Chào Khách quý
|
Văn xuôi, chuyển kể, hồi ký...
|
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
CHUYẾN TÀU CUỐI CÙNG cách đây 4 năm, 11 tháng #22111
|
CHUYẾN TÀU CUỐI CÙNG
Tôi về làm dâu xứ lạ, nói làm dâu xứ lạ chứ thực ra tôi lấy chồng người Việt Nam chính gốc 100% sống ở nước ngoài , ba mẹ có 3 người con trai đều đã lập gia đình , anh hai được hai cháu một trai, một gái , anh ba có một gái. Tôi được một bé gái gần 3 tuổi, vợ chồng tôi may mắn sống chung với ba mẹ, nên Bảo Hân vừa sanh ra là đã có ông bà chăm sóc từ A đến Z lo lắng về mọi mặt , chúng tôi mới rảnh tay "đánh giặc" bên ngoài. Hai vợ chồng đều bận rộn với công việc, tôi làm nghề kinh doanh, chông tôi làm việc ở phi trường, đi từ sáng sớm về đến nhà trời nhá nhem, con gái đã ngủ rồi. Cuối năm càng bận rộn hơn, nhất là vào những ngày trước Giáng Sinh. Năm nay cũng không ngoại lệ nhưng chưa có năm nào như năm nay thời khắc được tính bằng phút mới kịp về đến nhà. Giống như dân bản xứ, gia đình chúng tôi hội nhập và quen dần tập quán của họ từ lâu, kể từ ngày đặt chân lên xứ người. Lễ Giáng Sinh như ngày Tết cổ truyền Việt Nam, ngày đoàn viên , tất cả con cháu đều phải trở về sum họp gia đình có ông bà cha mẹ vui vẻ 3 ngày tết. Ngày 23/12 có mặt đầy đủ dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, treo đèn cây thông bên dưới có hang đá và chuẩn bị nấu nướng mọi thứ cho 3 ngày Tết (24,25 và 26/12) và 1/1 được nghỉ theo luật cả nước. nhưng gia đình tôi thường lấy phép đến hết năm . Vào ngày đầu năm mới gia đình chúng tôi có hai cái chúc mừng, vừa sinh nhật, vừa năm mới của hai thành viên . Đó là sinh nhật của chông tôi và chị dâu thứ hai cùng ngày 1/1. Đặc biệt năm nay ba mẹ tôi mới vừa mới có thêm cháu nội đích tôn vào tháng 11 (của anh chị hai), sau thời gian chờ đợi chỉ thấy toàn le le. bởi thế giáng Sinh năm nay có ý nghĩa rất lớn đ ối vớigia đình chúng tôi. Năm nay công ty Logistic của tôi có lô hàng phải nhận và chuyển hàng từ Berlin đi Hamburg đúng vào ngày 21/12 , gia đình tôi và công ty đều ở Frankfurt, tất cả nhân viên bận rộn nơi khác và nghỉ phép năm đến ngày 2/1 của năm sau mới đi làm trở lại. Thế là tôi phải đích thân đi làm lô hàng cuối cùng trong năm này. Không sợ bị kẹt xe và để có thì giờ làm giấy tờ cũng như điên thoại trên tàu, đi một mình tôi quyết định dùng phương tiện xe lửa IC cho nhanh . Xong việc vào ngày 23, quàng vào chợ Đồng Xuân mua vội vài cái bánh chưng, giò chả, và một ít linh tinh hàng Á châu khác. Ở Đức khu thương mại lớn nhất của cộng đồng người Việt là chợ Đồng Xuân (Berlin). Vừa đi chợ vừa gọi cho chồng tôi mua vé online , may quá còn một vé của chuyến tàu cuối cùng trong ngày 23 (không thể mua vé khứ hồi vì không biết công việc xong lúc nào). Trên xe Taxi, -Bác tài ơi! cố gắng chạy thật nhanh giùm tôi đến nhà ga xe lửa. Chỉ còn 4 phút nữa tôi phải tới cổng số 3 để bắt chuyến tàu từ Berlin đi Frankfurt. Vừa xuống xe Taxi tại nhà ga. Từ bên trên tôi phải đi xuống hầm để qua bên kia , chạy bộ người không hành lý, còn phải ba giò 4 cẵng mới kịp. Tôi, tạng người nhỏ nhắn,túi xách quá bự, không còn chọn lựa nào khác là phải chạy thôi. Ở nhà ga xe lửa người người chen chúc đông đảo, cảnh tượng kẻ đi, người chạy là chuyên thường xảy ra ,vì cảnh nối tàu cho kịp bởi chuyến trước trễ vài phút hoặc là trạm đầu tiên bắt tàu đi nhưng do kẹt xe đến muộn. Tôi chỉ biết cắm đầu chạy với túi hành lý đu đưa, lộc xộc. Vừa khi thấy một người bản xứ cao to cũng đang chạy cùng hướng với mình, trong đầu lóe lên ý nghĩ. Thực hành ngay, tôi thảy đùn cái túi xách qua cho người cùng chạy, ông ấy liền chụp lấy theo phản ứng tự nhiên , tôi vừa chạy , vừa ngoãnh lại nói : -Ở cổng số 3 Ông ấy hiểu ý tôi là muốn nhờ ông ấy xách giùm hành lý. Tôi chạy, ông chạy, kẻ chạy trước người chạy theo sau , cả hai cùng hết tốc lực như một pha rượt đuổi săn bắt cướp trên màn ảnh rộng. Cả hai không biết mặt nhau, chưa từng thân quen hay bạn bè. Khi chỉ còn cách cổng số 3 khoảng 50m.... không còn kịp nữa rồi, đúng giờ tàu chạy, còi tàu vang lên chuẩn bị tất cả cánh cửa đóng lại . Như một phép lạ đột nhiên xuất hiện một hành khách cuối cùng trước tôi vì khệ nệ chiếc hành lý quá nặng nện chưa thể lọt qua nhanh cánh cửa , cửa mở và tàu chưa thể rời bến. Về đến nhà kể lại cho cả nhà nghe, mẹ tôi cười hỏi -Trời đất, con có quen với ông ấy không mà dám đưa hết đồ cho người ta cầm hộ và người ta có cùng chuyền xe với con không? -Con không có giờ để suy nghĩ gì khác ngoại việc sợ trễ chuyến tàu cuối cùng -Ông đó chạy đi hướng khác và cầm đi mất thì sao? - Lỡ có mất không sao, quan trọng là con có kịp về với gia đình hay không. ... Tôi chạy vừa tới thì người khách trước tôi vừa lọt qua cửa. Tôi kịp đưa chân chận ngay cửa chờ ân nhân đến sau 5 giây. Đón lấy túi đồ tôi đã gửi cho ông ấy, chỉ kịp tiếng cám ơn , lời chúc mừng giáng sinh và năm mới ,đồng thời chúc thượng lộ bình an. Bấy giờ ngồi trên xe lửa tôi mới hoàn hồn nhìn rõ mặt ông ấy qua khung cửa sổ với cái vẫy tay chào người không quen mà ông đã giúp đỡ bằng nụ cười hiền hòa, cảm thông chia sẻ. Và ông lại tiếp tục chạy rẽ về cổng xe của mình hy vọng còn kịp lúc cũng như tôi.. Chuyến tàu cuối cùng trong năm đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó quên, Tôi theo đạo Thiên Chúa bên chồng một cách tự nguyện bằng đức tin. Tạ ơn Chúa, Chúa đã sai ông ấy đến giúp con trong cơn khốn khó, để kịp về với gia đình trong mùa Giáng Sinh này. TC 26.12.19 |
|
|
Copyright© 2012
Thời gian tải trang: 0.12 giây