Chào Khách quý
|
Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
MẸ VÀ CON cách đây 6 năm, 9 tháng #21477
|
Lại lần nữa tháng Năm, tháng của những người con nhớ Mẹ.
Tấm Cám của tôi đã báo với Mẹ là sẽ về nhà họp mặt đúng vào ngày lễ Mẹ. Sở dĩ, tôi gọi chúng là Tấm và Cám chỉ vì hai nàng này xem ra có hai tính tình trái ngược, hồi nhỏ đã thấy rõ, một đằng rất phóng khoáng, cho đi tất cả những gì mình có, ngay cả những món đồ chơi mới mua còn một đằng rất khép kín, tự giữ gìn lo liệu. Lớn lên chút nữa thì một đằng xem ra lúc nào cũng rất bận rộn, bận vui, bận chơi với bạn bè bằng hữu, còn một đằng thì cũng bận, bận đi du lịch thật xa, vượt trùng dương biển cả, rồi bận truy lùng mua sắm, sắm sắm mua mua… Hồi nhỏ thì tranh cãi thắng thua trong các trò chơi nhà chòi, nhảy dây… bây giờ thì tới chuyện nữ trang, cây son, cái lược, đôi giày, chiếc vớ…Lặt vặt đời thường, tự nhiên đến đi, nghe rồi cũng quen tai, chẳng cần phải làm gì, tính toán mấy rồi cũng trở về cùng một mẫu số chung. Mẹ. Một hôm, tôi nảy ra một ý là kể cho chúng nghe một câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam. Truyện Tấm Cám. Câu chuyện của hai chị em, chúng không được sanh ra chung một Mẹ nên luôn có sự tranh giành, cự cãi, không biết thương yêu thuận thảo với nhau. Từ đó, tên Tấm và Cám được tôi gán ghép cho hai nàng, và thật lạ về sau trong nhà hình như giảm dần và tắt hẳn những luồn sấm chớp lời ra tiếng vô như trên. Truyện xưa nay trở thành huyền thoại – Mẹ và con. Tuy nhiên, Là vậy, là vậy vậy nhưng theo thời gian, cái cô Chị Tấm này luôn làm tròn bổn phận là chị, còn cô em Cám kia vẫn vâng theo lời chị trong công việc hàng ngày. “Đầu xuôi thì đuôi mới lọt” cho tới ngày nay. Tôi cứ nghĩ đơn giản là: – Chúng còn trẻ mà, cứ để chúng tự do. Dù sao chúng cũng là bản sao từ nguyên bản của mình đấy thôi. Cuộc đời của tuổi trẻ luôn có những cánh cửa mở ra, cứ tha hồ chọn lựa mà bước vào. Hay dở, đúng sai rồi sẽ rõ. Kinh nghiệm sống là những trải nghiệm của chính cá nhân, không phải đã là Mẹ là có thể sắp xếp được tất cả mọi chuyện cho con cái, mặc dù lúc con mình vừa mở mắt chào đời, người y tá bế con trao cho Mẹ với lời chúc mừng “Mẹ tròn con vuông”, người Mẹ với sự vui mừng khôn xiết rưng rưng nước mắt giang tay ôm lấy con, đặt con trên lồng ngực và tự trong sâu thẳm trái tim đã tự bật thốt ra tiếng nói: – Tôi có nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ đứa con này thật khỏe mạnh, thật tốt. Mẹ đã nhận lãnh một công việc không cần ai giao khoán, không cần sự đền đáp, không cần sự trả công. Một công việc tự nguyện bằng cả sự hy sinh vô điều kiện. Ở chung nhà với con, nhìn thấy con khôn lớn mỗi ngày. Nhưng trong bao la tình cảm dành cho con, Mẹ hãy cho phép các con mình có một khoảng cách, một không gian nhỏ trong tư tưởng, trong cách sống, đó là cách hữu hiện giữ gìn tình Mẹ thiêng liêng và ngày thêm bền chặt hơn. Ai ai, đôi khi cũng cần giây phút một mình, hãy để con mình có giây phút đó. Mẹ chỉ với nhiệm vụ, giữ con mình an toàn và vui vẻ, ngay từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành, cho đến ngày xa xa lắm… lìa xa cõi thế. Gương mắt nhìn con mình đi mọi nơi, mọi hướng, biết lối đi gập ghềnh thì dìu dắt, biết mưa gió bão bùng thì che chắn. Tất cả, tất cả đều nhờ vào mối tình Mẹ con. Người Mẹ với nụ cười nở trên môi thì dể dàng nhìn thấy, nhưng đổi lại muốn tìm thấy những giọt lệ chảy xuống từ đôi mắt Mẹ đôi khi rất khó tìm, vì không người Mẹ nào muốn con nhìn thấy sự đau khổ buồn bã của mình, nó sẽ làm mất đi sự vui sướng của con mình. Bây giờ đây, mỗi lần thắp nhang trên bàn thờ cho Ba, Má tôi là tôi lại chìm đắm trong một nỗi buồn. Nỗi buồn của người con phải cài bông hồng trắng. Cái cảm xúc đó nằm sẳn trong trái tim, chiếm một chỗ rất lớn, từ khi Má mất rồi Ba cũng vĩnh viễn rời khỏi tôi. Nỗi buồn bã với tên gọi mồ côi này chỉ cần chạm nhẹ là nước mắt nhớ nhung tuôn trào. Có phải Mẹ tôi đã nhường hết nước mắt cho tôi chăng, vì ngày xưa tôi không bao giờ được nhìn Mẹ khóc, có chăng chỉ là nhìn thấy được nét mặt âu lo, đôi mắt trủng sâu sau những đêm mất ngủ vì sanh kế gia đình. Mẹ ơi, con biết Mẹ không cần nước mắt của con, nhưng hãy để con khóc vì hầu như những ngôn từ dùng để diễn tả sự nhớ nhung cũng không thể nói hết sự thương nhớ của con dành cho Mẹ. Khi còn Mẹ thì chuyện nhỏ nhặt gì cũng có người chia sẻ, hỏi han. Khi còn Mẹ thì mọi lỗi lầm đều được bao dung, tha thứ. Khi còn Mẹ thì niềm tin trong cuộc sống được châm đầy và vững vàng trong những bước đi tới. Khi còn Mẹ thì còn người đồng hành, còn người dẫn dắt trên đường đời. Mẹ là suối mát, là nải chuối buồng cau.v.v… đối với tôi Mẹ là tất cả. Tất cả những gì tôi có là do Mẹ. Dẫu đã nửa đời hay có thể gần hết một đời, con vẫn là con trẻ của Mẹ, cũng như các con của con, dẫu chúng bao nhiêu tuổi rồi, chúng nó vẫn còn mãi sự yêu thương của con đối với chúng. Tấm Cám ơi, Cảm ơn các con trong thời gian qua, hãy thuộc lòng cái địa chỉ “Mẹ” để lúc nào các con cũng có thể ghé về. Địa chỉ Mẹ này là nơi gần nhất để các con quay về khi cần thiết. Địa chỉ Mẹ này sẽ là một mái nhà che chở cho con mãi mãi, sẽ không bao giờ có sự dời đổi, vẫn còn y như lúc ban đầu. Cuộc sống của những người Mẹ có cân bằng hay không, cũng chính là nhờ tình thương con cái của mình.Thắt thỏm từng giây phút nghe ngóng, chờ đợi tin con, những câu hỏi không cần người trả lời vẫn cứ thi nhau lần lượt đặt ra trong đầu Mẹ. Là Mẹ thì không bao giờ muốn con mình mất hút trong tầm nhìn. Con thì lúc nào cũng rất là thương Mẹ và Mẹ nào thì cũng rất thương con. Tình Mẹ và con nằm trong một vòng xoay kết nối yêu thương không bứt rời nhau được. Sự kết nối yêu thương này với một sức mạnh phi thường mang vẻ đẹp thánh thiện và kỳ diệu vô cùng. [color=#ff0000]28.6.2018 CN( st)/color] |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây