Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Kính chúc Thầy Cô một ngày mới thật đẹp, thật vui và hạnh phúc.
sondung: Em cám ơn Thầy Cô đã gởi giùm em những tấm hình Tết 2025 của gia đình em vào 2 bài viết:” Chúc Mừng Năm Mới 2025 và Dìa Quê Ăn Tết “ của em.
sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
65 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

TẾT QUÊ NGÀY XƯA ẤY cách đây 10 năm, 4 tháng #15010

Tùy bút
TẾT QUÊ NGÀY XƯA ẤY
Nguyễn Phương
Cứ mỗi khi gió bấc thổi lành lạnh, lòng tôi bỗng nao nao một nỗi nhớ tết quê nhà. Mặc dù hầu như năm nào tôi cũng về quê ăn tết vào đúng ngày mùng một nhưng tôi vẫn không bao giờ quên được cái không khí tết quê của ngày xưa ấy.
Hồi đó, nhà tôi neo đơn lắm. Ba tôi mất sớm, một mình má tôi phải nuôi bảy người con. Nhưng chị hai thì lấy chồng ở tận Sài Gòn, ba anh kế thì đều đi lính cả. Ở nhà chỉ có má tôi và ba đứa nhỏ: chị tôi, tôi và thằng Út.
Hồi đó làm lúa mùa, một năm chỉ có một vụ, thu hoạch vào trước tết âm lịch. Có lẽ vì vậy mà không khí tết ngày xưa trong ký ức tôi luôn gắn liền với không khí của những ngày mùa thu hoạch lúa.
Tới ngày mùa thì vui lắm, trẻ con như chúng tôi tha hồ ra ngoài sân lúa nô đùa. Nhà nào cũng có một cái sân thật to ở phía sau để cho trâu kéo những bó lúa chín vàng ươm ở ngoài đồng về, người ta gọi là cộ lúa; rồi máy cày sẽ đến quần lên những bó lúa chất thành đống to tướng ở giữa sân cho đến khi hạt được tách ra khỏi bông lúa gọi là rơm. Sau đó người ta dùng cái mỏ xẩy, một dụng cụ có cán dài, đầu có hai chia nhọn dùng để dích rơm ra khỏi những hạt lúa, rơm sẽ được hất ra thành vòng tròn xung quanh sân lúa. Kế tiếp, người ta dùng cái bù cào, trông nó giống y như cái vũ khí của Trư Bát Giới trong tác phẩm Tây Du Ký vậy đó. Cái dụng cụ này dùng để kéo những sợi rơm còn xót lại trong lúa đưa ra ngoài. Rồi người ta dùng cái chan (trông giống như cái cuốc nhưng bản to, nhẹ và mỏng hơn nhiều) để gom những hạt lúa vào giữa sân. Cái dụng cụ này còn dùng để đảo lúa khi phơi cho khô đều. Lúc này, lúa cũng chưa được sạch, còn phải qua một công đoạn rê lúa nữa. Người ta dựng một cái dàn cách mặt đất khoảng ba mét, một người đứng ở trên đó, cầm thúng lúa đổ từ từ xuống, những hạt chắc sẽ rớt thẳng xuống đất, còn những hạt bụi, trấu hoặc rơm vụn sẽ bị gió thổi bay đi. Những người còn lại thay phiên nhau xúc lúa chuyền từ dưới lên trên dàn cho người kia đổ xuống, cứ như thế mà làm cho đến khi hết cả mấy trăm giạ lúa mới thôi. Hôm nào có gió to thì rê mau, hôm nào gió thổi thất thường thì có khi rê cả ngày cũng chẳng xong. Nếu thuê được máy thì rê rất mau nhưng nguy hiểm lắm. Người ta chỉ gắn vào chiếc máy kohler một cái cánh quạt sắt trần trụi chẳng có lồng bảo hiểm gì cả. Có lần, má tôi đã bị cái cánh quạt này chém gần đứt lìa ba ngón tay trái.
Khi đã có những hạt lúa chắc, người ta phơi cho khô rồi vận chuyển lúa từ ngoài sân vào trong nhà, đổ vào bồ, chờ đến ngày bán, chỉ để dành đủ ăn một năm.
Tất cả những công đoạn lỉnh kỉnh trên bây giờ chỉ cần một cái máy liên hợp gặt đập là xong hết. Thế mà hồi đó người nông dân lại phải cực khổ như vậy đó. Nhưng tôi không hề thấy dấu hiệu của sự mệt mỏi, uể oải trên gương mặt của họ mà thay vào đó là sự nô nức, nhộn nhịp, tất bật, rộn ràng của không khí ngày mùa tạo nên một khung cảnh tươi vui khác hẳn những ngày thường. Có lẽ ngày mùa nhằm vào đúng những ngày đầu xuân không khí mát mẻ lại có những cơn gió se lạnh làm cho tinh thần con người ta hưng phấn hơn.
Công việc thu hoạch xong xuôi, người ta chuẩn bị đón tết.
Năm nào cũng vậy, vào những ngày giáp tết, bao giờ nhà tôi cũng có một nồi bánh tét thật to do chính má tôi gói, đặt ở giữa sân, luộc từ đầu hôm cho đến tận khuya. Nhìn má tôi dáng người nhỏ nhắn với đôi vai gầy chăm chút bên ánh lửa lập lòe của nồi bánh tét trong đêm trừ tịch ở thôn quê, lòng tôi bỗng dâng lên một niềm thương cảm vô bờ.
Sáng mùng 1 tết, ngày duy nhất trong năm má tôi không đi bán ở ngoài chợ ( Có lẽ hồi đó ngày mùng 1 không ai buôn bán gì cả nên bà mới nghỉ thôi). Chúng tôi thức dậy sớm hơn mọi hôm, mặc dù đêm trước chị em chúng tôi cố chờ để nghe tiếng pháo nổ vang như xé tan không gian tịch mịch giữa đêm khuya đón giao thừa mới đi ngủ. Chúng tôi diện bộ quần áo đẹp nhất mừng tuổi má để được nhận bao lì xì, rồi sau đó cứ vô tư mà đi chơi để lại một mình má tôi phải lo mâm cơm cúng ông bà. Có lần, tôi thấy bà lâm râm đọc một câu gì đó trước khi cắt tiết một con gà. Tôi hỏi: “Má đọc thần chú gì vậy?”. Bà nói: “Má cầu nguyện cho nó được hóa thành kiếp khác”. Bà làm gì cũng khấn vái, bà luôn tin ở thánh thần. Lúc sắp mâm cơm lên bàn thờ, thắp nén nhang, bà lâm râm khấn vái rất lâu, không nghe rõ bà đọc những gì nhưng tôi tin chắc rằng bà chỉ mong cho con cháu luôn được mạnh khỏe và gặp nhiều điều may mắn.
Có lẽ lời cầu nguyện của má tôi suốt mấy chục năm trời đã được chứng giám.
Bây giờ, hàng năm, mặc dù có làm việc ở bất kỳ đâu nhưng đến ngày mùng 1, chúng tôi đều tề tựu về nơi mà má tôi đã từng khấn vái. Nhưng đã bảy năm nay chúng tôi không còn chứng kiến má tôi lâm râm bên bàn thờ vào ngày mùng 1 tết nữa. Má tôi đã ngồi trên bàn thờ, nơi mà trước đây bà đã từng khấn vái rồi!
Ngày cuối năm, con xin thắp cho má một nén hương thơm với nhiều điều mong ước.


Ngày cuối năm Giáp Ngọ (18.2.2015)

└(≣) TẾT QUÊ NGÀY XƯA ẤY cách đây 10 năm, 4 tháng #15036

Phương ơi
dẫu bảy năm rồi
Càng thương càng nhớ bồi hồi cuối năm

Có về thăm mẹ dầu xuân
Tràn ly rượu đón em lần ghé thăm....

VĨNH LAN (18-02-15)

└(≣) TẾT QUÊ NGÀY XƯA ẤY cách đây 10 năm, 4 tháng #15076

Chị ơi, em đã về rồi
Thắp hương cho mẹ bồi hồi đầu xuân.
Bạn bè tíu tít xa gần
Em đành lỗi hẹn rượu xuân chị mời.

Chị Lan thông cảm cho em nghe. Chúc anh chị năm mới sức khỏe, an vui và hạnh phúc
NP, mùng 3 tết Ất Mùi
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây
   
© maitruongxuath.org