Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
└(≣) QUÊ TÔI cách đây 7 năm, 6 tháng #20084
|
Chào Đức Anh,
Thầy cô vừa nhận được email của Nguyễn Cao Thăng (Công Dụng), tác giả của bài viết trên trang Văn bài "Giới thiệu xem báo",em có thể vào xem hình của Thăng . TC kính mến, Lâu rồi bận nên chẳng biên thư thăm TC, nhưng em biết TC không trách em, bữa trước em có vào mtx và được biết TC về VN và đã dành thời gian cho học sinh cũ thật là điều cảm động, em cũng có đọc được bài viết của Đức Anh về Kênh Đông Bình thật hay, em chỉ bồ túc và có vài câu hỏi tới những người biết về kênh ĐB, em cũng không ngờ chồng chị Thanh Thảo sống ở đầu kênh 5, anh chồng của chị lấy người em biết, gia đình em rất thân với gia đình chị dâu của chị TT. Bây giờ em nhờ TC đọc bài của em và coi có nên post lên trên mạng để bồ túc thêm bài viết của Đức Anh không? Cám ơn TC. Em Thăng Không biết bạn Đức Anh có còn nhớ tôi không? Lúc tôi đi học thì lấy tên Công Dụng. Tôi cao lắm nên ngồi bàn cuối cùng với Hồ Ngọc Lượng, từ ngày đi vượt biên thì tôi lấy lại tên cũ là Cao Thăng. Đọc bài viết của bạn tôi xin bổ túc chút đỉnh về kênh Đông Bình, mặc dù tôi không bao giờ sống ở đó, những bạn ở kênh Đông Bình có thể hỏi bố mẹ về chuyện này, hy vọng những người tới lập ấp nay vẫn còn sống, họ cũng luôn nhớ và kể chuyện cũ y như bố tôi, nay đã 99 tuổi rồi. Theo như lời bố tôi kể, ở vùng Cái Sắn lúc bấy giờ, hầu hết các kênh là nhờ các linh mục di cư từ miền Bắc vào đứng ra xin và chia đất cho dân (ngoại trừ kênh Thầy Ký, Rivera, Rọc Bờ Ke đã có sẵn) tuỳ theo số người trong gia đình mà được một lô hay nửa lô, riêng kênh ĐB thì lại khác hẳn, người đứng đầu xin đất không phải là một linh mục mà là một người dân, tên ông ta là lý Tiên, bố mẹ tôi biết ông từ ngoài bắc, ông là em của ông chánh tổng Mô, gia đình anh em ông đó rất quyền thế ở Quất Lâm tỉnh Nam Định, dân số ở đây rất đông nên mới có Quất Lâm thượng và hạ, dân Quất Lâm rất đông theo đạo Phật, ông lý Tiên đã đại diện cho vài chục gia đình Phật giáo xin đất và được cấp phía bên kia cầu, không biết đa số những người định cư lúc bấy giờ là người Quất Lâm hay ở đâu. Chỉ có 1 số rất ít các con kênh có tên khác lạ, còn kỳ dư có tên từ Kênh 0 cho đến Kênh 10 (đặc biệt hồi đó không có kênh 6). Lúc TC Thanh-Hà sang Wichita, tôi tính hỏi anh Hiệp là người sống ở kênh Đông Bình coi ra sao, nhưng hơi ngại vì thời gian phải để cho những chuyện của Mái Trường Xưa, anh Hiệp biết ông Lịch. Ông là người lúc di cư thì vào Sài Gòn, rồi mới về Tân Hiệp sau khi quận đã chia đất cho nhóm người của ông lý Tiên, nhưng đất của ông Lịch lại gần chợ hơn. Thường thì người ta chia đất từ đầu kênh mà vào trong, ông lý Tiên chỉ ở đó có thời gian ngắn thôi, tôi không biết con cháu ông có quay lại kênh Đông Bình để sống không và đa số dân di cư ở đó thuộc làng nào hay tỉnh nào? Cũng như kênh 1 rất đông dân Hà Nội, kênh 2 dân Thanh Hoá và Nghệ An, kênh 3 dân Lạng Sơn, kênh 4 dân làng Tang Điền và Xương Điền, kênh 5 dân làng Du Hiếu và Thức Hoá, Thái Bình. Người kênh 4 và kênh 5 hồi ở ngoài bắc họ ở cách nhau không xa. Còn kênh 7 và 8 thì đủ mọi miền vì họ tới sau, họ không thích ở SG hay đồng rừng mà về miền quê. Sau năm 75, rất nhiều người từ SG về miền quê, phần đông người ta đã có đất nay trở về, nhưng tôi không biết tại sao bây giờ số người Bắc di cư Công giáo sống ở kênh Đông Bình rất đông. Những người được cấp đất thời ông lý Tiên bây giờ đi đâu? Có phải những người Công giáo ở kênh Đông Bình phần đông từ kênh Rivera qua không? Nguyễn Cao Thăng 78-81(Wichita) 29.4.17 |
|
└(≣) QUÊ TÔI cách đây 7 năm, 6 tháng #20085
|
Chào bạn Nguyễn Công Dụng.
Rất vui khi mình gặp nhau trên Mái Trường Xưa Tân Hiệp. Bạn nhắc đến Hồ Đình Lượng. Hồ Đình Lượng hiện sống bên Anh Quốc, em gái Lượng là Hồ Thị Mỹ Dung (lớp AB1 78-81), phu nhân Nguyễn Thanh Sơn, tất cả đều là người của MTX, vợ chồng Sơn Dung đang ở Hoa Kỳ. Có lẽ Công Dụng không nhớ, năm Dụng về Việt Nam muốn gặp gỡ bạn bè nên mượn địa điểm nhà chị Nguyễn Thị Soi (lớp AB1 78-81) kinh 8 để liên hoan. Hôm đó mình cũng có mặt (Nếu Dụng còn giữ tấm hình chụp chung sẽ thấy mình trong đó). Mình rất thích thú khi đọc những thông tin Dụng kể về kinh Đông Bình. Đúng là chỉ những người di cư từ thời đó và có ra làm việc làng việc nước mới biết được những thông tin tuyệt vời thế. Nhưng ngày xưa các cụ chỉ kể lại trong những lúc trà dư tửu hậu thôi chứ chẳng ai cất công viết lại. Hiện nay ở lứa tuổi mình, ai có cha, ông là những bậc tiền bối đó nghe và viết lại như những thông tin Dụng kể thì hay biết mấy, nếu không những chuyện đó sẽ dần dần mai một đi thì thật tiếc! Những năm vừa qua, các kênh có các Xứ đạo Công Giáo đã đồng loạt kỷ niệm 50 năm thành lập, và những bậc hậu sinh là những người cỡ tuổi chúng mình đã tranh thủ thời cơ đi tìm tòi chứng tích để viết lên kỷ yếu vùng đất mình đang sống. Mình có đọc qua thông tin vài xứ đạo đều có chung lịch sử gần giống nhau: di cư vào nam năm 1954, do Linh mục nào đó tập trung lại, xin đất, chia đất, lập xứ… chỉ khác nhau là nguồn gốc di cư như Dụng nói, kinh 3 Lạng Sơn là người gốc quê Lạng Sơn Cao Bằng; kênh tư và kênh năm là người gốc Nam Định - Bùi Chu (không phải Thái Bình như bạn viết) vì kinh tư có xứ Tân Bùi và kinh năm có xứ Tân Chu. Riêng kinh Đông Bình lại có đặc điểm xuất phát không giống những kênh Công Giáo nên mình đã viết riêng ra một bài. Mình không biết những thông tin bạn kể, nay bổ sung vào thì rất tuyệt. Hồi trước 1975, khi còn gọi là kênh Phật Giáo bên Kinh Rivera rất ít liên hệ, vì thời gian ấy sự bất đồng tôn giáo là vấn đề lớn liên quan đến Đức tin bình dân của người theo đạo. Nhưng sau 1975 khoảng cách tôn giáo bị thu hẹp và mờ nhạt dần. Vả lại, do kế sinh nhai và thấy cuối kênh Đông Bình ruộng rất nhiều (hồi đó hay gọi là ruộng hoang) nên rất nhiều đôi bạn sau khi lập gia đình đã sang lập nghiệp. Những người khai phá lúc đầu chịu nhiều cơ cực về việc sống đạo, mỗi dịp lễ lớn phải lội ruộng trở về Rivera dự lễ, nhưng dần dần có nhiều người nối gót sang nhập cư và giờ đã phát triển thành một xứ đạo mới ở cuối trong sông ngang, đó là Giáo Xứ Bình Lộc. Thực ra những thông tin mình viết bài, phần nhiều do mình suy đoán và nối kết từ chuyện của nhiều người kể chứ không có tài liệu nào chính xác cả. Bởi vậy rất mong những bạn nào nghe được cha ông kể lại chuyện về vùng quê mình xin góp ý, bổ sung để sau này còn giữ lại được bút tích, nguồn gốc vùng quê mình. Mong lắm thay. Đức Anh 30/04/2017 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.10 giây