Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
119 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

CHUYỆN MIỆT DƯỚI cách đây 7 năm, 7 tháng #20054



LIN VÀ LAN

Lin và Lan, hai chị em họ, giống nhau về mọi mặt, sinh ra tại Úc, học chung lớp chung trường và cùng họ Lê. Nhưng vóc dáng lại rất khác nhau vì Lin giống mẹ như đúc, một cô gái Úc, mắt xanh, tóc vàng, mặt nám bã chè.

Lin nói tiếng Việt với ba ở nhà và được mẹ đưa đến Trường Việt Ngữ vào mỗi sáng thứ Bẩy, nên Lin nói tiếng Việt khá lưu loát. Hôm hai gia đình về Việt Nam, bà con hàng xóm kéo đến nhà nội đông lắm. Lin nói chuyện huyên thuyên với mọi người bằng tiếng Việt, còn Lan chỉ nói tiếng Anh và phải nhờ Lin làm thông dịch.

Mọi người hết sức ngỡ ngàng và có tiếng thì thầm: "lạ thật! con Tây nói tiếng Việt, con Việt nói tiếng Tây, con Tây làm thông dịch cho con Việt bằng tiếng Việt".


Mai Văn
22.4.17

└(≣) Đi Việt Nam cách đây 7 năm, 6 tháng #20087

Xin gửi đến TC và các thành viên MTX TH, một câu chuyện có thật được Thanh, con trai lớn thuật lại và Mai Văn nhuận sắc sau đây:


ĐI VIỆT NAM


Em sinh ra vào cuối Đông, năm 2005 tại nhà thương Calvary, ACT. Gia đình em có năm người, chị Hồng hơn em hai tuổi và em Tân kém em hai tuổi.

Bố mẹ hứa khi thuân tiện sẽ đưa chúng em về thăm quê hương – một nơi rất xa và mọi người đều nói tiếng Việt. Chúng em chờ, chờ mãi, và ngày vui đã đến!

Vào một đêm hè, khi đang say giấc ngủ, chúng em được đưa vào xe, và chuyến đi bắt đầu.

Em không biết cuộc hành trình kéo dài bao lâu? Khi thức giấc cũng là lúc trời mờ sáng, em thấy xe chạy doc theo các con đường Việt Nam, với những hàng quán có bảng hiệu ghi bằng tiếng Việt. Người dân địa phương ở đây nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt rất lưu loát. Em hỏi: “Tới Việt Nam rồi hả bố?”. Bố xoa đầu em, và bằng một giọng trầm buồn, bố nói: “Đây là Cabramatta chứ không phải Việt Nam con à”.

Em tự hỏi - Việt Nam, ôi xa quá và ngày vui bao giờ đến?

Acknowledgement: Thanks dad for editing my story.

Mai Thanh
30/4/17

└(≣) MÙA THU CANBERRA cách đây 7 năm, 5 tháng #20203



MÙA THU CANBERRA

Canberra, tiếng thổ dân nghĩa là Nơi Hội Họp, một thành phố nhỏ nằm sâu trong lục địa, cách Sydney 280km và Melbourne 660km, với dân số gần 400,000 người. Có khoảng 4,000 người Việt tại Canberra, và sống rải rác trên khắp lãnh thổ ACT, theo kết quả kiểm tra dân số năm 2016 (Australian Census 2016). Canberra tuy nhỏ nhưng là thủ đô của Úc-đại-lợi nên cũng có những nét nổi bật.

Canberra những ngày cuối Thu thật yên lành, khi những hàng sồi lá vàng đỏ, xen lẫn các rặng bạch đàn xanh bạc, tạo ra một bức tranh đầy màu sắc và đẹp đến mê hồn. Canberra được mệnh danh là thủ đô của rừng cây (bush capital) quả không sai chút nào. Ai đến Canberra vào mùa Thu cũng phải ngỡ ngàng trước cảnh non nước hữu tình và nếp sống hiền hòa của người dân thủ đô. Chẳng vậy mà Canberra được xếp là một trong những thành phố đáng sống nhất trên địa cầu.

Người Việt tị nạn làm việc cần cù, rất thành công và có những đóng góp đáng kể vào quốc gia sở tại, như một cử chỉ đền ơn đáp nghĩa nước Úc và người dân Úc đã mở rộng tay đón tiếp và cưu mang họ.

Sống trong một đất nước tự do, dân chủ, công bình và nhân ái, nhưng người Việt ly hương không quên cội nguồn và luôn hướng về quê hương Việt Nam yêu dấu, săn sàng đồng hành với những người dân đang chịu nhiều thiệt thòi, mất mát do Formosa gây ra.

Hệ thống xe điện tại Canberra.

Canberra được thiên nhiên ưu đãi và quan trọng hơn hết là yếu tố bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Một thí dụ cụ thể về bảo vệ môi trường là hiện nay chính phủ đang xây dựng đường xe điện dọc theo các đường chính quanh thành phố. Để thực hiện dự án này người ta phải chặt đi một số cây xanh, hầu hết là bạch đàn, loại cây mọc hoang khắp nơi trên nước Úc. Khi chặt cây, chính phủ đã trồng cây tại một vườn ươm nhiều năm trước, khi đường xe điện hoàn tất, người ta mang các cây cao vài thước đến trồng dọc theo đường xe điện để đền bù lại những cây đã bị chặt trước đó. Có như vậy mới chiếm được lòng dân, và dân có thuận thì dự án mới được thi hành.


Một chi tiết khá thú vị là đường xe điện đã được kiến trúc sư Walter Burley Griffin, người Hoa Kỳ, phác hoạ trong bản vẽ của ông năm 1912. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao các đường một chiều tại Canberra lại có một khoảng đất trống rất rộng ở giữa? Hơn 100 năm sau, khi đường xe điện được thành lập người ta mới biết nhà kiến trúc đại tài đã dự kiến cho nhu cầu sinh hoạt của người dân cả thế kỷ sau.

MV tường trình từ Canberra
28.5.17

└(≣) CHUYỆN MIỆT DƯỚI cách đây 6 năm, 12 tháng #20887

Xin gửi đến quý TC các bạn bài viết ngắn của Vincent Thanh, học sinh lớp 6 Trường Việt Ngữ.

TIẾNG VIỆT

Tiếng Việt khó quá, nhất là lối đánh vần kỳ quặc, con không sao hiểu nổi!

Học tiếng Việt thật KHỔ, cứ thử đánh vần chữ KHỔ mà xem? Khờ Ô Khô Hỏi Khổ, có lẽ vì khờ, nên khổ, con đành chịu! Cô đánh vần: Ca Hát Ô Khô Hỏi Khổ. Thế thì khờ hay ca hát, nghĩa là không khờ hay Khôn cũng đều KHỔ. Đánh vần như vậy thì có Blời/Giời cũng không hiểu, chứ nói gì một em bé sinh ra và lớn lên tại Úc.

Tám năm ròng rã học tiếng Việt, gồm hai năm Mẫu Giáo, và từ lớp 1 đến lớp 6, năm nào con cũng đòi nghỉ học, và lần nào bố cũng bảo: “Ráng thêm năm nữa”.

Con đi học tiếng Việt là vì vâng lời mà đi, chứ thực tâm con không thích chút nào. Sáng thứ Bẩy nào cũng bị bốc lên xe đến trường Việt Ngữ. Không thích, nhưng đi riết rồi quen, và có thêm bạn, nên đời cũng bớt KHỔ.

Năm nay nếu bố lại nói: “Ráng thêm năm nữa” Con xin thưa rằng: KHỔ lắm! đã ráng tám năm rồi hay 720 giờ (90 giờ x 8 năm) học tiếng Việt, mà con vẫn Khờ Lờ Mờ! Thôi, năm nay con ra trường.

Tiếng Việt còn, nước Việt còn không?


MAI, Thanh Vincent – November 2017
(Thanks dad for editing my article)

└(≣) CHUYỆN MIỆT DƯỚI cách đây 6 năm, 12 tháng #20888

EM


Các em sinh ra và lớn lên tại nước ngoài hay người ngoại quốc học tiếng Việt, thường gặp một trong những khó khăn đó là cách xưng hô, hay đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Trong phép xưng hô, để chỉ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, người ta dùng You & Me trong tiếng Anh hay Toi & Moi trong Pháp, trong khi tiếng Việt có không biết bao nhiêu từ mà kể. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai Me/Moi, trong tiếng Việt có thể là Con, Cháu, EM, Chị, Cô, Dì, Bác, Thím, Tôi, Tao, v.v. tùy thuộc vào ngôi thứ nhất là ai, và mối tương quan như thế nào hay mức độ thân sơ ra sao?

Nói tóm lại cách xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú hay phức tạp hơn các ngôn ngữ khác rất nhiều. Ca dao Việt nam có câu:

Lời nói không mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Thật vậy, để đánh giá trình độ tiếng Việt của một người, sinh ra và lớn lên tại Úc hay người ngoại quốc học tiếng Việt, ta chỉ cần nghe qua cách cách xưng hô trong vài giây đầu tiên là biết ngay. Vì vậy, trong các lớp tiếng Việt, phép xưng hô được giảng dạy rất cặn kẽ. Sau đây là cuộc đối thoại trong lớp học tiếng Việt.

Hôm nay, các em học về từ EM trong tiếng Việt mà tiếng Anh đọc ngược là ME, trong giao tiếp chúng ta chỉ xưng EM với những người lớn tuổi hơn mình, rồi thầy đưa ra nhiều thí dụ.

Một em học sinh phản đối, thưa thầy không đúng, mấy đứa con bác Hai, nhỏ tuổi hơn em, mà em vẫn phải gọi là anh hay chị và xưng EM.

Thầy giải thích, đó là trường hợp ngoại lệ vì bác Hai, là anh của ba, thuộc nhánh trên, khi chỉ vào hình vẽ gia phả (Family tree). Thầy xin giải thích rõ hơn là trong phạm vị gia đình, thì ai lớn tuổi là anh hay chị, ai nhỏ tuổi hơn là EM. Cả lớp đều gật gù, có vẻ hài lòng về cách giải thích rõ ràng và cụ thể của thầy.

Một em học sinh ở cuối lớp, vẻ mặt bối rối và nói: thưa thầy không đúng ạ, vì mẹ lớn tuổi hơn ba mà ba không gọi mẹ bằng chị và xưng em. Ngược lại mẹ gọi ba là Anh và xưng EM ngọt xớt.

Bây giờ đến lượt thầy bối rối, và đáp, đây cũng là một trường hợp ngoại lệ, ba luôn là anh và mẹ là em. Cả lớp ra vẻ đăm chiêu, và dường như chỉ hiểu lờ mờ về cách xưng hô.

Một học sinh khác, thưa thầy: mẹ ít tuổi hơn ba nhưng không gọi ba là anh, mà gọi là mình. Trường hợp này có ngoại lệ không thầy?

Đến lúc này thì cả thầy và trò đều bối rối. Thầy đổi đề tài, hôm nay chúng ta tạm ngưng học về cách xưng hô ở đây và học hai vần mới: LỜ, MỜ.

Thực vậy, từ EM đã vượt khỏi phạm vi thứ bậc trong gia đình. Trong tình yêu hay hôn nhân, người con gái bao giờ cũng xưng EM để bày tỏ lòng yêu thương và tuân phục người yêu, ngay khi chàng ít tuổi hơn nàng. Từ EM đã bay cao hơn, xa hơn, và đi vào văn chương Việt Nam, để có không biết bao nhiêu những áng thơ hay, những bài nhạc bất hủ về EM.

Nếu không có từ EM, hẳn ngôn ngữ Việt sẽ nghèo đi nhiều lắm!


MV 11-2017

└(≣) CHUYỆN MIỆT DƯỚI cách đây 6 năm, 11 tháng #20889

  • Thanha
  • không trực tuyến
Chào Hưởng,

Bài viết hay lắm Hưởng ơi

Qua bài này Thầy cô ngộ ra nhiều điều lắm em ạ, vừa vui vui, vừa bối rối như thầy trò trong bài. Chữ Việt mình phong phú quá! Tự nhiên chợt nhớ tới gia đình mình về đề tài NHÂN XƯNG.

Số là như vầy:

Chồng của cô và cô phải gọi ba má chồng bằng CẬU và MỢ, ngược lại cậu mợ gọi các con là ANH và CHỊ, .

Một lần về phép thăm nhà, nghe ba má chồng gọi

-Anh chị mới về đó à.

Lúc cô mới về nhà chồng lần đầu tiên nghe mà ngớ người ra không hiểu gì hết. trách gì các cháu ở nước ngoài sanh ra và lớn lên ở nước ngoài, cháu Vincent học Tiếng Việt như thế là đủ rồi. Cháu Vincent viết hay lắm, ra trường thôi cháu ạ, học thêm nữa càng KHỔ.

Cháu hỏi thử: "tại sao Daddy gọi THẦY CÔ Thanha , và xưng mình là EM ".

Thế nào, các độc giả ( cựu học sinh trường cấp 3 Tân Hiệp) còn đóng góp nào khác không, xin đóng góp?


TC 28.11.17
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.11 giây
   
© maitruongxuath.org