Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
66 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Những bài học về cuộc sống để làm giàu thêm giá trị tinh thần của mỗi người.
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

DẠY CON KIỂU ĐỨC:MẶC CHÚNG XUNG ĐỘT TỰ GIẢI QUYẾT cách đây 4 năm, 3 tháng #22544

  • Thanha
  • không trực tuyến

DẠY CON KIỂU ĐỨC:MẶC CHÚNG XUNG ĐỘT TỰ GIẢI QUYẾT





Giáo viên ở các nhà trẻ Đức xem việc trẻ con đánh nhau là chuyện bình thường và không vội vàng can thiệp, trừ khi có một đứa trẻ sắp bị thương.

Một bà mẹ người Mỹ nhưng sinh sống nhiều năm tại nước Đức đã chia sẻ đến tới các ông bố bà mẹ khắp 5 châu về lợi ích từ phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Đức mà trước đây chị vẫn tỏ ra hoài nghi và chưa tin tưởng.

Người mẹ đó là Sara Zaske, người từng có nhiều năm sinh sống trên đất nước Đức. Đây đều là 2 đất nước có nền giáo dục hiện đại, cập nhật xu hướng mới, trẻ em tại những nước này luôn được gia đình và xã hội quan tâm, mang lại 1 cuộc sống không những đủ đầy về vật chất mà còn được tiếp cận hệ thống giáo dục tiên tiến bậc nhất nhì thế giới. Mới đây, trên tạp chí uy tín The Wall Street Journal, chị Sara Zaske – tác giả cuốn sách “Achtung Baby: An American Mom on the German Art of Raising Self-Reliant Children” (Nghệ thuật nuôi con tự tin, tự lập của người Đức) đã đăng bài chia sẻ tới các ông bố bà mẹ khắp 5 châu về lợi ích từ phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Đức.

Theo chị, đó chính là để trẻ được tranh cãi và tự tìm ra cách tự giải quyết mâu thuẫn của chính bản thân. Đây là phương pháp nuôi dạy trẻ mà người mẹ này đã từng rất hoài nghi và chưa thể tin tưởng cho đến 1 ngày chị nhận ra những tác động tích cực đối với chính các con của chị.

Dạy con kiểu Đức: Hãy cứ để trẻ tranh chấp và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn

Chị Sara Zaske cho biết sau thời gian sống tại Đức gần 7 năm, khi chứng kiến sự “hỗn loạn” tại các trường mầm non ở Đức đã khiến cho 1 người mẹ vốn sinh ra và lớn lên ở Mỹ như chị cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Các em học sinh ở trường mầm non và nhà trẻ tại Đức hầu như chỉ có chơi và chơi. Các bé không học đọc, học chữ, không tập làm toán như trẻ em học mầm non ở các nước khác. Ở đây, không có quy định nào được đặt ra, nếu có cũng chỉ là một số quy định khá cơ bản, chẳng hạn như các bé không đánh nhau, không trèo lên bàn. Các thầy cô cũng ít khi tổ chức trò chơi cho trẻ, các em khi đến trường sẽ được thoải mái chạy vòng quanh trường lớp, tự do hò hét, chơi bất cứ trò gì mà các em thích và với bất cứ ai mà các em muốn.

Các giáo viên ở nhà trẻ Đức giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ rất khác so với người Mỹ. Họ xem việc trẻ em đánh nhau là chuyện bình thường và không vội vàng can thiệp, trừ khi có một đứa trẻ sắp bị thương. Trẻ không bị phạt, cảnh cáo, không bị “bêu” tên lên bảng.

Thay vào đó, các giáo viên Đức dành thời gian để quan sát tình huống, sự việc xảy ra. Nếu cần thiết, giáo viên sẽ nói chuyện riêng với trẻ, hoặc đôi khi nói chuyện trực tiếp với cả lớp về sự công bằng, lòng tốt, hoặc gián tiếp bằng cách kể những câu chuyện liên quan. Thậm chí, đôi khi giáo viên không làm gì cả. Bà mẹ 2 con Sara Zaske cho hay: “Tôi rất ngạc nhiên khi một giáo viên mầm non cam kết với tôi rằng trẻ em thực sự rất giỏi trong việc tự giải quyết vấn đề của chúng.”

Con đường tốt nhất để trẻ học cách tự giải quyết mọi chuyện là tương tác với nhau

Cách giáo dục này cũng được ghi lại trong cuốn sách của tác giả Margarete Blank-Mathieu: “Trẻ phải tranh cãi, cho dù giáo viên hay cả lớp không mong muốn điều này”. Những cuộc tranh cãi thực sự rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã hội của trẻ. Bà cho rằng trẻ con đánh nhau, tranh chấp vì nhiều lý do như để đặt ranh giới, để thu hút sự chú ý, để thử nghiệm sức mạnh (thể chất và xã hội) hay đơn giản vì chúng không thích là người thua cuộc.

Trẻ phải học được cách tự giải quyết mọi chuyện khi chúng lớn lên và theo người Đức thì con đường tốt nhất để trẻ học được điều này là thông qua sự tương tác với nhau chứ không phải là người lớn nhảy vào cuộc, đưa ra hình phạt với một đứa trẻ và bênh vực một đứa trẻ khác.

Từ hoài nghi đến tin tưởng bởi chính hiệu quả tích cực của phương pháp giáo dục này mang lại, chị Sara Zaske cho hay: “Ban đầu tôi có chút nghi ngờ về tính hiệu quả của phương pháp giáo dục này, nhưng tôi đã nhận thấy những tác động tích cực của nó đối với chính các con của tôi.”

Người mẹ này kể lại trường hợp con gái Sophia của chị cách đây 6 năm khi bé mới được 5 tuổi. “Con gái tôi có hai cô bé bạn thân ở trường mầm non. Chúng đều là những cô bé cá tính và khá mạnh mẽ, chúng tranh cãi rất nhiều và thường yêu cầu Sophia phải lựa chọn một trong hai người. Chuyện này thường xuyên xảy ra, con bé nhà tôi bị “cắt xít” và rất nhiều lần không được mời đến dự những bữa tiệc sinh nhật. Sophia thường khóc vì chuyện này”.

“Chiến tranh” giữa chúng ngày càng rõ rệt đến mức các cô giáo cũng nhận ra và phải nhẹ nhàng kéo các bé ra nói chuyện riêng và hỏi những câu hỏi như: “Con nghĩ điều đó sẽ khiến bạn ấy cảm thấy thế nào?”, “Nếu con là bạn ấy thì con sẽ thấy sao?”. Phương pháp hỏi ngược này nhằm mục đích để trẻ tự nhìn vào hậu quả của những hành động mà bản thân chúng gây ra, đồng thời khơi gợi trẻ biết đồng cảm với người khác.

Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm lớp bé Sophia chia sẻ với mẹ bé: “Phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bọn trẻ khẳng định “Con không muốn chơi với bạn ấy!” thì chúng ta phải chấp nhận. Và cũng có thể 10 phút sau mọi chuyện sẽ thay đổi”. Các giáo viên không bao giờ trừng phạt hay áp dụng biện pháp nào cho những cuộc tranh cãi như vậy.

Chị Sara Zaske chia sẻ: “Mặc dù “chiến tranh” của con gái tôi kéo dài hơn tôi tưởng, nhưng cuối cùng, trải nghiệm đó cũng dạy cho con bé những bài học quý giá. Đến khi lên tiểu học, con gái tôi luôn là người hòa giải trong các cuộc tranh chấp. Và đến tận bây giờ, con tôi rất hiếm khi gặp vấn đề với một cô bé xấu tính hay trở thành nạn nhân của một vụ tranh cãi nào đó.

Con bé cũng không chỉ ra ai là xấu tính, vì thực sự không có đứa trẻ nào là cô bé hay cậu bé xấu tính cả. Chúng chỉ là những đứa trẻ đang học cách hòa hợp với nhau và có thể mắc lỗi trong quá trình ấy”.

Qua đây, cha mẹ Việt có thể tự rút ra cho mình những bài học riêng để có thể áp dụng với hoàn cảnh của mình sao cho phù hợp với không gian, tính cách và môi trường mà các con đang tiếp cận. Việc chắt lọc những ý tưởng hay từ phong cách nuôi dạy trẻ của các bậc cha mẹ trên khắp thế giới và với kinh nghiệm của bản thân, sự am hiểu con cái của mình sẽ giúp các bậc cha mẹ Việt nuôi dạy con khôn lớn không chỉ về mặt thể chất, trí tuệ mà còn giúp con hoàn thiện về nhân cách và lối sống.

Nguồn: WSJ


TC 21.12.21
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây
   
© maitruongxuath.org