Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
95 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

NỬA NGÀY TRÊN ĐẤT BẮC cách đây 7 năm, 8 tháng #19890

NỬA NGÀY TRÊN ĐẤT BẮC

Vậy là đã một năm ta lại trở về thăm đất bắc. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn, mỗi lần đi xa ta lại học được bao nhiêu là chuyện. Dạo này tính hay quên chứ không còn nhớ dai như thuở trẻ, thôi thì ghi lại mấy dòng lưu chút kỷ niệm ngày về thăm quê.

Từ bến xe Cầu Rào, lên xe Hải Âu với hành trình Hải Phòng – Nam Định. Được biết khi vào địa phận tỉnh Thái Bình, mấy mươi cây số từ Cầu Nghìn đến cầu Tân Đệ, ai xuống chỗ nào cũng đều phải trả một giá tiền như nhau. Thế là thay vì xuống ngã ba Vũ Hạ ta cứ ngồi trên xe đi thêm một đoạn nữa cho bõ đồng tiền. Thế nhưng, xe chạy một lúc ta chực nhớ ra ngày xưa có học: hễ được lợi về quãng đường thì lại bị thiệt về thời gian. Vội xuống xe ở ngã ba Đọ, tuy được đi thêm gần chục cây số, nhưng về đến nhà trễ mất nửa tiếng so với dự định. Tham thì thâm, ta dại quá!

4 giờ chiều, về đến nhà thấy toàn phụ nữ: hai bà bác, một bà cô, một bà thím, một chị gái và một chị dâu. Sau một hồi thăm hỏi trò chuyện, ông anh về hỏi: chiều nay chú thích ăn gì: ngan, vịt hay gà? Tự nhiên ta vướng vào tình cảnh này, ta biết chỉ một câu nói của ta là sẽ có một sinh mệnh phải ra đi. Bởi thế, ta phải đắn đo và suy nghĩ rất nhiều, chọn thế nào để hạn chế việc sát sanh! Ngan – bốn chữ; vịt – ba chữ; gà – hai chữ. Sực nhớ ra đang năm dậu nên ta quyết định thịt gà để hóa kiếp con vật có số chữ ít nhất. Một tòa án công khai được mở ra ngay giữa vườn, con gà sống tám tháng tuổi nặng 3,2 ký được mang ra xét xử với tội danh duy nhất: nó là con gà trống đạp mái nhiều nhất trong bầy!





Trong khi đội thi hành án đang làm việc (hình 1) ta bỗng nhìn thấy nơi góc vườn một luống rau diếp rất to, to bằng nửa cái giường thước hai. Rau mùa lạnh nên quăn như rau Đà Lạt trông thật ngon (hình 2). Thấy ta thích ăn, bà chị vừa nhổ rau vừa kể: nhà có mỗi mình bác gái, trồng lên ăn không hết nên phải kêu hàng xóm đến ăn tiếp.

Chỉ một loáng bữa cơm đã dọn lên, thêm một tiếng hú: 3 thằng em con các chú, thêm 2 ông anh nữa là vừa một bàn nhậu. Mấy lon bia trên ban thờ từ hôm tết gần hết hạn được đem xuống. Thức ăn thì đúng kiểu miền quê bắc bộ, con gà được chia làm ba món: cổ cánh thì quay, hai đùi thì luộc, lòng nấu miến, một đĩa rau và tô nước luộc cho riêng ta (có lẽ người nhà ăn nhiều nên ngán rồi). Ngày xưa đọc cuốn “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” thấy Thạch Lam khen các món ăn xứ bắc cứ tưởng ông ấy hoài cổ. Nay mới biết đúng thiệt: gà nhà, rau vườn là không gì bằng! Gà nhà nuôi đủ ngày đủ tháng miếng thịt thơm, da dầy nhưng rất giòn. Chỉ mới nhìn thôi đã muốn nặng đũa, nhờn môi, nhức răng, tê đầu lưỡi! Còn rau nhà trồng không phân hóa học, không thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… chỉ chăm bón theo phương pháp cổ truyền: phân gio và lu nước giải! mà trong nhà chả còn ai, chỉ có mỗi bà già trên 80, vậy mà cộng rau ngọt lịm, một mình ta chén sạch đĩa rau. Cuối bữa uống thêm một chén nước rau luộc, chậc chậc, ta nói, nó ngọt tới bàng quang!

Trời càng về khuya càng lạnh. Lâu lâu mới gặp nhau, anh em chuyện trò đến khuya lơ khuya lắc. Đường quê vắng ngắt, làng xóm im lặng như tờ, trong nhà đã giăng mùng tắt đèn từ lâu. Giật mình xem đồng hồ đã hơn 8 giờ tối vội vàng chia tay ai về nhà nấy. Ra đóng cổng, cái rét Nàng Bân nó chui vào trong tay áo. Rét, rét quá! Làm sao vệ sinh cá nhân được? Ra bể múc nước, lạnh như nước đá! Thôi thì chỉ dám lau qua cái mỏ, nhúng bốn cái dụm rồi chạy ù vào nhà, cài cửa, lên giường, chui vào trong chăn nằm run!

Thân nhiệt vừa tăng lên mấy độ, ta rơi vào cõi mộng chưa được bao lâu bỗng giật mình tỉnh giấc. Trong ta cảm thấy len lén một nỗi buồn! muốn ngủ tiếp nhưng không tài nào ngủ được, một cảm giác bất an! Dần dần ta xác định được lòng ta đang mang nặng nỗi buồn vì nước! Trằn trọc suy nghĩ giờ biết tính sao, mở cửa sẽ gây tiếng động, ngoài trời lại lạnh căm, lòng ta không muốn, mà nằm lại mang hai nỗi buồn một lúc cũng không thể chịu nổi! Thôi thì đành liều, rón rén ra mở then cứa, cái lạnh ùa vào. Nhưng, trời sáng quá! Trăng thượng tuần đã khuất dạng từ lâu, trên bầu trời chòm sao hiệp sĩ sáng rực, ta bước ra vườn. Vậy là nhà làm hướng chính nam, nếu thêm vài bước ra cổng là về nam, phía sau lưng là hướng bắc, ta đang ở giữa miền trung. Thôi, vì mắc tiểu nên đi đại ngay chỗ miền trung này vậy!

Trút bỏ mọi nỗi buồn phiền, ta cảm thấy khoan khoái và hạnh phúc. Ta nhận ra rằng hạnh phúc không ở đâu xa, nó hiện hữu quanh ta. Mỗi khi ta ao ước một điều gì đó mà đạt được, thế là hạnh phúc!

Trở về giường, chui vào trong chăn ta thiếp đi trong niềm hạnh phúc – khi lòng ta không còn nước!

Ngày mai, ngày thứ ba béo!


Đức Anh
12.03.17
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.09 giây
   
© maitruongxuath.org