Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
6 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

THIỆN LƯƠNG CŨNG CẦN CÓ TRÍ TUỆ cách đây 3 năm, 11 tháng #22281

THIỆN LƯƠNG CŨNG CẦN CÓ TRÍ TUỆ
Câu Chuyện Bát Mì Cuối Năm



Đây là câu chuyện có thật, xảy ra vào ngày 31/12 cách đây rất nhiều năm tại quán mì Bắc Hải Đình trên đường phố Trát Hoảng, Nhật Bản. Đêm ấy cũng chính là đêm giao thừa. Đêm giao thừa cùng gia đình ăn một tô mì là phong tục truyền thống của người Nhật Bản. Vì vậy, đến ngày này, hầu như quán mì nào cũng rất đông khách, đắt hàng. Bắc Hải Đình cũng không ngoại lệ.

Hôm ấy, Bắc Hải Đình gần như cả ngày đều đông khách, mãi đến hơn 10 giờ đêm khách mới thưa thớt dần. Những ngày bình thường, giờ này vẫn còn rất đông người qua lại trên đường nhưng hôm nay ai ai cũng mau chóng trở về nhà sớm một chút để kịp đón giờ phút giao thừa. Vì vậy, trên đường phố phút chốc trở nên vắng vẻ yên tĩnh.

Đêm giao thừa, khi người khách cuối cùng rời khỏi quán, bà chủ đang định kéo cánh cửa tiệm lại thì cánh cửa lại một lần nữa được mở ra nhè nhẹ. Một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai cậu con trai bước vào. Đứa lớn ước chừng khoảng 10 tuổi và đứa nhỏ 6 tuổi. Cả hai đều mặc bộ quần áo thể thao giống nhau còn người phụ nữ kia mặc một chiếc áo khoác cũ kỹ đã lỗi thời.

Bà chủ lên tiếng: “Xin mời ngồi!”.

Người phụ nữ rụt rè nói: “Có thể … cho chúng tôi… một bát mì được không ạ?”. Hai đứa bé đứng yên lặng đằng sau mẹ và đưa mắt nhìn chăm chú.

“Đương nhiên…đương nhiên là có thể, mời ngồi qua bên này!”.

Bà chủ quán dẫn họ tới bàn số 2 rồi hướng vào trong bếp hô to: “Cho một bát mì!”.

Ông chủ liếc mắt nhìn ba mẹ con rồi lặng lẽ nấu một bát mì lớn đầy tràn, cả bà chủ và khách đều không biết. Ba mẹ con người phụ nữ ăn chung một bát mì rất ngon lành. Họ vừa ăn vừa khe khẽ nói chuyện.

“Ngon quá!”, đứa lớn nói. “Mẹ! mẹ cũng ăn thử đi!”, đứa nhỏ vừa nói vừa gắp một miếng đưa vào miệng mẹ.

Chỉ trong chốc lát họ đã ăn hết bát mì, người mẹ thanh toán cho chủ quán 150 đồng. Ba mẹ con họ cùng đồng thanh khen: “Thật là ngon! Cảm ơn ông bà!”, rồi họ cúi chào và bước ra khỏi quán. Ông chủ bà chủ cũng đồng thanh đáp trả: “Cảm ơn quý khách! Chúc quý khách năm mới vui vẻ!”.

Một năm trôi qua, ai cũng đều bận rộn với công việc của mình chẳng mấy chốc đã đến giao thừa năm sau. Bắc Hải Đình vẫn làm ăn rất phát đạt. So với năm ngoái, đêm giao thừa năm nay họ có vẻ còn bận rộn hơn. Hơn 10 giờ, bà chủ đang định đóng cửa thì cánh cửa lại bị kéo ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm mì là một người phụ nữ trung niên và hai đứa trẻ.

Bà chủ quán nhìn thấy cái áo khoác kẻ ca-rô cũ kỹ lỗi thời liền lập tức nhớ lại vị khách hàng cuối cùng đêm giao thừa năm ngoái.

“Có thể… nấu cho chúng tôi một bát mì được không ạ?”.

“Đương nhiên! Đương nhiên! Mời vào trong ngồi!”.

Bà chủ quán vừa dẫn họ đến chỗ ngồi bàn số 2 và cất tiếng: “Cho một bát mì!”.

Ông chủ quán một tay châm lửa lên bếp vừa mới tắt và lên tiếng: “Được! Được! Một bát mì!”.

Bà chủ đi vào bếp nói nhỏ với ông chủ: “Này ông! Nấu cho họ ba bát mì có được không?”.

“Không được đâu, nếu mình làm như thế chắc họ sẽ thấy ngại đấy!”.

Ông chủ trả lời như thế nhưng lại lấy thêm mỳ đủ ba người ăn cho vào nước, bà chủ đứng bên cạnh mỉm cười và nói: “Nhìn ông có vẻ khô khan nhưng xem ra tấm lòng không đến nỗi nhỉ!”. Ông chủ yên lặng làm một bát mì lớn thơm ngào ngạt rồi đưa cho bà chủ mang ra.

Ba mẹ con người phụ nữ lại ngồi quanh bát mì, vừa ăn vừa nói chuyện. Những câu chuyện của họ cũng lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

“Thơm quá…thơm quá…ngon thật!”.

“Năm nay chúng ta còn có thể được ăn mì Bắc Hải Đình, quả là may mắn!”.

“Sang năm lại được đến đây ăn thì tốt quá!”.

Sau khi ăn xong, người mẹ lại thanh toán 150 đồng và chào ra về.

“Cảm ơn quý khách! Chúc cả nhà năm mới vui vẻ!”. Nhìn bóng lưng ba mẹ con người phụ nữ, hai vợ chồng ông chủ đàm luận một hồi lâu.

Đêm giao thừa năm thứ ba, Bắc Hải Đình vẫn rất đông khách, ông bà chủ bận đến mức không có thời gian để trò chuyện. Nhưng đã đến 9 rưỡi tối, hai vợ chồng họ bắt đầu có chút bất an. Đến 10 giờ, nhân viên trong quán đều đã nhận được bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200 đồng/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150 đồng/bát mì”. Trên bàn số 2, bà chủ đã đặt lên đó bảng “Đã đặt chỗ” vào ba mươi phút trước.

Dường như ba mẹ con người phụ nữ ấy đợi cho khách rời hết mới bước vào. Đến 10h30 cả ba mẹ con họ cuối cùng cũng đã xuất hiện. Đứa lớn mặc bộ quần áo đồng phục còn đứa em mặc bộ quần áo của anh nên nhìn hơi rộng một chút. Cả hai anh em đều đã lớn hơn rất nhiều. Người mẹ vẫn mặc chiếc áo khoác kẻ ca-rô cũ kỹ và lỗi thời như hai năm trước.

“Mời ngồi! Mời ngồi!”, bà chủ nhiệt tình mời họ vào tiệm ngồi. Nhìn vẻ tươi cười của bà chủ, người phụ nữ dè dặt nói: “Phiền bà… phiền bà… nấu cho chúng tôi hai bát mì được không?”.

“Được! Tất nhiên là được! Mời ngồi qua bên này!”, bà chủ dẫn họ đến bàn số 2 rồi nhanh nhẹn giấu tấm biển đặt chỗ trước đi rồi hướng vào bếp gọi: “Cho hai bát mì!”.

“Được! Hai bát mì! Xong ngay đây!”, ông chủ vừa nói, tay vừa cho thêm ba vắt mì vào nồi nước nấu.

Ba mẹ con họ vừa ăn mì vừa nói chuyện rất vui vẻ.

Hai vợ chồng ông bà chủ đứng ở chỗ nấu ăn nhìn họ vui vẻ, trong lòng cũng vui theo.

“Tiểu Thuần và con trai cả này! Hôm nay mẹ muốn cảm ơn hai con! Cảm ơn hai con rất nhiều!”.

“Tại sao lại cảm ơn chúng con ạ?”.

“Là như thế này, vụ tai nạn của cha các con đã khiến cho tám người bị thương. Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần số tiền này, số còn lại chúng ta phải trả. Mấy năm qua, mỗi tháng chúng ta đều phải nộp 50.000 đồng”.

“À, chuyện này thì chúng con biết rõ rồi mẹ ạ!”, đứa lớn trả lời.

Bà chủ cũng lẳng lặng lắng nghe.

“Lẽ ra là phải trả đến tháng ba sang năm mới trả hết, nhưng mà năm nay mẹ đã nộp xong rồi!”.

“Mẹ! Thật vậy sao?”.

“Ừ! Mẹ nói thật! Bởi vì anh cả rất chăm chỉ đi đưa báo còn Tiểu Thuần thì giúp mẹ đi chợ nấu cơm, khiến cho mẹ có thể an tâm công tác. Công ty mẹ đã phát cho mẹ một phần thưởng đặc biệt, vì vậy hôm nay mẹ đã đem số tiền đó trả hết phần nợ còn lại rồi!”.

“Mẹ! Anh trai! Thật sự là quá tốt rồi, nhưng mà sau này mẹ hãy cứ để cho Tiểu Thuần nấu cơm nhé!”.

“Con cũng muốn tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, cố gắng lên nhé!”.

“Mẹ cám ơn hai con, thật sự cảm ơn hai anh em!”.

“Tiểu Thuần và con còn có một bí mật mà chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày Chủ nhật của tháng Mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến tham dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn viết một bức thư đặc biệt nói là bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết được, vì vậy hôm đó con đã thay mặt mẹ đến tham dự ạ!”.

“Chuyện này là thật sao? Sau đó thì thế nào?”.

“Thầy giáo ra đề bài là: ‘Nguyện vọng của em là gì?’, Tiểu Thuần đã viết về bát mì và đã được đọc trước cả lớp ạ! Tiểu Thuần viết là: ‘Cha của em bị tai nạn xe, cha mất đi để lại nhiều nợ nần. Vì để trả nợ, mẹ em đã làm việc quên mình từ sáng đến đêm’. Ngay cả việc con hàng ngày đi đưa báo, em cũng viết ra hết. Em còn viết cả: ‘Vào đêm giao thừa, ba mẹ con cùng ăn chung một bát mỳ vô cùng ngon. Mặc dù ba người chỉ ăn một bát mỳ, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn nói lời cảm ơn lại còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa! Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, nhanh chóng trả hết phần nợ nần còn lại”.

“Vì vậy, Tiểu Thuần viết rằng sau này lớn lên muốn mở một tiệm mỳ, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản và cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên! Chúc quý khách hạnh phúc! Cám ơn quý khách!”.

Đứng sau bếp, hai vợ chồng ông chủ nghe những lời này liền ngồi sụp xuống lấy khăn lau những giọt nước mắt đang trào ra trên khuôn mặt…

Ba mẹ con họ lặng lẽ nắm chặt tay nhau, vỗ vai động viên nhau và cùng ăn hết hai bát mỳ rồi trả 300 đồng, nói lời cảm, cúi chào ra về! Nhìn bóng dáng của ba mẹ con họ, ông chủ quán nói theo: “Cám ơn quý khách! Năm mới vui vẻ!”.

Lại một năm nữa trôi qua, đêm giao thừa, 9h30 tối, bà chủ lại đặt biển “đã đặt chỗ” lên bàn số hai nhưng ba mẹ con người phụ nữ kia đã không đến. Năm sau, năm sau nữa… vẫn không thấy ba mẹ con họ xuất hiện. Tiệm mì Bắc Hải Đình làm ăn ngày một phát đạt, toàn bộ đồ đạc và bàn ghế đã được thay mới duy chỉ có bàn số 2 là vẫn được để nguyên như cũ.

Rất nhiều ngày 31/12 qua đi, nhưng chiếc bàn hai vợ chồng chủ quán dành tặng ba vị khách năm nào vẫn luôn còn trống…

Và vào một ngày 31/12 của rất nhiều năm sau đó, khi khách khứa tấp nập vào quán mì Bắc Hải Đình vừa ăn, vừa chờ tiếng chuông giao thừa như thường lệ, thì có hai thanh niên mặc vest, tay cầm áo khoác ngoài đẩy cửa bước vào. Bà chủ đang định nói: “Thật xin lỗi, quán đã hết chỗ rồi!”, thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc bộ ki-mô-nô đi đến, đứng giữa hai người thanh niên trẻ, cất lời: “Phiền bà… phiền bà… cho chúng tôi ba bát mì được không?”.

Bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh người phụ nữ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về khiến bà choáng váng. Đứng sau bếp nấu, ông chủ cũng choáng váng, đưa ngón tay chỉ vào ba người khách rồi lắp lắp nói không lên lời: “Các vị… các vị là…”.

Một trong hai người thanh niên nhìn bà chủ và đáp: “Vâng! Vào một ngày cuối năm cách đây 14 năm, ba mẹ con cháu đã tới đây gọi một bát mỳ, nhận được sự khích lệ của bát mỳ đó mà ba mẹ con cháu có thêm nghị lực để sống tiếp. Sau đó, ba mẹ con cháu chuyển đến nhà bà ngoại cháu ở huyện Tư Hạ sinh sống. Cháu đã thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập ở khoa nhi đồng của bệnh viện Kinh Đô. Tháng Tư sang năm cháu sẽ đến làm việc tại bệnh viện Tổng hợp Trát Hoảng ạ! Hôm nay chúng cháu đến chào hỏi bệnh viện, thuận tiện viếng thăm mộ của cha cháu. Em cháu không trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản như hồi nhỏ mơ ước, bây giờ đang làm việc ở ngân hàng Kinh Đô. Ước nguyện bấy lâu nay của ba mẹ con cháu là được đến hỏi thăm hai bác và ăn mì Bắc Hải Đình ạ!”.

Hai vợ chồng ông chủ quán mỳ vừa nghe, vừa gật đầu mà nước mắt chảy ra ướt cả khuôn mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi ngay gần cửa ra vào đang ăn liền nuốt vội và nói: “Này ông bà chủ! Hai người làm sao thế? Chuẩn bị hơn 10 năm nay giờ mới được gặp mặt, còn không mau tiếp khách rồi chiêu đãi họ đi à? Nhanh lên đi!” .

Bà chủ cuối cùng bừng tỉnh rồi vỗ vào vai ông chủ hàng rau, cười nói: “Phải rồi!… Xin mời! Xin mời! Mời ngồi bàn số 2, cho ba bát mỳ nhé!”.

Ông chủ đang ngây người, vội vàng lau nước mắt trả lời: “Được, được. Ba bát mì! Có ngay đây!”.

Đây có lẽ là đêm giao thừa đẹp nhất trong cuộc đời ông bà…

Sự tinh tế của ông chủ thật là đáng khen, người ta nói rằng làm việc thiện cũng cần phải có trí tuệ quả không sai. Bạn giúp người khác lúc khó khăn điều đó cần phát ra từ chân tâm chứ không nên gượng ép, làm việc thiện mà như bố thí thì đã không còn là làm việc tốt nữa rồi. Cho người ta cái gì, giúp người ta cái gì thì cũng nên để lại cho người ta chút danh dự, cho người khác đường lui cũng là cho mình một đường lui.

Nguồn: Salut Saigon & Salut Les Copains

TT 06.05.20

└(≣) THIỆN LƯƠNG CŨNG CẦN CÓ TRÍ TUỆ cách đây 3 năm, 4 tháng #22539

Thành Tựu Lớn Nhất Đời Người Là Khoan Dung



Có câu nói như thế này: Dung lượng trái tim của một người rộng lớn như thế nào thì thế giới của họ rộng lớn như thế.

Victor Hugo cũng từng nói “Có điều to lớn hơn đại dương, đó chính là bầu trời; có điều to lớn hơn bầu trời, đó chính là nội tâm của một người”

(Nguyên văn: There is one spectacle grander than the sea, that is the sky; there is one spectacle grander than the sky, that is the interior of the soul)

Thành tựu lớn nhất của đời người là lòng khoan dung.

Khoan dung không phải sự yếu hèn, không phải nhu nhược mà là không nhớ lỗi lầm của người, thấy người kém không kiêu ngạo, thấy người giỏi không tự ti, thấy người gặp khó khăn thì có thể bù đắp chỗ thiếu sót và giúp họ phát huy ưu điểm.

Chuyện chậu lan của vị hòa thượng.

Lão hòa thượng trồng một chậu hoa lan xinh đẹp. Hoa lan cũng nhờ vào sự chăm sóc của ông mà lớn lên khỏe mạnh và thanh tú. Một lần, ông phải đi ra ngoài có việc một thời gian, ông liền giao chậu lan lại cho tiểu hòa thượng nhờ chăm sóc.

Một hôm, tiểu hòa thượng sau khi tưới nước cho hoa liền đặt chậu lan ở bệ cửa sổ rồi ra ngoài làm việc. Thế rồi mưa to xối xuống, gió to làm chậu lan rơi xuống mặt đất vỡ tan. Khi tiểu hòa thượng trở về thấy chậu lan chỉ còn cành lá gãy rập, héo úa dưới đất. Cậu vừa đau lòng vừa lo sợ sư phụ sẽ quở trách.

Khi vị sư già trở lại, tiểu hòa thượng đã chuẩn bị tinh thần bị phạt. Nhưng sư phụ cậu chỉ cười cười, không trách mắng chút nào. Tiểu hòa thượng bất ngờ: “Sư phụ, người không tức giận sao? Sao lại không trách mắng con?”.

Lão sư cười nhạt một tiếng: “Ta trồng hoa lan không phải vì để tức giận”.

Chỉ một câu nói đơn giản nhưng lại thể hiện một người có tấm lòng bao dung rộng lượng và cởi mở với cuộc đời.

Thế giới xung quanh chính là phản ánh nội tâm của bạn
Lão hòa thượng trồng hoa không phải để nổi giận. Tương tự như vậy, chúng ta học tập để không phải để tức giận. Chúng ta làm việc không phải để để tức giận. Chúng ta yêu thương không phải để tức giận. Chúng ta sống không phải để tức giận.

Nếu bạn ôm giữ hận thù, cuộc sống xung quanh đều là những điều không vừa mắt.

Nếu bạn ôm giữ lòng biết ơn, thế gian khắp nơi đều là lòng cảm ân.

Nếu dung lượng tâm của bạn lớn lên, sức chịu đựng của bạn cũng lớn lên, những điều người khác không vừa mắt, đối với bạn cũng có thể xem rất nhẹ nhàng.

Dù bạn không thể chọn những điều sẽ xảy ra với bản thân, bạn vẫn có thể lựa chọn thái độ đối với những khó khăn trong đời người. Bạn có thể ôm giữ oán hận hoặc thái độ tiêu cực trong nghịch cảnh; bạn cũng có thể rèn luyện nội tâm vững vàng trước những sóng gió. Chỉ là bạn sẽ chọn con đường nào?



Đời người 8, 9 phần là không như ý, những chuyện muốn gì được nấy, mọi việc đều toại nguyện là rất ít.

Người khoan dung bề ngoài dù xinh đẹp hay tầm thường, ở bên trong cũng là nội tâm quảng đại, tấm lòng rộng mở, có thể dung chứa vạn vật, độ lượng với mọi người.

Người khoan dung thường suy nghĩ cho người khác, chân thành không kiêu ngạo, lòng dạ thoáng đãng. Họ mang khí chất khiêm nhường của người quân tử “người quân tử trong sáng vô tư, kẻ tiểu nhân thường mang ưu sầu”.

Làm thế nào mới có thể nuôi dưỡng lòng bao dung?
Thật dễ dàng chỉ trích thiếu sót người khác, oán trách lỗi lầm của người, phàn nàn và phán xét về những quyết định sai của họ. Những hành động tiêu cực ấy, chắc chắn sẽ không thể mang lại tác dụng tích cực, vì nó dựa trên quan điểm của bản thân để phán xét sự việc, là xuất phát từ “Vị tư” (Vì mình). Hãy thử đổi góc độ, đứng từ “Vị tha” (vì người khác) mà xét vấn đề, thực sự xuất phát điểm “muốn tốt cho người khác” chứ không phải “muốn người khác phù hợp với quan điểm của mình”.

Khi một người không phàn nàn về người khác, người ấy đã tránh xa khỏi oán hận. Khi một người không ghét bỏ người khác, người ấy đã tránh xa khỏi thù hận. Người có đạo đức cao thượng luôn biết cách phân biệt Chính – tà và lánh xa thù hận. Chỉ khi lánh xa thù hận, người ấy mới nảy sinh lòng khoan dung.

Một người khoan dung chân chính phát xuất ra ánh hào quang của từ bi và tường hòa. Hào quang ấy chiếu sáng những người xung quanh và chính bản thân họ. Khi một người thực sự khoan dung từ nội tâm, không oán không hận, người ấy mới có thể cảm nhận được hạnh phúc chân chính. Họ sẽ được ban phúc lành và con đường sẽ rộng mở trước mặt họ.

Ngược lại, một người tâm đầy thù hận sẽ không bao giờ thực sự thiện với người khác. Ngọn lửa hận thù sẽ che mờ lý trí của họ. Nó cũng giống một thanh gươm tẩm độc, không những làm người khác bị thương, mà còn làm hại chính chủ nhân của nó.

TT(St)
16.12.20

└(≣) THIỆN LƯƠNG CŨNG CẦN CÓ TRÍ TUỆ cách đây 3 năm, 2 tháng #22618

NGƯỜI ĐÀN BÀ HUNG DỮ
(Tác giả: Sóng Xô Về Đâu)


Sáng ra ....

Đang thơ thẩn bên ly café thì bên tai bỗng vang lên âm thanh chát chúa: “ĐM ! Tao bỉu mày giao cá diêu hồng - sao mày giao cá lóc”.

Người giao hàng đáp lại: “Bà vừa vừa phải phải thôi”.

Hai người hầu như ngày nào cũng hục hặc với nhau xung quanh mớ “hàng bông” giao mỗi sáng. Sự hỗn độn gây ra làm huyên náo cả góc đường vắng. Xung quanh tôi ai cũng ngước nhìn lên 5 giây, rồi lại cúi xuống ăn cho xong bữa sáng của mình. Dường như việc to tiếng ấy đã thành thói quen của bả. Và họ (bao gồm có cả tôi) đã không còn quan tâm nữa.

Người đàn bà hung dữ! Nhưng hãy kiên nhẫn để đọc tiếp.

Trưa nắng !

Trưa nào để dằn lại cái bụng đang đói, tôi cũng chọn xe cơm bình dân của bả làm điểm đáp. Hai mươi hai ngàn / 1 phần cơm. Món tàng tàng gì cũng có. Đồ ăn mặn ngọt được chủ quán nêm nếm vừa miệng. Cơm trắng thì ăn xả láng.

Bà chủ có “giang buôn bán” nên trưa nào cũng đông khách. Khách bình dân vào ào ào, đa số là mấy anh xe công nghệ (Grap xanh lá, Bee màu vàng, GoViet màu đỏ v.v…). Nhiều bữa còn có mấy chú kỹ sư Hàn Quốc thi công tuyến Metro lạng lạng vào ăn. Ban đầu bất đồng ngôn ngữ còn “ông nói gà - bà nói vịt” đến là buồn cười. Sau dần hiểu tánh ý nhau, chỉ cần chỏ ngón tay vào món cần ăn là bả đã hiểu ý khách. Đời cũng nhờ thế mà nhẹ nhõm hơn nhiều!

Tôi ra trễ nên tự động xếp hàng chọn món, sau đó tự bưng cơm ra bàn. Không lại phải ngồi chờ và tiếp tục … nghe bả chửi khách. Ngó qua ngó lại hết chỗ, tôi ngồi đại xuống góc cây bàng cổ thụ bên đường. Kê dĩa cơm lên ngang miệng và bắt đầu "lua cơm". Ăn được mấy muỗng thì thấy đối diện mình là thằng bé bán vé số đen nhẻm, nhưng có nụ cười rất sáng. Nó cũng đang ăn ngấu nghiến như tôi.

- Chú ăn cơm thim hông? Cháu lấy luôn cho chú!

- Ừ! Lấy luôn giùm chú nghen.

- Dạ!

Vậy là tôi lại có thêm một người bạn "ngoài xã hội". Thật là vui và thích thú. Thiệt sự! Chỉ có mấy lúc tàng tàng ngồi vỉa hè như vầy, tuy vừa ăn cơm vừa hít bụi đường nhưng tôi thấy nó ngon gì đâu. Cơm xong.

Đang ngồi xia xỉa hàm răng thì lại nghe bà bán cơm ong óng cái miệng:

- ĐM mày .... ĐM mẹ thằng nhóc bán vé số, mày đứng lại cho tao! Thằng nhỏ bị bả rượt chạy chân vướng phải cái ghế đẩu – té ngã nhào.

Tới bây giờ thì tôi đã mất bình tĩnh. Đứng chồm người dậy, tôi rướn người lên phía trước lấy thân mình che cho thằng nhỏ.

- Chị! Có gì thì từ từ nói, nó là con nít, nó đi bán vé số có bao nhiêu tiền. Của nó bao nhiêu tui trả!

- Nhiều chuyện. Tránh ra ...!

- Tui không nhiều chuyện nhưng tui thấy việc chướng mắt thì tui phải can thiệp.

Đám đông người ta bắt đầu bao vây chúng tôi. Bà bán cơm hung hãn gào lên:

- ĐM mày - thằng bán vé số đâu, bước ra đây!

Tôi “kê lưng” cho thằng nhỏ:

- Em bước lên đi, có gì anh bảo vệ em!

- Dạ ... (nó lúi nhúi bước lên)

- Giờ sao, bà nói đi! (Tôi căng giọng)

- ĐM - thằng nhóc mày nói đi!

- Dạ, dạ ! Con ăn cơm của cô, cô không lấy tiền con. Con để lại trên bàn biếu cô 1 tờ vé số! Cô không lấy, nên cô đuổi theo con trả lại ạ.

Đám đông vỡ lẽ, ai cũng ồ lên một câu rồi tự nhiên giải tán. Bà bán cơm từ từ hạ giọng:

- “ĐM mày .... tao thương mày, mày còn nhỏ lại bán buôn cực khổ. Tao không nỡ lấy tiền của mày. Nghe tao, cầm lại đi để rồi còn bán cho người khác”. Sau khi nghe câu nói đó, không chỉ mình thằng nhỏ khóc mà tôi cũng ầng ậc ướt mắt …

Ở đời có những người cứ ong óng cái miệng nhưng lòng dạ lại thiện lương! Họ tồn tại hằng ngày xung quanh chúng ta. Từ những con người vĩ đại dễ dàng bắt gặp, cho đến những người bình dân hàng ngày ta thường chạm mặt. Có thể không gì to tát, nhưng trước khi phán xét ai – xin hãy bình tâm lại để cho chính bản thân mình sau khi nói ra những lời đó thì vẫn còn có một "đường lui". Đừng đánh giá con người ta qua vẻ bề ngoài. Đó là sai lầm của con người có suy nghĩ thiển cận.

Bà ta vẫn cứ ong óng cái miệng, chửi hết người này tới người khác. Đó là câu cửa miệng, là tính cách rồi. Nhưng thật dạ ... bà rất tốt và hiền lương. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng như thế. Dẫu bề ngoài hung dữ, nhưng trái tim của người đàn bà ấy thật đáng trân trọng biết bao!

TT(St)
06.02.21
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây
   
© maitruongxuath.org