Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
26 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

CA DAO-TỤC NGỮ cách đây 11 năm, 6 tháng #9201

  • Thanha
  • không trực tuyến
CHẤT HÓM HỈNH TRONG CA DAO TÌNH YÊU NAM BỘ





Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây.

Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành ‘liều mạng’:

‘Dao phay kề cổ, máu đổ không màng
Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông’

Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình ‘hú vía’ vì kịp thời nhận ra ‘chân tướng’ đối tượng:

‘May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng cao ly sâm bên Tàu’

Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:

‘Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền’

Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.
Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:

‘Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này’

Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái ‘thật thà tội nghiệp’.
Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:

‘Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên’
Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:

‘Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!’

Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:

‘Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều’

Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng ‘xạo’ cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.
Lại có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:

‘Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương’

Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen ‘mình dễ thương’ mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên – trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời – tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ – rồi mới bước qua thế giới của loài người – trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính – ‘mình’. Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết ‘chuyện gì đây’, cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ… Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh!(còn tiếp)


TC(st)
30/9/13

└(≣) CA DAO-TỤC NGỮ cách đây 11 năm, 6 tháng #9293

  • Thanha
  • không trực tuyến
TÍNH HÓM HỈNH TRONG CA DAO TỤC NGỮ (tt)





Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:

‘Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệt’, biểu ưng cho rồi’

Những người nghe câu ‘xúi bẩy’ này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.

Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi ‘rầu thúi ruột’ mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:

‘Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em’

Quả là ‘khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan’, nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!
Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:

‘Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se’

Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy ấn tượng. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng.

Thà chết còn hơn là lẻ bạn!
‘Chẳng thà lăn xuống giếng cái ‘chũm’
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?’

Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:

‘Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu’

Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:

‘Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa’

Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng

– ‘Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường’

– đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu

– ‘Mà có chắc là tu được không đấy?’.

Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.

‘Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao anh mang về’

Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ… sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại ‘nhát gan’ đến bật cười:

‘Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô’

Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là vũ khí tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ – Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người

‘Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu’…


TC (st)
8.10.13

└(≣) CA DAO-TỤC NGỮ cách đây 11 năm, 5 tháng #9406

  • Thanha
  • không trực tuyến
"ĐÔI TA" TRONG CA DAO MIỀN TÂY





Khảo sát những câu ca dao Tây Nam bộ trong công trình Bộ hành với ca dao do Lê Giang sưu tầm, sưu tập và biên soạn, chúng tôi nhận thấy có gần 60 bài ca dao xuất hiện bằng motip “Đôi ta …”. Dù cùng một dạng motip so sánh, song, xem xét kỷ từng nội dung, chúng tôi nhận thấy ở đó có nhiều điều thú vị đặc biệt.

Thứ nhất, xét về cập độ nội dung, “đôi ta” luôn chỉ đến hai người, là hai đối tượng trong tình yêu lứa đôi. Thoạt nghĩ, đôi ta đã là chuyện “sum hợp một nhà”! Nhưng thật độc đáo, ở ca dao cụm đại từ này không dừng lại ở đó. Nó biểu hiện đầy đủ tất cả các cung bậc của tình yêu lứa đôi:
Từ buổi ban đầu gặp gỡ, một người nào đó trong “đôi ta” thốt lên:

Đôi ta như đá với dao
Năng liếc năng sắc năng chiều năng quen

Hay bộc lộ một thái độ “mừng rỡ” không thể kèm nén:

Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non

Đã quen biết nhau, họ coi đây như “duyên tiền định”:

Đôi ta như đũa trong kho
Không tề không tiện không so cũng bằng

Tình đầu, duyên mới, sự trong trắng trinh nguyên được bộ lộ:

Đôi ta như áo mới may
Như chuông mới đúc, như cây mới bào
Và khéo léo ngõ lời:
Đôi ta mưa ướt áo rồi
Kiếm nơi đỏ lửa vô ngồi hơ chung

Họ dặn dò nhau:

- Đôi ta như lúa phơi màu
Đẹp duyên thì lấy ham giàu làm chi
– Đôi ta hát củi một rừng
Bứt dây một cội xin đừng nghe ai
Nguyện vượt mọi trắc trở, tìm đến nhau, hướng về nhau:
- Đôi ta như ruộng năm sào
Cách bờ ở giữa làm sao cho liền
– Đôi ta như thể đôi chim
Ngày ăn tứ tán tối tìm cội cây

Dù muôn vàn cách trở “đôi ta” cũng sẵn sàng nâng đỡ dìu dắt nhau đến cùng trời cuối đất:

Đôi ta như rắn liu điu
Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau

Còn đây một lời thề nguyền quen thuộc trong tình yêu lứa đôi:

- Đôi ta chung thuỷ vẹn tuyền
Xem lên mái tóc hương nguyền còn đây
– Đôi ta thề thốt giữa đàng
Vạch cây khắc chữ hỏi chàng nhớ không?

Đã đến lúc duyên tình bén lửa, “đôi ta” không thể chia xa nhau nữa, cung bậc “tương tư” cũng hiện lên thật đẹp:

Đôi ta gá nghĩa giữa đồng
Về nhà luống chịu nước mắt hồng tuôn rơi

Tình yêu nào rồi cũng đến hồi kết thúc, kết quả thì không phải một mà là hai:
Hoặc “đôi ta” làm con một nhà:

Đôi ta là nghĩa tào khang
Trăm năm vẹn giữ lòng vàng thuỷ chung

Họ luôn trọn thuỷ tròn chung dù muôn vàn khốn khó:

Đôi ta bá nghệ tuỳ thân
Sớm hái rau chiều đốn củi đỡ đần nuôi nhau

Hoặc chịu cảnh:

Đôi ta chẳng đặng sum vầy
Khác nào kiếp nhạn lạc bầy kêu sương
Nguyên nhân thì có nhiều, một trong số đó là:
Đôi ta như lúa đòng đòng
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Hay như nguyên nhân gây ra là bởi “ai” trong “đôi ta” ấy!

Đôi ta mới gặp đã lìa
Trách ai bẻ khoá quăng chìa xa nhau

Bởi tại “trời”:

Đôi ta trắc trở tại ai
Trăng lu vì bởi đám mây chàng ràng

Tóm lại, motif “đôi ta” đã diễn tả khá đầy đủ các cung bậc trong tình yêu lứa đôi, điều lý thú hấp trong loại hình nghệ thuật dân gian: ca dao!

Thứ hai, về nghệ thuật, “đôi ta như …” thể hiển nổi biện hình thức so sánh tu từ.

Đôi ta như quế với gừng
Dù xa cách mấy cũng đừng quên nhau (còn tiếp)


TC (st)
23.10.13
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.15 giây
   
© maitruongxuath.org