Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) TẢN MẠN NĂM CON NGỰA cách đây 10 năm, 10 tháng #10232
|
XE NGỰA MỸ THO
Nhân tản mạc về ngựa, tưởng chừng chúng ta cũng nên nói về xe ngựa Mỹ Tho trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XX đến năm1975. Trâu cày, ngựa cởi, bò kéo....cái nghiệp của ba loài vật nầy đã được Trời định như vậy rối. Thế mà ở chung với loài người thì lại do nhân định. Chả thế mà ba con vật tội nghiệp nầy ngoài cái số thiên định ra còn phải làm hay chịu nhiều nỗi cơ cực khác. Người xưa con người Âu Á rất tôn trọng con ngựa nên từ gọi “chiến mã” ngang hàng với “chiến binh”. Trong văn học cũng đem nó lên ngang hàng với con người, thành ngữ “Anh hùng mã thượng” qua từ “chevaleresque” của tiếng Pháp, trong tỉnh từ nầy có từ “cheval” là ngựa.... Con ngựa ngày xưa là phương tiện chuyên chở giao thông độc nhất cho con người. Đi xa đi gần gì cũng ngựa, đánh giặc cũng nhờ vào ngựa – da ngựa bọc thây mà – nhà nào có ngựa giống như ngày nay nhà giàu sắm xe hơi. Thế rồi nhu cầu đi lại càng nhiều mà số cung của ngựa thì không đủ cho nên cái khó nó bó cái khôn: Thay vì một con ngựa chở một người bây giờ một con ngựa phải chở ba, bốn, năm, sáu...người. Mà làm sao chở được? Vậy... xe ngựa ra đời. Mỹ Tho xưa cũng đã từng có những nhà giàu, những quan chức cấp cao, những ông Cai tổng,...cởi ngựa đi làm việc hay đi hầu quan. Còn dân thường thì không thể sắm nổi một con ngựa nên đành đi...xe ngựa giống như ngày nay ta đi xe lam, xe đò, xe bus, xe hông-đa ôm ...vậy. Chiếc xe ngựa, nói riêng ở Mỹ Tho và theo trí nhớ của tôi thôi, có nhiều hình dáng khác nhau, cải tiến tuỳ theo nhu cầu của xã hội và theo thời gian. Ngay lúc tôi 6, 7 tuổi tôi có thấy những chiếc xe ngựa chạy tuyến đường Chợ Gạo, Ông Văn, Bến Tranh, Tân Hiệp..dáng dấp giống như xe calèche của Âu Châu, nghĩa là thùng xe được thiết kế giống như một ghế dài (canapé), có lưng dựa có chỗ kê tay có thể đóng bằng gỗ nhưng thường là đan bằng mây. Hai bên có hai cái đèn xe ngựa đúng mẫu mã của nó, gió thổi không tắt. Hành khách lên xuống xe có một bàn đạp rất thuận tiện. Tối đa là 4 hành khách, tất cả ngồi trên xe đều nhìn về phía trước. Anh đánh xe ngồi trên thùng xe hay trên càng xe, tay ve vẩy cái roi ngựa, miệng luôn “họ ne” để vừa trấn an, vừa điều khiển nó. Loại xe nầy nguồn gốc từ Bà Rịa, Vũng Tàu qua biển sang Gò Công lên Mỹ Tho. Sau nầy tôi không nhớ chính xác năm nào là Mỹ Tho du nhập một loại xe ngựa khác từ Sài Gòn Gia Định về. Loại xe nầy mang hình dáng là một cái thùng hình chữ nhật có mui, sàn xe lót bằng gỗ dùng cho hành khách ngồi, khá rộng nên có thể chở 8, 10 người hay hơn nữa, chưa kể thúng giõ, giống gánh treo chung quanh. Do hình dáng như vậy cho nên người ta gọi nó là “xe hộp quẹt” và thi vị hơn là “xe thổ mộ”. Thật sự tôi cũng dốt đặt cán mai về từ thổ mộ muốn chỉ điều gì? Chiếc xe thổ mộ cuối cùng của Mỹ Tho còn “bỏ vó lốc cốc” trên con đường Trung Lương-Mỹ Tho vào năm 1980,81.. gì đó và người chủ chiếc xe nầy là ông Bảy Tốt nay cũng không còn. TC (st) 14.1.14 |
|
└(≣) TẢN MẠN NĂM CON NGỰA cách đây 10 năm, 10 tháng #10261
|
BỘ XƯƠNG NGỰA GIÁ 500 NÉN VÀNG
Đời Chiến quốc, vua Chiêu vương nước Yên muốn báo thù nước Tề, vì các đời vua trước từng bị nước Tề đánh bại. Một hôm nhà vua nói với quan Tướng quốc là Quách Ngỗi rằng: - Mối nhục cuả tiên vương, ngày đêm ta vẫn hằng ghi nhớ. Nếu bây giò có được người hiền trợ giúp cùng mưu việc đánh Tề thì ta sẽ hết lòng trọng dụng. Vậy tiên sinh hãy vì ta mà tìm xem ai là người hiền để ta mời về cộng tác. Quách Ngỗi nói: - Ngày xưa có một vị vua sai một viên quan đem nghìn nén vàng đi tìm mua một con thiên lý mã, giữa đường gặp một con ngựa chết mà có một số đông người xúm lại tỏ lòng thương tiếc. Viên quan bèn dừng xe, hỏi thăm duyên cớ thì người ta trả lời rằng đó là một con thiên lý mã, mỗi ngày có thể đi được hàng nghìn dặm, nay tự nhiên nó chết nên mọi người đều thương tiếc. Viên quan nghe nói bèn bỏ ra 500 nén vàng, mua lấy bộ xương gói lại đem về. Vua tức giận bảo rằng đó là bộ xương ngựa chết, còn dùng được việc gì mà bỏ nhiều tiền ra mua như vậy? Viên quan nói: “Thần sở dĩ mua bộ xương đó là vì muốn chứng minh rằng ngựa chết mà còn được Chúa công quý trọng đến mức đó, huống gì ngựa sống? Thần tin chắc rằng nay mai sẽ có nhiều người đem ngựa quý đến bán cho Chuá công...” Quả nhiên chỉ một thời gian sau vị vua nọ đã mua được ba con thiên lý mã. Nay Chuá công muốn cầu hiền sĩ trong thiên hạ thì truớc hết hãy dùng Ngỗi tôi, coi như một bộ xương ngựa chết. Mọi người thấy một kẻ bất tài như Ngỗi tôi mà còn được trọng dụng thì những kẻ có tài hơn tôi gấp bội, sẽ tìm đến mà phục vụ cho Chúa công, như vậy Chuá công sẽ không còn lo thiếu hiền sĩ nữa. Vua Chiêu Vương nghe lời, bèn trọng dụng Quách Ngỗi hơn trước, xây lâu đài tráng lệ cho ở, cung phụng như bậc thầy. Từ đó tiếng tăm trọng hiền cuả nhà vua đồn đãi khắp nơi, khiến Trâu Diễn ở Tề sang, Tô Đại ở Chu lại, Kịch Tân ở Triệu đến v.v.., tất cả đều được vua Chiêu Vương trọng dụng và nhờ thế, nước Yên đã có một thời cường thịnh. Qua câu chuyện trên đây, ta thấy Quách Ngỗi đã tìm được một ví dụ rất hay để tự tiến mình, và vua Chiêu Vương cũng biết nghe lời nói phải để làm cho nước nhà giàu mạnh. TC (st) 17.1.14 |
|
└(≣) TẢN MẠN NĂM CON NGỰA cách đây 10 năm, 10 tháng #10314
|
MỘT CON NGỰA BỊ CHẾT OAN
Đời vua Cảnh Công nước Tề, đất nước bị ngoại xâm đe dọa mà trong triều thì không còn tướng giỏi, nhà vua lấy làm lo lắng, bèn hỏi quan Tướng quốc là Án Anh thì ông nầy tiến cử một người tên là Điền nhương Thư, rất có tài thao lược nhưng còn ẩn thân nơi thôn dã. Nhà vua liền triệu đến, nghe họ Điền giảng giải về binh pháp, rất lấy làm vừa ý bèn phong ngay cho làm chức Đại Nguyên soái, cầm quân ra biên thùy chống giặc. Điền nhương Thư tâu: - Hạ thần xuất thân trong đám bình dân, chưa có tên tuổi gì, nay Chúa công cho giữ binh quyền e lòng người không phục. Vậy xin Chúa công cử cho một vị đại thần có danh vọng làm chức Giám quân thì hiệu lệnh của hạ thần mới thi hành được. Tề Cảnh Công y tấu, bèn sai quan Đại phu là Trang Giả đi làm Giám Quân. Khi bải triều, Trang Giả hỏi Điền nhương Thư bao giờ thì xuất quân? Điền nhương Thư hẹn đúng ngọ ngày mai thì tề tựu tại giáo trường để điểm duyệt quân mã rồi sẽ lên đường. Ngày hôm sau, Điền nhương Thư đến giáo trường, cho dựng một cây nêu để đo bóng mặt trời (vì ngày xưa chưa có đồng hồ) rồi ngồi chờ Trang Giả. Trong khi đó thì Trang Giả cậy mình là cận thần cuả nhà vua, coi thường Điền nhương Thư nên ở nhà dự tiệc tiển hành do bạn bè khoản đãi, đến chiều mới ngất ngưởng tới nơi. Điền nhương Thư nghiêm sắc mặt hỏi: - Ngài đã hẹn với tôi đúng ngọ hôm nay đến giáo trường để điểm duyệt quân mã, sao bây giờ mới đến? - Vì biết tôi sắp đi xa nên có một số bạn đồng liêu bày tiệc khoản đải, tôi uống hơi quá chén nên đến trễ, xin Nguyên soái miễn chấp. Điền nhương Thư nổi giận nói: - Phàm đạo làm tướng, trong ngày chịu mệnh vua thì phải quên nhà mình; khi đã tuyên bá hiệu lệnh cho quân sĩ thì phải quên cha mẹ mình; khi cầm dùi trống xông pha tên đạn thì phải quên cả thân mình. Nay nước nhà đang có giặc, Chúa công ăn ngủ không yên, đem việc lớn phó thác cho chúng ta, như vậy còn lòng dạ nào mà ăn uống say sưa nữa? Nói xong, quay qua hỏi quan chấp pháp: - Theo quân pháp, khi có lệnh tập hợp quân sĩ mà đi đến trễ thì xử như thế nào? - Bẩm, xử chém. Điền nhương Thư liền thét quân sĩ bắt Trang Giả trói lại và điệu ra ngoài viên môn xử trảm. Người hầu cuả Trang Giả thấy vậy bèn chạy tuốt về triều phi báo. Vua Tề Cảnh công nghe báo giật mình, vội rút một cây lịnh tiễn trao cho quan Đại phu là Lương khâu Cứ, bảo phải đi gấp ra giáo trường truyền lệnh cho quan Nguyên soái tha tội chết cho Trang Giả. Khâu Cứ cậy mình là sũng thần cuả nhà vua, tới viên môn không thèm xuống ngựa, cứ sồng sộc chạy vào. Điền nhương Thư truyền quân ngăn lại rồi hỏi quan chấp pháp: - Vào viên môn mà không xuống ngựa thì xử thế nào? - Bẩm, xử chém. Lương khâu Cứ nghe nói hồn phi phách tán, vội đưa lệnh tiễn cuả vua ra và nói rằng vì có mệnh vua sai đi gấp nên quên xuống ngựa, mong quan Nguyên soái tha thứ. Nhương Thư thấy có lệnh vua nên tha tội chết cho sứ giả, nhưng truyền quân chém đầu con ngựa để nghiêm quân pháp. Thế là con ngựa bị chết oan vì sự hống hách, kiêu căng của những người có quyền cao chức trọng. Đầu đời nhà Hán cũng có một trường hợp tương tự, khi Hàn Tín được đăng đàn bái tướng, Lịch Sanh vào viên môn không xuống ngựa nên cũng bị xử phạt như trên. 21 tháng chạp TC (st) 21.1.14 |
|
└(≣) TẢN MẠN NĂM CON NGỰA cách đây 10 năm, 10 tháng #10372
|
Năm GIÁP NGỌ nói chuyện NGỰA. Từ ngày xưa, ngựa là phương tiện đi lại phổ biến nhất trong buôn bán và cả đánh giặc vì ngựa chạy nhanh, khỏe và rất thông minh. Thời chinh chiến xưa khi xuất quân thường phất cờ làm hiệu, cờ đã phất rồi thì phải chiến thắng. Tướng soái khi lấy đầu tướng giặc, chiến mã quay về tất báo tin thành công. Ý nghĩa câu MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG ngày nay chỉ còn mang tính tượng trưng . Một bức tranh MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG làm quà khai trương cửa hàng, cửa hiệu mới mở với ý nghĩa là “khai trương hồng phát” – mở hàng thì phát đạt lớn - Trong lịch sử dân tộc ta, năm 1789, sau khi vua Quang Trung đánh tan quân Thanh và đưa quân vào thành, mùng 5 tết mừng xuân. Để báo tin thắng trận, vua đã cho người mang một cành đào, cưỡi ngựa truyền từ trạm này đến trạm khác ngày đêm chuyển cành đào về cho Ngọc Hân công chúa. Đó cũng là MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG. Tranh về ngựa rất đuợc ưa chuộng, tại các nuớc Tây Âu cảnh một đàn ngựa chạy hoặc một con ngựa đen lồng lên tượng trưng cho sức mạnh. Trong thần thoại Hy Lạp ông thần nửa người nửa ngựa , mạnh mẽ, luôn luôn đuợc nữ thần xúm xít. Rồi con ngựa môt sừng (unicorn) cũng không thể thiếu, còn ngựa bay nữa. Tại Á Châu thì tranh ngựa cầu kỳ, tượng trưng cho sự thành công … mã đáo thành công. Tranh mã đáo thành công số ngựa đuợc đếm cẩn thận, tám là con số may mắn, “Bát” tức là “Phát”. Kỵ bảy con nghĩa là “thất mã”, hay năm con vì nghĩa là “ngũ mã phanh thây”. Treo tranh cũng cần có phuơng pháp, kỵ treo tranh theo hướng cho ngựa phóng ra cửa truớc. Ngựa là con vật trung thành nhất, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiễn nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc, ngựa đứng hàng thứ 7 trong 12 địa chi. Nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân. TT(St) 24.01.14 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.15 giây