Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
20 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập


NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG cách đây 11 năm, 5 tháng #9319

QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG


QUÊ TÔI RẠCH GÍA
Ai về Rạch Gía Kiên Giang
Cho Tôi nhắn gởi đôi hàng về thăm
Hai bảy năm, hai bảy năm
Tôi ly hương chỉ âm thầm nhớ thương ...
Cổng Tam Quan dẫn đường vào chợ
Sân Lạc Hồng của thuở ngày xưa
Quê tôi ruộng lúa hàng dừa
Có Trường Trung Trực có Chùa Thập Phương .
Chiêu Dương Quán ánh trăng soi nước
Cầu Sông Kiên lũ lượt người qua
Sáng tinh sương buổi chiều tà
Nam thanh nữ tú thướt tha vào thành
Chùa Phật Lớn bên vành cửa bắc
Xo8m Mộ Bia chật nứt ghe thuyền
Bến Xe đưa khách Hà Tiên
Bên đường Mạc Cữu mặt tiền hướng đông.
Mời bạn đến nhà lồng của chợ
Ngắm gian hàng bách hóa người Hoa
Hiên Đông có bún Gỏi và
Hiên Tây có bán cháo gà xé phay
Tiết Canh Vịt ngò gai nước mắm
Bún Kiên Giang Cá thắm hồn quê
Bún Măng bún mắm ê hề
Cháo lòng vịt lộn cà phê vỉa hè
Sông Rạch Sỏi nhiều bè gỗ qúi
Xóm An Hòa cắt xẻ đóng xây
Kinh Bê , Tân Hiệp , Cầu Quay
Gò Quao , Tắc Cậu khóm đầy vị hương
Cầu Tàu Mỹ ghe xuồng tấp nập
Vựa ghe Chày bến cặp Nhà Đèn
Nối liền Kinh Xáng Hà Tiên...
Ngô Quang Võ

QUA SÔNG CÁI LỚN
Qua sông Cái Lớn cùng em
Về thăm quê ngoại chút nem, bánh mì
Ổi kia xá lị xanh rì
Trung Lương chục mận còn gì vui hơn
Bánh phồng sữa trắng thơm nồng
Thơm mùi lúa mới trên đồng quê ta
Qua sông về lại thứ Ba
Xẻo, Rô, Hiếu Lễ quê nhà đâu đây
Xẻo Quao tình nhớ đong đầy
Xẻo Bần con rạch hàng cây ven bờ
Kinh Dài tràm mọc nên thơ
Tre già lả ngọn chiều mờ bên sông
Cau già buồng đã tầm vông
Khói chiều vương bếp ấm lòng tha phương
Trong ta còn một trời thương
Một trời quê ngoại vương vương lòng sầu...
Vĩnh Hòa Hiệp

ĐÔI NÉT VỀ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

Rạch Giá là thành phố biển của vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang, vị trí đô thị nằm trong khoảng 10°1′0″ vĩ Bắc, 105°4′60″ kinh Đông. Phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên; phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Thành phố Rạch Giá cách TP.HCM 250 km về hướng Tây Nam, cách Tp.Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á. Chính vì lợi thế so sánh về đặc điểm tự nhiên nên cũng có một số ý kiến cho rằng ở ĐBSCL, ngoài Tp. Cần Thơ thì Thành phố Rạch Giá được đề nghị là đô thị Trung ương nhằm tạo thế cân bằng phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng khu vực vùng ven biển và biển đảo Tây Nam.

Thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm tại ĐBSCL (bao gồm Tp. Cần Thơ, Tp. Cà Mau và Tp. Long Xuyên). Rạch Giá từ lâu nổi tiếng là khu vực phát triển năng động "trên bến dưới thuyền". Hiện tại thành phố là nơi có dân cư đông đúc và kinh tế phát triển so với các thành phố ở ĐBSCL. Với hơn 23 vạn dân, qui mô dân số đô thị của toàn thành phố Rạch Giá đứng thứ 3 trong các thành phố tại Miền Tây (sau Tp. Cần Thơ và Tp. Long Xuyên - An Giang) và với mật độ dân số nội thành hơn 10.000 người/km2, Rạch Giá liệt vào danh sách các đô thị bận rộn của cả nước. 93% dân số Rạch Giá (hơn 200.000 dân - năm 2009) là dân đô thị, một tỷ lệ khá cao so với các đô thị khác. Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Khu lấn biển hướng ra Vịnh Thái Lan mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, tăng thêm 2 phường mới cho Rạch Giá và mở rộng diện tích nội thành lên đến 420 ha. Ngoài ra các dự án bất động sản, công trình giao thông ngoạn mục, và công trình dự án đã và đang triển khai khu đô thị cao cấp thành phố mới Phú Cường, khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, con đường hành lang biển Tây Nam... sẽ tạo thế cân bằng phát triển đô thị theo chiều Đông - Tây của thành phố biển Tây Nam văn minh hiện đại.

Tháng 5 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã cho khởi công tuyến tránh TP Rạch Giá dài 20 km, dự kiến 2014 sẽ hoàn thành. Đây là dự án thành phần của tuyến hành lang ven biển Tây nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. Khi hoàn thành sẽ giúp Rạch Giá mở rộng mạng lưới giao thông và không gian đô thị đáng kể. Chắc chắn trong thời kỳ mới, các dự án được hoàn thành, Rạch Giá sẽ thực hiện sứ mệnh là thành phố đa chức năng, vai trò trung tâm của thành phố sẽ rõ hơn, chắc chắn hơn không chỉ khu vực tỉnh Kiên Giang mà còn vùng ven biển Tây Nam và khu vực ĐBSSL

NGUỒN GỐC TÊN GỌI

Theo sử liệu Việt Nam thì địa danh Rạch Giá xuất hiện cách nay khoảng 3 TK ( cuối TK 16 đầu TK 17 ) với tên gọi ban đầu là Rạch Cây Giá. Những lưu dân ở vùng ngũ Quảng vì nhiều mục đích khác nhau, họ xuôi về phương Nam để tìm phương kế sống, bậc tiền hiền đã đặt chân đến vùng Rạch Giá ngày nay và thấy nơi ven biển có 2 con rạch ăn thông với nhau và chạy gần như song song ôm lấy một cù lao rồi trổ ra vịnh biển. Vì là vùng cửa sông nên trên cù lao ấy mọc nhiều cây giá ( một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước ). Thấy mặt đặt tên, những người đến trước đã đặt cho tên cho khu vực này là Cù Lao giá, con rạch bám riết cù lao là Rạch cây giá. Lâu dần để thuận lợi trong giao tiếp, con cháu sau này mới chính thức đặt tên cho mảnh đất ấy là Rạch Giá

Xuất phát của tên gọi Rạch Gía rất đơn giản và đậm chất dân gian Nam bộ. Về sau dân cư nơi này sinh sống ngày càng đông đúc, phát triển thành phố, thành chợ. Rạch Giá trở thành trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Rạch Giá, rồi tỉnh Kiên Giang sau này. Rất ít người biết được nguồn gốc tên gọi nơi này. Cù lao Giá xưa giờ là trung tâm của thành phố nay, được bao bọc bởi sông Kiên và Rạch Kinh Nhánh (đoạn nhà hàng Hải Âu). Nhà văn Sơn Nam - Ông tổ của văn học Nam Bộ, người con của quê hương Rạch Giá đã không dấu niềm tự hào khi ai hỏi đến miền quê ông: "Xứ quê của tôi là con rạch mà nơi cửa biển mọc nhiều cây giá nguyên sinh, cây giá giờ đã biến mất, nhưng đã để lại một địa danh, một thành phố hiện đại "


VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

Du lịch là khám phá văn minh, tìm tòi và cảm nhận văn hóa, Rạch Giá chính là nơi gặp gỡ, giao lưu của những luồng văn hóa ấy. Điều này cũng giải thích vì sao ngoài cảnh quan và tiềm năng sông nước biển đảo, Rạch Giá lại có sức hút mạnh mẽ đối với thực khách phương xa khi đến thăm thành phố. Với lợi thế là khai hoang từ vùng đất mở, quan điểm tám phương là nhà, tứ hải giai huynh đệ, người và đất Rạch Giá chính là sản phẩm hòa quyện rồi thăng hoa của quá trình cộng cư mở cõi của các cộng đồng dân tộc, mà tiêu biểu là người Việt, Hoa và Khmer. Họ, những con người ấy đã dựng xây, thành tạo nên một nền văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà người đời thường gọi là văn minh xứ Rạch Giá, cùng vô số đền đài, chùa chiền và hàng trăm công trình thờ tự nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ
Mặc dù là vùng xa xôi của tổ quốc, nhưng đất Rạch Giá không hề vắng bóng những anh hùng dân tộc, hết lòng chặt dạ vì dân vì nước. Các vị tiền hiền đã anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm cho dân có cuộc sống yên bình, người anh hùng đó đã dốc sức cho quê hương và khảng khái đánh giặc đến hơi thở cuối cùng. Vậy mà anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã đền nợ nước khi tuổi chưa đầy ba mươi. Sự ra đi của cụ Nguyễn để lại bao nỗi đau thương, uất hận của người dân Rạch Giá - Kiên Giang. Nhưng tấm gương ấy, ý chí ấy mãi mãi là một bài học có mở đầu nhưng không lời kết về lòng quả cảm và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cho đến hôm nay, Lễ tế Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực vẫn được tổ chức trang trọng vào các ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất và có sức thu hút mạnh nhất ở Rạch Giá. Có thể coi đây là 1 sản phẩm du lịch rất đáng giá và mang lại nhiều giá trị: Giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và giá trị kinh tế hiện nay cho thành phố.

NĂM 2009 - LỄ HỘI NÀY THU HÚT 700.000 LƯỢT NGƯỜI THAM DỰ

Năm 2010, lễ hội này thu hút 800.000 lượt người tham dự. Năm 2011, lễ hội dự kiến thu hút 900.000 lượt người tham dự. Du khách tham dự lễ hội chủ yếu đến từ khắp các tỉnh thành ở vùng Đông bằng sông Cửu Long và cả miền Đông Nam Bộ. Người dân đến thắp hương tưởng nhớ vị anh hùng một thời đã hiến máu xương cho đất Lục tỉnh, và cũng bởi vì câu nói của ông hiên ngang khảng khái trước pháp trường: Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây. Nghĩa khí của ông đã lay động hàng triệu con tim yêu nước Việt Nam. Ngày nay, lễ hội được tổ chức ngày một trang nghiêm với các hoạt động tế lễ đẹp mắt và văn minh. Vào dịp lễ hội tháng Tám hàng năm, dân thập phương đổ về Rạch Giá rất đông. Nhiều nhà hảo tâm, và cả người bình dân đã đóng góp tiền của, công sức, cơm gạo để làm cơm thết đãi du khách. Người ta nô nức đi "ăn cơm đình", đó là bát cơm tình nghĩa, bát cơm của người Rạch Giá thết đãi du khách phương xa đã không ngại đường xá xa xôi đến đây dự lễ. .
So với các đô thị khác trong vùng và cả nước, đô thị Rạch Giá có một kho tàng văn hóa độc đáo. Đó là sự dung hợp của các tộc người, các nền văn hóa lớn, chủ yếu từ Kinh, Hoa, Khơ Me. Biểu hiện của sự đa dạng và giao lưu văn hóa thể hiện ở các kiến trúc đình, chùa, các công trình thờ tự. Nếu biết khai thác và có định hướng phát triển hợp lý, những di tích văn hóa này sẽ là 1 sức hút rất lớn của Rạch Giá.

Thanh Thảo(St)
CA,11.10.13

└(≣) QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG cách đây 11 năm, 5 tháng #9341

HUYỆN TÂN HIỆP - TỈNH KIÊN GIANG

Huyện Tân Hiệp phía bắc giáp huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), nam giáp huyện Giồng Riềng, đông giáp huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ), tây giáp huyện Hòn Đất (thành phố Rạch Giá) và huyện Châu Thành theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

** Diện tích : 491,3 km2
** Dân số : 153.518 người.

Các đơn vị hành chính :
Thị trấn Tân Hiệp
Tân Thành
Tân Hội
Tân An
Tân Hiệp B
Tân Hiệp
Thạnh Đông
Thạnh Đông A
Thạnh Đông B
Thạnh Trị.

Huyện có địa hình đồng bằng và hệ thống kinh chằng chịt. Hàng năm bị lũ chi phối từ tháng 8 đến hết tháng 11 nên đất luôn có được lượng phù sa màu mỡ bồi đắp.
Huyện Tân Hiệp được thành lập sau ngày 30-04-1975 trên cơ sở tách ra từ quận Kiên Thành thời Việt Nam Cộng Hoà, bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 5 xã: Tân Hội, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B.

Huyện Tân Hiệp nằm trên quốc lộ 80, là cửa ngõ vào trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý này giúp Tân Hiệp có thể tận dụng lợi thế và phát huy các nguồn lực ở địa phương. Những năm qua, huyện đã duy trì tốc độ tăng trưởng 14,9%/năm, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2010, Tân Hiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 16%/năm, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển các lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, gia công, các ngành nghề ở nông thôn, phát triển thương mại - dịch vụ, như cung ứng sản xuất, vật liệu xây dựng, dịch vụ thu hoạch và bảo quản, xử lý sau thu hoạch, đồng thời ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất công - nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Huyện cũng đang xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị mới, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc và chế biến nông, thủy sản ở địa phương.

Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện. Những năm qua, huyện đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp trên cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng, giảm chi phí giá thành sản phẩm.

Nằm trong vùng ngập lũ của tỉnh An Giang, hằng năm, huyện Tân Hiệp thường xuyên bị ngập nước từ tháng 8 - 11. Để có thể “sống chung với lũ” Tân Hiệp đã xây dựng được một hệ thống kinh thủy lợi chằng chịt với 5 tuyến kinh trục (xáng Tân Hội, xáng Cái Sắn, xáng Trâm Bầu, kinh KH1 va kinh đòn dông Tân Hiệp A – Tân Hiệp và 49 tuyến kinh ngang thành ô bàn cờ. Trên 97% các tuyến kinh trục – kinh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 82% phát triển thành lộ giao thông. Hầu hết các tuyến kinh cuối nguồn, kinh 600 m đã được các xã – thị trấn vận động nhân dân tiến hành nạo vét, đảm bảo tốt công tác phục vụ thủy lợi nội đồng.


Huyện Tân Hiệp là nơi duy nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long có đền thờ Quốc tổ Hùng Vương. Đền tọa lạc tại ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, do những người dân từ miền Bắc di cư vào Nam xây dựng năm 1957. Hàng năm đến ngày 10-03 âm lịch, những người dân quanh vùng dù đi đâu xa vẫn về bái vong linh tổ tiên. Năm 2005, đền đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Chính quyền địa phương có kế hoạch đầu tư trên 3 tỷ đồng nhằm tôn tạo, mở rộng diện tích ngôi đền từ 2.000m2 hiện có lên trên 10.000m2 vào năm 2006.

Thanh Thảo(St)
CA,14.10.13

└(≣) QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG cách đây 11 năm, 5 tháng #9389

CHÓ XOÁY PHÚ QUỐC


Từ nhiều đời nay, người dân xứ đảo Phú Quốc xem chó xoáy như một “sản vật” được thiên nhiên phóng khoáng ban tặng. Đã có những câu chuyện lý thú về giống chó thuần Việt này…

"KỲ TÍCH” VỀ GIỐNG CHÓ XOÁY

Vết xoáy trên lưng chó Phú Quốc là đặc điểm riêng của giống chó này.

Tục truyền, Rồng biển giao phối với tiểu Kỳ lân trên đảo và bay về trời. Kỳ lân ở lại đảo sinh ra giống chó rừng - tiền thân của chó xoáy Phú Quốc ngày nay. Còn một lý giải khác cho rằng các thương thuyền Bồ Đào Nha và Hà Lan chở nô lệ đi bán ở châu Á đi ngang đảo. Cư dân đảo Phú Quốc đã cung cấp lương thực, nước ngọt và được các thủy thủ trao đổi hoặc tặng những con chó có xoáy trên lưng. Một giả thuyết có cơ sở thực tế hơn là: tổ tiên loài chó xoáy Phú Quốc ngày nay vốn là chó rừng trên đảo. Những cư dân bắt về thuần dưỡng lâu ngày thành giống chó bây giờ. Xa đất liền nên dòng chó xoáy Phú Quốc tồn tại như một “bộ lạc” sống cách ly và giữ được nguồn gien tốt, ít bị lai giống...

Ở đảo Phú Quốc, người dân địa phương kể rất nhiều chuyện hấp dẫn về sự tinh khôn, gan dạ của loài chó này. Thân hình chó xoáy vốn nhỏ con so với các loài vật ăn thịt, song chúng lại rất thành thạo để săn heo rừng. Lúc đi săn trong rừng, nhiều con chó đã từng chiến đấu “một mất một còn” với loài rắn độc để cứu chủ. Bà con kể rằng, có một con chó đã liều chết tấn công rắn, mở đường cho chủ chạy. Ba ngày sau, con chó lần tìm về tới nhà gục chết dưới chân chủ. Chó Phú Quốc còn bơi rất giỏi, từng cứu nhiều người chết đuối bằng cách cắn cổ áo nạn nhân lôi vào bờ. Một người nuôi chó ở Cần Thơ kể về bản năng “thủ lĩnh” của giống chó này. Nhà người chủ này có bầy chó bảy con, trong đó có con chó xoáy Phú Quốc. Khi ra đường, lúc nào con chó Phú Quốc cũng luôn giữ vai trò “chỉ huy” sáu con chó còn lại. Có lần, một con trong bầy đi quá xa, chủ chỉ tay về hướng đó ra hiệu lập tức chó xoáy chạy nhanh đến con chó “mê chơi”, cắn vào cổ nó lôi về cho chủ. Trên đảo Phú Quốc còn truyền miệng câu chuyện về trận chiến giữa rắn hổ mây rừng Phú Quốc với sáu con chó xoáy tại suối Tranh: Hôm đó, rắn dữ xuống uống nước ở suối bị bầy chó phát hiện. Hai bên hỗn chiến kịch liệt. Bầy chó bao vây con rắn, cắn tới tấp. Cuối cùng, rắn hổ mây bại trận với những dấu cắn làm gãy lưng. Tuy nhiên, hai con chó Phú Quốc trong bầy cũng phải bỏ mạng vì nọc độc của rắn dữ.

Các ngón được nối liền bằng miếng da như màngvịt giúp chó bơi lội giỏi.

Nhắc đến chó Phú Quốc, ai cũng tấm tắc khen ngợi. Tên gọi “sói lửa miền Tây” hay “khuyển vương” thường được gán cho loài chó tinh khôn này. Dân trên đảo Phú Quốc rất tin yêu và gắn liền với chúng, xem chúng như một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Ông Năm Luyến, một cư dân có kinh nghiệm nuôi chó ở huyện đảo Phú Quốc kể: Một hôm, ông đang ngủ thì con chó của ông cắn mền kêu ông dậy. Ông đuổi nó và đắp mền ngủ tiếp. Nó cắn quyết liệt cái mền, ông bực mình bước ra khỏi giường đi theo nó. Chừng hai cây số, con chó dừng lại đứng bên xác một con khỉ to tướng đã bị nó cắn chết. “Có những lúc sau khi săn được con mồi, là con khỉ, thậm chí là con heo rừng, nó đào hang lấp lại để che mắt người khác rồi mới dắt chủ lên mang con mồi về…” – ông Năm Luyến nhắc về chiến tích của con chó nhà mình một cách hãnh diện. Anh Nguyễn Văn Bính, một thợ săn nổi tiếng ở xã Cửa Dương nay đã giải nghệ, nói về 2 con chó xoáy giỏi săn bắt của mình: “Tôi vốn “ghiền” tiểu thuyết nên chuyến đi săn nào cũng lận trong người quyển tiểu thuyết ưng ý nhất. Những lúc mệt, tôi ngồi đọc thì hai con chó vẫn tiếp tục săn mồi. Được con mồi nào thì chúng cắn ngang cổ mang về cho chủ. Hai con chó săn của tôi còn săn được cả con nai to. Kéo về không nổi, một con ở lại giữ, một con chạy về báo cho chủ. Còn chuyện tha rắn về nhà là chuyện thường. Chúng còn biết cắn sao cho không chết để mang về cho tôi ngâm rượu nữa kìa!…”- Anh Bính cười khà khà.

THƯƠNG HIỆU CHÓ XOÁY PHÚ QUỐC

Chó xoáy Phú Quốc đã được tự điển Larousse của Pháp liệt vào loại chó quý hiếm và nằm trong số những giống chó tinh khôn nhất thế giới. Lông của chúng dài không quá hai phân, rất mượt ôm sát thân. Hầu hết chúng đều có móng đeo, giữa các ngón có miếng da kết nối như màng vịt. Dân “sành” chó xoáy Phú Quốc thường chọn những con chó “mắt sâu, râu bủa tới”, mỏ bằng… Đặc biệt, thân hình chó xoáy rất cơ bắp với phần ngực nở nang, bụng thon chắc. Khác với Bẹc-giê, chó xoáy Thái Lan, dòng chó xoáy Phú Quốc hiện nay vẫn duy trì được cuộc sống hoang dã với các hoạt động leo trèo, săn bắt mồi trong rừng, dưới nước, đào hang làm chỗ ở, đẻ và nuôi con… Theo thống kê của địa phương, toàn đảo Phú Quốc hiện chỉ còn khoảng 10.000 con chó xoáy đang có nguy cơ giảm dần vì tuổi thọ và tình trạng xẻ thịt hiện nay.

Lần đầu tiên một giống chó ở Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của địa phương và các nhà khoa học. Thái Lan cũng đã tranh chấp “chủ quyền” chó xoáy với Việt Nam và cho rằng chó xoáy Phú Quốc có nguồn gốc từ chó xoáy Thái Lan “Thai ridgeback dog” dựa trên những vết lông xoáy trên lưng chạy dài từ cổ đến mông. Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Văn Biện - giảng viên Trường Đại học Cần Thơ - là người tìm hiểu nhiều về dòng chó xoáy Phú Quốc, khẳng định: “Tôi đã nhiều lần ra đảo Phú Quốc và hai lần sang Thái Lan để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai giống chó này. Chó xoáy Phú Quốc hoàn toàn khác với giống chó xoáy ở Thái Lan. Để bảo tồn giống chó quý này, chúng ta cần phải bảo tồn tốt dòng gien thuần của chó xoáy, dừng để lai với các giống chó khác. Đồng thời, quản lý chặt chẽ sự lưu hành của chó xoáy ra khỏi đảo. Nên xem đây là tài sản quốc gia để có giải pháp bảo tồn tốt…”.

Hàng loạt các website về chó xoáy Phú Quốc chophuquoc.com.vn, choxoayphuquoc.com.vn, phuquocridgebackdog.com.vn… ra đời. Nhiều Việt kiều mang chó Phú Quốc thuần dưỡng về Mỹ bán với giá 2.000-3.000 USD/con, tương đương hoặc cao hơn giá thị trường chó xoáy hiện nay trên thế giới. Chó Phú Quốc hiện được nuôi tập trung tại các trang trại Thanh Nga, Cội Nguồn ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Vương Trung Sơn ở Phụng Hiệp (Hậu Giang). Trang trại nuôi chó Thanh Nga đặc biệt được sự chú ý của nhiều người. Lê Quốc Tuấn - chủ trang trại là người “bạo gan” ra đảo lập trang trại nuôi chó. Trang trại chó xoáy được sắp xếp ở 11 khu riêng biệt tùy theo tuổi, tính cách và tình trạng sức khỏe. Khu vực chó sinh sản, được dành nhiều đất rộng để chó mẹ đào hang đẻ con. Anh còn tạo một môi trường hoang dã rộng khoảng 500m2 để thuần dưỡng và phát huy sở trường vốn có của chó Phú Quốc. Trang trại Thanh Nga với trên 700 con thuộc hơn 100 bầy được quản lý rất kỹ về huyết thống. Mỗi con chó đều có một lý lịch theo dõi từ lúc sinh ra để quản lý dịch bệnh, sức khỏe và cả sở thích. “Là một giống chó quý, nhiều người chủ thương chó quá nên cho chúng ăn thức ăn ngon, nhiều mỡ nhưng lại ít cho vận động… làm giảm kháng thể, tiêu hóa khó. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sống của chó Phú Quốc ở đất liền rất thấp. Vì vậy, trong quá trình thuần dưỡng tại đảo và khoảng 2-3 tuần tại đất liền ở Rạch Giá, chúng tôi đều có sổ theo dõi và căn dặn rất kỹ trước khi giao cho chủ mới” - anh Tuấn cho biết.

Tin rằng rồi đây, con chó xoáy Phú Quốc sẽ được “định danh” thương hiệu, tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước đến với hòn đảo ngọc này. “Lặn xuống bãi san hô, dù lượn, câu mực… các bạn đã có rồi. Sao không để chúng tôi cùng đi săn với những chú chó tinh khôn của các bạn nhỉ? Tất nhiên, các bạn phải quy hoạch một khu rừng và nuôi thú để làm mồi cho chó săn. Làm như vậy, các bạn vừa bảo vệ được động vật hoang dã ở những khu rừng nguyên sinh, vừa tạo những thú vui cho du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này…” - Jacques Van Leewen, một du khách trẻ đến từ Pháp nhận xét ý kiến đáng quan tâm để phát triển thương hiệu chó xoáy Phú Quốc và sản phẩm du lịch độc đáo mà hiếm nơi nào có được…


Thanh Thảo(St)
CA,20.10.13

└(≣) QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG cách đây 11 năm, 5 tháng #9445

Chùa Hải Sơn Kiên Giang



Chùa còn có tên là chùa Thiện Thành, nhân dân quen gọi là chùa Hang, tọa lạc ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa được thành lập vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Thời bấy giờ, một vài nhà sư Xiêm La theo đoàn ngư dân đánh cá đến vùng đất Hà Tiên đã đưa hai pho tượng đức Phật Thích Ca đến thờ phụng trong một hang núi tự nhiên tại hòn Chông. Ngôi chùa do các vị sư Xiêm La quản lý đến năm 1770. Sau đó, do chiến tranh, các vị sư Xiêm La về nước, chùa bị bỏ hoang một thời gian. Cư dân địa phương đã thỉnh các vị sư gốc Khmer đến trụ trì chùa, nhưng không bao lâu, các vị sư này chuyển sang xây dựng ngôi chùa Ba Trại (gọi Ba Trại vì chùa nằm trong vùng căn cứ nghĩa quân Ba Trại dưới chân núi Hòn Chông của Lãnh binh Nguyễn Trung Trực).
Năm 1800, người dân địa phương đã thỉnh hai vị Hòa thượng Thường Lễ và Thường Nghĩa đến trùng tu, tôn tạo ngôi chùa. Vị cuối cùng viên tịch năm 1865.
Kế tục trụ trì là Hòa thượng Thiện Tông. Cả ba vị Hòa thượng trên đều sống tịnh tu nên ít tiếp xúc với người ngoài. Tài liệu của chùa cho biết, vào một ngày Rằm của năm 1920, khi người dân đến cung cấp thực phẩm thì không thấy ngài, đành phải thỉnh một vị trụ trì khác. Hơn 10 năm sau, một người dân đi rừng ghé vào một hang động hoang vắng trú mưa đã thấy di cốt của Hòa thượng Thiện Tông trong bộ áo cà sa ngồi tư thế kiết già, bên cạnh có bình bát và cây gậy. Cư dân địa phương đã đặt tên hang là hang Phật ngủ.
Vị trụ trì kế là Hòa thượng Tố, cũng sống tịnh tu và viên tịch năm 1939, thọ 70 tuổi. Từ năm 1939 đến năm 1944, Hòa thượng Chí Hòa trụ trì. Ngài viên tịch vào năm 70 tuổi. Đến năm 1953, cư dân địa phương thỉnh một sư cô (quen gọi là cô Sáu) về trông coi chùa. Năm sau, cư dân thỉnh Hòa thượng Thiện Hóa về trụ trì. Sư cô Sáu viên tịch năm 1975. Hòa thượng viên tịch năm 1999, thọ 79 tuổi. Chùa được Hòa thượng Thiện Hóa tổ chức đại trùng tu vào năm 1962.
Đại đức Thích Minh Hải kế tục trụ trì từ năm 1999 đến nay. Đại đức quê ở Rạch Giá, năm 20 tuổi xuất gia tại chùa Phật Quang với Thượng tọa Giác Phước. Thầy đã cho trùng tu đường lộ dẫn vào chùa, khu công viên trong và ngoài cổng tam quan, tôn tạo chánh điện…
Qua tam quan, khách hành hương vào lễ điện Quan Âm. Ở đây có thờ tượng Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m. Điện Phật có nhiều bàn thờ, đặc biệt có hai tượng Phật Thích Ca (kiểu thức tượng Phật giáo Nam Tông Thái Lan). Một bàn thờ tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, hai bên có hai tượng Phật khuyến thiện, trước có tượng Đản sanh. Một bàn thờ tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, trước có các pho tượng nhỏ là tượng Thích Ca lúc còn là Hoàng tử và bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí). Ở trong hang còn có bàn thờ tượng đức Phật Thích Ca thiền định, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Bồ tát Địa Tạng và hai tượng nhỏ Hộ Pháp, Tiêu Diện… và một quả đại hồng chung.
Ra khỏi hang, chúng ta đi qua cổng chùa phía Nam, nhìn ra xa là hòn Phụ Tử nổi tiếng, cảnh biển Hà Tiên xinh đẹp.
Trong dãy núi Hòn Chông còn có những hang nổi tiếng như hang Gia Long, hang Tiền. Trước chùa có một vách núi nhô ra biển gọi là mũi Công chúa Ngọc Du. Giang Lưu Minh Huấn, Giang Minh Đoán trong sách Du lịch Hà Tiên (NXB Ban Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1998) cho biết câu chuyện kể về Nguyễn Ánh bị quân của Tây Sơn đuổi bắt, khi đoàn thuyền của Nguyễn Ánh đến đây, thuyền của Công chúa Ngọc Du bị quân Tây Sơn đuổi kịp, tướng Tây Sơn nhảy lên thuyền Công chúa, thì đồng thời Công chúa gieo mình xuống biển. Lần sau có dịp ghé, Nguyễn Ánh lập đàn tế và gọi nơi đây là mũi Công chúa Ngọc Du.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Thanh Thảo(St)
CA,27.10.13

└(≣) QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG cách đây 11 năm, 5 tháng #9484

ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC



Với diện tích xấp xỉ quốc đảo Singapore, Phú Quốc hay còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Phú Quốc có 2 mùa, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô của Phú Quốc từ tháng 10 đến tháng 3 là mùa đẹp nhất. Đến Du Lịch Phú Quốc, du khách như được thả hồn vào vùng đất thanh bình và mát lạnh của gió, biển. Ngoài việc ngắm các cảnh đẹp thơ mộng nơi đây, du khách còn được tham gia rất nhiều các hoạt động thú vị và đặc sắc:

Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.


ĐỊA HÌNH:



Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

KHÍ HẬU - THỦY VĂN:



Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt.

Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.

Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.

LỊCH SỬ:

Cảng Dương Đông Ở Đảo Phú Quốc:

Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.

Năm 1680 Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.

Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (hay Mang Khảm[3], Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kampong Som), Sài Mạt[4] (Cheal Meas hay Banteay Meas), Linh Quỳnh (Kiri Vong)[5] và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.



Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn.
Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum[6] (Chân Sum[7] có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành[8], nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum)[9].), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong). Năm phủ này là vùng duyên hải (ven bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái (Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

DÂN CƯ:

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².

Các khu dân cư chính:

Thị trấn Dương Đông
Thị trấn An Thới
Làng chài Hàm Ninh
Làng chài Cửa Cạn
Xã đảo Hòn Thơm




CHIÊM NGƯỠNG VÀ KHÁM PHÁ ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC

Đảo ngọc Phú Quốc từ lâu đã được mệnh danh là "thiên đường mặt đất", là hòn ngọc quý của Việt Nam với những bãi biển còn nguyên sơ, bờ cát trắng mịn trải dài và đẹp.

Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của rừng nguyên sinh, biển cả bao la với những bờ cát trắng mịn, nước tinh khiết, lặng ngắm san hô, câu cá. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu về quy trình làm nước mắm, xưởng ngọc trai, ngắm những vườn tiêu xanh bạt ngàn và nhiều khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế khác...





Đảo Ngọc Phú Quốc - Thiên Đường Mặt Đất Của Vùng Đất Kiên Giang.

Đặc biệt, nơi đây có bãi Sao cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 25 km. Bãi được mệnh danh "đệ nhất bãi tắm", nằm trong vịnh kín, nên sóng chỉ lăn tăn. Đây là một trong số ít bãi tắm còn giữ được vẻ hoang sơ. Khách đến đây ngoài việc được tắm biển, câu cá, những buổi chiều không nắng, ngồi trên bãi cát trắng, ngắm sóng biển nhẹ nhàng dạt vào bờ và ngắm muống biển, bạn sẽ cảm thấy thật thú vị.

Ngoài bãi Sao, với hệ thống sinh thái biển đa dạng thuộc quần đảo An Thới ở phía Nam hay hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi và hòn Thầy Bói phía Bắc đảo Phú Quốc... Tất cả đều là những nơi lý tưởng để du khách khám phá thế giới đại dương. Các dải san hô nơi đây được xếp vào loại lớn tại Việt Nam về mức độ phong phú với 17 loại cứng, mềm và hải quỳ khác nhau.

Nếu ưa mạo hiểm, bạn có thể mua tour đi lặn biển (diving), hoặc khám phá rừng nguyên sinh. Khu bảo tồn sinh thái suối Đá Ngọn nằm dưới hạ nguồn các con suối bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh. Đây là nơi lý tưởng cho hoạt động dã ngoại, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh và tắm suối. Không chỉ được đắm mình trong làn nước trong mát, bạn còn có dịp được tận hưởng cảm giác sảng khoái với hồ Jaccuzzi thiên nhiên tại nơi này.




Lặng ngắm dải san hô đẹp.
Phú Quốc không chỉ đẹp ở biển, mà còn đẹp ở những con đường đất đỏ, những con suối trong vắt róc rách ẩn mình trong núi như suối Đá Bàn, suối Tiên, suối Hang, suối Tranh. Suối Tranh cách thị trấn Dương Đông khoảng 10 km, bắt nguồn từ các khe nhỏ của các ngọn núi thuộc dãy Hàm Ninh, men theo những khe đá, uốn lượn qua những trảng tranh xanh mượt, trước khi hòa vào một dòng chính, để tạo ra con suối lớn với chiều dài 15 km.

Đi hết thị trấn Dương Đông, những con đường đất đỏ sẽ đưa bạn qua những ngôi nhà nhỏ đơn sơ, ngôi trường tiểu học nhỏ bé, những vườn hồ tiêu và sim tím mọc đầy đường lên núi. Bạn có thể làm bạn cùng núi rừng và suối róc rách. Đặc biệt, nơi đây có món đặc sản gà nướng Phú Quốc tại quán nhỏ dưới chân suối. Gà được tẩm ướp theo bí quyết riêng, rồi nướng ngay trên chậu than củi hồng bên cạnh bàn ăn đã bày biện bát đũa, rau thơm, nước chấm chua ngọt theo khẩu vị bản xứ… Du khách cũng có thể đặt chủ quán mang gà nướng lên trên suối để thưởng thức giữa cái khoáng đạt của núi rừng.

Ngoài ra, tại đây, bạn còn được thưởng thức các món đặc sản miền biển như còi biên mai, nước mắm, tiêu, rượu sim, rượu mỏ quạ, ngọc trai.




Thanh Thảo(St)
CA,01.11.13

└(≣) QUÊ HƯƠNG - KIÊN GIANG cách đây 11 năm, 5 tháng #9522

KHÁNH THÀNH SÂN BAY QUỐC TẾ PHÚ QUỐC



Sân bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang với diện tích 904,55ha, vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng do Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam làm chủ đầu tư, với khả năng tiếp nhận từ 3 đến 4 triệu hành khách/năm. Đây là sân bay quốc tế thứ 3 được xây dựng tại các tỉnh, thành phía Nam, đủ tiêu chuẩn phục vụ các loại máy bay hiện đại như Boeing 777, Boeing 747-400 và tương đương. Sân bay quốc tế Phú Quốc sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác quý 4 năm 2012, góp phần phát triển đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế. Cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay quốc tế Phú Quốc sẽ giúp Kiên Giang và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kết nối trực tiếp với các tỉnh, thành, các vùng trong nước, khu vực châu Á như Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á.



Nhân dịp khánh thành sân bay quốc tế Phú Quốc, Kiên Giang sẽ tổ chức nhiều hoạt động như hội thảo đầu tư, thương mại và du lịch quốc gia; hội chợ triển lãm sản vật địa phương, công nghệ xanh - sạch; hội thi lều quốc tế; giải bóng chuyền bãi biển không chuyên mở rộng... và đêm sân khấu hóa khánh thành sân bay; đây cũng là các sự kiện được chọn làm điểm xuất phát nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Năm du lịch Quốc gia Kiên Giang 2016. Các sự kiện du lịch này được tổ chức với quy mô vừa phải, mang tính tập dượt, sau đó sẽ nâng dần quy mô tổ chức trong năm 2014 và đến năm 2016 trở thành sự kiện Năm Du lịch quốc gia.

Kiên Giang được ví như một Việt Nam thu nhỏ, với tiềm năng phong phú và đa dạng về đất đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh, biển, đảo cùng nhiều loài động thực vật quý hiếm... Thiên nhiên đã ban tặng cho Kiên Giang nhiều cảnh quan kỳ thú với những hang động huyền ảo, bãi biển hiền hòa, thơ mộng, đồng ruộng, rừng cây bát ngát..., những di tích lịch sử, những lăng tẩm, chùa chiền vẫn còn được bảo tồn. Đến Kiên Giang du khách thưởng thức vẻ đẹp của biển, của núi, sông, thăm rừng U Minh lịch sử, rừng nguyên sinh Phú Quốc, danh thắng Hà Tiên – Kiên Lương, thưởng thức đặc sản biển, văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây. Kiên Giang với bao điều kỳ thú luôn hấp dẫn mời gọi du khách từ bốn phương trong và ngoài nước.



Về Kiên Giang, du khách không thể không thăm vùng biển bao la với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta, và các quần đảo nổi tiếng như Thổ Chu, An Thới, Nam Du, Hải Tặc, Bà Luạ...

Thiên nhiên, văn hóa và môi trường Kiên Giang là nguồn tài nguyên du lịch quý giá, là điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch, với đặc trưng nổi trội là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển, đảo, rừng bên cạnh khai thác các loại hình dịch vụ của vùng sông nước Nam Bộ. Ngoài ra, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích hơn 1,1 triệu ha, với sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái; có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang thuộc địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.

Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, việc đưa sân bay quốc tế Phú Quốc vào khai thác, sẽ là cơ hội cho ngành Du lịch Kiên Giang liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong khu vực, cả nước và quốc tế; là điều kiện thuận lợi để du khách gần xa đến khám phá và trải nghiệm những cảnh quan thơ mộng và nét văn hóa đặc sắc nơi đây.

Thanh Thảo(St)
CA,06.11.13
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.13 giây
   
© maitruongxuath.org