Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 10 tháng #14634
|
TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của Việt Nam, nó theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Tết Nguyên Đán thường muộn hơn Tết Dương Lịch vì Tết Âm được tính theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng. Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo lịch âm hàng năm. Thông thường trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Tết năm nay rơi vào thứ 5, ngày 19/2/2015 dương lịch. Là ngày Nhâm Dần. Ngày này có sao Yếu Yên - tức là tốt cho mọi sự, nên được coi là "bách sự cát" - làm gì cũng tốt đẹp. Chính vì vậy, có thể chọn làm ngày xuất hành. Tuy nhiên, ngày mùng 1 còn có sao Lục bất thành nên cần tránh việc xây dựng. TC (st) 22.1.15 (mồng 3 tháng chạp) |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 10 tháng #14643
|
XUÂN TRÊN ĐẤT KHÁCH Tết năm nay nữa là đúng 10 năm tôi xa quê hương, chưa 1 lần về thăm,mỗi năm vào độ sau Noel và tết tây, gió đông thổi lành lạnh, tôi lại đoán chừng là gần tới tết nguyên đán rồi, ở đây đâu có không khí tết như ở VN. Buổi sáng mùa đông, sương giăng mù mịt đang trên đường lái xe đi làm nghe Chế Linh ca bài Đồn vắng chiều xuân, có đoạn: "Đồn anh đóng ven rừng mai, Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa..." Ngày xưa lính chiến ở trong rừng sâu, gần tết không được về thăm nhà nhưng còn nhìn thấy mai rừng nở để biết xuân đang về, còn ở xứ này tìm đâu ra một cây mai vàng, ở nhà dân ít trồng lắm, chỉ có ở những chổ bán hoa xuân thôi, lâu thiệt lâu mới gặp được 1 cây mai thiệt,, không biết tại giống mai hay tại thời tiết không hợp mà bông rất nhỏ, không đẹp như mai vàng ở nước mình, số còn lại toàn là mai giả không hà. Nhớ lúc nhỏ ở VN, cứ xong vụ thu hoạch lúa mùa, sương giăng phủ trắng đồng, gió bấc thổi se se lạnh là bắt đầu có không khí tết. Từ ngày 23 âm lịch là đưa ông Táo về trời, má tôi nấu xôi với chè trôi nước để cúng, lúc này nhà nào có đìa thì lo tát đìa bắt cá để dành ăn trong mấy ngày tết, mỗi người 1 việc, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ tươm tất, trang trí lại cái bàn thờ tổ tiên, năm nào má tôi cũng bắt chùi bộ lư cho thật là sáng mới được, xong rồi đặt lên đó 1 cặp đèn cầy thật to, 2 quả dưa hấu loại nhất và 1 dĩa thèo lèo, đặc biệt mấy dĩa đồ cúng này không ai được đụng đến từ ngày 23 tháng chạp đến ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, má nói: chừng nào hạ niêu má mới đem xuống cho ăn nghe. Thường là trước tết 2 tuần là phải tước lá cây mai vàng trước ngõ cho kịp trổ bông vào ngày tết. Ngày 28 tết má tôi nấu mâm cơm cúng để rước ông bà về ăn tết, tới mùng 7 mới đưa đi, tục lệ như vậy mà,chiều 30 tết năm nào cũng vậy, má tôi gói bánh tét, cố ý gói hơi nhiều để cho bà con hàng xóm mỗi người 1 cặp làm quà trong dịp tết, tôi cũng phụ má buộc dây,khi gói xong bỏ vô cái nồi lớn lắm, lấy 3 cục đá thật to kê lại làm lò, củi thì cây nào cây nấy lớn bằng cái cột nhà, dài chừng 1 thước, cứ đút vô cho nó cháy từ từ , chứ nấu nồi bánh tét mất cả 10 tiếng đồng hồ nếu chụm củi nhỏ ai mà chụm cho nổi, thường là nấu từ chiều 30 cho đến giao thừa bánh mới chín, cúng kiến giao thừa xong là vớt bánh ra được rồi, bánh mới vừa vớt ra phải ngâm trong thùng nước lạnh cho nguội rồi sau đó mới móc treo lên sào, má nói: làm như vậy thì bánh mới lâu bị hư. Ngày xưa tuy cực mà vui còn bây giờ ra chợ mua cái gì cũng có nên chẳng có không khí rộn ràng khi giáp tết, nhiều khi tôi cũng thèm cái cảm giác ngồi cạnh bếp lửa hồng nấu bánh tét với má, chỉ tiếc là bây giờ đang sống xa quê và má tôi nay không còn nữa. Ở Mỹ, ngày tết cũng phải đi làm bình thường không được nghỉ, cho nên năm nào tết âm lịch rơi vào ngày cuối tuần là mừng lắm, trước tết khoảng 1 tuần là vợ tôi cũng làm dưa cải, dưa kiệu, kho 1 nồi thịt heo với trứng, còn mấy thứ khác thì mua ngoài chợ. Chiều 30 tết sau khi đi làm về vợ chồng tôi thường đi rảo 1 vòng ở các chợ VN, để mua thêm 1 số bánh mứt, bông hoa để chưng trong mấy ngày tết, dọc theo phố Bolsa chúng tôi thấy từng nhóm người ngồi lắc bầu cua cá cọp, đằng kia nữa pháo đang nổ rang trời...nhớ VN quá !!! Buổi tối ở chợ đêm Phước Lộc Thọ cũng vui, ở đây có 1 sân khấu ca nhạc ngoài trời,ai có tinh thần văn nghệ thì lên ca 1 bản, đủ thể loại...có nhiều gian hàng bán thức ăn chơi của VN như: Bắp nướng mở hành, chuối nếp nướng...Sau đó nếu ai thích thì đi tới các chùa VN để xem ca nhạc, do các ca sĩ nổi tiếng trước 1975 và 1 số ca sĩ mới nổi tiếng sau nay trình diễn miễn phí phục vụ đồng hương, sáng mùng một thì xem múa lân và diễn hành trên đại lộ Bolsa. Tết ở Cali tuy không bằng ở VN nhưng cũng không đến nỗi buồn tẻ lắm vì chỗ này gọi là Little Saigon (Saigon nhỏ) là nơi người VN sinh sống nhiều nhất ở hải ngoại, chợ VN nhiều lắm, muốn mua cái gì cũng có, thức ăn VN không thiếu món gì hết, có 1 vài quán phở bán sáng đêm, mỗi khi có dịp lễ lộc và ngày tết là người VN ở các thành phố lân cận tụ tập về đây mua sắm, ăn uống, đường phố lúc nào cũng chật ních xe cộ, chỉ thương cho 1 số bà con ở những tiểu bang lạnh, xa xôi, không có bất kỳ sinh hoạt vui chơi nào trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, vừa lạnh vừa buồn, nhà ai nấy ở, không ai chơi với ai. Hoa Kỳ 11-2-2015 (23 tháng chạp Ất mùi) Cao Thanh Đang |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 10 tháng #14661
|
NĂM MÙI NÓI CHUYỆN CON DÊ
Trên khắp thế giới, dê là loài vật thân quen, gần gũi với con người. Có số lượng đông đảo, chủng loại đa dạng, dáng vẻ ngộ nghĩnh, đặc điểm sinh học ẩn chứa nhiều khả năng đặc biệt nên dê tạo lập được nhiều kỷ lục thú vị, hấp dẫn, đáng làm chúng ta ngạc nhiên… DÊ HIẾM NHẤT Hiếm nhất trong họ hàng nhà dê hiện nay là loài Sơn dương saiga. Con trưởng thành trung bình dài 1,2-1,4m, cao 0,65-0,75m, nặng 40-45kg, bộ lông màu xám vàng vào mùa hè nhưng nhạt hơn, mọc dài và dày lên vào mùa đông. Điểm đặc biệt về hình dáng loài này là có mũi dài rộng, phình lên như một cái vòi ngắn (giúp lọc bỏ cát bụi trong môi trường thảo nguyên và sa mạc nơi chúng sống). Ngoài ra, do có về ngang thân to (vai rộng 60-80cm), sừng kiểu lạ, nhưng tai lại nhỏ, đuôi rất ngắn, chân teo nên khi đi hoặc đứng thì tư thế của chúng trông rất ngộ nghĩnh. DÊ TO NHẤT To lớn nhất trong các loài là dê linh dương canna. Con trưởng thành trung bình dài tới 3,2m, cao tới 1,8m, nặng tới 3 tạ. Chúng có sừng cuộn xoắn rất khỏe, lông màu vàng nâu hoặc vàng xám, sống phổ biến tại những thảo nguyên, rừng thưa ở Sudan, Kenya, Cameroon, Senegal, Gambia, phía Nam sa mạc Sahara và các vùng thuộc miền Tây Nam Phi. Năm 1996, tại Kenya người ta bắt được một chú linh dương canna dài 394cm, cao 207cm và nặng 412kg. DÊ NHỎ NHẤT Danh hiệu trên dành cho dê lùn Cameroon. Tầm vóc cực đại của loài dê nhà ở quốc gia châu Phi này chỉ đạt chiều cao 40cm, dài 75cm và nặng 11kg. DÊ CHẠY NHANH NHẤT Nhanh nhất trong họ hàng nhà dê là loài linh dương mắt trố. Có hình dáng mảnh, chân nhỏ dài, sống phổ biến ở Đông và Trung Phi, khi chạy chốn nguy hiểm chúng có thể duy trì tốc độ tới 25-28m/giây trên một quãng đường dài. DÊ NHẢY CAO NHẤT Danh hiệu trên chắc chắn dành cho loài dê vàng Mông Cổ. Loài dê khá đẹp của quốc gia châu Á này có bộ lông vàng mịn, vóc dáng gọn mềm, chân sau khỏe và dài hơn nhiều so với chân trước. Ở vị trí cố định chúng dễ dàng nhảy qua hàng rào cao 2-2,5m; còn khi chạy lấy đà chúng có thể vượt được tốc độ cao 4-5m. DÊ NHIỀU SỪNG NHẤT Đa số các loài dê đều thường chỉ mang hai sừng, một số không có sừng, nhưng trên thế giới từng xuất hiện trường hợp dê mang tới sáu sừng. Đó là chú dê con được dê mẹ của gia đình anh Chô Hông ở Hàn Quốc sinh ra vào tháng 4 năm 1983. Trên đầu chú dê này mọc 6 cái sừng tách rời với kích cỡ, hình dáng bình thường như sừng những con dê cùng loại. Chú ta cũng lớn rất nhanh: mới bốn tháng tuổi đã nặng trên 40kg. DÊ NHỊN KHÁT LÂU NHẤT Khả năng nhịn khát giỏi nhất trong tất cả các loài thú thuộc về sơn dương oryx và linh dương addax. Hai loài dê này đề sống tại châu Phi (oryx ở những thảo nguyên Tây Nam Phi, addax ở sa mạc Sahara) và có thể tồn tại suốt 4 tháng mà không hề uống nước. DÊ CÓ TRÁI TIM NHÂN TẠO ĐẦU TIÊN VÀ THỌ NHẤT Tính đến nay, đã có nhiều con vật được thay ghép tim nhân tạo để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Trường hợp đầu tiên và thành công nhất diễn ra tại Nhật Bản đối với dê. Năm 1980, một nhóm nhà y dược, sinh học và kỹ sư nước này đã thử nghiệm thay ghép tim nhân tạo cho một chú dê. Họ đã giải phẫu dê, thay quả tim bình thường của nó bởi một thiết bị làm chức năng tuần hoàn máu gồm một động cơ tí hon và hai máy bơm có hệ thống van bằng chất dẻo. Sau khi thay tim, chú dê đó vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh, đạt mức thọ kỷ lục là 358 ngày. DÊ CHO NHIỀU SỮA NHẤT Tại nhiều nơi, dê được nuôi để lấy sữa, có con cho tới hàng ngàn lít sữa mỗi năm. Kỷ lục cho lượng sữa nhiều nhất thuộc về con dê mang tên Waiorer ở New Zealand: Trong năm 1972, nó đã sản sinh ra được và cung cấp tới 3.422 kg sữa. DÊ ĐƯỢC BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT NHẤT Duy nhất tại bang Cashermir của Ấn Độ có một loài dê chỉ mọc lông từ cổ trở lên đầu. Thứ lông này dài, mịn mượt, nhiều tác dụng nên người dân ở đây thường lấy để làm khăn quàng cổ vì rất đẹp, ấm vào mùa đông và lại không gây nóng nực nếu quàng vào mùa hè. Bởi vậy, loài dê quý hiếm đó được bảo vệ cực nghiêm, đến nỗi khi dê chết người ta chôn cất tử tế, kẻ ăn thịt dê hoặc trộm cắp dê đều bị xử phạt nặng với mức cao nhất là …tử hình. NƠI VÀ THỜI ĐIỂM THUẦN DƯỠNG DÊ SỚM NHẤT Các kết quả nghiên cứu cùng những phát hiện của ngành khảo cổ khẳng định dê được thuần dưỡng sớm nhất ở vùng Trung Đông và lưu vực sông Indus (Ấ Độ) từ trước thời kỳ đồ đá mới, cách đây hơn 20.000 năm. ĐÀN DÊ ĐÔNG NHẤT Cuối thế kỷ XIX, nhiều đàn dê rừng (thuộc loài linh dương mang tên antidorcas marsupialis) với số lượng cực đông xuất hiện và di chuyển qua các thảo nguyên ở phía Tây của Nam Phi. Năm 1888 người ta quan sát được một đàn đông nhất đi qua Nel Pudge, ước lượng có tới khoảng …100 triệu con. Đến 1894 lại thấy một đàn khổng lồ khác đi qua Boffat Wett liên tiếp trong…3 ngày liền mới hết. ĐÀN DÊ LỚN NHẤT Vào tháng 7 năm 1896, tại tỉnh Orange (Nam Phi), người ta được chứng kiến có một đàn dê antidorcas marsupialis đông đảo, chiếm diện tích quá lớn, dàn trải tới 24km chiều rộng và 160km chiều dài. TT(St) 24.01.15 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 9 tháng #14732
|
TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀI. Người Việt sống ở nước ngoài nếu không có điều kiện về Việt Nam trong dịp Tết cũng tổ chức những hoạt động trong dịp Tết Âm lịch mang đậm truyền thống văn hóa Việt. Nhiều nơi có đông người Việt sinh sống như tại Mỹ, Úc, Pháp, Nga, Đức... người Việt sinh sống tại đây ăn Tết với bánh chưng gói và bán sẵn cũng như các món ăn được đưa từ Việt Nam sang như nước mắm Phan Thiết, cho đến củ tỏi, củ hành, rau húng, rau thơm... Nhiều gia đình cũng lập bàn thờ Gia tiên, bàn thờ cũng có mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt Tết, hương trầm, rượu, kim ngân..., có gia đình treo cả câu đối, và một lọ hoa tươi giống như đón Tết cổ truyền tại Việt Nam. Nhiều nơi, cộng đồng và các hội đoàn người Việt, các chùa Phật giáo, các giáo xứ Công giáo có tổ chức Hội tết và ca nhạc văn nghệ Tết. Sứ quán Việt Nam và các lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài cũng có tổ chức các hoạt động vui Tết đón xuân cho kiều bào như các buổi tiệc nhỏ hay văn nghệ Tết, như tại Thái Lan, Canada .... Các khu thương xá của người Việt, các khu chợ Việt như tại Little Saigon ở tiểu bang California, Hackney (hay được gọi là "khu Việt Nam" tại Luân Đôn), Cabramatta (còn gọi là Saigonmatta) ở Sydney, Úc... cũng có bán các mặt hàng mứt, bánh chưng, hạt sen, lá dong tươi để gói bánh chưng, bánh tét, gạo nếp, xôi gấc, dừa khô, măng khô... được chuyển từ Việt Nam sang. Chợ hoa cũng có bán cành đào, cành mai, dưa hấu nhập từ các nước châu Á sang để trưng bày trong nhà. Tại Mỹ, trước Tết Nguyên đán, kiều bào và du học sinh thường kết hợp tổ chức lễ hội mừng Tết lớn cho cộng đồng người Việt và cả cộng đồng người bản xứ. Đặc biệt hơn ở Việt Nam là nơi đây, vào ngày Tết được quyền đốt pháo nên các khu chợ Việt như chợ Lion, khu Little Saigon tràn ngập xác pháo giữa đêm giao thừa cho đến trọn ngày mồng 1 Tết. Hàng năm, vào ngày Tết, đều có các cuộc diễn hành tết của cộng đồng người Việt tại khắp nơi, với các xe hoa và đoàn múa, lớn nhất là tại San Jose do Hội Diễn hành Xuân (Vietnamese Spring Festival) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Hội chợ tết cũng diễn ra khắp nơi với các phần đốt pháo, múa lân, ca nhạc văn nghệ, tái hiện các làng quê Việt xưa, thi đố vui để học, thi hoa hậu áo dài, thi đấu võ, thi thiếu nhi tài năng, thi gói bánh chưng bánh tét,... Như tại Garden Grove, California, công viên Garden Grove Park và trường Bolsa Grande High School hiện nay là địa điểm tổ chức "Hội Tết Sinh viên" hằng năm, với hàng trăm ngàn người tham dự, và do Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam Cali (UVSA) tổ chức liên tục từ năm 1982 đến nay. Tại Úc, hàng năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, đều có các cuộc diễn hành Tết và Hội Tết của cộng đồng người Việt tại khắp nơi, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, như tại Sydney, Melbourne với hàng trăm ngàn người tham dự . Các hội tết cũng có các món ăn Việt, những trò chơi dân gian, những gian hàng chợ tết, bắn pháo hoa, múa lân, tái hiện văn hóa Việt xưa. TC (st) 31.1.15 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 9 tháng #14762
|
Món ăn truyền thống chào năm mới tại nhiều quốc gia Châu Á Không chỉ riêng phương Tây, người châu Á cũng có nhiều quan niệm về món ăn may mắn. Những món ăn này đặc biệt được dùng trong những ngày đầu năm mới. Việt Nam Người Việt Nam có một loại bánh không thể thay thế trong mỗi dịp năm mới là bánh chưng. Người Việt cũng đón Tết dương lịch nhưng dịp Tết quan trọng nhất năm là những ngày đầu năm mới theo âm lịch, hay Tết âm lịch. Trong dịp Tết, chiếc bánh chưng là món ăn để bày tỏ lòng biết ơn với gia tiên và là truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm tại nước Việt. Trước kia, người Việt gìn giữ thói quen làm và nấu bánh chưng tại nhà. Quá trình nấu bánh mất nhiều thời gian, cả gia đình sẽ quây quần bên nồi bánh chưng, vừa trông bánh, vừa hàn huyên tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong năm cũ và những mong ước cho năm mới. Ngày nay, nhịp sống hiện đại khiến nếp sinh hoạt đó bị hao mòn, nhiều gia đình không còn luộc bánh chưng mà chọn mua sẵn. Mặc dầu vậy, trong bất cứ bàn thờ gia tiên nào ngày Tết cũng không thể thiếu chiếc bánh chưng. Tại miền Trung, miền Nam Việt Nam, ngoài bánh chưng, người ta còn gói bánh tét. Bánh tét có nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng có hình tròn. Trung Quốc Người Trung Quốc cũng đón Tết theo âm lịch, dịp lễ Tết âm lịch tại Trung Quốc kéo dài trên 10 ngày cùng nhiều hoạt động lớn. Bữa tối đầu năm mới là bữa ăn quan trọng nhất trong cả năm với người Trung Quốc. Trong bữa tiệc trọng đại này, mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt. Đây là dịp để những người xa nhà tìm về đoàn tụ, các thế hệ tề tựu sum vầy. Món ăn may mắn trên bàn tiệc đầu năm của Trung Quốc có rất nhiều. Thông thường, trên bàn tiệc sẽ có cá và bánh bao, hai món ăn mang ý nghĩa thịnh vương.Từ “cá” trong tiếng Trung Quốc phát âm gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”. Đó là lý do tại sao cá trở thành món ăn may mắn trong ngày đầu năm của người dân nước này. Mì trường thọ hay bánh sủi cảo hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn may mắn. Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà các món ăn may mắn sẽ được thay thế. (còn tiếp) TC (st) 2.2.15 |
|
└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 9 tháng #14791
|
Hàn Quốc Người Hàn quốc cũng quan niệm năm mới là ngày đầu tiên của năm âm lịch. Đây cũng là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày đầu tiên của năm mới, mỗi người Hàn Quốc đều ăn một bát canh Tteokguk (gồm bánh Tteok làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa) để cầu mong một năm mới sức khỏe và trường thọ. Hình bầu dục và màu trắng của bánh Tteok còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian vào ngày đầu tiên của năm mới. Món canh được phục vụ tốt nhất với các món phụ có vụ cay như kim chỉ cải thảo hoặc kim chỉ củ cải trắng. Nhật Bản Trước đây, Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Những hoạt động chào năm mới tại Nhật Bản cũng rầm rộ và đậm bản sắc không kém các lễ hội năm mới tại bất kì quốc gia Châu Á nào. Trong bữa ăn đầu tiên chào năm mới, người Nhật không thể thiếu chiếc bánh kagamimochi – món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới, là một cách để người dân Nhật thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh. Ăn bánh là để cầu chúc cho một năm sức khoẻ và tràn đầy may mắn. Người Nhật cũng ưa chuộng các món ăn từ đậu đen và các loại hải sản. Họ tin rằng nếu ăn cá vào đầu năm, đầu óc sẽ trở nên thông minh, sáng suốt và linh hoạt hơn. Ngoài ra, họ còn ăn mì soba với sợi dài và dai, biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn. Người Nhật tin rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người....(còn tiếp) TC(st)4.2.15 (16 tháng chạp) |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.14 giây