Chào Khách quý
|
Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
SUY NGẪM LÚC VỀ GIÀ cách đây 5 năm, 11 tháng #21898
|
SUY NGẪM LÚC VỀ GIÀ 1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình. 2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình. 3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ. 4. Lúc về già... rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa. 5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. 6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi THĂM QUAN những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến. 7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già. 8. Lúc về già cần HIỂU rõ: - Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. - Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. - Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình. - Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình. - Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn. - Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy tích cực là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy lạc quan để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết. - “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu. 9. Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNG và 6 VỊ BÁC SĨ . - 3 QUÊN * Một quên mình tuổi đã già Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì. * Hai là bệnh tật quên đi Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm * Ba quên thù hận cho xong Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi. - 4 CÓ * Một nên có một gia đình Vì không – homeless – người khinh lẽ thường * Hai cần phải có nhà riêng Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con * Ba là trương mục ngân hàng Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già * Bốn cần có bạn gần xa Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên. - 5 KHÔNG * Một không vô cớ bán nhà Dọn vào chung chạ la cà với con * Hai không nhận cháu để trông Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng * Ba không cố gắng ở chung Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu * Bốn không từ chối yêu cầu Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình * Năm không can thiệp nhiệt tình Đời tư hay việc riêng phần của con. - 6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI : * Ánh nắng mặt trời * Nghỉ ngơi * Thể dục * Ăn uống điều độ * Tự tin * Bạn bè Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG: “Sinh - bệnh - lão - tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN . TT(Lượm lặt) 24.04.19 |
|
└(≣) SUY NGẪM LÚC VỀ GIÀ cách đây 5 năm, 11 tháng #21917
|
Đúng đó Thảo à.Suy ngẫm ở tuổi này,mới thấy sức khoẻ là quan trọng hơn cả.Người nó khoẻ,thì lòng nó mới vui.Hôm nào mà đau buốt nửa đầu,rồi nửa thân người bên trái cũng đau,như bị đeo chì,ghì người xuống,nằm bệt một chỗ,coi như hôm đó là thôi,hết vui rồi,không thiết tha gì nữa cả.Có những cái chúng ta phải quên,nhưng cũng có những cái chúng ta phải nhớ.Cám ơn bài viết của Thảo.
Nay ngày 30.4.Ít nhiều trong chúng ta,ai cũng tưởng nhớ về ngày này.” Ngày mà có triệu người vui,nhưng cũng có triệu người buồn.” Thắng chia sẻ câu chuyện lục bát buồn “ xuân năm đó” cho Thanh Thảo nghe nhé: Xuân năm đó Từ mùa xuân đó bỗng nhiên khác thường Con người giành giật bất lương Tưởng như đất chẳng dung thương con người Bỗng dưng đời mất tiếng cười Bỗng dưng xứ sở hoa tươi héo sầu Ngày vui có được bao lâu Mà nay bến nước sông cầu chia ly Người thân biền biệt ra đi Pháo gầm súng nổ đạn chì vèo bay Thật tàn nhẫn,chẳng chừa ai Thầm xin khấn nguyện ngày mai hòa bình Xuân về năm ấy điêu linh Thân mẹ phải đạn pháo binh đau lòng Xác mẹ chết giữa xuân trong Nằm trên đường bảy suối giòng thác oan (1) Bên kia mẹ nhớ con đàn Bên này nhớ mẹ mắt tràn lệ rơi …......................................... Xuân năm đó,trẻ con ập vào quán (2) Giành giật nhau tô nước phở cặn thừa Đứng nhìn ngây xem khách ăn hết chưa Thay heo chó mà dọn phần cuối bữa Chính nơi đó,nỗi đau người thiếu nữ Bị hiếp dâm với tội „lớn“ vượt biên Ngậm đắng cay trong đau khổ tủi hờn Không dám nói,vì nó là trưởng ấp (3) Xuân năm đó,Thầy giáo bỏ dạy học (4) Theo xe hàng,vác đồ khách lên xe Gặp Thầy chào,Thầy xua tay rồi nói: „ Thầy bà gì em ơi,từ nay cứ gọi Là anh được rồi cho lòng anh vui Vì anh còn chị,bầy con,em biết đó.“ …............................................... Vạn thọ thiêng liêng.Mai vàng rực rỡ Ngoảnh lại nhìn đã hơn bốn mươi năm Tưởng đã quên,nhưng lòng sao vẫn nhớ Mất là hết không bao giờ trở lại Sông núi nghìn đời nước phải lưu vong Chính nơi đó những ngày của thời trong Kỷ niệm buồn với mùa xuân sợ hãi M.X.T 30.4.2019 (1) ( Đánh vào Phước Long,Ban Mê Thuột,như thân thể con người bị đánh vào hông sườn,đánh vào tử huyệt. Nếu bị đánh lần nữa ở tuyến đầu Quảng Trị,thì Sài Gòn không thể đem quân ra cứu Huế và Quảng Trị được,mà nếu họ đánh vào Sài Gòn,thì Huế và Quảng Trị cũng chẳng thể nào về để giải nguy cho Sài Gòn,vì Ban Mê Thuột đã bị chốt,và chận giữ lại. Bỏ Phước Long,Ban Mê Thuột là thử dò xét xem người Mỹ có trở lại hay không.Thấy Mỹ làm ngơ,không phản ứng.Tổng thống Thiệu quyết định mở lại đường liên tỉnh 7,là con đường máu,cho quân và gia đình binh sĩ miền trung rút lui về phía nam tử thủ. Đối phương bắt đầu bao vây,chặn đánh và pháo kích. Một thảm kịch của lịch sử rút quân bắt đầu từ đây! Trên đường 7,từ Quy Nhơn vào Nam,bà bác tôi dắt 8 người con thơ chạy loạn,bị trúng phải loạt đạn pháo kích của đối phương,bác gái tôi và người con trai lớn nhất (16 tuổi ) chết và nằm lại trên đường 7.Đứa con trai út chưa đầy một tuổi,gào thét kinh hoàng,kêu khóc thảm thiết khi mất xa mẹ. Bố và các anh chị giật ra, bồng bế tiếp tục dắt nhau chạy vào Nam. Sau này có nghe bác trai kể lại với mẹ tôi rằng:“ Mình là người Công Giáo thì không được tin tử vi,bói toán,không hiểu sao,chị mày và cháu lớn bị trúng đạn,mà cháu nhỏ bế trên tay và các cháu khác thì lại không bị gì,chứ như người Lương Giáo họ tin,thì nói là sinh đứa con tuổi cọp,mất hai người tuổi heo.“ ) (2) : Mấy tuần trước khi thi phổ thông (1978),đạp xe ra Rạch Giá,dò thăm nơi trọ qua đêm để đến địa điểm thi phổ thông,đến trưa đói qúa mới vào quán ăn tô hủ tíu,thấy có những đứa trẻ rách rưới,đi quanh tiệm,hễ có ai ăn xong thì chúng đến cầm tô hủ tíu với chút nước cặn còn lại trong tô mà khách để lại trên bàn rồi đưa lên miệng húp ngon lành,thật là tội nghiệp! Mỗi lần nghĩ tới hình ảnh này,lòng như bị xát muối,đau đớn! (3) và (4) : Chuyện có thật! Không ở kinh 7.Xin được phép giấu tên Một lần nữa xin cám ơn Thảo.Thấy Thảo nhiệt thành với MTX nhiều qúa,mình rất là cảm động.Đời phải có những ” Bà sư khổ hạnh “ hy sinh,như thế. “Ăn cơm nhà,vác ngà voi “ thì mới có ý nghĩa chứ.Đồng ý không nào? |
|
└(≣) SUY NGẪM LÚC VỀ GIÀ cách đây 5 năm, 11 tháng #21919
|
Chào hai em Thanh Thảo và Xuân Thắng,
Cám ơn bài chia sẻ của Thanh Thảo đáng cho chúng ta phải suy gẫm và bài tự bạch của Mai Xuân Thắng nhân ngày 30/4 với bài thơ" xuân năm đó" thật xuất sắc Có một chút gì đó ngậm ngùi và hiểu học trò mình nhiều hơn. Thơ hay lắm Xuân Thắng ơi! Nhớ viết thường xuyên để mọi người cùng thưởng thức Thắng nhé. TC 30.4.19 |
|
└(≣) SUY NGẪM LÚC VỀ GIÀ cách đây 5 năm, 11 tháng #21920
|
Em kính chào Thầy Cô
Lâu rồi em không vào MTX,là vì em muốn cho các anh chị em khác lên tiếng và viết vào đây cho vui,chứ cứ dành viết hoài thì kỳ qúa. Em nghĩ bây giờ mọi người đã có trang facebook rồi,thì ít ai lại có thêm thời giờ mà viết vào MTX,hơn nữa do áp lực của công việc hàng ngày,rồi phần vì tuổi lớn,sức khoẻ hạn hẹp......đồng hồ MTX cứ thế mà chậm dần đi,và bức tranh lại càng thêm buồn hơn!! Trong dịp này em viết một chút gì đó chia sẻ với Thanh Thảo,để Thảo thêm tinh thần.Hôm rồi,nhìn thấy mấy mẹ con về Đà Nẵng chơi,vui qúa.Cảnh thật là đẹp,không ngờ Đà Nẵng nơi em sanh ra,bây giờ lại có chỗ nhà cửa kiến trúc giống như Âu Châu vậy,qúa tuyệt vời. Em viết mấy lời thăm Thầy Cô và gia đình.Chúng em mong Thầy Cô luôn được khoẻ mạnh và an vui. Kính Thầy Cô Chúng em ThắngNhung 1.5.19 |
|
└(≣) SUY NGẪM LÚC VỀ GIÀ cách đây 5 năm, 10 tháng #21941
|
Em cám ơn thầy cô và Thắng-Nhung .
Lâu lâu đọc trên Net thấy bài hay để suy ngẫm thì TT mang lên chia sẻ với TC và các bạn . Chuyến đi du lịch của hai mẹ con TT còn dài lắm . Nhưng nó bị ngừng lại vì lý do ,chưa tìm cách đưa hình chụp lên để minh họa . Chắc phải kiếm cách thôi . Ông anh kế Thảo và Thảo đều sanh ra ở Đà Nẵng . Ba của TT là lính quân y , nên di chuyển đến đâu thì rải con đến đó. Hai ông anh đầu sanh ở Quảng Ngãi ,Đà Nẵng , Pleiku , Quy Nhơn ...cho đến năm 70 mới về SG . Năm 76 , một nửa g/đ về lập nghiệp ở Cái Sắn , đến năm 84 trở về SG hết . Cám ơn A. Thắng đã chia sẻ những ý tưởng hay cho kỷ niệm ngày 30.04 . Dù đã hơn 40 năm . TT 23.05.19 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.14 giây