Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
GIÁO DỤC ĐỨC: CHIẾM 1/2 GIẢI NOBEL THẾ GIỚI cách đây 7 năm, 1 tháng #20783
|
Cách giáo dục giúp người Đức đạt một nửa giải Nobel của thế giới: Cấm đi học trước tuổi!
Các bậc phụ huynh ở Việt Nam sẽ rất hồ hởi và hãnh diện khi con em mình nói tiếng Anh vèo vèo hay học thuộc lòng thơ ca nhiều hơn con nhà hàng xóm, đồng nghiệp. Nhưng người Đức lại quan niệm rằng ngoài chút hư vinh đó ra thì việc giáo dục trẻ trước độ tuổi lại lợi ít hại nhiều. Từ khi có giải Nobel đến nay, người Đức (gồm cả những người gốc Đức đã di cư tới Mỹ và Canada) chiếm gần nửa số người đoạt giải. Nói cách khác, 82 triệu người Đức lại giành được một nửa giải Nobel, còn hơn 6 tỷ người còn lại trên Trái đất chỉ đạt được một nửa còn lại. Lẽ nào đây lại là vấn đề về chủng tộc? E rằng không hề đơn giản như vậy! Chúng ta hãy cùng nhìn lại cách giáo dục của Đức, xem điều gì đã tạo nên kỳ tích cho nước Đức như vậy! Những điều đáng kinh ngạc trong nền giáo dục của Đức Giáo dục mầm non của Đức không phân lớp lớn nhỏ, tất cả các độ tuổi đều học cùng nhau. Trường học của Đức đều chỉ áp dụng chương trình học nửa ngày. Buổi chiều trẻ không có bài tập về nhà, chỉ có các hoạt động ngoại khóa. Tới lớp 3 trẻ em Đức mới bắt đầu học tiếng Anh. Bậc tiểu học của Đức chỉ có 4 năm. Sau đó sẽ căn cứ vào giới thiệu của thầy cô, trẻ sẽ lên lớp và học những chuyên môn khác nhau theo sở trường của mình. Tỷ lệ đỗ đại học ở Đức không cao như ở Việt Nam. Nhưng người Đức coi trọng những khóa học thực tiễn. Tiến độ môn toán học trừu tượng trong chương trình học của họ ít nhất là chậm 2 năm so với Việt Nam. Vì sao 82 triệu người Đức lại chiếm một nửa giải Nobel của thế giới? Đáp án chính là: Đừng khai thác trí lực của trẻ khi còn quá sớm. Một bà mẹ có con trai thông minh trước tuổi mong muốn con mình được học nhiều hơn, và bất ngờ trước câu trả lời của cô giáo… Sandra đến từ Cologne viết rằng: “Năm nay con trai tôi 7 tuổi. Tôi đề xuất với cô giáo là có thể dạy thêm cho con mình một số kiến thức đặc biệt hơn hay không. Bởi vì khi mới 5-6 tuổi, ở nhà cháu đã tự học đọc, học viết một cách cơ bản và làm được các phép tính đơn giản rồi. Cô giáo phản đối và nói rằng: ‘Chị nên giữ cho con mình giống như những đứa trẻ cùng tuổi’”. Một tuần sau tôi lại đến gặp cô giáo và mang theo giấy chứng nhận IQ trước tuổi của thằng bé, hy vọng cô ấy hiểu và ủng hộ tôi. Nhưng cô giáo lại nhìn tôi bằng một ánh mắt khó hiểu, giống như tôi đến từ hành tinh khác vậy. Cô giáo giải thích thêm rằng: “Khai thác trí lực của trẻ một cách quá mức, hoàn toàn không phải là một việc tốt. Bởi vì người lớn cần phải giữ lại không gian cho trí tưởng tượng của trẻ được bay bổng. Quá nhiều kiến thức sẽ khiến bộ não của trẻ trở thành một chiếc ổ cứng máy tính! Nếu cứ kéo dài như vậy thì bộ não của trẻ sẽ dần dần trở thành ổ lưu trữ, không còn chủ động suy nghĩ nữa”. Nhìn thấy ánh mắt năn nỉ của tôi, cô giáo đổi giọng an ủi nói: “Chị cứ yên tâm, hãy để cháu vui chơi thỏa thích. Bọn trẻ vừa học vừa chơi ấy mà. Giờ cháu còn nhỏ, chị có lo lắng nhiều hơn thì cũng chỉ là điều vô ích mà thôi!”. Dẫu đã được giải thích tường tận như vậy, tôi vẫn không tin vào tai mình và không hiểu vì sao chính phủ Đức lại cấm giáo dục trẻ trước độ tuổi. Tôi nhất quyết muốn làm rõ vấn đề này nên tới tìm vài chuyên gia giáo dục của Đức. Kỳ lạ là họ bảo tôi hãy tìm đọc cuốn “Pháp luật cơ bản” (tức Hiến Pháp) của Đức. Hiến Pháp của Đức cấm giáo dục trước tuổi đi học Khi giở cuốn “Pháp luật cơ bản” của nước Đức ra tôi mới giật mình. Khoản 6 điều 7 trong đó quy định một cách rõ ràng rằng: “Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học”. Tôi vẫn không hiểu vì sao Hiến Pháp của nước Đức lại quy định như vậy, bèn bấm bụng đi thỉnh giáo các chuyên gia giáo dục một lần nữa. Nhưng các vị chuyên gia này, họ đều nói với tôi một cách chắc nịch rằng: “‘Nhiệm vụ duy nhất’ của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ”. Thông qua các bộ luật của quốc gia, chính phủ Đức cấm khai thác trí lực của trẻ quá sớm, để tránh biến bộ não của trẻ thành một cái ổ cứng!!! Họ cũng nói y xì cô giáo của con trai tôi: “Hãy để lại nhiều hơn không gian cho trí tưởng tượng của trẻ có thể bay bổng. Bởi vì trẻ bẩm sinh đã thích chơi đùa. Cho nên chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính bẩm sinh của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ”. Tôi vốn cho rằng ở Đức chỉ có trẻ lớp mầm non mới không được phép học những kiến thức chuyên ngành. Sau này tôi càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện, học sinh tiểu học cũng không được học thêm các giáo trình bên ngoài, dẫu chúng có thông minh hơn độ tuổi của mình rất nhiều. Giáo dục trước độ tuổi sẽ phá hoại trí tưởng tượng của trẻ Ngược lại với các nước Châu Âu, trẻ em ở Việt Nam hầu như đã học xong những kiến thức của năm đầu bậc tiểu học khi đang học lớp mầm non. Bởi lẽ các bậc phụ huynh đều có lý do để lo lắng cho con em của mình. Kỳ thực sự lo lắng này là thừa thãi!!! Những đứa trẻ ở châu Âu được chơi đùa thỏa thích, chúng có tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của mình. Bề ngoài thì có vẻ như chúng đã thua với trẻ nhỏ ở Việt Nam ngay từ vạch xuất phát. Nhưng kỳ thực không phải vậy. Người châu Âu nhận thức một cách phổ biến rằng, trẻ nhỏ có quy luật trưởng thành của riêng chúng. Ở giai đoạn nào thì chúng cần làm những việc tương ứng với giai đoạn đó. Trên bề mặt giáo dục trước độ tuổi ở Việt Nam và giáo dục cơ sở khá thiết thực. Nhưng trí tưởng tượng và khả năng suy ngẫm của chúng sẽ bị phá hoại! Trẻ sẽ tiếp thụ kiến thức một cách bị động mà bỏ mất thói quen chủ động suy nghĩ trước một vấn đề. Hậu quả của những bộ não như chiếc ổ cứng là hủy đi tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ những đứa trẻ. Tôi vốn cho rằng chỉ ở Đức mới có quy định giáo dục kỳ quặc như vậy. Nhưng sau khi khảo sát tình hình giáo dục của các quốc gia châu Âu khác, tôi mới phát hiện ra rằng, về cơ bản thì cách làm của họ đối với trẻ nhỏ là như nhau. Nếu cho rằng nhất định phải “giáo dục” trẻ trước độ tuổi đi học, thì trọng điểm “giáo dục” chỉ có 3 phương diện sau đây: -Những kiến thức xã hội cơ bản như: Không được sử dụng bạo lực, không được nói chuyện lớn tiếng. -Khả năng làm việc của trẻ: Trong độ tuổi mầm non trẻ sẽ làm những công việc thủ công tùy theo sở thích của mình. Điều này cũng giúp chúng có thể chủ động làm những việc cụ thể ngay khi còn nhỏ. -Bồi dưỡng năng lực cảm xúc, sự tự tin cho trẻ. Có lẽ chúng ta cũng phải nhận thức lại về “vạch xuất phát” và thể chế giáo dục của nước Đức. Chúng ta nên chăng quay trở lại với cách giáo dục phù hợp với quy luật của tự nhiên, để trẻ được là chính mình và có một tuổi thơ đúng nghĩa! (Hiểu Mai biên dịch) TC 22.10.17 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây