảo(St) 9.10.13 |
|
└(≣) SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 11 năm, 2 tháng #9310
|
Ý NGHĨA HOA CÚC ĐẠI ĐÓA
Sự lạc quan - Vui vẻ Cúc đại đóa là tên gọi của Việt Nam. Tuy được gọi là một đóa hoa to, cúc đại đóa so với đại cúc như cúc quản hay cúc hậu thì vẫn thuộc loại nhỏ. Cúc đại đóa có thể gọi đơn giản là cúc vàng (hoàng cúc) hay thu cúc. Đỗ Phủ có câu thơ rất hay "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ / Cô chu nhất hệ cố viên tâm", Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ / Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. Câu thơ này được Nguyễn Bính nhớ tới trong một tình cảnh oan trái: Con mười sáu, bảy xuân đương độ Cha bốn, năm mươi chửa trót già. Cha buồn tiễn khách hơi thu quạnh Con thẹn che đàn nửa mặt hoa. Chàng chàng, thiếp thiếp, vui bằng được Bố bố, con con, chẳng nhận ra Một lứa bên trời chung lận đận Thương nhau, cha soạn khúc Tỳ bà Áo xanh mà ướt vì đêm ấy Tội nghiệp đời con, xấu hổ cha. "Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ Con thuyền buộc một mối tình nhà ..." Khóm cúc hai lần nở hoa và dòng lệ của ngày trước. Một bông cúc của ngày xưa và một bông cúc của hôm nay. Nhưng những giọt nước mắt vẫn là những giọt nước mắt của ngày xưa. Mấy ai ngắm hoa cúc còn nhớ tới dòng lệ ngày xưa từng rơi khi hoa cúc nở. Bài Tỳ bà hành khi hát ca trù đều mở đầu bằng bài Thu hứng của Đỗ Phủ, nhưng lại bỏ bốn câu ở giữa, thành ra không có "khóm cúctuôn thêm dòng lệ cũ". Không biết tại sao. Có phải vì lệ đã đầm áo xanh rồi nên nhắc lại làm chi dòng lệ của ngày xưa cũ? Hàn Mặc Tử có bài Vịnh hoa cúc sau: Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha Vẻ mặt khác chi người quốc sắc Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta Thanh Thảo(St) CA,10.10.13 |
|
└(≣) SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 11 năm, 2 tháng #9340
|
HOA CÚC TRẮNG
Thể Hiện Sự Ngây Thơ Có thể nói hoa cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều nhất sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ, chỉ sau hoa hồng. Theo truyền thuyết, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào sự chú ý của Vertumrus, nam thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, chúa của loài hoa là Flora đã biến cô thành một đóa cúc trắng. Một trong các nhà thơ lớn người Celte (Ai-Len) lại đưa ra một nguồn gốc mang nhiều vẻ thần thoại hơn: hoa cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên trên ngôi mộ của một hài nhi bởi những tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Tên tiếng Anh của loài hoa này có nguồn gốc từ một từ Saxon, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở vào sáng sớm và khép lại lúc chiều tà. Ngôn ngữ các loài hoa đã có từ ngàn xưa, được diễn đạt trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới . Mỗi loài hoa như muốn biểu tượng một ý tình, một nỗi niềm riêng mang ... khi nhịp đập con tim biết ngân vang ngàn cung điệu . Mỗi một con người có niềm vui, sở thích riêng về một loài hoa nào đó . Người xưa có Lâm Bô với hoa mai, Khuất Nguyên với hoa lan, Thôi Hộ với hoa đào, và Đào Tiềm với hoa cúc như người bạn tâm giao tri kỷ . Một Cao Bá Quát thì "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (cả đời chỉ cúi mình trước hoa mai), hoặc một thi sĩ tây phương nào đó chỉ xin được làm hoa cúc trắng "I'd choose to be a daisy" : I'd choose to be a daisy If I might be a flower Closing my petals softly At twilight's quiet hour And waking in the morning When fall the early dew To welcome Heaven's bright sunshine And Heaven's bright tear-drops too. Anonymous Author XIN ĐƯỢC LÀM CÚC TRẮNG Nếu tôi hóa kiếp đời hoa Xin làm cúc trắng thướt tha dịu mềm Trầm tư cảnh vắng chiều êm Dịu dàng khép cánh màn đêm thẫn thờ Vầng dương chợt động cơn mơ Ánh mai hé mở như chờ đợi hoa Lung linh những hạt sương sa Cùng tia nắng mới chan hòa niềm vui Bỗng dưng xao xuyến ngậm ngùi Hồn hoa thổn thức khung trời lệ rơi... (Hải Đà phỏng dịch) Hoa Cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ. Theo truyền thuyết, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào sự chú ý của Vertumrus, nam thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, chúa của loài hoa là Flora đã biến cô thành một đóa Cúc trắng. Có một nguồn gốc khác mang nhiều vẻ thần thoại hơn: Hoa Cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên trên ngôi mộ một hài nhi bởi những đôi tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Tên tiếng Anh của loài hoa này có nguồn gốc từ ngữ Saxon, có nghĩa là "con mắt ban ngày" (day's eye), có lẽ vì hoa nở vào lúc sáng sớm và khép lại vào lúc chiều tà. Khi mùa hạ đã đi qua, lá thôi xanh, hoa hết thắm, mùa thu đến chơi vơi, lá tàn khô héo rụng, cành cây trơ trụi, khu vườn ảm đạm thê lương, chợt như bừng sức sống, khi những cụm hoa cúc vàng, nữ chúa của mùa thu (The autumn's queen Chrysanthemum) bắt đầu hé nhụy khai hoa "cúc hoa xoè cánh nở bung" …để tô điểm cho khung trời thu hiu hắt buồn : As we watch the summer days depart And the painted leaves in silence fall, And the vines are dead upon the wall; A dreamy sadness fills each heart, Our garden seems a dreary place, No brilliant flowers its borders grace, Save in a sheltered nook apart, Where gay beneath the autumn sun Blooms our own Chrysanthemum. Chrysanthemum (Hattie L. Knapp) Lặng nhìn mùa hạ qua mau Không gian quạnh vắng lá sầu nhẹ rơi Cành nho héo rũ tường vôi Trái tim mơ mộng chơi vơi nỗi buồn Màu thê lương phủ kín vườn Hoa thôi sắc thắm bờ mương hàng rào Xa nơi xó xỉnh đồi cao Trời thu rực rỡ vui chào ánh dương Cúc hoa xoè cánh nở bung … (Hải Đà phỏng dịch) Yosa Buson, một thi sĩ Nhật Bản trong bài thơ HaiKu, đã phải thốt lên rằng: Trước nhành hoa cúc trắng Ngỡ ngàng cái kéo ngập ngừng thôi Trong phút giây bất chợt (vì không nỡ phải phủ phàng cắt rời hoa, bắt hoa phải lìa cành mãi mãi) Before the white chrysanthemumthe scissors hesitate a moment. (By Yosa Buson) Hoa cúc nở giữa vườn thu đã gợi muôn niềm thi hứng cho tao nhân mặc khách muôn phương trên thế giới . Thi sĩ Dora Read Goodale trong một ngày thu ấm, khi diễn tả loài hoa cúc có tên là "Asters", mà người ta thường gọi là hoa Cúc tây, hay là hoa sao, có tên gọi bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "Aster", có nghĩa là ngôi sao. Người ta nói nó là tượng trưng cho sự "chín chắn" vì nó nở hoa vào đầu mùa thu khi mà đa số các loài hoa khác đã tàn. Cúc Tây được đem từ Trung Quốc vào châu Âu năm 1730 bởi một nhà truyền giáo người Pháp, và qua nhiều kỹ thuật cấy ghép khoa học tài tình, nên ngày nay loài hoa trắng như tuyết này đã rất phong phú và đa dạng chủng loại, nên Cúc tây mang thêm ý nghĩa cho "tình yêu muôn sắc muôn màu" Cúc hoa cảm cảnh rừng thu Quạnh hiu tổ trống, vi vu gió sầu Ánh dương thơ thới ửng màu Tung tăng sóc nhảy trên đầu líu lo Rụt rè thỏ bước nhởn nhơ Dẫm chân khua tiếng lá khô xạc xào (Dora Read Goodale) Hoa cúc là một thứ hoa gần gũi với người phương Đông. Người Việt Nam chúng ta, cũng như người Trung Quốc phần đông đều thích trồng hoa cúc. Nhắc đến hoa cúc trong Đường Thi là người ta nhớ đến thi sĩ Đào Tiềm đời Tấn "Tam kính tựu hoang, Tùng cúc do tồn (Đường ra lối nhỏ vườn hoang , Chen nhau tùng cúc xếp hàng đợi đây-HĐ)...Hoa Cúc biểu tượng cho tinh thần thanh cao của kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy . Một loài hoa "diệp bất ly thân" (lá không rời khỏi cành dù tàn khô héo rũ). "Cúc ngạo hàn sương", cúc vẫn hiên ngang ngạo nghễ đâm hoa kết nhánh mặc cho sương tuyết lạnh giá bao trùm, mặc cho khí thời khắc nghiệt vây quanh, cúc vẫn mang nét điềm đạm ung dung, cúc vẫn vương mình đứng thẳng giữa phong trần, thách thức với bao nỗi đoạn trường gian truân của thế sự nhân tình: "Tiếu ngạo hàn sương phô cốt cách, Khai nhan diệu sắc kháng thu thâm-Hải Đà" (Sương gió dãi dầu hoa ngạo nghễ, Thu già thách thức sắc phô trương -HĐ) "Theo tài liệu sưu tầm, có khoảng 130 loại hoa cúc. Cúc còn mang tên ra Tiết Hoa hay là Nữ Tiết. Cúc chờ lạnh đến mới nở, vùng nào lạnh sớm hoa sẽ nở sớm, lạnh muộn thì hoa nở muộn. Giống cúc vàng thích khí lạnh hơn hết. Ở những xứ ấm trời, hoa cỏ nở một cách tạo tác vô thời, chỉ riêng hoa Cúc là biết kỷ luật. Hoa Cúc có mấy màu chính là vàng (hoàng), trắng (bạch), tím (tử) và hồng (cũng được gọi là hồng).Lại còn có những thứ tạp sắc, cánh trước một màu, đằng sau mang một màu khác hay là nửa bên trái và nửa bên phải khác nhau (Uyên Ương Cúc). Hoàng Cúc tức Cúc Vàng có đến 34 loại, vài giống quý có nhiều tên đẹp như: Kim Trân, Dạ Quang Châu, Lạc Hà Hoàng. Ngự Bào Hoàng, Trầm Hương Quản , Hoàng Kim Tháp, Hoàng Yến, Vạn Thọ, Kim Tiền v.v.." Mỗi loại hoa cúc khác nhau đã tự mang cho mình một ý nghĩa đặc trưng riêng của ngôn ngữ tình yêu, như Hoa cúc trắng: ngây thơ và duyên dáng. Hoa cúc tây: chín chắn, tình yêu muôn màu Hoa cúc đại đoá: lạc quan trong nghịch cảnh Hoa cúc tím (thạch thảo): nỗi lưu luyến khi chia tay. Hoa cúc vàng: lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan. Hoa cúc vạn thọ: sự đau buồn, nỗi thất vọng Hoa Cúc zinnia: nhớ đến bạn bè xa vắng Thanh Thảo(St) CA,14.10.13 |
|
└(≣) SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 11 năm, 2 tháng #9371
|
Ý NGHĨA HOA CẨM CHƯỚNG
Ý nghĩa chung: Sự ái mộ - Sự thôi miên, quyến rũ - Tình yêu của phụ nữ - Niềm tự hào - Sắc đẹp - Tình yêu trong sáng và sâu đậm, thiết tha. Ý nghĩa chung: Sự ái mộ Cẩm chướng thuần một màu: Đồng ý (Yes) Cẩm chướng có vằn, sọc: Lời từ chối tình yêu (No, Refusal, Sorry I Can't Be With You, Wish I Could Be With You) Cẩm chướng hồng: Anh sẽ không bao giờ quên em (I'll Never Forget You) Cẩm chướng đỏ: Sự ái mộ (Ardor, Admiration) Cẩm chướng đỏ thẫm: Trái tim tôi đau nhói vì em (Alas, for my poor heart. My heart aches for you) Cẩm chướng vàng: Sự từ chối, sự khinh thường, thất vọng, hối hận (Rejection; Disappointment; Contempt; Disdain; Rue). Cẩm chướng trắng: Ngọt ngào và đáng yêu, ngây thơ, tình yêu trong sáng, món quà may mắn cho phụ nữ (Sweet and Lovely, Innocence, Pure Love, Woman's Good Luck Gift) Cẩm chướng tím: Tính thất thường, đồng bóng (Capriciousness) Biểu tượng: Bông hoa của tháng 1: The flower of January Biểu tượng hoa cho "Ngày của mẹ" (Mother's Day) Biểu tượng quốc gia của người Slovene (ở Nam Tư) Cẩm chướng đỏ (Scarlet Carnation): Biểu tượng hoa của tiểu bang Ohio, U.S Người ta nói rằng cái tên "Carnation" xuất phát từ tiếng Ý có nghĩa là "complexion", một số ý kiến khác lại cho rằng tên hoa từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "flesh". Nhưng cũng còn ý kiến khác nữa "Carnation" từ "cornation" hay "corone" có nghĩa là "flower garlands" - "vòng hoa", do nó được trang trí trong những vòng hoa vào những dịp lễ ở Hy Lạp. Hoa cẩm chướng còn được gọi là "Pink" do mép cánh hoa hình răng cưa (to pink: cắt mép răng cưa; Pinking shear: cái kéo cắt răng cưa). Tên khoa học của nó Dianthus caryophyllus có nguồn gốc Hy Lạp : "Di" - thuộc về Zeus và "anthos" - hoa. Nó được nhà thực vật học Theopharatus đặt tên "Diathus" (divine flower). Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ châu Âu, chủ yếu là vùng Địa Trung Hải, nhưng cũng có một số tài liệu cho rằng nó được phát hiện đầu tiên ở vùng Viễn Đông. Bông hoa này đã được nhắc đến trong thần thoại La Mã và xuất hiện trong những ghi chép lịch sử thiên nhiên của tác giả người La Mã Pliny vào khoảng năm 50 trước Công nguyên. Các tu sĩ La Mã thế kỷ 13 được xem như những người đầu tiên đã đem trồng những cây hoa cẩm chướng. Và bông hoa này đã rất quan trọng đối với người Hy Lạp và La Mã lúc đó, nó trở thành biểu tượng của người La Mã vào giai đoạn đỉnh cao của nền văn minh của họ. Nó cũng còn được gọi là "Jove's flower" (bông hoa của thần Jupiter), do Jove (Jupiter) là một trong những vị thần được họ tôn kính. Thời Hy Lạp cổ đại, Cẩm chướng là bông hoa được sủng ái nhất. Theo một truyền thuyết của Cơ đốc giáo, khi nhìn thấy Chúa Jesus trên thập tự giá, Đức mẹ Maria đã khóc, và những bông hoa cẩm chướng đã mọc lên từ nơi mà những giọt nước mắt của bà đã nhỏ xuống. Trong cuốn "Ngôn ngữ loài hoa" thời nữ hoàng Victoria (1837-1901), hoa Cẩm Chướng được xem như một món quà may mắn cho người phụ nữ. Một số quan điểm hơi "mê tín" còn dùng hoa cẩm chướng để "xem bói". Ở Korea - Triều Tiên, 3 bông hoa cẩm chướng được cài trên tóc một cô gái, và số phận của cô được suy đoán từ thứ tự các bông hoa dần chết đi. Nếu bông hoa ở dưới cùng tàn héo trước, cô ấy bất hạnh suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bông hoa trên cùng úa tàn trước, những năm cuối đời của cô sẽ rất khó khăn. Còn nếu bông hoa ở giữa héo trước, những năm đầu đời của cô khá vất vả, nhưng có lẽ hậu vận sẽ tốt hơn.- Sự thôi miên, quyến rũ - Tình yêu của phụ nữ - Niềm tự hào - Sắc đẹp - Tình yêu trong sáng và sâu đậm, thiết tha. Hoa cẩm chướng còn là biểu tượng quốc gia của Slovenia (ở Nam Tư). Cẩm chướng được ngợi ca trong những bài hát của người Slovene. Hình ảnh hoa cẩm chướng đỏ xuất hiện nhiều trong những đồ vật trang trí, đồ thủ công, thêu, gối, chiếc nôi em bé... của họ. Đối với họ, hoa cẩm chướng tượng trưng cho "món quà của Thượng Đế" hay "tình yêu đối với một đứa trẻ". Cẩm chướng đỏ còn tượng trưng cho lòng nhân hậu và tình yêu. Hình ảnh hoa cẩm chướng cũng thường thấy trên những hộp vải lanh của cô dâu, trên quần áo, mũ ni, khăn trùm đầu.. của các cô gái. Bó hoa gồm cẩm chướng, hương thảo, phong lữ có như một thông điệp về tình yêu, lòng thủy chung, chờ đợi và niềm hy vọng mà các cô gái cài trên ngực người yêu trước khi chàng trai phải lên đường ra mặt trận. Ở vùng quê, nhất là ở những miền núi, hoa cẩm chướng được đặt trên ngưỡng cửa sổ hay ngoài bancông. Ngôi nhà của người nông dân với những bông hoa cẩm chướng là một nét đặc trưng của xứ sở Slovene. Một truyền thuyết Italia kể rằng, Margherita - một thiếu nữ đã tặng cho người yêu của nàng - chàng hiệp sĩ Orlando một bông cẩm chướng màu trắng mà anh đã mang nó theo mình trên suốt đường chinh chiến. Rồi anh bị thương nặng và chết, máu anh nhuộm thẫm nơi chính giữa bông hoa trắng sau đó đã được đem về cho nàng Margherita với trái tim tan vỡ. Từ những hạt giống đó, Margherita trồng nên những bông cẩm chướng xinh đẹp màu trắng và luôn có khoảng màu đỏ nơi chính giữa cánh hoa. Margherita đã chung thuỷ mãi mãi với Orlando và ở vậy đến cuối đời. Sau đó, có tục lệ tặng cho mỗi em bé gái mới sinh ra trong gia đình cô một chậu hoa cẩm chướng đặc biệt ấy. Trong lịch sử, hoa cẩm chướng cũng đã được nhắc đến vào thế kỷ 13, khi đội quân Thập tự chinh bị tấn công bởi dịch bệnh, gần Tunis. Người ta đã trộn lá cẩm chướng với rượu và uống nó để trị những cơn sốt dữ dội. Trong cuốn sách nghiên cứu về thảo mộc thế kỷ 16, John Gerard đã viết rằng, hoa cẩm chướng và đường, chế thành mứt được dùng để chữa những cơn sốt và giải độc. Người ta còn dùng hoa cẩm chướng trong sản xuất hương bia, rượu vang và chế thuốc nhuộm tóc đen (?). Thanh Thảo(St) CA,18.10.13 |
|
└(≣) SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 11 năm, 2 tháng #9411
|
LAN - HOÀNG HẬU CÁC LOÀI HOA
Dòng dõi của Lan ước chừng 35,000 thứ (varieties) trong thiên nhiên được sắp xếp theo từng giống (genus) và loại (species) dựa trên các đặc tính hình thể, màu sắc và mùi hương... Mỗi năm Lan lai giống được ghi nhận và vào sổ bộ bởi một Ủy ban có tính cách Quốc tế. Con số Lan lai giống càng ngày càng nhiều, gấp đôi con số 35,000. Có loại Lan bông nhỏ li ti bằng đầu cây tăm, có Lan to bề ngang đến 5 inches. Lan là giống hoa mang nhiều màu sắc khác biệt nhất (1/7 loài hoa trên trái đất là Lan), lá cũng khác nhau và có màu sắc khác nhau. Chỉ có Lan đen là chưa thấy, tuy có loại có màu rất gần với màu đen như Lan Tử Cán tìm thấy trong một động đá ở Côn Minh, Trung Quốc giống màu Tulip đen, Hồng đen, và Pensée đen pha sắc tím than. Tuy Lan là giống thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa, tất cả các loại Lan đều mang đặc tính chung : mỗi hoa có 3 ngoại đài hoa và 3 nội đài hoa. Một trong ba nội đài gọi là mội dưới (labellum) được làm bãi đậu cho côn trùng. Có "môi" dài ra thành râu mép (beardie). Có loại đài hoa được dấu trong "miệng" (gnome). Trong hầu hết các giống hoa, bộ phận sinh dục đực và cái nằm riêng. Ở hoa Lan chúng nằm chung trên một tuyến gọi là lỗ mũi của hoa. Ða số Lan có cách cấu trúc từ bàn tay khéo léo của tạo hóa (hay luật tiến hóa của Darwin) làm thế nào để côn trùng mang phấn hoa đực bắt buộc phải chui qua ngõ ngách để tìm mật hoa, đồng thời rắc phấn hoa lên nhụy cái. Lúc lui trở ra, lại bị "gài" để phải chở thêm một số phấn đực khác đem gieo giống cho các hoa khác. PHÂN LOẠI LAN : Trái với nhiều người tưởng, Lan không phải là cây chùm gửi (ký sinh), Lan chỉ dùng thân cây cao để nương tựa và che chở. Lan không hề ăn bám chất dinh dưỡng của cây (thật đáng hãnh diện cho một loài hoa mang tên Hoàng Hậu). Lan được chia làm ba loại: Phong Lan (Épiphites), Ðịa Lan (Terrestrial), Thạch Lan (Lithophites). Sự phân loại Thạch lan không được đúng lắm, vì đâu có loại Lan nào mọc nổi ngay từ trong đá ra, mà phải mọc ở kẽ đá có đất, có lá mủn hoặc ít nhất có chút chất dinh dưỡng. Một tác giả khác, ông Jack Kramer, mới đây còn phân loại giống Thủy Lan (Amphibious orchid). Thạch lan thường mọc ở cao độ 14,000-18,000 feet ở vùng núi Andes bên Nam Mỹ có sương mù nên đá núi ít khi bị hấp quá nóng . Cách phân loại trên còn thiếu sót nếu không đề cập đến một loại Lan mà cả cây cành lá và hoa đều mọc và nở dưới mặt đất sâu : đó là Lan Rhizanthella Gardeni được tìm thấy ở miền Tây Úc đại Lợi năm 1928 cùng với một giống Lan Subterranean khác. Lan (Orchidaceae Genus) gồm có từ 600-800 loại (species) và từ 15,000 đến 35,000 thứ (varieties), trong đó 3/4 các loại và thứ cư trú tại miệt rừng sâu nhiệt đới. Riêng Á châu có nhiều loại Lan khác nhau nhất trên thế giới. TIỂU SỬ MỘT LOÀI HOA : Lan được khám phá lần đầu tiên bởi người Hy Lạp. Cha đẻ của ngành thảo mộc học, ông Théophratus đặt tên tộc cho Lan là Orchies, từ chỗ nhận thấy một cặp giò Lan dưới mặt đất na ná giống bộ phận sinh dục nam. Các thế hệ nhà thảo mộc học tin rằng giò Lan khêu gợi thần Venus, và ăn giò Lan sẽ ảnh hưởng đến sự tạo giống cho đứa trẻ sắp được sinh nở. Năm 1731, một nhà thảo mộc học người Anh nhận một mẩu giò Lan khô từ Providence, Bahama. Ông cẩn thận chăm sóc đặc biệt khi trồng thử, chỉ ngay năm sau đó, Lan trổ hoa màu hồng nhạt xinh tươi và diễm lệ. Ðó là Lan Bletila Purpura. Nó đánh dấu cành hoa Lan nở đầu tiên trên đất Anh. Lan từ đó đã làm say mê giới chơi cây cảnh giống như hoa Tulip đã một thời làm say mê giới yêu hoa Hòa Lan vào thế kỷ XVII. Vào năm 1835, dân trồng tỉa tài tử dùng thử nhà kính có điều chỉnh nhiệt độ và không khí luân lưu đã thành công rực rỡ trong cách trồng Lan. Thiên hạ đổ xô qua các nước Nam Mỹ như Péru, Brésil, Vénézuela, Colombia và Trung Mỹ, Bahama, Jamaica để săn Lan tương tự như phong trào săn vàng (Gold rush) trước đây. Ðến năm 1904, gần 200năm sau lần Lan xuất hiện ở Âu châu, một nhười Pháp, ông Noel Bernard tìm thấy một loại nấm vi ti (fungus) giúp cho sự nẩy mầm hạt Lan (orchid seed). Năm 1922, tiến sĩ Lewis Knudson, người Hoa kỳ nghĩ ra nhiệm vụ của nấm trên là để biến hóa chất đường giúp cho sự dinh dưỡng cây, ông bèn trộn thử đường vào môi trường cấy bằng thạch (Agar agar) đã cho ông kết quả mỹ mãn. Sự khám phá của ông đã cách mạng hóa cách gầy giống Lan không cần qua sự trung gian của nấm nữa. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bực của ngành thực vật học, chính phủ Pháp đỡ đầu giúp kỹ nghệ sản xuất Lan với phương pháp phân chia (meristem, cũng như cloning). Nhà sinh vật học George Morel, người hướng dẫn chương trình thí nghiệm Meristem với giống khoai tây, chợt nảy ra ý kiến thí nghiệm Meristem cho giống Lan. Kết quả thật bất ngờ, năm 1956, ông dùng một tế bào trên chóp của một chồi Lan con mới nhú từ giò Lan mẹ đem cấy trên một môi trường cấy có chất dinh dưỡng, ông đã tách ra được vô số các cây Lan con từ "mục măng lan" (module). Cách này có cái lợi là ta có thể sản xuất Lan con giữ tính di truyền giống hệt cây Lan mẹ, trong lúc cách cấy hạt Lan có thể sinh ra nhiều cây Lan con khác nhau tuy cùng một gia tộc. Áp dụng phương pháp của tiến sĩ Morel, hai ông Michel Vacherot và ông Maurice Lecouffe đã khởi sự sản xuất Lan hàng loạt. Ngày nay, ngoài một số các nhà gầy giống Lan chuyên nghiệp ở khắp Âu Á, các trại Lan ở Mỹ, Phi châu, Hawaii, Singapore, Thái Lan đã đạt đến mức sản xuất Lan kỹ nghệ. Ở Mỹ, nhất là lễ Valentine, Secretary Day và dạ vũ tốt nghiệp Prom, hàng năm tiêu thụ đến 20 triệu Lan cài áo (brioche) hoặc bouquet. Việt Nam ta, với khí hậu rừng nhiệt đới nhiều mưa, nhất là vùng cao nguyên như Pleiku, Kontum, Ban mê Thuột, Ðà lạt có nhiều giống Lan dại hiếm và nổi tiếng là đẹp, có nhiều triển vọng phát triển một nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa có ngoại tệ, vừa tạo một thú vui tiêu khiển thần tiên, lành mạnh. Nhưng tiếc thay, nạn khai thác Lan vô kỷ luật, với sự che dù của cán bộ lâm sản ở Việt Nam ngày nay, nhiều nơi cây Lan con được cân ký lô bán cho ngoại bang từ Ðài Loan và Thái Lan đến thu mua mảo, đã làm kiệt quệ số lượng Lan hiếm và đắt tiền, từng được coi như quốc bảo của nước ta. LAN SINH SẢN BẰNG CÁCH NÀO ? Theo cách cổ điển ngoài thiên nhiên, Lan được tạo hóa giúp sức trong việc truyền giống: côn trùng, ong, bướm, chim hút mật, dơi và gió đều là những bà mai (matchmaker) bất thường và bất trắc. Tạo hóa lại nghĩ ra những tiểu xảo thật tinh vi để bổ túc cho những bất trắc trên nên cho trái Lan chín Catleya có độ 30,000 hạt giống nhỏ như hạt bụi, nhìn trên kính hiển vi thấy có hai loại: loại hạt vàng thì mang tính truyền giống, loại trắng thì không. Một loại khác ở Vénézuela sản xuất hai ống nhỏ (capsules), mỗi ống chứa 4 triệu hạt giống. Ông Darwin thử làm bài tính nhỏ : nếu cứ mỗi hạt của một giống Lan ở Âu châu nẩy mầm thì con cái nó sẽ bao trùm trái đất trong vòng ba thế hệ. Ðịnh luật bù trừ cho ta thấy trên thực tế chỉ có một số lượng rất nhỏ được thụ tinh. Tiến sĩ Calaway Dodson của đại học Miami mô tả một loại ong đầy màu sắc đã giúp thụ tinh trên hai ngàn giống Lan có mùi thơm rất mạnh thuộc loại Stanhopea và Catasetim. Bàn tay mầu nhiệm của tạo hóa đã khéo léo tạo nét duyên dáng huê dạng và mùi hương của Lan bằng cách cho Lan "bắt chước" hình thể các giống côn trùng để dụ dỗ các chàng ong, chàng bướm yêu hoa bay đến dập dìu, hoặc tiết ra mật hoặc sáp để làm điên đảo say sưa giống nòi tình. Có một loài địa lan tinh khôn hơn, phóng xịt phấn hoa (pollinia)vào thân côn trùng để chúng chuyên chở đến hoa khác. Riêng mùi hương của hoa Green Orchid lúc được phân tích chứa đến 56 hợp chất, nhưng chỉ phân định được có 32, trong đó có hóa chất Benzil acetate, là chất chủ yếu trong việc chế tạo một loại nước hoa Chrstian Dior. Một hợp chất khác, để thu hút loài ong vò vẻ, là chất Cinéol, có trong lá khuynh diệp (Eucalyptus) và dầu thông mũi Vicks Vapo Rub. Một điều thật đáng tiếc là trong quá trình lai giống, các nhà trồng Lan (Orchidologist) thương mại, vì muốn tăng kích thước của hoa và để giữ cho Lan lâu tàn, Lan trồng trong nhà kính dần dần mất mùi hương (aroma) tuy vẫn giữ được đầy đủ màu sắc. Trái lại, do sự bất ngờ có loại Lan mới lai giống cho mùi hương mới rất đặc biệt. Có lần trại Lan Saigòn Orchid trên xa lộ Biên Hòa gần nghĩa trang quân đội có bức tượng nổi tiếng Tiếc Thương của điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu, đã cho lai giống hai giò Lan không mùi, nhưng vô tình lại cho ra đời một giống Lan đẹp lạ lùng và thơm mùi kẹo Hòa Lan rất sang. Trong khoảng 450 năm qua, giới hàng hải gốc Tây Ban Nha đã tìm thấy ở các bộ lạc Aztecs bên Mễ Tây Cơ thường cho một loại hạt thơm của một giống Lan vào bột cacao để uống. Ðó là loại Lan giây Vanilla Planifolia, loại cho trái đậu vanille. Họ đem về trồng tại đảo Madagascar. Ngày nay đảo này cung cấp phân nửa bột thơm cho thế giới. Bột vanilla dùng làm bánh, nấu ăn và là chất chủ yếu làm nên rượu mùi cà phê Liqueur hiệu Kahlúa của Mexico, là một trong các loại rượu nhập cảng đắt tiền nổi tiếng trên đất Mỹ. Ðặc biệt là bông Lan vanilla chỉ nở và tàn trong ngày (giống Lan yểu mệnh nhất thế giới) nên phải nhờ đến phương pháp thụ tinh nhân tạo vì ở Madagascar không có loại côn trùng nào làm mai dong hết. CÁCH CHĂM SÓC LAN : Ðiều kiện sinh sống của Lan rất dễ nhưng cũng rất khó. Dễ nếu săn sóc đúng cách. Khó nếu không biết tánh nàng và không có thì giờ. Có loại Thạch lan mọc từ kẽ đá. Có Lan mọc trong đất. Có Lan nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Chỉ trừ châu Antartica là không thấy Lan mọc nổi. Có Lan mọc từ thân cây thật cao trong rừng rậm nhiệt đới, trong thung lũng sương mù, trên các đồi đá trọc ở Péru, E¨cuador, El Salvador, Colombia, Vénézuela, Phi châu, A¨ châu... Có Lan chỉ mọc ở vùng mặt trời nóng bức ở U¨c châu như loại Lan hiếm Blue Orchid cho màu xanh da trời, xanh như mắt biếc. Có Lan chỉ nở một, hai ngày. Có Lan nở hai, ba tháng là chuyện thường. Tôi có một chậu Phalaenopsis, cho bảy cành mang đầy hoa liên tục trong vòng ba năm rưỡi, ngưng đi độ năm tháng lại bắt đầu cho hoa lại và đẻ cây Lan con trên không (airborne). Lan chỉ tự động rũ chết khi người bạn tặng nó cho tôi bị chết bất đắc kỳ tử. Giá Lan từ 5 đô la đến 10,000 đô la (Lan đoạt giải Quốc tế). Thường giới sưu tập Lan hiếm bỏ tiền mua nhiều loại Lan đắt tiền để rước Hoàng Hậu Lan trở về cung cấm. Có loại Lan ra hoa trong vòng một năm sau khi trồng, có loại sáu năm, có loại phải đến mười năm. Lan "khó tính" như vậy vì sự khác biệt từ nguồn gốc, môi sinh, di truyền. "Nuôi" Lan phải biết chiều chuộng nàng. Nhớ câu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" là nàng đó. Lan có thể trồng quanh năm trong nhà kính loại dựa (Attached) vừa tiện sưởi và máy lạnh lại có cơ hội Người và Lan giao cảm với nhau qua nhân điện hơn. Liệt kê Lan theo phong tục, tánh tình: Như đã nói trên, có độ 35,000 loại Lan đã được vào sổ bộ hộ tịch Lan. Hàng năm có cả ngàn giống Lan mới, đa số do sự lai giống. Có sách cho tên cả 140,000 ngàn thứ (varieties). Các chuyên gia về Lan thường không đồng ý với nhau trong cách phân loại. Có người chủ trương nên tập họp (categorize) Lan theo các đặc tính chung mà không nên phân biệt theo các tiểu tiết, có lẽ họ sợ gia đình Lan đông con quá, khó kiểm soát. Trên thực tế, chưa có tiêu chuẩn nhất định nhưng hàng năm, đại thể có các vị giám khảo có thẩm quyền nhất về Lan của Anh Quốc họp nhau tại The Orchid Committee of The Royal Horticultural Society để thẩm định giải thưởng và công nhận loại Lan mới. LIỆT KÊ LAN THEO PHONG TỤC - TÁNH TÌNH Như đã nói trên, có độ 35,000 loại Lan đã được vào sổ bộ hộ tịch Lan. Hàng năm có cả ngàn giống Lan mới, đa số do sự lai giống. Có sách cho tên cả 140,000 ngàn thứ (varieties). Các chuyên gia về Lan thường không đồng ý với nhau trong cách phân loại. Có người chủ trương nên tập họp (categorize) Lan theo các đặc tính chung mà không nên phân biệt theo các tiểu tiết, có lẽ họ sợ gia đình Lan đông con quá, khó kiểm soát. Trên thực tế, chưa có tiêu chuẩn nhất định nhưng hàng năm, đại thể có các vị giám khảo có thẩm quyền nhất về Lan của Anh Quốc họp nhau tại The Orchid Committee of The Royal Horticultural Society để thẩm định giải thưởng và công nhận loại Lan mới. Thanh Thảo(St) CA,23.10.13 |
|
└(≣) SƯU TẦM Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA cách đây 11 năm, 2 tháng #9452
|
LAN - HOÀNG HẬU CÁC LOÀI HOA (tt)
PHÂN LOẠI LAN THEO KHÍ HẬU : A- Lan nhiệt đới (65 độ F về đêm). Loại Lan này sinh trưởng và cho hoa trong môi sinh ấm áp: Lan Angraecum,Calanthe, Dendrobrium, Maxillaria, Phalaenopsis, Vanda... B- Lan ôn đới (58-60 độ F về đêm). Các loại Lan thích môi sinh trung bình hơi mát: Lan Cattleya, Epidendrum (bulbous), Sophronitis, Laelia, Miltonia (Pansy orchid), Paphiopedilum (Lady slipper), Brassia, Bulbophyllium... C- Lan hàn đới : chỉ thích hợp môi sinh thật mát (45-50 F về đêm): Ada, Coelogyne, Cymbidium (Miniature species and hybrids), Masdevalia (tailed orchid), Bletila, Cochlioda, Anguloa (cradle orchid), Odontoglossum, Oncidium, Pleione, Plemothallis, Thumia... Tên các giống loại được viết ra với dạng thức tên khoa học mà cái gốc chữ La tinh thường mô tả hình dáng, màu sắc của thể loại như chúng ta thường nghe đến Hài Lan, Lan Vũ Nữ, Bạch Hạc Lan, Ngọc Ðiệp Lan, Ðiểm Hồng Lan... Loại Anguola thì có hình dáng cái nôi, Masdevalia có đuôi, Miltonia có dáng hoa Pensée, Paphiopedilum dáng chiếc hài, Phaleonopsis dáng con bướm đêm... Ngoài tên khoa học, giới sưu tập Lan còn đặt tên tục (nickname, maiden name), gọi là tục nhưng lại là các tên mỹ miều, thanh nhã giống như trước đây giới sưu tập đã đặt tên cho các loại hoa hồng nổi tiếng trên thế giới. Ða số Lan có maiden name là các loại Lan đã đoạt giải quốc tế như Maria Irma, Double Delight Soroa, Francis Melandez Chiquitin, Catherina Louise Weltz, Rose Bowl, Golden Sun Lorene, Cognac Golden Gate, ShoreBirds, Blue Jay, May Victoria, Vanda Joequin (ngày nay là giống Lan tượng trưng cho quốc gia đảo Singapore). Riêng ở Việt Nam có một vài loại cây lớn cỡ cây cổ thụ cho rất nhiều hoa, rất đẹp, rất thơm, cũng mang tên Lan nhưng không liệt vào giống Lan: đó là Lan Hoàng hậu, Hoàng Lan (bông chúa), Ngọc Lan (bông sứ ta), Thiết mộc Lan (Ti plant). Lan là một tên đẹp trong văn chương Việt. Danh sách có thể dài đến vô tận thường để đặt tên cho con gái nhưng đứng đầu lại là Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, tiếp theo là Thụy Hư Lan, Dạ Lan, Mộng Lan, Linh Lan, Dả Lan, Khuê Lan , Khúc Lan, Trúc Lan, Bạch Ngọc Lan, Uyễn Lan, Ðàm Lan, _ Lan, Y¨ Lan, Miên Lan, Tường Thụy Lan, Tuyết Băng Lan, Trúc Diệp Lan, Ðiệp Lan... VÀI BÍ QUYẾT CHĂM SÓC LAN : Tất cả giống Lan có thể sống sót qua một mùa hè mà nhiệt độ lên đến 90 độ F, nếu chúng có đủ độ ẩm và nếu thời gian "phơi nắng" đừng kéo dài quá lâu. Ðến mùa đông, nhiệt độ có thể tụt thấp xuống 5 độ dưới mức tối thiểu cho các loại Lan phân biệt theo khí hậu nêu trên trong vòng hai tuần lễ nếu chúng được giữ cho khô ráo trong khoảng thời gian đó . Có rất nhiều nhà chơi Lan tài tử thường phàn nàn Lan chỉ cho hoa lần đầu lúc mới mua về. Sau đó, làm eo dẫu có tưới bón bao nhiêu cũng vậy. Như trên đã nói Lan rất dễ trồng mà cũng rất khó. Không đủ bảy điều kiện dưới đây nàng sẽ không buồn khoe sắc, khoe hương. 1/ Ánh Sáng : Lan đòi hỏi rất nhiều ánh sáng. Cuối Xuân qua Hạ, đầu Thu, có thể đem Lan ra ngoài trong bóng râm. A¨nh mặt trời trực tiếp sẽ làm cháy lá. Nhưng nếu bóng râm quá sẽ làm hoa trổ chậm. Một chỗ treo lan nhiều ánh sáng buổi sớm và xế chiều, nhưng rợp hơn giữa trưa là lý tưởng. Vào mùa Ðong, đem Lan vào nhà, để gần cửa sổ, quay về hướng đông, hoặc hướng Tây là đủ. Nếu quay về hướng Nam, cửa sổ nên có loại màn điều chỉnh bớt ánh sáng chói lọi trực tiếp. Hướng Bắc là hướng không tốt cho Lan. Loại Cattleya đòi hỏi ít nhất 4 tiếng đồng hồ ánh sáng ở nhiệt độ 65F mỗi ngày mới cho hoa. 2/ Nhiệt Độ: Lan sẽ chết nếu bị giá lạnh và chậm lớn nếu nhiệt độ tụt xuống dưới 50F. Nếu về đêm nhiệt độ bắt đầu xuống dưới 40F thường xuyên thì phải đem Lan vô nhà ngay. 3/ Nước: Nước là một trong những yếu tố tối cần thiết cho Lan. Giò Lan cần phải thật khô ráo trước khi tưới nước, muốn biết giò Lan khô hay không cứ nâng chậu lên thấy nhẹ là biết ngay. Thường mùa hè nên tưới mỗi tuần. Mùa đông tưới mỗi hai tuần. Lan không chịu quá nhiều nước. Hễ sủng nước rễ sẽ mục và cây chết. Cách tưới hay nhất là nhúng cả châu Lan hay giò Lan vào một thùng nước mưa, ngâm độ 2,3 phút, nâng lên đợi ráo nước hãy đặt Lan lên khay sâu có lót sạn (peeble) và đổ nước lúp xúp. Ðừng để đít chậu Lan chạm nước. Ðộ ẩm lý tưởng cho Lan là 60-70%. Ngoài thiên nhiên Lan hút sương để sống. Cách giữ độ ẩm hay nhất là bắt chước thiên nhiên: xịt Lan cả lá lẫn rể ngày một hai lần. Trong các nhà kính (greenhouse) tối tân, có trong bị hệ thống phun sương (misting) tự động như kiểu trồng cây treo hydroponic là bảo đảm nhất cho Lan không bị khô. Nhưng nhớ đừng phun quá nhiều quá ẩm. 4/ Phân bón: Mùa Xuân, mùa Hè và mùa Thu bón phân 3,4 tuần một lần. Cách bón phân giống như cách tưới nêu trên, nhưng nhúng Lan vào một dung dịch phân 30-10-10 pha loãng, loại đặc biệt dành cho Lan hoặc dung dịch 20-20-20 chung cho các loại kiểng cho hoa (các con số trên là tỷ lệ của ba hóa chất nitrogen-phosphorous-potassium). Cách tưới phân trên vừa tiện lại vừa lợi phân bón. 5/ Không khí luân lưu : Ngoài thiên nhiên Lan cần không khí và gió. Trong nhà nên để Lan cách khoảng nhau để Lan dể thở , và khoảng cách xa máy lạnh hoặc máy sưởi vài ba thước. Lan rất cần không khí tự do luân lưu. Không bao giờ để Lan dồn sát lại nhau quá gần. 6/ Chậu và Môi sinh: Lan sẽ phản ứng bất lợi trong mỗi lần thay chậu nếu không làm đúng cách và nếu không dùng đúng môi sinh cho từng loại Lan (medium). Các rễ phụ không cần phải nhét vào bên trong chậu. Nên thay chậu mỗi ba hoặc bốn năm. Chậu bằng đất nung nhiều lổ thoát nước hay giò làm bằng gỗ thưa là tốt nhất. Không nên dùng môi trường có đất cho loại Phong Lan (épyphites) vì rễ sẽ mục. Dùng vật liệu dễ thấm nước nhưng dễ rút nước như sớ osmunda, peat moss, than vụn, perlite hoặc styrofoam pellet và vỏ cây thông Fir nghiền nhỏ với tỷ lệ 7 phần Fir, 1 phần peat moss, 1 phần perlite, dưới đáy chậu lót sạn, cát thô và chút ít than vụn. Loại Lan đất (terrestrial) như loại Calanthe cần đất trộn theo tỷ lệ 1 phần đất, 1 phần peat moss, 1 phần vỏ cây, và 1 phần perlite. Loại Phiopedilum thích hợp với môi sinh có tính kiềm (alkaline) nên thêm một phần vỏ sò nghiền nát. 7/ Trừ sâu bọ : Nàng Lan rất nhậy cảm nên dễ bị bệnh tật. Người mê Lan thì sâu bọ càng mê hơn bằng cách cắn nát nàng, ăn tươi nuốt sống nàng. Hai loại sâu gây bệnh cho Lan thông thường nhất là mealy bug và scale. Trị chúng chỉ có cách xịt hoặc nhúng úp (upside down) vào dung dịch Malathion pha loãng nhiều lần cho đến khi nào chúng bị tiêu diệt. Nếu thấy hoa bị có tật (deformed) và lá Lan bị những đốm trong suốt thì chỉ còn cách hủy diệt cây đó mà thôi. (nói tới cách này đau lòng lắm !). Lần sau, khi mua nên chọn kỹ giống tốt, không sâu bọ, không bệnh tật, cách chắc ăn nhất là mua lúc Lan đang nở hoa, không sợ "tiền mất tật mang". Khi mua thuốc trừ sâu nên hỏi kỹ loại dành riêng cho Lan, thường thường loãng hơn vì Lan rất sợ thuốc Tây. Nuôi Lan bằng chất hữu cơ, Lan sẽ tươi trẻ khỏe mạnh hơn. Biết bao giống Lan bất hạnh, yểu mệnh chưa được chúng ta chiêm ngưỡng sắc đẹp diễm kiều đã bị tuyệt chủng vì thuốc khai quang (chemical defoliation). Rừng nhiệt đới Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới về các giống Lan dại hiếm và quý, nay đã bị chất Orange agent khai tử vĩnh viễn, nếu may mắn lắm còn được các nhà sưu tập Lan tài tử hoặc nhà nghề khắp nơi trên thế giới gìn giữ và cho con cái nối dõi như hai Hoàng hậu Paphiodilum Armenia Cum và Paphiodilum Deleneti duyên dáng và diễm tình, đã được tìm thấy ở vùng Châu thổ sông Cửu Long, vùng gần Sàigòn và Vân Nam. Ngoài các cách chăm sóc Lan nói trên, trong phòng thí ngiệm thực vật học Biosphere II ở Tucson, Arizona và các trại Lan thí nghiệm bên Âu châu, cácnhà bác học nhận thấy các giống Lan cũng như các loại hoa khác khi được để cho nghe nhạc cổ điển Tây phương 24/24 giờ đều cho hoa lớn hơn, thơm hơn và lâu tàn hơn các hoa không được nghe nhạc. Có khoa học gia đã đi xa hơn, thí nghiệm tính thần giao cách cảm của hoa: Lan biết xúc động, mỗi lần người chủ cây Lan nghĩ đến Lan, dẫu đang ở xa nửa vòng trái đất, một cách ưu ái, thì Lan vạch những mạch dịu dàng trên đồ thị xoay vòng, nếu người đó thử nghĩ kỳ này sẽ đem diệt Lan để thay thế cây khác, Lan vạch những cảm xúc mạnh như lo sợ hay giận dữ trên đồ thị đúng giờ giấc người đó ghi chú. Một nhiếp ảnh gia chụp các loại hoa lá trên phim ảnh infrared, khi rửa hình phát giác vầng hào quang tỏa chung quanh hoa (halo), họ rất ngạc nhiên và nghĩ là hoa cỏ cũng có linh hồn (hồn thu thảo?). Lan thích được vuốt ve âu yếm. Nếu có thì giờ nói chuyện với Lan, các bạn nhớ lau bụi vho từng cái lá, tập Tai chi gần Lan, Lan sẽ tươi tốt hơn và cho nhiều hoa hơn. Có phải vì Lan được tưới nhân điện? Một phát minh hiện đại nhất trong năm 1992: một kỹ sư âm thanh người Nhật gắn cực điện vào một cành hoa, thật ngoài sức tưởng tượng: Hoa Biết Nói. Khi được khuếch đại trên màn ảnh máy điện toán, mỗi loại hoa khác nhau vẽ một đồ thị 3D (ba chiều) khác nhau và phát âm khác nhau như những nốt nhạc. Khám phá trên sẽ làm đảo lộn tất cả ngành điện tử và sinh vật học. Biết đâu đầu thế kỷ 21 chúng ta sẽ được anh chàng Kitaro cho nghe bản trường ca New Age mang tên Trường ca "Nụ Hôn Loài Lan Tím Dại". NỤ HÔN LOÀI LAN TÍM DẠI Nơi tôi ở nhiều hoa lan màu tím Cách nhà nàng qua mấy chấn song xanh Xuyên lối mộng chim chíp tiếng chim oanh Cội mai già rải hoa vàng trên cỏ Tuổi học trò tôi viết thư mực tím Xếp cánh diều mượn gió gửi thư xanh Tan học về nàng hong tóc nắng hanh Lá chuyển vàng áo hoàng anh rực nắng Lòng dợm buồn dáng chiều chưa tắt nắng Gió từ sông lùa thổi nức hương cau Tôi nghe nắng vội vã bước qua mau Bỏ sau lưng rộn ràng tim mới lớn Bỗng lao xao bức rèm thưa rón rén Đôi mắt huyền. Ôi! Đôi mắt nhung đen Nụ môi hồng nàng len lén mở then Nắng ngoài song vụt rơi vàng đầy ngõ Nàng và tôi song song gót hài nhỏ Sánh vai gầy yêu phượng đỏ sân trường Tay nắm tay cùng đón gió muôn phương Má nàng thơm hương loài lan tím dại Một buổi chiều nao mây hết bay Tóc nàng chưa úa nắng hây hây Gối mộng còn thơm vai trinh nữ Nắng thôi say sao mắt cứ cay cay Rồi những mùa thu kế rồi thu kế Lá vàng rơi rụng thế bướm mai vàng Lan tím hoang nhung nhớ dáng hương nàng Thiên lý dại vấn vương bàn tay nhỏ Những cánh thư đi không cánh về Đời tôi tan tác giữa sơn khê. Sáo ai chiều nay thê thiết quá Dệt thơ hồn gục nhớ môi thề. Thơ: Thái Thụy Vy Thanh Thảo(St) CA,28.10.13 |
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây