Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
68 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1
  • 2

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 9 tháng #14878

  • Thanha
  • không trực tuyến
Lào

Người Lào đón năm mới vào dịp Tết riêng, gọi là Songkran hoặc Pii Mai, được tổ chức từ ngày 14-16/4 hàng năm.




Món ăn may mắn không thể thiếu trong dịp Tết của người Lào là món lạp. Theo tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc, nghĩa là món ăn sẽ mang tới tài lộc dồi dào cho người thưởng thức. Lạp được làm từ thịt gà hay thịt bò tươi, ăn kèm cơm nếp. Các gia đình nấu món lạp không chỉ để thưởng thức mà còn để mang biếu tặng, những mong tài lộc dồi dào đến với những người thân thiết của mình.

Ấn Độ

Người Ấn Độ không ăn những món ngọt dịp đầu năm mà thay bằng các loại trái cây đắng, họ quan niệm vị đắng mới đem lại may mắn đầu năm.




Điều đặc biệt là gia vị đặc trưng của món ăn ngày Tết được nêm nếm gấp đôi ngày thường, vị cay sẽ thật cay còn bánh kẹo sẽ thật ngọt. Người Ấn tin rằng, các món ăn này sẽ đuổi được ma quỷ thường quấy quả họ trong công việc làm ăn. Họ cũng thường uống trà pha sữa trâu bò để mong năm mới ngọt ngào, suôn sẻ.

(Theo Depplus.vn/MASK)

TC 8.2.15
(20 tháng chạp)

└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 9 tháng #14971


KỶ NIỆM ĐỐT PHÁO NGÀY TẾT

*********

Nghe những tiếng nổ rền vang liên tục,cộng thêm tiếng trống rộn rã"cốc.cốc.tùng..tùng"
của đoàn múa lân,dù ở nơi nào,đang làm việc gì lòng chúng ta cũng cảm thấy hân hoan lâng lâng.Âm điệu mừng vui của những ngày lễ hội lớn,ngày Tết.
Những âm thanh này đã âm thầm ngự trị trong tâm hồn mỗi người dân Việt từ khi nào không ai biết,chỉ biết rõ một điều khi nghe thấy âm thanh này,hình ảnh vui tươi tưng bừng náo nhiệt của quê hương xứ sở hiện lên trong tâm trí.

Ngày Tết đốt pháo đã trở thành một phong tục,một nét văn hóa từ bao đời, tất cả mọi người,mọi lứa tuổi,mọi giai cấp trong xã hội đều yêu thích.Cũng chính vì thế(trước khi lệnh cấm đốt pháo đuợc ban hành) nhà nào vào ngày tết cũng có ít nhất vài phong pháo để đốt đón giao thừa và mừng năm mới.

Tết năm 1967 cũng như những năm trước,nhà ông bà ngoại tôi tập trung gia tộc vào ngày mùng 2 để đón xuân,con cháu tề tựu rất đông vui,những người lớn các bác,các cậu dì lăng xăng nấu ăn,kê bàn ghế sắp xếp chuẩn bị cho buổi tiêc linh đình,còn bọn nhỏ con nít chúng tôi thì chia thành từng nhóm nhỏ chơi đủ các trò nào là lắc bầu cua,cờ cá ngựa,cờ tướng... chung quanh sân nhà.Mấy anh chị lớn hơn (khoảng 12-15 tuổi)thì kéo nhau ra nhà lồng chợ cách nhà ông bà ngoại 100 mét chơi những trò ăn thua nhiều tiền hơn gọi là thử vận may ngày tết.Riêng tôi vì là cháu cưng(ngoại chỉ sanh có một mình mẹ tôi!)nên được phần công tác đứng canh gác dây pháo dài 5 mét,treo lủng lẳng trước sân chờ trước khi khai mạc bữa tiệc sẽ khai hỏa,không cho ai lại gần phá phách.

Nhìn dây pháo lắc lư nhè nhẹ theo gió và nhũng ca khúc mừng xuân,vang vang từ giàn máy hát đĩa trong phòng khách lòng tôi rạo rực hân hoan,tôi đang nghĩ những câu chúc tuổi thật hay,và sẽ được kết quả là bao lì xì có tờ 5 đồng mầu xanh lá, in hình mục đồng cỡi trâu mới tinh còn thơm mùi mực in.Đang miên man suy nghĩ bỗng nhiên một viên pháo lớn còn gọi là pháo đùng hay pháo cối,sút ngòi rời khỏi dây rớt xuống sân,tôi nhanh tay lượm lên cất vào túi quần,trong lòng nảy ra một ý nghịch phá,là sẽ đốt viên pháo này truóc khi ông ngoại tôi đốt dây pháo khai mạc!!!

Thế là khi được lệnh lui quân không canh chừng nũa,tôi đi thẳng ra sau nhà bếp lén rút một cây củi cỡ bằng cây nhang lớn đang cháy trong lò,vòng ra phía bên hè nhà bếp lấy viên pháo "chiến lợi phẩm" ra,ngồi bệt xuống nền xi măng đặt viên pháo ngay ngắn, lấy que củi với đầu than đỏ rực nhọn hoắt cắm thẳng vào chỗ ngòi pháo bị đứt...!!!

-"ĐÙNG!" Một tiếng nổ lớn vang dội,trước mắt sáng lòa tôi té bật ngang sau đó không thấy gì nữa,thuốc pháo và bụi cát phủ đầy người,nhất là đôi mắt mờ đục đau rát,người nhà xúm quanh tôi người thay quần áo,người lấy nước lau rửa mặt và chân tay tôi,ông ngoại lấy thuốc đau mắt nhỏ vào mắt tôi song tôi vẫn đau rát và nhìn không rõ.Cậu tôi dùng chiếc xe Jeep quân đội cùng mấy chú lính chở tôi đến bệnh viện.

Nửa tiếng sau tôi từ bệnh viện trở về với đôi mắt băng kín! Bác sĩ nói rất may cho tôi vì không bị những mảnh cát nhỏ cắt rách màng mắt,cứ hai tiếng đồng hồ thay băng một lần,và hai ngày sau mới được tháo băng đeo kính đen,thế là năm đó tôi trở thành thày bói bất đắc dĩ.
-Tội nghiệp bà ngoại và mẹ khóc ngất!!!
**************

Mười năm sau.Tôi 17 tuổi là một huynh trưởng tâp sự siêng năng hoạt bát của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể,tôi sinh hoạt và chia sẻ phúc âm đạo Công Giáo với các em nhỏ thua tôi hai ba tuổi, vui vẻ và thân thiết nên các em rất thương mến tôi.

Sáng mùng một sau khi dự Thánh Lễ mừng xuân đầu năm,cả một sân nhà thờ ngập tràn xác pháo, bởi chúng tôi thi nhau đốt đủ các loại,lớn nhò,nguyên dây,rời từng phong,từng viên thật vui nhộn,và cũng vì quá vui tôi đã quên mất kỷ niệm"Thầy bói bất đắc dĩ" năm lên 7 tuổi.

Tôi có một dây pháo khá dài,tôi cột vô phía sau chiếc xe đạp Mini,thế là vừa chạy vòng vòng vừa có pháo nổ tung tóe phía sau,cười đùa no thỏa.Chơi xong ở sân nhà thờ cũng đến lúc giải tán ai về nhà nấy,còn chúc tuổi ông bà cha mẹ.
Trên đường về nhà,nhìn lại phía sau xe thấy còn chừng sáu bảy viên,vì kẹt vào cây sắt giữ vè xe nên không nổ,tôi mở ra bỏ vào túi(cũng lại pháo rơi rớt nằm trong túi),tôi nhờ người bạn chạy xe còn tôi đứng ở phía sau đốt từng viên ném lên cao cho nổ,xác pháo bay dính lên đầu mấy đứa bạn và mấy em nhỏ đi chung,thế là thích chí cười vang.

Nhưng tiếng cười không vang nữa,khi một viên pháo không nổ trên cao,mà nổ khi rơi ngay bờ vai của một em gái thiếu nhi* trong chi đoàn của tôi phụ trách,viên pháo ác nghiệt nổ tung...!!!làm rách vai chiếc áo sơ mi mới và một đốm đỏ trên vai em...!!!

Cho đến bây giờ khi ngồi viết lại câu chuyện này,lòng tôi vẫn còn hổ thẹn và tê tái.Em gái ơi! nếu có đọc trang này cho anh một lần nữa xin lỗi em ,em gái nhé.!


Sondung VA 15-2-2015 - 27 Tháng chạp


*P/S Em Gái này tên Nguyễn Thị Kim Duyên hiện ở Denver tiểu bang Colorado USA

└(≣) TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015 cách đây 9 năm, 9 tháng #14989




HÌNH TƯỢNG CON DÊ TRONG VÕ THUẬT

Dê cũng như nhiều loài thú khác là đề tài nghiên cứu sâu rộng, từ chủng loại đến đặc tính, một vài trang giấy không thể bàn luận hết về dê. Có nhiều tài liệu của ngành vạn vật học hoặc các lĩnh vực tương quan đề cập đến một giống thú hiền lành sống ở núi rừng hoặc khi thuần hoá ở với con người trở thành gia súc, đó là dê. Dê là một trong sáu con vật nuôi thông dụng của người Việt Nam (dê, gà, chó, heo, trâu, ngựa).

Bởi khả năng giao phối truyền giống trường kỳ cao diệu tự nhiên của dê mà người đời đổ “tiếng ác” cho dê là “dê”. Thật ra trong sâu thẳm lòng người, bất luận nam hay nữ, ai cũng thích “dê”. Vẽ về dê muôn màu muôn vẻ, viết về dê thiên hình vạn trạng.

Dê là biểu tượng trong nhiều lĩnh vực đời sống thiên nhiên và con người từ văn hóa, văn chương, nghệ thuật, ẩm thực và cả võ thuật. Giới “mày râu” ăn chơi, lịch lãm tình trường hay người bình dân chất phác, mộc mạc, nhiều người đã tôn dê lên làm “đại sư phụ”, khi nhậu đặc sản dê, ai cũng thích “bím” dê, mê “súng đạn” của dê, mường tượng về tài năng xuất chúng của dê về “vấn đề ấy”. Tiếng kêu “be be” hay “be he” vang vọng cả trần gian một tần số âm thanh gợi tình ấm áp. Dê hay “dê” chẳng có tội tình gì, có chăng là do chính lòng người trắc ẩn.


Dê được con người thuần dưỡng, gọi là gia súc, cả dê cái và dê đực đều có râu, tên gọi “Mùi” trong thập nhị chi, là một trong 12 con giáp trong văn hoá phương Đông và trong tam sinh lục súc của văn hoá phương Tây.

Dê núi, còn gọi là dê rừng, nói văn vẻ hơn là sơn dương. Sơn là núi, dương là dê. Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hoá Thông tin - 1999) viết: “Sơn dương là thú quý hiếm, có ở Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng…, cỡ lớn, nặng đến 150 ký, toàn thân phủ lông dày, dài, cứng, màu xám đen hoặc xám tro, có bờm, sừng ngắn cong về phía sau không phân nhánh, đuôi rất ngắn, sống từng nhóm 3 - 4 con ở trong rừng núi đá vôi, ăn lá, quả, mầm cây, rêu, mỗi năm sinh một lứa, mỗi lứa một con, còn gọi là dê rừng”.

Tài liệu khoa học phân loại dê như sau:

Tên khoa học (capra aegagrus hircus);
Giới (regnum): Animalia;
Ngành (phylum): Chordata;
Lớp (class): Mammalia;
Bộ (ordo): Artiodactyla;
Họ (familia): Bovidae;
Phân họ (subfamilia): Caprinae;
Chi (genus): Capra;
Loài (species): C.aegagrus;
Phân loài (subspecies): C.a.hircus.

Nhiều nước trên thế giới có tập tục, truyền thống văn hoá gắn liền với loài dê. Người Ai Cập sùng bái dê, một số tộc dùng dê làm vật tế thần. Lễ hội Lupercalia La Mã vào ngày 15 tháng Giêng thường dâng lên thần linh một con dê, một con chó để xin mưa thuận gió hoà và cầu phước cho người.

Theo Bách khoa từ điển: “Dê là một biểu tượng phong phú, xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử loài người, trong đời sống vật chất và tâm linh, từ Đông sang Tây, biểu tượng dê phong phú và phức tạp, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục, trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở các nền văn hóa Đông - Tây”.

Trong võ thuật, hình tượng dê khiêm tốn và tội nghiệp với một vài thế võ “dưới kèo” như “Ngạ hổ khiên dương - Cọp đói bắt dê”. Môn phái Vịnh Xuân Quyền và Thiếu Lâm Phật Gia Quyền sử dụng thế tấn có liên quan đến dê, thuật ngữ gọi là: “Kiềm dương mã”. Kiềm là giữ, dương là dê, mã là bộ ngựa tức là tấn.
Theo tài liệu “The Wing Chun Stance - Thế tấn Vịnh Xuân Quyền” (Article by Dan Knight added on 2 Aug 2012): “Kiềm dương mã” còn gọi là “Kiềm dương mã tự” hay “Nhị tự kiềm dương mã” (Wing Chun Sil Lim Tao stance is called Gee Kim Yeung Ma and comes from the first form of Wing Chun Kung Fu). “Nhị tự kiềm dương mã - Yee Jee Kim Yeung Ma”, tiếng Anh dịch là “Goat riding stance” (Tấn cưỡi dê - Kỵ dương tấn).
Bộ vị “Kiềm dương mã” tạo bởi hai mũi bàn chân với ngón cái hơi xoay khép lại hướng vào trong như tượng hình chữ bát (八) và hai gối cũng ép vào như kẹp chặt lại một vật gì nên thế tấn này còn có thể được gọi là “Bát tự kiềm dương” (kiềm dương hình chữ bát). “Nhị tự kiềm dương mã” có hai dạng là “Chính thân kiềm dương” và “Trắc thân kiềm dương”. Đó là nguyên lý chiều cao của tấn tỷ lệ nghịch với độ vững chắc và linh hoạt, do vậy tấn càng thấp càng vững nhưng lại giảm tính linh hoạt. Thực tế người tập luyện tuỳ theo tình huống mà ứng dụng tấn cho hiệu quả. Các võ sư cho rằng “Trắc thân kiềm dương” là thế tấn linh hoạt hơn “Chính thân kiềm dương”, rất thuận lợi cho tấn công thần tốc mà vẫn có thể phòng thủ kín đáo, vì vậy, trong Vịnh Xuân Quyền thế tấn này được ứng dụng chủ yếu khi thực chiến.
Một thế tấn tốt là khi người tập dùng chân đá phải mạnh và phát huy kình lực cùng với yếu tố giữ được thăng bằng. Tương truyền Ngũ Mai lão ni dạy võ công cho Nghiêm Vịnh Xuân, trong sinh hoạt hằng ngày Vịnh Xuân chăn dắt dê, mỗi khi tắm dê hay cắt xén lông dê, Ngũ Mai lão ni dạy bà dùng hai chân kẹp chặt dê ở khoảng đầu gối, từ đó rèn luyện nội lực và tấn pháp. Người ta còn cho rằng luyện tấn pháp “Nhị tự kiềm dương mã” là để luyện khí, mà muốn luyện khí tốt phải kiềm dương tức là tiết dục.
Môn Karatedo truyền thống cũng như hiện đại của Nhật Bản có tấn “Naihanchi-dachi”, hình thức tương đồng “Nhị tự kiềm dương mã” và “Sanchin-dachi” cũng có tư thế tương tự “Trắc thân kiềm dương mã” của Vịnh Xuân Quyền và Thiếu Lâm Phật Gia Quyền. Tấn là nền tảng trong thi triển quyền thuật và đối kháng của các môn võ.
Xoay quanh con dê còn nhiều điều muốn nói, ý tưởng, ngòi bút, văn chương, chữ nghĩa đã biến con vật hiền lành trở thành một bức tranh nhiều màu sắc, có gần xa, sáng tối, tốt xấu, nặng nhẹ, có lời khen tiếng chê, có những mảng sầu đời nhân sinh hệ luỵ

Hai con dê cùng qua cầu;
Lại đi ngược chiều nhau;
Cầu hẹp không lối tránh;
Sinh chuyện đầu húc đầu;
Đôi bên đều chẳng nhịn;
Nên rơi xuống vực sâu!

Đà Lạt, Ất Mùi 2015
Grandmaster Trương Văn Bảo


St.

Tre Xanh CA 16-2-2015 (28 tháng Chạp )
  • Trang:
  • 1
  • 2
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây
   
© maitruongxuath.org