Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
24 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn cách đây 8 năm, 9 tháng #18310



Bí mật chuông cổ nhà thờ Đức Bà


Bộ chuông cổ được lắp đặt bên trong hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà, tọa lạc trên khuôn viên tuyệt đẹp ở Công xã Paris (Q.1, TP.HCM) được thiết kế và vận hành rất độc đáo khiến “nhiều nhà thờ ở Pháp cũng phải ghen tị”.

Bí mật chuông cổ nhà thờ Đức Bà - ảnh 1

Ông Chín cũng là người trông coi bộ cơ của chiếc đồng hồ gắn trước nhà thờ - Ảnh: Tân Phú

Bộ chuông được bố trí bên trong 4 bức tường gạch của 2 khúc tháp phía trên cùng của 2 tháp chuông. Mỗi khúc tháp có chiều ngang khoảng 6 m, chiều cao khoảng 8 m.

Tháp chuông khi mới khánh thành vào dịp lễ Phục sinh (11.4.1880) có mái bằng (cao 36,6 m). 15 năm sau đó, kiến trúc sư Gardes thiết kế thêm phần mái nhọn lắp ghép bằng tôn và khung thép vươn lên cao như ngày nay (nâng tổng chiều cao lên hơn 60,5 m). Độ cao này tương đương tòa nhà hơn 20 tầng nhưng đường dẫn từ mặt đất lên đỉnh tháp chuông chỉ có cầu thang bộ làm bằng đá, gỗ và sắt với độ dốc rất lớn. Đứng ở dưới mặt đất trong lòng tháp không nhìn thấy được bộ chuông và phần đỉnh tháp vì có một tầng bê tông ngăn cách.

Có lẽ nằm biệt lập bên trên nên ít người có thể tận mắt nhìn thấy, dù bộ chuông đã gắn liền với nhà thờ suốt 135 năm qua.

Tiếng chuông vang xa hơn 10 km

Bí mật chuông cổ nhà thờ Đức Bà - ảnh 2

Chuông la (bên trái) và chuông si (bên phải) trên tháp chuông phía Hội trường Thống Nhất. Hai quả chuông này có gắn bàn đạp bằng chân để hỗ trợ khi vận hành chuông bằng motor điện - Ảnh: Tân Phú
Trong 6 quả chuông, chuông sol (còn gọi là chuông nhất) đường kính 2,25 m, cao 3,5 m, nặng 8.785 kg; chuông la (chuông 2) đường kính 1,9 m, nặng 5.931 kg; chuông si (chuông 3) đường kính 1,7 m, nặng 4.184 kg; chuông do (chuông 4) đường kính 1,69 m, nặng 4.315 kg; chuông re (chuông 5) đường kính 1,45 m, nặng 2.194 kg; chuông mi (chuông 6) đường kính 1,25 m, nặng 1.646 kg.

Người “quản” bộ chuông cổ này gần 30 năm qua là ông Phạm Vĩnh Nha (51 tuổi), có tên thường gọi là Chín. Ông Chín cũng là người được giao trọng trách trông nom cả nhà thờ, hằng ngày thực hiện việc đổ chuông khi có thánh lễ, mở cửa cho giáo dân đến dâng lễ và du khách vào tham quan. Ông Chín vẫn còn nhớ rõ ngày mình trở thành “ông từ giữ đền”, đó là ngày 10.1.1987, khi mới 23 tuổi. Lúc đó, ông được giao vận hành bộ chuông vì người tiền nhiệm không còn đủ sức để đi bộ lên tháp mỗi ngày.
Theo ông Chín, bộ chuông cổ độc đáo gồm 6 quả, nặng tổng cộng gần 30 tấn do Hãng đúc chuông Bolley chế tác năm 1879 tại Pháp. Tên 6 quả chuông được gọi bằng 6 cung nhạc: sol (chuông nhất), la (chuông 2), si (chuông 3), do (chuông 4), re (chuông 5), mi (chuông 6). Nhìn trực diện
nhà thờ, tháp chuông phía bên phải (phía Bưu điện TP.HCM) gắn 4 quả sol, do, re, mi; phía bên trái gắn 2 chuông la và si. Ông Chín cho biết bộ chuông đều được vận hành bằng điện từ lúc nhà thờ khánh thành, thông qua 6 motor gắn với 6 quả chuông bằng hệ thống dây xích. Khi bật công tắc điện, motor quay truyền lực qua các dây xích để lắc từng quả chuông. Do 3 quả chuông sol, la và si quá nặng nên được thiết kế bàn đạp để hỗ trợ đạp bằng chân cho chuông lắc khi mới khởi động hệ thống điện. Mỗi quả có 2 bàn đạp nằm song song hai bên cho 2 người đứng đạp. Việc vận hành cả bộ chuông rất công phu và do thiếu người nên từ nhiều năm qua chỉ vận hành chuông do (chuông 4), những dịp lễ trọng mới huy động thêm người để cùng lúc đổ cả 6 quả chuông. Âm thanh của “dàn hợp xướng” này có thể vang xa hơn 10 km.

Cũng theo ông Chín, chuông đúc bằng đồng, nhưng đầu chuông bằng gang để chống gỉ. Qua 135 năm sử dụng vẫn chưa có dấu hiệu gỉ sét. Hoa văn được chạm khắc tinh xảo và họa tiết trên mỗi quả chuông không giống nhau, rất đa dạng.

Ông Chín nói điều thú vị nhất là bộ chuông tạo ra tiếng đàn và báo giờ cho chiếc đồng hồ cổ hiện vẫn đang hoạt động, được gắn chính giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ cổ được lắp sau bộ chuông vì khi nhà thờ khánh thành, hình ảnh tư liệu còn lưu giữ lại cho thấy vị trí đồng hồ là ô văn tròn có đặt cây thánh giá. Mặt ngoài đồng hồ có đường kính 2 m. Kim giờ và kim phút qua hơn 100 năm tồn tại giữa nắng mưa vẫn chưa một lần trải qua sự chỉnh sửa gì. Có một trục ngang dài khoảng 3 m gắn kim giờ, kim phút và nối với bộ cơ của đồng hồ đặt bên trên mái vòm nhà thờ. Một hệ thống cần trục gắn bộ cơ đồng hồ với 6 quả chuông. Khi đồng hồ sắp báo giờ, hệ thống này được thiết kế vận hành hoàn toàn tự động, gõ nhẹ 6 búa sắt (gắn đầu mỗi cần trục) vào mặt ngoài 6 quả chuông tạo ra tiếng đàn vang lên khoảng 30 giây. Khi báo giờ thì chỉ có búa gõ từng cái vào chuông sol tạo thành âm vang lớn. Độ vang của tiếng chuông báo giờ kéo dài trong nhiều phút.
Ông Chín cho rằng chính vì có thể tạo ra tiếng đàn và tiếng chuông báo giờ nên bộ chuông cổ từ lâu được đặt tên theo các cung nhạc. Đây cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia đưa ra nhận xét về bộ chuông nhà thờ Đức Bà: “Cả vùng Viễn Đông, không nơi nào có thể sánh được, và ngay cả ở Pháp, nhiều nhà thờ cũng phải ghen tị!”.

Năm 1978, tiếng đàn và tiếng chuông báo giờ bị ngắt “vì sợ làm phiền đến các cơ quan lân cận”. Từ đó đến nay, hệ thống này không được vận hành trở lại. Có lần khởi động lắc chuông trùng với lúc đồng hồ báo giờ nên cần búa chuông đã bị gãy. Cách đây hơn 4 năm, có một chuyên gia về chuông cổ từ Hồng Kông sang xin phép được tiếp cận, nghiên cứu cách thức vận hành báo giờ tự động của đồng hồ và bộ chuông cổ. Sau đó, vị chuyên gia này cho biết có khả năng khôi phục được nhưng kinh phí lên đến cả triệu USD, vì kinh phí quá lớn nên đến nay vẫn chưa tiến hành.

Tân Phú

Trích trong báo Thanh Niên
do Tân Phú

└(≣) Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn cách đây 8 năm, 9 tháng #18311



850 năm ngày xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris


Tuấn Thảo
Cách đây hơn 8 thế kỷ, vào năm 1163, vua nước Pháp thời bấy giờ là Louis VII và Đức Giáo hoàng Alessandro III đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây cất Nhà thờ Đức Bà Paris. Giai đoạn đầu là xây dựng chính điện thánh đường do giám mục Maurice de Sully điều hành.


Mãi đến hai thế kỷ sau, công trình xây cất mới chính thức hoàn tất. Năm 2013, nước Pháp tổ chức lễ hội ăn mừng sinh nhật lần thứ 850 của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Chương trình lễ hội sẽ kéo dài một năm, từ trung tuần tháng 12 năm 2012 cho đến ngày cuối năm 2013. Kể từ đầu năm nay, quảng trường và mặt tiền Nhà thờ Đức Bà Paris đã được tân trang lộng lẫy, huy hoàng. Sự kiện một công trình kiến trúc đồ sộ như vậy vẫn còn đứng vững có thể được xem như nhờ có phép lạ. Nhà thờ Đức Bà vẫn tồn tại sau bao thăng trầm lịch sử, trải qua giai đoạn đập phá thời Cách mạng Pháp hay xung đột giao tranh thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Từ ngày đặt viên đá xây dựng đầu tiên cho tới tận ngày hôm nay, hình tượng của Nhà thờ Đức Bà Paris đã gắn liền với lịch sử nước Pháp. Chính tại nơi này mà vào năm 1230, vua Saint-Louis đã làm lễ rước vòng gai của Đức Chúa. Đội quân Thập Tự Chinh đã đưa thánh tích này từ Constantinople về Paris. Năm 1455, phiên xử nhằm minh oan và phục hồi danh dự của thánh Jeanne d’Arc đã diễn ra tại chính điện Nhà thờ Đức Bà Paris.


Hơn ba thế kỷ sau, hoàng đế Napoléon Đệ Nhất đã chọn nơi này làm lễ đăng quang vào năm 1804, với sự hiện diện của Đức Giáo hoàng Pie VII. Vào cuối tháng 8 năm 1944, chuông nhà thờ đã ngân vang khi tướng De Gaulle bước vào chính điện để tưởng niệm các binh sĩ trận vong nhân ngày giải phóng thủ đô Paris khỏi ách chiếm đóng của quân đội Đức Quốc Xã.



Vào ngày 12 tháng 12 vừa qua, Tổng Giám Mục Paris Đức Hồng y André Vingt-Trois, đã khai mạc chương trình sinh hoạt với sự hiện diện của bộ trưởng bộ Nội vụ Pháp Manuel Valls và thị trưởng Paris, ông Bertrand Delanoë. Quảng trường mặt tiền của Nhà thờ đã được thiết kế thành Lộ trình của Đức Bà, và toàn bộ các sinh hoạt đều đặt dưới sự phối hợp của tổ chức mang tên “Notre Dame de Paris 2013”. Ông Jean François Lemercier, tổng thư ký ban tổ chức chương trình kỷ niệm sinh nhật lần thứ 850 của Nhà thờ Đức Bà Paris cho biết vài nét chính:


Trong khuôn khổ chương trình sinh hoạt nhằm kỷ niệm 850 năm ngày xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris, mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là đón tiếp 20 triệu khách, bao gồm các đoàn thăm viếng và khách hành hương. Ngoài công việc hướng dẫn du khách, văn phòng thông tin của chúng tôi còn có nhiệm vụ phối hợp điều hành các sinh hoạt. Chẳng hạn như chúng tôi lập ra nhiều lộ trình viếng thăm: mục đích là tạo điều kiện cho khách tham quan và khách hành hương khám phá Nhà thờ Đức Bà Paris dưới nhiều góc độ khác nhau : nghệ thuật kiến trúc, lịch sử công trình, các buổi lễ thánh nhạc, các sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh.

Rất nhiều ấn phẩm được xuất bản nhân dịp này để phản ánh công việc bảo tồn Nhà thờ Đức Bà Paris qua bao giai đoạn lịch sử. Chương trình kỷ niệm 850 năm Nhà thờ Đức Bà Paris kéo dài trong vòng một năm, trong đó có nhiều sự kiện quan trọng, trùng hợp với những ngày lễ lớn của người Công giáo như lễ Phục Sinh, lễ Thăng Thiên, lễ Chư Thánh … Ngoài ra, Tổng giáo phận Paris còn chủ trì nhiều sinh hoạt biểu tượng gắn liền với lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris.


Vào ngày 9 tháng Hai năm 2013, sẽ có lễ rước chuông. Sau khi trùng tu mặt tiền Nhà thờ Đức Bà Paris, chúng tôi sẽ rước 9 quả chuông đồng từ vùng Normandie về Paris, rồi gắn lên tháp chuông nhà thờ. Còn ngày 6 tháng Năm năm 2013, là ngày hội thế giới của đàn ống (orgue), nhân dịp này chúng tôi phối hợp với rất nhiều thánh đường trên toàn cầu, để cùng tổ chức 850 buổi lễ thánh nhạc trên năm châu lục. Một cách tượng trưng, chúng tôi muốn thắp sáng 850 ngọn nến để mừng sinh nhật 850 tuổi của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Không phải ngẫu nhiên mà Nhà thờ Đức Bà Paris đã chọn trung tuần tháng Hai năm 2013 làm lễ rước chuông. Các quả chuông đồng được trùng tu tại thị trấn Villedieu les Poêles, ở vùng Normandie, nơi có truyền thống lâu đời rèn đúc chuông nhà thờ. Sau khi làm lễ phước lành, các quả chuông đồng sẽ được đưa về tháp chuông Nhà thờ Đức Bà. Giáo sư Jean Pierre Cartier, chuyên nghiên cứu về nghệ thuật và lịch sử Paris cho biết ý nghĩa của sự kiện này :

Vào ngày 10 tháng Hai năm 1638, tức cách đây gần bốn thế kỷ, vua Louis XIII đã ký một chỉ dụ, qua đó nhà vua thề nguyện lòng mộ đạo cũng như sự trung thành đối với Giáo hội. Cũng cần biết rằng vào thời đó, nước Pháp chưa có thể chế tam quyền phân lập, và vương triều thời bấy giờ khẳng định Công giáo như một quốc giáo. Nhưng điều quan trọng hơn nữa, là qua văn thư này, nhà vua Louis XIII đã cho tiến hành một kế hoạch trùng tu quan trọng, không những nhằm mục đích bảo tồn mà còn góp phần xây dựng thêm để khuếch trương tầm vóc của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Tính chất nguy nga, đồ sộ của Vương cung Thánh đường không phải được xây cất một sớm một chiều, mà là nhờ vào sự kết hợp của nhiều kiến trúc sư (Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy, Jean le Bouteiller, Viollet le Duc …) qua nhiều thời kỳ khác nhau, nâng công trình xây dựng này lên hàng đầu nghệ thuật kiến trúc gothic. Điều mà khách tham quan cũng như khách hành hương nhìn thấy tận mắt là kết quả chung cuộc của một công trình xây dựng, nhưng đa số chúng ta ít nhận thức được tất cả những giọt mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống để giúp cho Nhà thờ Đức Bà Paris đứng vững để rồi tỏa sáng cho tới tận ngày nay.
Chỉ dụ của vua Louis XIII đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng, vì các triều vua sau đó tiếp tục tài trợ việc bảo tồn công trình này. Ngay bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris, có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật lớn, trong số này có một bức tượng điêu khắc nổi tiếng đặt ở bàn thờ chính điện. Bức tượng cho thấy vua Louis XIII quỳ gối bên phải Đức Mẹ Maria, nhà vua ở trong tư thế dâng hiến vương miện cho Thánh Nữ Bác Ái (La Pieta) để thề nguyện lòng trung thành với Đức Mẹ.
Một trong những sinh hoạt nổi bật của chương trình kỷ niệm 850 năm ngày xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris, chính là các buổi lễ thánh nhạc. Hàng năm, Nhà thờ Đức Bà Paris tổ chức khoảng 100 buổi trình diễn thánh ca kết hợp dàn đàn ống với các ca đoàn nhà thờ cũng như với các học sinh nhạc viện Nhà thờ Đức Bà Paris. Ông Simon Cnockaert, giám đốc khoa Thánh nhạc cho biết :
Ngay từ thời khởi công xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris, đã nảy sinh một phong trào sáng tác thánh nhạc. Phong trào này đánh dấu ngày khai sinh thể loại thánh ca đa âm phức điệu không những ở Pháp mà còn trên toàn châu Âu. Trước đó, vào thời Trung Cổ, thánh ca nhà thờ thường theo truyền thống đơn âm như thánh ca Gregory, ban đầu chỉ phổ biến trong các tu viện. Phong trào này sẽ phất triển rất mạnh, hình thành nguyên một trường phái riêng biệt hẳn hoi trong âm nhạc hàn lâm, cổ điển và nhiều tác giả lớn trải qua nhiều thế kỷ sau đó tại châu Âu từ Johannes Brahms, Anton Bruchner đến Félix Mendelson, từ Wolfgang Amadeus Mozart đến Johann Sebastian Bach đều đã góp công sáng tác làm giàu thêm bộ vựng tập.
Khoa thánh nhạc của Nhà thờ Đức Bà Paris chẳng những duy trì truyền thống này mà còn tìm cách khuyến khích các soạn giả thời nay tiếp tục con đường sáng tác thánh nhạc như trường hợp của nhạc sĩ Yves Castagnet. Ngoài ca đoàn của Nhà thờ Đức Bà Paris, chúng tôi còn mời nhiều ca đoàn đến từ các quốc gia khác sang Paris biểu diễn. Các buổi trình diễn ở đây đều miễn phí vì mục tiêu hàng đầu không phải là kinh doanh lợi nhuận hay nhằm mục đích tiêu khiển giải trí, mà là làm giàu đời sống tâm linh của khách hành hương hay người thăm viếng đến từ thập phương.
Về phần mình, đô trưởng Paris, ông Bertrand Delanoë, sau khi tham gia buổi lễ khai mạc chương trình Notre Dame de Paris 2013, cho biết cảm nhận của ông cũng như ý nghĩa của chương trình sinh hoạt trong vòng 12 tháng liên tục nhằm kỷ niệm 850 năm ngày xây dựng Nhà thờ Đức Bà đối với Tòa Đô chính Paris :

Tại thành phố Paris, ít có một địa điểm nào mà lại thấm nhuần cái hồn của thủ đô nước Pháp cho bằng Nhà thờ Đức Bà. Khoản thời gian dài 850 năm đã tạo cho công trình này một bề dầy lịch sử đáng kể, nhưng bên cạnh đó còn có cái quan hệ tình cảm gắn bó mật thiết của người dân thủ đô đối với Nhà thờ Đức Bà Paris. Một sự kiện quan trọng khác là Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những công trình kiến trúc lịch sử thu hút nhiều lượt du khách nhất.
Tính trung bình, hàng năm, Nhà thờ Đức Bà Paris lôi cuốn 14 triệu lượt du khách, và đặc biệt năm nay, nhân dịp sinh nhật 850 tuổi, công trình này sẽ thu hút khoảng 20 triệu lượt khách thăm viếng. Đối với tôi, điều này rất có ý nghĩa : cho dù khách thăm viếng đến từ các vùng miền khác của nước Pháp hay là du khách nước ngoài, cho dù đối tượng này là người không theo đạo Chúa hay là khách hành hương mộ đạo, thì tất cả đều muốn chiêm ngưỡng tận mắt Nhà thờ Đức Bà Paris. Vẻ đẹp lạ thường cũng như tầm vóc đồ sộ của công trình đã biến Nhà thờ Đức Bà Paris thành một kiệt tác, một kỳ quan, điều đó vượt lên trên sự khác biệt quan điểm.
Nhà thờ mở rộng cánh cửa để tiếp đón mọi người, bất kể quốc tịch, màu da, địa vị xã hội, hay khác biệt tín ngưỡng. Rất có thể là nhà văn Victor Hugo trong tác phẩm văn học của ông (thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris) đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng trong tâm trí của du khách một hình ảnh rất đẹp : Nhà thờ Đức Bà Paris do vua chúa xây cất nhưng không phải thuộc quyền sở hữu đế vương mà lại dành cho tất cả mọi người. Thông điệp ấy vẫn còn giá trị biểu tượng cho tới tận ngày nay.
Theo RFI

Sưu Tầm

Link: giadinhhoangtrong.wordpress.com/2015/05/...-tho-duc-ba-paris-2/


NĐC 04/01/2016
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org