Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
16 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VỀ SÔNG NƯỚC cách đây 10 năm, 3 tháng #14236

  • Thanha
  • không trực tuyến
PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VỀ SÔNG NƯỚC


Ở Nam Bộ, hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang đem phù sa bù đắp cả vùng, hình thành đồng bằng sông Cửu Long. Đọc lại sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức phần viết về con sông lớn ở Tiền Giang và Hậu Giang, ta hình dung được khá rõ không chỉ về diện mạo các thủy hình, mà còn hình dung được phần nào cuộc sống của cư dân:

- Tiền Giang “…Thế nước ôm quanh cồn nọ, dựa theo bến kia, chảy vào ngòi này, chia ra nhánh khác, nhiều dòng xuyên qua Hậu Giang, ngó xuống trước trấn Vĩnh Thanh như là một biển sao lấm tấm. Nhiều sông giao hội cùng nhau, nên dân xứ ấy thiện nghệ đi sông, không ghe thuyền thì không giao thông được. Nước ngọt dầm thấm ruộng nương, khi làm lúa thì bừa ruộng vãi giống, mà khi thu hoạch bội đến trăm phần. Còn trong vườn thì có nhiều rau trầu, dưa quả, dầu gai; mương ngòi thì đầy cả cá, tôm, lươn, trạch; những vật ấy đủ làm gia dụng, khỏi mua nơi chợ. Dân gia trước vườn sau ruộng đều có sản nghiệp lầm ăn quanh năm, quả là một nơi phú túc”

- Hậu Giang: “… Dầm thấm cả ruộng vườn khắp nơi, bao hàm cả cồn bãi bờ bến, làm nguồn thủy lợi rất lớn, lúa gạo cá tôm dùng ăn không hết”
.





Từ ngàn xưa sông nước đồng bằng Cửu Long không chỉ đem lại nguồn lợi lớn “trên cơm dưới cá”, mà còn là đề tài thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học, và tất nhiên nó không thể không chắp cánh cho những tâm hồn bay bổng của các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật (thi, ca, nhạc, họa…) bởi đó là hình thành vô cùng thân thương, luôn gắn chặt mọi hoạt động đời sống nhân dân. Nếu nhạc sĩ Hoàng Hiệp tự hào giới thiệu “Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà”, thì thơ Hữu Nhân gợi lên xiết bao tình thương nỗi nhớ, nơi đó, Có trăm nhánh sông quê đang cuồn cuộn chảy trong lòng”…

Thật vậy, hình ảnh của những dòng sông quê đã thực sự đi vào cuộc sống, ngay trong lời ăn tiếng nói và cả trong sinh hoạt đời thường, nhất là về mặt tình cảm, tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ…, ở đó biết bao câu hát huê tình hoặc giao duyên, hoặc trách hờn với bao niềm trắc ẩn… tất cả đều có thấp thoáng bóng dáng dòng sông với những góc nhìn đa cảm từ trạng thái của nước thủy hình, thủy mạch, thủy sinh, thủy thảo…, đặc biệt là thủy sản qua hàng trăm cách khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, thưởng thức!

Cái cảnh “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn, Xuống sông sợ đỉa…” buổi sơ thời, tuy đã bị tiền nhân ta đẩy lùi từ mấy trăm năm trước, nhưng với người Nam bộ hôm nay, hình ảnh ấy cứ như là một dấu ấn thấm đẫm tính nhân văn, khó thể phai mờ trong tâm trí. Chính vì thế mà mỗi khi chạnh nhớ, không ai không bùi ngùi, xót xa thương cảm! (còn tiếp)


TC (st)18.12.14

└(≣) PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VỀ SÔNG NƯỚC cách đây 10 năm, 3 tháng #14337

  • Thanha
  • không trực tuyến
Diện mạo các thủy hình, thủy mạch đặc trưng; khẩu ngữ về trạng thái của nước.(tt)

Trong quá trình hình thành vùng đất rộng sông dài, được bù đắp bởi phù sa màu mỡ, thiên nhiên đã điểm xuyết cho Nam bộ những nét chấm phá rất riêng.

Để có được một toàn cảnh như thế, chỉ nói về những thủy danh, thủy hình, thủy mạch thôi, với sự cấu tạo rất đặc trưng và qua tên gọi đã có từ rất lâu đời, ít nhiều ta cũng hình dung được diện mạo nhất định của nó.

Chẳng hạn như ở những vùng đất trũng thấp, nước tụ đọng quanh năm, tùy hình thế rộng hẹp, sâu cạn mà có cách đặt tên khác nhau” vũng, rộc, chằm, (đầm), ao, hồ, bàu, hào, bưng (Bưng có nhiều cỏ rác mục trôi nổi thành về, gọi là bưng trấp)

Chỗ nước lai láng một vùng như cạn, hoặc có nhiều cây cỏ mọc mênh mông, gọi láng

Những nơi nước sâu, bùng rộng ra như sông, gọi bung; nhỏ hơn, có nhiều cỏ, lục bình, gọi lung; nơi bùn lầy nước động gọi náo.

Còn nói về đường nước thì ngoài kinh, rạch (đà), mương… còn có lòng ống hoặc ống

Nơi có khe chảy, dòng nước ở vùng cao, người địa phương gọi là ô (hiểu như người Việt gọi suối); kinh mỏ, ngắn, nhờ đó mà người ta không phải đi vòng bằng đường sông quá xa, gọi cái tắt

Rạch nhỏ, ngắn và cong như cựa gà, gọi xẻo (vàm, thông với sông, ngọn tỏa ra đồng); mương nhỏ thì gọi rỏng hoặc rãnh, nếu chật hẹp gọi xép…



Cách gọi các trạng thái của nước cũng rất phân biệt.

Nếu nước chảy mạnh, gọi nước tống, nước vật, nước xiết.

Nước sông gọi nước bạc; nước trong đồng gọi nước cỏ.

Nước từ vàm chảy vào lúc triều cường gọi nước lớn (nhiều).

Nước lớn từ từ gọi là nước bò hay nước trồi.

Nước lớn hết mức, gần đầy kinh rạch gọi nước lớn đầy mà; ít hơn gọi nước lớn nửa mà, hoặc hai phần mà (tức hai phần bực bên sông).

Ngược lại, nước xuống gọi nước ròng, đang ròng gọi nước sụt. Ở thời điểm sắp chuyển từ ròng sang lớn, đang ở trạng thái lựng bựng, gọi nước nhửng lớn.

Cũng như thế, nếu sắp chuyển từ lớn sang ròng, gọi nước nhửng ròng. Cả hai trường hợp ấy người ta cũng gọi nước đứng hay đầu con nước, cuối con nước.

Khoảng tháng 5 âm lịch (mùa mưa) nước trên nguồn đổ xuống nhiều, mang theo phù sa đục ngầu, người đầu nguồn gọi nước quay (dội với dòng chảy từ biển đổ vào, nên “quay”).

Có hai lần quay: lần một, lúc nước sông cái mới chuyển đục (còn loan lỗ chỗ đục chỗ trong) gọi nước quay kỳ nhứt; lần hai khoảng mươi ngày sau, khi nước sông đã đục hẳn gọi nước quay kỳ nhì.

Lúc bấy giờ biên độ giữa nước lớn và nước ròng không còn rõ ràng, tức không còn nhảy lên xuống/ ra vào như mùa khô.

Gọi nước chết hay nước ương(chảy yếu); do áp lực từ thượng nguồn đổ xuống mạnh nên gọi nước đổ, đổ ngày một nhiều gọi nước lên.

Mùa nước, nước dâng cao tràn ngập cả vùng đồng bằng rộng lớn gọi nước lụt; nơi nào nước chảy xiết gây ảnh hưởng sói lỡ bờ bực, gọi nước lũ, hay gọi chung là lũ lụt.

Sau vài tháng bị lụt lội, khi nơi nào cũng bị ngập đến mức cao nhất, gọi nước phân đồng (đồng là đồng đều như nguyên tắc bình thông nhau).

Lúc này đã cuối mùa mưa, gió bất thổi mạch, nước chảy đồng ra sông, sông đổ ra biển, gọi nước rút, hay nước giựt, hoặcnước rọt. Ngoài ra còn nước rặt, nước xẹt, nước mội (mạch nước ngầm theo kẻ đất xì ra). Hết mùa nước, trở lại mùa khô.(còn nữa)

TC (st) 24.12.14

└(≣) PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VỀ SÔNG NƯỚC cách đây 10 năm, 3 tháng #14404

  • Thanha
  • không trực tuyến
....Trên sông, tại những khúc ngặc doi, vịnh, nước nhảy không thông, hoặc do hợp lưu bị chia dòng, ngã ba sông lại quá rộng, thường thì những nơi ấy sóng to gió lớn nên không thể không có hiện tượng nước vận, nước xoáy, nước đẩy, nước đạp…, ở đó thường cósóng lưỡi lúa (nhấp nhô như lưỡi búa) và sông sống trâu (nổi lên một đường dài như sương sống con trâu), chẳng những rất nguy hiểm cho việc đi lại bằng xuồng ghe, mà còn làm sụp lở đất từng mảng lớn, gây thiệt hại khôn lường cả tính mạng và tài sản.

Ta đã biết,kinh là một thủy mạch nối từ hai thủy mạch khác (sông, rạch) tức có hai vàm, bất kể dài ngắn hay rộng hẹp, cũng bất kể là “kinh xáng”, “kinh đào” hay “kinh trời xanh”, có nghĩa, quanh co hay thẳng tắp đều vẫn là kinh (nếu kinh đào mà ngay thẳng, dân gian gọi kinh ruột ngựa, nếu kinh đào ngay thẳng nối với hai thủy mạch cũng đều là kinh và không xa lắm, chừng vài ngàn mét trở lại, gọi kinh đòn dông). Nước chảy vào kinh tất nhiên từ vàm (miệng kinh) nhưng tùy cao trình, tức có độ nghiêng rõ rệt thì kinh chỉ nhận nước từ một vàm, và chảy luôn ra nơi khác bởi vàm còn lại. Trái lại, nếu đáy kinh ngang bằng thì những con nước lớn vàcon nước ròng đều chảy ra vào theo cả hai vàm. Đối với những kinh lớn (như giáp nước. Do nơi giáp nước phù sa lắng tụ nhiều nên lúc nước ròng sát, ghe xuồng đang trôi ngược dòng bị mắc cạn, không đi được, phải đậu lại chờ nước lớn. Đây là thời gian nghỉ ngơi bắt buộc, ghe xuồng hội tụ, khách thương hồ có dịp làm quen, trao đổi hàng hóa, vô hình trung trở thành điểm hẹn, lâu ngày điểm hẹn vốn là nơi vắng vẻ tự nhiên phát triển thành khu dân cư, rồi chợ búa hình thành, dần dần sung mậu.

Những tiếng người Nam Bộ thường dùng trong sinh hoạt đời sống có cội nguồn từ sông nước.

Chảy về Việt Nam, ngay từ vùng thượng nguồn, hai con sông cái Tiền Giang và Hậu Giang đã chia ra hàng chục chi lưu, phụ lưu. Rồi dần về sau, tùy từng địa thế, địa lợi mà nhân dân và nhà nước đã đào thêm hàng trăm, hàng ngàn con sông/kinh lớn nhỏ, không chỉ để tháo chua rửa phèn, đem nước bạc dầm thấm ruộng đồng mà đồng thời cũng là những thủy mạch quan trọng phục vụ yêu cầu đi lại, thương nông đều nhờ. Chỉ nói phần diện địa tỉnh đầu nguồn An Giang thôi, tổng chiều dài các sông rạch hiện có khoảng 5.171km, bình quân cứ 12km vuông thì có đến 1,5km sông rạch! Chính vì thế nên có thể nói, cư dân đồng bằng sông Cửu Long là những người hơn ai hết còn giữ được những dấu ấn sông nước (hoặc liên quan với sông nước) trong ngôn ngữ sinh học đời sống. Tất nhiên theo trào lưu tiến hóa xã hội, những tiếng thường dùng có biến thái ít nhiều nhưng ngữ nguyên của nó cũng không vượt thoát “cái nôi sông nước”.

Thật vậy, nếu ta hiểu giang hồ là sông nước thì, kẻ giang hồ là người sống nay đây mai đó một cách tự do, phóng túng kiểu “giang hồ hiệp khách”, rồi sau hiểu là những người sống nghề mua bán trên sông nước kiểu “gạo chợ nước sông”. Nói “gái giang hồ (trai tứ chiến gái giang hồ) là có ý ca ngợi người phụ nữ đảm đang, chẳng những việc chu đáo trong nhà mà người thường đi đó đi đây mua bán kiếm tiền nuôi sống gia đình, tức thuộc hạng giỏi giang. Rồi dần về sau người ta lại hiểu giang hồ là bọn xấu (nam: côn đồ, thảo khấu: dân chơi, gái làm tiền).


TC 1.1.15

└(≣) PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VỀ SÔNG NƯỚC cách đây 10 năm, 2 tháng #14500

  • Thanha
  • không trực tuyến



Nói có giang là đi nhờ phương tiện thủy của người khác (ghe, xuồng), nay đi nhờ xe (phương tiện bộ) dân gian vẫn dùng tiếng “có giang”. Đặc biệt, người ta cũng nói quá giang (qua sông), nó được dùng trong trường hợp đi đò sang sông, mà đi đò thì có trả tiền cho người đưa đò – khác với “có giang”. Câu hát cũ:

Trầu tiêm một lá,
Trình má biết cho,
Một hai trót đã hẹn hò,
Trẻ thơ trót dại đã theo đò quá giang,
May ra chung quán chung làng,
Thì ra câu tình ngãi đá vàng cũng chung!


Trong chiều hướng đó ta thấy có vô số từ / được dân gian quen dùng cửa miệng, như: về đại, tiểu tiện, nếu ngày trước nói đi sông, đi cầu (cầu bắc ở mé sông, trên hầm cá), hoặc nói đi ngoài (ngoài đồng, vắng người) hay đi sau (đi ra sau hè, nơi có lùm bụi che khuất) thì nay, tuy “giải quyết”) hay đi sau (đi ra sau hè, nơi có lùm bụi che khuất) thì nay, tuy “giải quyết” tại một nơi riêng biệt trong nhà nhưng người ta vẫn gọi đi cầu; nơi ấy kêu là nhà cầu, cầu tiêu – cả khi nói bằng “tiếng Tây”, tiếng ấy cũng phải có hàm chứa “cái sự nước” người ta mới chịu dùng, thí dụ “toa lét”, có người giải theo tiếng Ả Rập là “ngôi nhà nhỏ và nước”. Khi đắm mình trong công việc quá mệt mỏi thì nói đuối (“Tôi đeo theo việc thưa kiện này đã mười mấy năm, đuối quá rồi”). Còn làm việc gì rán quá sức thì nói hụt hơi (“Tôi đợi nó muốn hụt hơi”).

Tương tự như vậy, ta thấy còn có vô số những tiếng khác như anh em bạn cột chèo(những người anh em cùng làm rể trong gia đình, như những cây cột chèo trên một chiếc ghe).

Để phân rõ vai anh, vai em, người ta còn gọi chèo mũi, chèo lái (giới thiệu: Ba anh em tôi là bạn cộ chèo. Dượng này chèo mũi, dượng này chèo kế (mũi), còn tôi chèo lái”).

Nhưng với những người nữ cùng làm dâu trong một gia đình thì gọi “chị em bạn dâu”, chứ không gọi “chị em bạn cột chèo”, vì chèo ghe là việc rất nặng nhọc nên phái nữ “nhường” cho nam giới. Còn làm dâu (trồngdâu nuôi tằm) tuy không đòi hỏi vận động cơ bắp song cũng rất cực, việc này phụ nữ đảm đương được.

Lái (đang nói chuyện này quay chuyện khác); bơi (Đi bơi bơi – đi nhanh, hai tay đánh đàng xa hơi bung ra. -“Có chuyện gì gấp mà đi bơi bơi vậy?”).

Bánh quai chèo (một loại bánh ngọt có hai cọng bột bằng ngón chân cái xoắn xuýt nhau như dây quai chèo). Ghe chài chở trấu (chỉ những người có sức vóc mà giao / nhận việc quá nhẹ nhàng. Thường dùng trong trường hợp người có tửu lượng mạnh, uống rượu như uống nước lạnh. – “Tay đó mà uống rượu thì như ghe chài chở trấu”).

Khẳm: ghe chở quá trọng tải, dễ bị chìm, chỉ những người tửu lượng yếu, hoặc uống đã “tới mức” sắp say. – “Rượu này quá mạnh, mới uống có nửa lít mà thấy khẳm”; “Làm bộ cửa này chỉ lo trả tiền cho thợ chạm lộng thôi cũng tốn khẳm!”. Chìm (khi nhắm một vật / cây nằm ngang, thấy chưa ngang bằng, người ta thường nói: – “nâng lên một chút, phía đó còn hơi chìm?”

Xử chìm xuồng (chỉ những trường hợp gây cãi hoặc vụ án đưa ra kiện cáo nhưng vì nhiều lí do, người có trách nhiệm gây xử cho ra lẽ, cố ý buông xuôi, “xếp hồ sơ” –“Rốt cuộc họ cũng xử chìm xuồng cho coi!).

Lặn hụp (chỉ những người hay vắng mặt hay bất thường, có ý trốn tránh, mới thấy đó lại mất, lại thấy, cứ thế! – “Học hành gì mà cứ lặn hụp hoài làm sao lên lớp được!”). Tới bến (toại nguyện, đạt mục đích – “Chơi tới bến”).

Xuống nước (Bị thất thế nên nó phải xuống nước!”); được nước (“Nhịn hoài, nó được nước làm tới”); vô nước (phun nước vào mặt con gà (đá mệt) cho khỏe, gọi vô nước gà, hay vô nước chưn, đặng cái chưn nó khỏe, đá hay); cho nước (khen, kích động cho người ta sung lên).

Câu sấu (những người vô dụng mà hèn nhát, không còn ích lợi gì cho xã hội, chỉ còn một cách là dùng làm mồi đem câu bắt sấu) (nói hình tượng, nghe phát sợ!).

Sặc rằn (thợ hớt tóc chưa có tay nghề, sử dụng tông đơ và kéo vụng về làm cho tóc của khách bị sọc, có rằn (trông rất xấu) như thân mình một loại cá sặc lớn thường dùng làm khô.



TC(st) 9.1.15

└(≣) PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VỀ SÔNG NƯỚC cách đây 10 năm, 2 tháng #14591

  • Thanha
  • không trực tuyến





Ngâm tôm (vụ việc đưa đến mà không chịu giải quyết, cứ neo lại, để đó mãi bắt người ta phải chờ mòn mỏi (tôm là con vật biết “bắn lùi”) do đó càng trông đợi càng tuyệt vọng);mò tôm (một cách thủ tiêu: cột đá vào người rồi quăng xuống sông cho rã thây – “Cho nó mò tôm đi!”.

Tép rong tép riu (nhỏ nhặt không đáng kể); tép lặn tép lội (lăng xăng nhanh nhặn như loài tép sống trong môi trường nước – “Cái miệng nó tép lặn tép lội chớ chẳng vừa!”) Cá chốt rỉa (lai quần, cổ áo quá cũ bị tưa sờn).

Rộng (nhốt giữ, tạm dưỡng một thời gian để “xử lý” sau, như rộng cá để bắt ăn dần). Vuốt đuôi lươn (chỉ biết nói theo người khác chứ không tỏ rõ lập trường, kể như xu hướng). Có nước có cá.

Đập nước lấy cá (làm hung dữ cho người ta sợ mà ăn tiền), rong rổi (rong chơi như cá lội dưới sông); hà rong hà rổi (xưa nói rổi là các – Thí dụ: Nghề rổi, ghe nổi, bạn rổi, lái rổi… Nói “hà rong hà rổi” là nói người hay đi rong chơi đây đó, như cá lôi khắp sông hồ không cần biết đâu là bến bờ để trụ lại).

Đi rong vát (đi khắp chỗ – cho dù lộ trình khó khăn cũng quyết thực hiện; vát là đi thuyền buồm gặp gió thổi cấn nên phải điều khiển dây lèo cho thuyền chạy xiên qua xéo lại).Quậy đục nước (chỉ những người hay phá rối, thường gây khó khăn cho người khác – “Xóm này chỉ có mấy thằng đó là quậy đục nước!).
Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi (chỉ những người mạnh ăn mà làm biếng).

Cù lao: món ăn lỏng bỏng “có cái có nước” như canh, mắm kho, được để trong “lẩu”, như cái tô lớn nhưng ở giữa có làm nơi để than hồng đặng món ăn luôn sôi, nóng. Thấy chỗ để than ở giữa nổi cao lên, xung quanh là nước giống “cù lao” trên sông nên đặt cái lẩu là cái cù lao, “món cù lao”. Ngữ nguyên: do tiếng Mã lai Polou là đảo, người Tàu phát âm đảo thành lảo – thí dụ: đi đâu đó, họ nói li lâu ló - rồi trại là lẩu, ta gọi cù lao…

Từ ngàn xưa sông nước đồng bằng Cửu Long không chỉ đem lại nguồn lợi lớn “trên cơm dưới cá”, ổn định cuộc sống người dân, mà còn là đề tài thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ.

Thật vậy, chỉ nói về diện mạo các thủy hình, thủy mạch đặc trưng và trạng thái của nước trên vùng đất này cũng có không dưới 50 “loại hình”! Chính vì vậy mà những tiếng người Nam Bộ thường dùng trong đời sống thường có cội nguồn từ sông nước, người ta ghi nhận có đến hàng trăm, trong đó ngoài những tiếng “tả chân”, nó còn được biến hóa, khi thì hình tượng, khi thì ẩn dụ, vô cùng phong phú, đa dạng.(hết)



TC(st) 18.1.15
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org