Thông tin tiện ích  

   

Tin Nhắn

sondung: Xin lỗi Thầy Cô em đi hoang lâu giờ mới trở về thăm lại trường xưa. Em hứa từ nay sẽ không đi xa nữa.
sondung: Chào Thầy Cô! Em mới gởi bài viết: TRÙNG DƯƠNG HỘI NGỘ vào trang văn, nhờ Thầy Cô giúp em gởi Video và hình ảnh vào trang của bài, em không biết cách gởi hình vào ạ! Cám ơn Thầy Cô!
sondung: Chào Thầy Cô
Thanha: Thầy cô chúc Gia đình Thắng Nhung năm mới nhiều sức khỏe , vui vẻ, hạnh phúc
Thanha: Thầy cô cám ơn quá Giáng Sinh và Năm Mới của gia đình Thắng Nhung gửi vừa kịp lúc cả nhà đông đủ.Vui lắm Nhung ơi!Bánh Tét tuyệt vời! ...ngon quá đi ăn bánh nhớ má
Thanha: Thành thật chia buồn cùng gia đình và tang quyến về sự mất mát này Cụ bà thọ 93 tuổi.Cám ơn em về bài hát "Mợ tôi"
dpham66: Mẹ Minh Đức mới vừa qua đời. Bà thọ 93 tuổi. MĐ mới đăng bài hát về mẹ "Mợ Tôi". Xin mời thầy cô và các bạn vào xem... Tears!
Thanha: Chào Thanh Cẩm, thầy cô rất vui mừng gặp lại em.Chúc em nhiều sức khỏe và niềm vui khi trở về maitruongxuath.org
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em! Lâu nay em biệt tích, thật là có lỗi với mọi người! Giờ viết tin nhắn tính bấm “nhập” để xuống dòng, rồi chữ biến mất nên viết lại, thành ra chào hai ba lần!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô và các anh chị em!
Thanh Cam: Chào cô!
Thanha: TC chao dang cao, em và gia dinh khỏe ? lâu quá mới thấy em ghé thăm trường xưa. Hân hạnh đón tiếp.
dang cao: Chào TC
TÚ VĨNH: Kính chào thầy cô và các bạn. Chúc MTX một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thanha: Thầy cô cám ơn hai em Thắng Nhung về những chiếc bánh chưng và bánh tét tình nghĩa đã gởi đến thầy cô nhân mùa Giáng Sinh-Năm Mới. Chúc gia đình hai em một mùa Giáng Sinh An bình và năm mới thành đạt.
Thanha: Cầu xin cho tất cả mọi người bình an qua mùa Covid. Năm nay buồn quá hả Thảo?. TC ở nhà suốt không dám đi đâu trừ lúc đi chợ và chạy xe đạp vô rừng.
Thanh Thảo: Em cám ơn TC nhiều ạ . Em cũng đang nghĩ cho cách này . Em sẽ cố gắng . Năm nay 2020 trọn năm bị Covid nên tháng 12 này ko bận làm bánh cho nhà Thờ và hãng TC ơi .
Thanha: TC đã đưa hình lên rồi. Em đừng ngại trong việc đưa hình, cứ viết bài TC sẽ đưa hình giúp. Cám ơn em.
Thanha: Vậy khi nào rảnh em viết bài và lên hình nhé.Thầy cô chúc em thành công.
Thanh Thảo: Nhưng chưa biết cách đưa hình vào như thế nào ? Bắt đầu tùn tới này em bận cho đến cuối tháng 12 về làm bánh . Em cám ơn TC đã sưu tầm được trang up hình này .
Thanh Thảo: Em đã sign in vào Imgur rồi TC ơi !
Thanha: Thầy Cô chỉ các em muốn post hình ảnh cá nhân vào MTX, các em hãy up vào Imgur rồi copy qua như trước đây đối với Flickr hoặc Photobucket. Bởi vì Imgur tiện lợi hơn, không cần có tài khoản và không giới hạn dung lượng.
Thanha: Kinh Thần Nông còn có bài "Trung uy nuôi tôm" tác giả Phương Toàn.
Thanha: Mời các em nghe đọc truyện người thật việc thật, người viết ở kinh Thần nông (kinh 5) .
Thanha: Đã có video buổi họp mặt ngày 8/6 tại trường mới C3 Tân Hiệp, do đài phát thanh truyển hình địa phương Tân Hiệp quay.
Thanha: Cám ơn Minh Châu đã báo cáo quĩ tới ngày 20/3/2019. Còn 3 tuần nữa chúng ta có kỳ họp vào ngày 8/6. Minh Châu kiểm tra tài khoản thường xuyên và báo cáo kịp thời lên quĩ những mạnh thường quân ủng hộ cho kỳ họp mặt này. Cám ơn em.
Thanh Thảo: Dạ Thầy Cô . Sau chuyến du lịch VN lần này , Nancy nói với mẹ : < VN đẹp quá ! Mai mốt đi làm có tiền , con sẽ về một mình ! > . Vậy là vui rồi TC ơi . Một đứa trẻ sanh ra ở Mỹ . Khi theo Mẹ về thăm quê hương mà khen được VN rất đẹp là quá tốt rồi . Chỉ sợ dẫn chúng về , nó chê ko bao giờ trở lại nữa thì nguy .
Thanha: Nancy thích lắm đây, TC không muốn vào bài comment để bài Thanh Thảo cuối cùng các bạn vào xem cho dễ.
Thanha: Chào Thanh Thảo,đọc bài du lịch miền Trung thích lắm, hy vọng tháng 6 nầy về họp mặt sẽ có dịp ra nơi ây.
Trieu Nguyen: Em kính chào thầy cô! Em cảm ơn thầy cô đã luôn chú ý và động viên em.
Thanha: Chào em Trieu Nguyen sau, thời gian vắng bóng trở lại trường xưa với ngòi bút điêu luyện hơn, văn hay chữ tốt hơn đem lại sinh khí mới với luồng gió cũ kỷ đong đầy kỷ niệm một thời khốn khó miền Cái Sắn. Cám ơn sự trở lại của em, trường xưa cảm thấy ấm áp hơn.
caonguyen: Chúc Út Sao và gia đình giáng sinh vui
vẻ
sondung: Dạ! Thưa Thầy Cô . Hôm giờ mấy cháu Vy Ngọc bận việc quá nên chưa làm clip video được , em thì mò hoài mà chưa vô phim được ,em có nhắn tin nhờ Thầy lúc nào rảnh đưa vô dùm vì những đoạn phim đó em giở qua phone của Thầy đó . Kính
Thanha: Chào Sondung, Phim em quay cho TC nhờ bé Vy đưa vào Youtube, sau đó chuyển link vào nội dung MTX như một bài viết,, để minh họa cho hai bài thơ trên. Thơ hay lắm sondung ạ. Cám ơn hai em.
sondung: Dạ chúng em cám ơn Thầy Cô đã tìm giúp , chúng em sẽ xin hoàn thành công việc ạ !

Để gửi tin nhắn xin hãy đăng nhập.
   
   

Trang web hiện có:
33 khách & 0 thành viên trực tuyến

   
Chào Khách quý
Tên đăng nhập: Mật mã: Tự động đăng nhập

Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
  • Trang:
  • 1

NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

TRUYỆN NGẮN: GÃ NẤU PHỞ cách đây 5 năm, 7 tháng #21894

  • Mikoha
  • không trực tuyến
TRUYỆN NGẮN: GÀ NẤU PHỞ
(Truyện Ngắn by Miko Hà)


Tôi gặp gã hôm mới chuyển về thành phố “Thiên Đàng Mùa Đông” của tiểu bang Florida này. Gã ngồi trên băng ghế ngoài công viên, tay liên tục quăng những mẩu bánh mì vụn xuống đất cho đàn bồ câu mập ú quây quần dưới chân, mắt lơ đãng nhìn về chốn xa. Tôi tiến lại gần khoanh tay chào gã và hỏi mượn chiếc bật lửa, tay cầm sẵn điếu thuốc để gã biết tôi xin chút lửa nếu như không hiểu câu hỏi của tôi. Gã thọc tay vào túi áo trên, lôi ra chiếc zippo cũ mèm nhưng rất nhậy.

Tôi đốt xong điếu thuốc thì gã lắc nhẹ bàn tay, chiếc nắp đóng lại trông rất điệu nghệ. Tôi ngồi xuống cạnh gã, hít một hơi thuốc thật dài rồi ém lại trong phổi sau đó mới từ từ cho làn khói thông qua lỗ mũi. Gã quay sang hỏi tôi:

“Chú em mày từ xa tới đây hả?”.

Tôi gật đầu thưa “dạ vâng” rồi rút bao thuốc trong túi mời gã một điếu. Gã chậm rãi rút điếu thuốc, từ từ gắn lên môi rồi thọc tay vào túi áo lôi ra chiếc zippo hồi nẫy đốt lửa cho mình. Tôi hỏi gã:

“Chắc bác ở đây lâu rồi ạ”.

Gã trả lời:

“Cũng được hai chục năm”.

Chúng tôi tiếp tục chuyện trò cho đến khi gã hỏi tôi:

“Chú em đã có chỗ ở chưa?”.

Tôi hết sức ngạc nghiên không hiểu sao lão già lại biết rõ hoàn cảnh bỏ nhà đi hoang của mình. Tôi thưa: “dạ chưa”, rồi hỏi tiếp “sao bác biết cháu cần chỗ ở?”. Gã rít một hơi thuốc dài rồi trả lời:

“Nhìn điệu bộ của chú em giống tôi hơn hai chục năm trước khi bước chân đến tiểu bang này, cũng lang thang ngủ bụi ở công viên.”

Tôi kể gã nghe về hoàn cảnh chán gia đình bỏ nhà đi hoang của mình và hiện tại không có chỗ ở nên đành ngủ bụi ngoài công viên. Gã cúi xuống xách hộ bọc đồ và bảo tôi đi theo gã. Chúng tôi lên một chiếc xe vận tải nhỏ, cũ mèm, gã đưa tôi về nhà, chỉ cho tôi cái phòng ngăn nắp sạch sẽ bên trong kê một chiếc giường trải nệm trắng và một chiếc bàn con, trên bàn chỉ có chiếc đèn đọc sách và hình một em gái mặc váy đầm cười rất duyên. Gã quay sang bảo tôi: “phòng này của con lão nhưng nó không còn ở đây chú em dùng tạm”. Tôi lí nhí cảm ơn gã rồi đặt chiếc túi xách lên giường. Gã kêu tôi đi tắm rửa để đi gặp ông chủ.

Đã hơn mười giờ sáng mà con đường Cypress Garden vẫn còn kẹt xe. Gã cho xe quẹo phải rồi nói với tôi:

“Chúng ta đến nhà hàng để tôi giới thiệu ông chủ với chú em”.

Xe dừng lại ở bãi đậu xe trước một toà nhà sang trọng với cái vòm cong cong trông giống các đền thờ ở Trung Đông, nhà hàng Saigon Garden, gã mở cửa cho tôi vào rồi lên tiếng gọi ông chủ. Một người đàn ông trung niên mập, lùn, sói trán và có cái bụng phệ bước ra từ trong nhà bếp, ông tươi cười niềm nở bắt tay tôi và giới thiệu tên mình, Joe Nguyễn. Tôi khoanh tay chào ông và ngồi xuống chiếc ghế ông kéo mời tôi. Gã múc phở bỏ tôi ở đó và đi vào nhà bếp, rồi gã quay lưng lại giơ cao ngón cái ra hiệu chúc tôi được may mắn.

Ông chủ và tôi trao đổi điều kiện và tiền lương làm việc, sau đó ông dẫn tôi vào bếp rồi nói với gã múc phở: “lính của chú Sáu đó, nó bắt đầu làm việc từ hôm nay”.

Gã múc phở trao cho tôi chiếc tạp dề kêu tôi mặc vào và đi theo gã. Gã với tay lên chiếc kệ lôi xuống một cái nồi bằng nhôm thật lớn và nói với tôi:

“Sáng nào chúng ta cũng bắt đầu công việc bằng nồi nấu phở”.

Gã đặt chiếc nồi chứa khoảng một trăm lít nước lên bếp, đốt lửa và vặn vòi cho nước chảy vào nồi. Gã bảo tôi theo gã vào tủ lạnh lôi ra một thùng xương bò khoảng hơn ba chục kí. Gã và tôi khiêng thùng xương bò đến cái bồn rửa chén, gã kêu tôi xả nước ấm và ngâm xương vào một cái chậu cho nước hòa với muối ngập lên mặt. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi thì gã kêu tôi lấy chiếc bùi nhùi chà từng chiếc xương cho sạch rồi bỏ vào nồi nước đang sôi. Khi nước trong nồi sôi tung lên và trên mặt sùi lên những bọt trắng và vẩn đục, gã kêu tôi tắt lửa và vớt xương ra ngâm lại trong nước lạnh rồi đổ bỏ nồi nước cáu bẩn đi nấu một nồi nước khác. Khi nước sôi, gã kêu tôi bỏ đống xương đã rửa kỹ vào nồi và theo gã đi gọt hành. Gã chỉ tôi cách cầm dao để gọt sao cho lẹ và không bị chảy nước mắt.

Lúc nước trong nồi sôi cũng là lúc nước mắt tôi tràn đầy bờ mi vì những củ hành. Gã bỏ vào một hộp gia gia vị đã pha sẵn màu trắng và nói với tôi đó là bí quyết gia truyền ba đời nấu phở rồi kêu tôi đứng canh nồi phở nếu thấy vơi nước thì thêm vào và vớt bọt ra để nước phở được trong.

Tôi vừa làm các công việc linh tinh khác vừa canh nồi phở cho đến khi nhà hàng bắt đầu mở cửa đón khách thì gã đứng túc trực cạnh nồi phở phía trước là cái bếp ga có cái chảo sắt với cái tay cầm thật dài. Mỗi lần gã chiên cơm, những hạt cơm như bung lên reo hò trong chảo nóng, khi đổ cơm ra đĩa các hạt cơm vẫn nổ lốp bốp như bắp rang trông thật ngon và điêu luyện.

Tôi vừa rửa chén vừa nhìn gã chiên cơm và múc phở cho khách. Bàn tay gã thật nhanh nhẹn gọn gàng. Thoạt tiên gã ngâm cái tô vào nồi nước đang sôi rồi với cái vợt lưới treo cạnh bếp, gã bỏ vào nắm phở đoạn nhúng vào nồi nước đặt trong cái tô. Khi bánh phở vừa chín tới, tay phải gã kéo cái vợt lên, tay trái gã lấy cái tô ra khỏi nồi nước, đặt nó trên bàn và đổ bánh phở đã chín vào, sau đó gã bỏ lên xấp hành trắng đã thái sợi rồi bỏ thịt tái lên mặt lớp hành. Gã chan lên mặt nước phở đã đun sôi rồi với tay bốc nắm hành ngò trộn sẵn đặt lên trên lớp thịt tái. Nước phở vàng óng thơm mùi thanh thanh của mỡ bò pha chút màu nâu nâu của gia vị bốc lên quyện với hành xanh và ngò rí thật thơm làm tôi chảy nước miếng vì tự sáng đến giờ chưa có gì lót lòng.

Gã bưng lại cho tôi một tô phở đặc biệt trong đó có nạm, gân, lá sách, gầu và thịt tái. Gã bầy tô phở với tất cả các loại thịt trên mặt để khách nhìn xác nhận được đúng như món mình đã kêu. Gã kêu tôi bưng lên phòng ăn không quên mở tủ lấy đĩa rau đã bầy sẵn giá sống, ngò rí, ngò gai, rau quế, chanh, vài lát ớt thái mỏng. Tôi xịt chút tương ớt vào tô rồi bỏ giá, nặn một lát chanh và trộn tô phở cho thật đều. Tôi không thích hoà tương đen vào phở vì sẽ làm mất đi vị ngọt nguyên chất của tô phở. Tôi cũng không trộn tất cả các loại rau vào tô phở nhưng cắn từng lá khi ăn vì nếu trộn vào tô phở nước nóng của phở sẽ làm chín rau mất ngon.

Tôi múc một muỗng nước phở bỏ vào miệng xem có vừa ăn không. Nước phở của nhà hàng Saigon Garden thật tuyệt, nó không có vị ngọt của bột ngọt nhưng là vị của cam thảo và các loại gia vị khác nấu chung. Nước phở cũng không béo ngấy mùi mỡ của bò hay lấm tấm mảnh vụn của xương. Khi nước phở tan trong miệng qua cổ, nó để lại một bị thanh thanh nơi cuống họng làm tôi phải nuốt mấy lần để tận hưởng cái vị nồng nàn còn sót lại. Tôi gắp một ít bánh phở bỏ lên cái muỗng, để lên đó miếng nạm, ít tái, sau đó tôi dìm cái muỗng vào tô, múc lên chút nước phở, xịt lên chút tương ớt, chút tương đen rồi lùa cái muỗng vào miệng nhai ngồm ngoàm sau đó mới ngắt vài lát rau quế, ngò, bỏ vào miệng nhai chung với phần phở còn sót lại bên trong, sau mỗi muỗng phở tôi lại húp một chút nước phở đưa cay.

Chỉ hơn có mười phút mà tôi đã quất hết tô phở và dĩa rau, mồ hôi tôi đổ ra như tắm, cổ họng và khứu mũi của tôi thông suốt, tôi thấy mình như vừa bước ra khỏi phòng tập thể dục, thật là dễ chịu và yêu đời đúng như lời đồn phở Saigon Garden với công thức ba đời nấu phở danh bất hư truyền.

Khi tôi trở lại nhà bếp thì gã nhờ tôi bưng hộ cái thùng trong đó đựng các gia vị xuống bàn, gã hốt một nắm quế, một nắm cánh hồi, vài hột thảo quả, một nắm cam thảo, ít vỏ quýt khô rồi bỏ vào chảo rang cho vàng sau đó gã bỏ thêm đinh hương, hột ngò rồi tiếp tục rang cho đến khi khói bốc lên. Gã bỏ hỗn hợp vào trong một cái giỏ lưới rồi cho vào nồi phở đang sôi. Tôi đếm được tất cả là mười hai vị thảo mộc trong cái giỏ lưới. Một lát sau nước phở đang màu trong suốt ngả sang màu vàng lạt vì những thảo mộc trong nồi.

Trong nhà bếp có bốn nhân viên kể cả tôi. Chị Tám thì cuốn gỏi cuốn, chuẩn bị tô bún và dĩa cơm khi có khách đặt hàng. Lúc không có khách thì chị làm các công việc lặt vặt khác. Anh Năm là người đầu bếp thứ nhì sau gã. Anh Năm nướng thịt, chiên chả giò, làm hủ tíu, múc phở khi có khách, lúc rảnh thì lo chuẩn bị các món ăn của gian hàng anh chịu trách nhiệm. Gã là đầu bếp chánh của nhà hàng, mọi công việc trong nhà bếp đều do lão phân chia, lo toan và chịu trách nhiệm kể cả lau chùi bếp, quét nhà, lau nhà và đổ rác. Lúc rảnh rỗi gã cũng hay qua phụ tôi rửa chén và chỉ cách sao sắp xếp cho chén được nhiều trước khi bỏ vào máy rửa chén tiết kiệm tiền điện nước cho chủ. Gã làm việc có lương tâm và đức độ.

Lúc tôi đi đổ rác về thì gã đã thêm nước vào nồi phở cho đầy và tắt bếp. Gã nói phở sẽ chua nếu nấu hơn mười hai tiếng liên tục. Gã kêu tôi đi thay quần áo chuẩn bị về rồi gã đi khoá các cửa ra vào, tắt điện và cẩn thận khoá lại đường ga. Chúng tôi đã làm việc khoảng mười hai tiếng trong ngày, có lúc thật bận nhưng cũng có những lúc nhàn hạ không có gì để làm chỉ ra sân hút thuốc mong sao cho hết giờ để về.

Thấm thoát tôi đã ở với gã được gần hai năm, có vài lần lão hỏi tôi có muốn về thăm nhà không? Tôi chỉ lắc đầu gã không hỏi gì thêm. Thứ Hai nhà hàng đóng cửa chúng tôi được nghỉ nên gã thường rủ tôi đi câu. Gã có chiếc tầu nhỏ gắn máy o bo nên chúng tôi chỉ câu cá trong hồ. Ở đây thật nhiều hồ và nối liền với nhau như những mắt xích nên có thể đi chuyển từ hồ này sang hồ kia. Gã rất kiên trì nhẫn nại khi câu và cẩn thận móc mồi sao cho đẹp và chắc để dụ cá mái có nhiều trứng.

Gã tâm sự người vợ thứ nhất của gã qua đời lúc đứa con vừa tròn một tháng vì bệnh ung thư não. Gã ở vậy nuôi con cho đến lúc có phong trào về Việt Nam lấy vợ. Bạn gã thường đùa với lão “ông không nhanh chân về Việt Nam lấy vợ thì bọn Tầu Đài Loan và Đại Hàn nó cưới hết!”. Cuối cùng gã cũng nhận lời môi giới về Việt Nam tìm vợ.

Gã khoe vợ gã người miền Tây, ở cái xứ mà có hơn một nửa con gái đi làm dâu xứ người. Vợ gã trắng nõn, và đầy đủ điện nước. Đêm đầu tiên vợ gã khoe: “anh cưới em đã để dành cho anh được năm ngàn vì không cần bơm ngực như các cô bên ấy”. Gã cũng đùa lại “em cũng chẳng tốn hai chục ngàn vì giá thị trường bây giờ một dịch vụ đi Mỹ theo hôn phối giả cũng hai chục ngàn trở lên”. Gặp nhau được có một lần là gã về Mỹ lo thủ tục bảo lãnh cho vợ. Gã phải cầy ngày cầy đêm để đủ tiền gởi cho vợ để lại cho cha mẹ trước khi xuất giá theo chồng. Gã thuê một chung cư sang trọng gần khu Mỹ trắng để tránh xa đám thanh niên Việt Nam cứ nhìn chòng chọc vào bộ ngực vợ gã mỗi lần đi chợ. Gã cũng sợ mất vợ, làm cái việc không công đưa người sang sông nên chẳng để vợ gã đi làm, suốt ngày trong nhà, đi ra đường thì gã kề theo sát bên và dục đi mau về nhà. Một hôm gã đang làm ca đêm thì đau bụng nên xin phép xếp đi về. Vào đến nhà gã thấy vợ chỉ mặc mong manh có chiếc áo ngủ, cặp ngực lồ lộ như muốn rớt ra ngoài, chiếc màn cửa đong đưa theo cơn gió gã ngạc nghiên hỏi vợ: “trời mùa đông lạnh toát sao em lại mở cửa cho gió lạnh vào?” Vợ gã trả lời “hồi nẫy em chiên cá nó hôi nhà nên mở ra cho bớt hôi”. Gã linh tính có điều gì không hay rồi quay sang nói với vợ “hôm nay hãng bị cúp điện nên anh về sớm”, rồi gã dục vợ đi ngủ.

Cả ngày hôm sau đầu óc gã cứ luẩn quẩn nghĩ tới việc xẩy ra hôm qua, hắn thấy hơi vô lí vì vợ hắn có bao giờ ăn cá mà mỗi lần chiên xào món gì thì bắt gã mang ra sân cỏ phía sau nhà cho khỏi hôi nhà. Gã nghĩ quẩn một lúc rồi trong đầu thoát lên ý tưởng hay là vợ gã ngoại tình? Người gã run lên khi nghĩ đến điều này, gã chạy đến xin phép xếp cho về nại lí do con gái gã phải vào nhà thương cấp cứu. Gã chạy bay ra xe, quên cả bấm thẻ khi vê, trong lòng gã xôn xao và hồi hộp, đến mỗi ngã tư hắn cầu xin cho đèn xanh mau bật lên để gã không bị kẹt đèn và mong sao chuyện vợ hắn ngoại tình không là sự thực. Gã suy nghĩ không biết mình có làm gì phật lòng vợ và moi trong đầu xem có thằng bạn hay thằng bè nào để ý đến vợ gã. Bạn thì hắn không lo vì thằng nào cũng đã có vợ con còn bè tức là bạn của bạn mà trong các bữa tiệc có khi không mời nó cũng đến.

Gã đậu xe cách căn nhà vài căn để vợ gã không biết gã về đoạn hắn đi cửa sau vào nhà . Gã rón rén nhè nhẹ mở cánh cửa bước vào, trong nhà tối đen như mực, gã thấy đèn phòng con gái vẫn sáng nhưng bên trong phòng vợ gã có tiếng người nói chuyện rầm rì, gã tung cửa bước vô, vợ gã trần truồng nằm nghiêng, mặt úp lên ngực gã đàn ông lạ. Người đàn ông trạc ba mươi tay đang mân mê bộ ngực khi thấy gã thì phóng qua cửa sổ nhẩy xuống sân cỏ trên người không một mảnh vải che thân. Gã xông tới cửa sổ vén chiếc màn cửa chửi thề với tên bất lương rồi lao lên giường ghì vai người vợ phản bội hỏi “tại sao, tại sao?. ..“. Người vợ xô gã ra với lấy con dao gọt trái cây trên mặt bàn. Đúng lúc ấy gã nghe tiếng khóc thút thít phía cửa phòng, hắn quay lại thì gặp đứa con gái bẩy tuổi một tay cầm con gấu bông, một tay dụi mắt đứng khóc. Gã bước xuống giường ôm chầm lấy con đúng lúc ấy vợ gã đưa con dao cắt vào cổ tay mình. Những giọt máu rơi xuống chiếc gối trắng trên chiếc nệm mà đôi nhân tình vừa hành lạc. Hắn buông con ra chạy lại ôm vợ miệng luôn hỏi “sao em lại tự giết mình chuyện đâu còn có đó anh tha thứ cho em mà”. Vợ gã đứng lên đi lại chiếc bàn con bên trên có để điện thoại, bấm số rồi nói “ông ấy giết tôi” và cúp máy. Chừng năm phút sau gã nghe tiếng còi hụ của xe cảnh sát và họ phá tung cửa bước vào còng tay gã dẫn ra xe.

Đứa con gái chạy theo miệng kêu “ba ba”, người cảnh sát đến ôm đứa bé lên giao lại cho vợ gã nhưng nó cứ đạp vào bụng bà và đòi theo ba nó. Người nữ cảnh sát dẫn vợ gã vào nhà lấy khẩu cung, sau khi hoàn tất họ hụ còi và chở gã về trại giam.

Hai hôm sau gã bị đưa ra toà về tội mưu sát vợ nhưng gã không nhận tội, ông toà trả gã lại nhà giam và nói với gã sẽ ủy thác một luật sư bào chữa cho gã. Gã gặp luật sư và kể hết sự tình, cả việc đứa con gái nhìn thấy vợ gã tự cắt vào tay. Hôm ra toà người luật sư xin ông toà cho phép đứa bé làm nhân chứng. Ông toà kêu công tố viên và luật sư đến gần cho họ biết ông muốn nói chuyện với con gã trong phòng riêng. Con gái gã theo viên cảnh sát cùng ông toà và hai vị luật sư vào phòng. Một lát sau họ trở ra, ông toà tuyên bố gã vô tội và được tha ngay tức thời. Gã ôm chầm lấy đứa con gái hôn nó và miệng liên tục nói “cảm ơn con đã cứu ba”.

Về đến nhà người vợ quỳ dưới chân xin gã tha thứ, gã nói với vợ “từ nay đường ai nấy đi không ai nợ nhau một điều gì”. Vợ gã khóc rống lên “còn thẻ xanh mười năm của em thì sao?”. Gã trả lời “sở di trú sẽ lo cho em, anh sẽ làm thủ tục li dị và hết trách nhiệm với em.”. Cô ta rống lên “làm vậy em sẽ bị trả về Việt Nam”. Hắn nhún vai bước đi, cuộc đời gã lại qua một khúc quanh khác.

Gã xuống văn phòng trả lại chiều khoá mướn nhà, bằng lòng mất khoản tiền thế chân tháng cuối theo đúng hợp đồng. Gã gởi con cho người chị họ mua vé xe buýt về thành phố này theo địa chỉ của người bạn lúc quen ở trại tị nạn, đến nơi gã mới biết người bạn cũ không còn ở đây, hết tiền gã đành ngủ ngoài công viên ngày ngày đi kiếm việc làm. Hôm đi ngang qua nhà hàng Saigon Garden, gã thấy tấm bảng ghi cần người giúp việc, gã xin vào làm rửa chén rồi đón con gái về ở chung. Từ đó đến nay đã hơn hai chục năm, con gái gã đã trưởng thành và đi làm xa, gã ở vậy, chán chuyện yêu đương, vợ chồng.

Lúc này tôi không còn rửa chén nhưng làm các công việc của gã vì ông chủ nói gã sắp về hưu cần người thế chân. Gã chỉ cho tôi cách lắc chảo và nêm đồ ăn. Gã có cuốn sổ đen trong đó ghi các bí quyết gia truyền mà gã nhớ thuộc lòng. Khi biết tôi không còn liên hệ gia đình gã tin tưởng tôi hơn nên chỉ dậy rõ ràng và tỉ mỉ từng thứ một. Một hôm tôi mạnh dạn hỏi gã:

“Sao bác nói trong phở có mười lăm vị thuốc mà mỗi ngày cháu đếm chỉ có mười hai vị thôi?”

Gã trả lời:

“Còn ba vị nữa tại chú em không nhìn kỹ thôi”.

Rồi hắn hỏi “chú em tính mở quán phở hả?”.

Không đợi tôi trả lời ông giải thích luôn: “mười tô phở tái không bằng một cái cơm chiên. Nấu phở tốn kém công phu, thời gian, mà tiền lời không được bao nhiêu. Một nồi phở phải mất hơn mười tiếng ninh xương rồi còn thịt tái, thịt nạm, gầu, gân, hành, ngò, rau quả các thứ, đôi khi gặp tai nạn nồi phở bị chua thì coi như xong. Một cái cơm chiên tốn chừng nắm gạo, hai quả trứng, muỗng dầu ăn, ít tỏi, hành thế thôi mà lời gấp mấy lần tô phở. Nếu bán phở mà lời hơn cơm chiên thì mấy thằng xì dầu nó đã nhào vô hoặc trong nhà hàng tầu của nó đã bán phở, còn cơm chiên thì không thể thiếu trong nhà hàng tầu. Cơm trắng nấu hôm trước bán không được, hôm sau bỏ lên chiên bán còn lời hơn cơm trắng!”

Tôi nghe gã phân tích xong cũng thấy có lí, vì tụi xì dầu thì nổi tiếng về kinh doanh nhà hàng, nếu phở thật sự có lời vậy thì bọn họ đã ăn cắp công thức nấu phở để kinh doanh , họ nổi tiếng là nhái hàng mà! thế mới có câu “chỗ nào có khói là chỗ đó có người tầu.”

Mấy tháng nay gã bán phở bịnh hoài, gã đi gặp bác sỹ liên tục và điện thoại cho con gái nhiều hơn. Sức khỏe gã thay đổi nhiều và chỉ còn làm ba ngày một tuần. Tôi thay gã điều hành nhà bếp. Dì Tám và chú Năm hay nói “đúng là hổ phụ sanh hổ tử, mày nấu phở không thua gì sư phụ”

Tôi theo mọi người đi sau chiếc xe tang ra nghĩa trang. Gã nấu phở chết hôm qua!con gái gã về kịp thời nhìn cha lần cuối. Cô ấy ít nói, khuôn mặt phảng phất nét buồn. Lúc chỉ còn hai người cô ấy đưa tôi một lá thư nói là ba gởi cho anh. Tôi mở lá thư đọc vội, nét chữ nghiêng nghiêng:

“Chú em thân mến, tôi biết chú em vẫn thường rình xem ba vị còn lại trong mười lăm vị thảo mộc là gì, đó là kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh. Mỗi tối chú em đi đổ rác là lúc tôi đổ đầy nước vào nồi phở, mở cho sôi tung lên và đọc ba kinh cầu nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc mình làm. Tôi tin là sự cầu nguyện của mình đã được Thiên Chúa chấp nhận nên nồi phở được tốt đẹp như mong muốn, chú em cứ theo công thức này mà nấu phở.”

Tôi làm dấu Thánh Giá đọc ba kinh trong bửu bối của gã trước ngôi mộ chưa lấp. Tôi cảm ơn gã đã cưu mang tôi trong những tháng ngày qua. Cuộc đời của gã đầy đủ mặn, ngọt, chua, cay giống như mười hai vị thảo mộc trong nồi phở và ba vị còn lại tôi tiễn gã trong nấm mồ!


Michael Hà

└(≣) TRUYỆN NGẮN: GÃ NẤU PHỞ cách đây 5 năm, 7 tháng #21918

  • Thanha
  • không trực tuyến
Chào Miko Hà,

Em có ngòi bút như nhà văn chuyên nghiệp. Hay lắm! tình tiết lôi cuốn và có tính nhân văn

Cám ơn em,


TC 30.4.19

└(≣) TRUYỆN NGẮN: GÃ NẤU PHỞ cách đây 5 năm, 7 tháng #21921

  • Mikoha
  • không trực tuyến
Em cam on TC.

5.5.19
  • Trang:
  • 1
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây
   
© maitruongxuath.org